Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP Ở PHỤ NỮ<br />
Vũ Thị Ái Vân*, Châu Ngọc Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Trước đây, nguy cơ tim mạch ở phụ nữ thường bị xem nhẹ do quan điểm estrogen có khả năng<br />
phòng ngừa bệnh lý tim mạch. Hiện nay số liệu thống kê cho thấy bệnh tim mạch, đặc biệt hội chứng vành cấp, là<br />
nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở phái nữ trên thế giới. Hội chứng vành cấp ở phái nữ có triệu chứng<br />
không điển hình, nhập viện trễ và tăng lên theo tuổi. Tại Việt Nam ít có nghiên cứu về bệnh động mạch vành, đặc<br />
biệt là hội chứng vành cấp, ở phái nữ. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát/ mô tả/ phân tích đặc<br />
điểm hội chứng vành cấp ở phụ nữ.<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hội chứng động mạch vành cấp ở phụ nữ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và tiến cứu, cắt ngang mô tả.<br />
Kết quả: 165 bệnh nhân nữ mắc hội chứng động mạch vành cấp nhập bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ<br />
5/2012 đến 4/2014. Tuổi trung bình 72,7± 10,1. Tuổi thấp nhất 49, cao nhất 95, trong đó số bệnh nhân từ 60 tuổi<br />
trở lên chiếm 81,9%. Đa số bệnh nhân có từ 2-3 yếu tố nguy cơ trong đóTHA 88,4%, rối loạn lipid máu 73,5%,<br />
đái tháo đường 40,6%, béo phì 20,5%, hút thuốc lá 0,6%. Kiểu rối loạn lipid máu chủ yểu giảm HDL và tăng<br />
triglyceride lần lượt chiếm 34,6% và 28,6%. Triệu chứng đau ngực điển hình chiếm 30,3%. Chỉ có 33,9% bệnh<br />
nhân nhập viện sớm trong 3 giờ đầu. Hầu hết bệnh nhân không có dấu suy tim trên lâm sàng (67,2%), có 5,7%<br />
bệnh nhân bị choáng tim. Tại thời điểm nhập viện tỉ lệ tăng CKMB 38,4%, tăng Troponin T-hs 87,7%, tăng<br />
đường huyết 57,7%. Tổn thương động mạch vành chủ yếu là bệnh 3 nhánh chiếm 44,8% và động mạch bị tổn<br />
thương nhiều nhất là động mạch liên thất trước 38,6%.<br />
Kết luận: Hội chứng động mạch vành cấp ở phụ nữ gặp nhiều ở đối tượng lớn tuổi, số bệnh nhân có triệu<br />
chứng đau ngực điển hình và nhập viên sớm chiếm tỉ lệ thấp. Hầu hết bệnh nhân có trên 2 yếu tố nguy cơ. Đặc<br />
điểm tổn thương động mạch vành chủ yếu là bệnh 3 nhánh.<br />
Từ khóa: hội chứng vành cấp, phụ nữ.<br />
ABSTRACT<br />
ACUTE CORONARY SYNDROME IN WOMEN<br />
Vu Thi Ai Van, Chau Ngoc Hoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 140 - 145<br />
<br />
Background: Cardiovascular risk in women who had previously been underestimated due to the<br />
misconception of estrogen protection against heart disease. Nowadays statistics has showed that cardiovascular<br />
disease, especially acute coronary syndrome, is the leading cause for mortality in women all over the world. Acute<br />
coronary syndrome in women is characterized by atypical symtomps, late hospitalization and age- dependent. In<br />
Viet Nam, few studies were done on coronary heart disease in women, especially acute coronary syndrome in<br />
women. Therefore, we conducted a research to analyse/ describe the characteristics of acute coronary syndrome in<br />
women.<br />
Objectives: To examine charecteristics of acute coronary syndrome in women.<br />
Method: Retrospective and prospective cross- sectional observational study.<br />
<br />
* Phòng Khám Đa Khoa Châu Thành – Bình Dương ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Vũ Thị Ái Vân ĐT: 0989.622.697 Email: bsvan1506@gmail.com<br />
<br />
140 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: 165 female patients with acute coronary syndrome were admitted to Nhan Dan Gia Dinh hospital<br />
from May 2012 to April 2014. Medium age was 72.7± 10.1 with the lowest age being 49, the highest being<br />
95.Most patients had 2 to 3 risk factors including hypertension (88.4%), dyslipidemia (73.5%), diabetes(40.6%),<br />
obese (20.5%), smoking (0.6%). The main dyslipidemia was low HDL (34.6%) and hypertriglyceridemia<br />
(28.6%). Typical chest pain accounted for 30.3% of patients. Only 33.9% of patients were admitted to hospitals<br />
within the first 3 hours. Most patients didn’t have clinical signs of heart failure (67.2%) and 5.7% had shock. On<br />
admission, 38.4% of patients had elevated CKMB, 88.7% had elevated Troponin T- hs, and 57.7% had<br />
hyperglycemia. Coronary artery lesions were mainly three-vessel disease which accounted for 44.8% of patients,<br />
and left anterior descending artery was the most common artery lesion (38.6%).<br />
Conclusion: Acute coronary syndrome in women occurs more frequently in the elderly, patients with typical<br />
chest pain and early hospitalization only accounted for low percentage. Most patients had 2 or more risk factors.<br />
Main coronary artery lesion was three - vessel disease.<br />
Keywords: acute coronary syndrome, women.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ nội Tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
thành phố Hồ Chí Minh từ 5/2012 đến 4/2014.<br />
Nguy cơ tim mạch ở phụ nữ trước đây bị<br />
đánh giá thấp do quan niệm sai lầm phụ nữ Phương pháp nghiên cứu<br />
được bảo vệ bởi estrogen nên tránh được bệnh Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.<br />
tim mạch. Ngày nay thống kê ghi nhận bệnh tim Thu thập dữ liệu: từ tất cả hồ sơ bệnh án của<br />
mạch đặc biệt bệnh mạch vành là nguyên nhân các đối tượng theo mẫu bệnh án xây dựng. Đối<br />
gây tử vong hàng đầu cho nữ giới ở Hoa Kỳ và với các dữ kiện còn thiếu tiến hành gọi điện<br />
cả trên thế giới. Tần suất tử vong do bệnh mạch phỏng vấn.<br />
vành ở nữ cao hơn tần suất tử vong do đột quị,<br />
Định nghĩa biến số<br />
ung thư phổi và ung thư vú trong đó nhồi máu<br />
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp theo tiêu<br />
cơ tim cấp chiếm vị trí hàng đầu(18, 20).<br />
chuẩn của WHO năm 2000, tăng huyết áp theo<br />
Phụ nữ với hội chứng động mạch vành cấp JNC 7, đái tháo đường theo ADA 2013, béo phì<br />
thường lớn tuổi và có nhiều yếu tố nguy cơ hơn theo WHO dành cho người châu Á, rối loạn<br />
nam giới. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ, dễ lipid máu theo phân loại ATP III ( Adult<br />
nhầm lẫn các bệnh lý khác, đến bệnh viện muộn, Treatment Panel III ) năm 2001, hút thuốc lá<br />
nhiều bệnh phối hợp nên khả năng được điều trị khi hút bất kỳ điếu nào trong vòng 6 tháng<br />
tích cực ít hơn dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hơn nam qua. Thời gian nhập viện là thời gian từ khi<br />
giới(6 ,19). Tại Việt Nam công trình nghiên cứu về bệnh nhân có triệu chứng đến khi nhập viện<br />
bệnh mạch vành ở phụ nữ đặc biệt là hội chứng Nhân Dân Gia Định. Đau ngực điển hình: đau<br />
động mạch vành cấp còn rất ít. Chính vì vậy thắt ngực kiểu mạch vành xảy ra khi nghỉ<br />
chúng tôi thực hiện đề tài “ Đặc điểm hội chứng không giảm khi ngậm thuốc giãn vành. Đau<br />
động mạch vành cấp ở phụ nữ”. ngực không điển hình cảm giác đau, đè nặng,<br />
ĐÓITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU khó chịu ở trước ngực, cổ, cánh tay không rõ<br />
ràng liên quan với gắng sức hay không. Chẩn<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
đoán hẹp mạch vành có ý nghĩa khi động<br />
Bệnh nhân nữ mắc hội chứng mạch vành cấp mạch vành bị hẹp ≥ 50% đường kính. Số<br />
(cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ nhánh động mạch vành bị tổn thương gồm<br />
tim không ST chênh lên, nhồi máu cơ tim có ST hẹp không ý nghĩa, 1 nhánh, 2 nhánh, 3<br />
chênh lên) và được chụp mạch vành, nhập khoa<br />
<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 141<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
nhánh, thân chung. Giá trị bình thường của Dân số nghiên cứu<br />
Biến số<br />
CKMB < 25 U/L, Troponin T-hs < 14 pg/ml. n= 165 (%)<br />
Thời gian nhập viện<br />
Phân tích số liệu Không rõ 39 (23,6)<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA ≤ 3 giờ 56 (33,9)<br />
12, biến định lượng được diễn giải bằng trung >3 giờ 70 (42,5)<br />
bình ± độ lệch chuẩn (biến có phân phối chuẩn), Phân bố giữa các thể bệnh<br />
Đau thắt ngực không ổn định 27 (16,4)<br />
trường hợp không có phân phối chuẩn được<br />
Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên 68 (41,2)<br />
diễn giải bằng trung vị và khoảng tứ phân vị.<br />
Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên 70 (42,4)<br />
Biến định tính được diễn giải bằng tỉ lệ. Phân độ Killip n = 70 (%)<br />
KẾT QUẢ I 47 (67,2)<br />
II 11 (15,7)<br />
Tuổi trung bình: 72,7 ± 10,1, thấp nhất 49, cao III 8 (11,4)<br />
nhất 95. IV 4 (5,7)<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi Bảng 5: Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Nhóm tuổi Số trường hợp Tỉ lệ (%) Biến số Dân số<br />
≥ 60 tuổi 135 81,9 CKMB: trung bình 38,8 ± 67,8 U/L n = 156 (%)<br />
< 60 tuổi 30 18,1 Tăng CKMB 60 (38,4)<br />
Tổng số 165 100 Troponin T- hs: 101 (26-421) pg/ml n = 163 (%)<br />
Tăng Troponin T- hs 143 (87,7)<br />
Bảng 2: Yếu tố nguy cơ<br />
Tăng đường huyết 93 (57,7)<br />
Yếu tố nguy cơ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Tổng số<br />
Phân vùng nhồi máu n = 70(%)<br />
THA 146 88,4 165<br />
Thành dưới 24 (34,3)<br />
ĐTĐ 67 40,6 165<br />
Thành dưới + thất phải 10 (14,3)<br />
Rối loạn lipid máu 111 73,5 151<br />
Thành sau 3 (4,3)<br />
Béo phì 15 20,5 73<br />
Thành trước 33 (47,1)<br />
Hút thuốc lá 1 0,6 165<br />
Số yếu tố nguy cơ trên 1 bệnh nhân Bảng 6: Đặc điểm tổn thương động mạch vành<br />
0 6 (3,6) Biến số Dân số<br />
1 38 (23,1) Số nhánh động mạch vành bị hep n = 165(%)<br />
2 61 (36,9) Hẹp không ý nghĩa 6 (3,6)<br />
3 58 (35,2) 1 nhánh 28 (17)<br />
4 2 (1,2) 2 nhánh 45 (27,3)<br />
*: Tăng hỗn hợp gồm tăng cả 2 cholesterol và triglyceride 3 nhánh 74 (44,8)<br />
Thân chung 12 (7,3)<br />
Bảng 3: Đặc điểm rối loạn lipid máu Động mạch bị tổn thương n = 386 (%)<br />
RLCH lipid Số trường hợp Tỉ lệ (%) Động mạch liên thất trước 149 (38,6)<br />
Tăng Cholesterol 39 21,4 Đông mạch mũ 109 (28,2)<br />
Tăng Triglyceride 52 28,6 Động mạch vành phải 116 (30,5)<br />
Tăng hỗn hợp * 17 9,3 Thân chung 12 (3,1)<br />
Tăng LDL - C 11 6 Đặc điểm can thiệp n = 165 (%)<br />
Giảm HDL – C 63 34,6 Có can thiệp 100 (60,6)<br />
Tổng số 182 100<br />
Bảng 7: Đặc điểm nhóm không can thiệp<br />
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng Biến số Dân số n = 65 (%)<br />
Dân số nghiên cứu Có chỉ định 12 (18,5)<br />
Biến số<br />
n= 165 (%) Không chỉ đinh 53 (81,5)<br />
Đặc điểm đau ngực<br />
Bảng 8: Đặc điểm nhóm không chỉ định can thiệp<br />
Điển hình 50 (30,3)<br />
Biến số Dân số<br />
Không điển hình 86 (52,1)<br />
n = 53 (%)<br />
Không đau ngực 29 (17,6)<br />
Phẫu thuật bắc cầu 26 (49,1)<br />
<br />
<br />
142 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến số Dân số người ta nhận thấy tuổi xuất hiện nhồi máu cơ<br />
n = 53 (%) tim bệnh nhân nữ bằng với bệnh nhân nam(1).<br />
Hẹp mạch vành 50-70% 10 (18,9)<br />
Vì vậy có thể nói ĐTĐ làm mất đi ưu thế bảo<br />
Hẹp mạch vành không ý nghĩa 6 (11,3)<br />
Đã đặt gía đỡ mạch vành, hiện không tái hẹp 7 (13,2)<br />
vệ của người phụ nữ trước tuổi mãn kinh với<br />
Mạch vành nhỏ, hẹp lan tỏa 3 (5,6) bệnh động mạch vành.<br />
Tự tái thông 1 (1,9) Số bệnh nhân rối loạn lipid máu trong<br />
BÀN LUẬN nghiên cứu chiếm 73,5%. Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi kiểu rối loạn lipid máu giảm<br />
Tuổi<br />
HDL - C, tăng triglyceride và tăng cholesterol<br />
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng toàn phần chiếm ưu thế lần lượt với tỉ lệ<br />
tôi 72,7 ± 10,1 tương đồng với Nguyễn Ngọc 34,6%; 28,6%; 21,4%. Người phụ nữ khi bước<br />
Tú(14) (75,63 ± 9,11) và Radovanovic(19) (70,9 ± vào tuổi mãn kinh có sự thay đổi thành phần<br />
12,1), nhưng cao hơn Pagidipati(17) (60,8 ± 10,4), lipid máu với tăng nồng độ triglyceride và<br />
Shehab(23) (64 ± 12,4). giảm HDL - C. Tăng LDL - C và cholesterol<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tần toàn phần là yếu tố dự báo nguy cơ bệnh<br />
suất mắc bệnh mạch vành ở nhóm tuổi trên 60 mạch vành ở nam, ngược lại ở nữ giới đó là sự<br />
khá cao 81,9%. Kết quả của chúng tôi tương gia tăng triglyceride và giảm HDL – C.<br />
đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú(14) Tỉ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu chúng<br />
ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân nữ trên 65 tuổi mắc tôi 0,6%, tương tự Nguyễn Ngọc Tú(14) là 0%,<br />
hội chứng vành cấp 93,7%, nghiên cứu của Pagidipati(17) 2,1%, Shehab(23) là 3,8%.<br />
Rosengren(21) ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân nữ trên<br />
Tỉ lệ bệnh nhân béo phì trong nghiên cứu<br />
65 tuổi mắc hội chứng vành cấp 60,7%.<br />
của chúng tôi 20,5% thấp hơn so với nghiên cứu<br />
Theo Cheng(5) và cộng sự, trong nhồi máu của Trần Thị Minh Phủ(24) khảo sát trên những<br />
cơ tim yếu tố lớn tuổi không chỉ liên quan với bệnh nhân nữ mắc bệnh mạch vành mạn tỉ lệ<br />
tăng tỉ lệ tàn tật và tái nhồi máu mà còn làm này 37,5%.<br />
tăng tỉ lệ tử vong.<br />
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của<br />
Yếu tố nguy cơ chúng tôi đều có từ 2 - 3 YTNC trong đó 2<br />
Số bệnh nhân THA trong nghiên cứu của YTNC chiếm tỉ lệ cao nhất 36,9%, có 3 YTNC<br />
chúng tôi chiếm 88,4%. Tỉ lệ THA trong nghiên 35,2%. Kết quả của chúng tôi tương đồng với<br />
cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu nghiên cứu của Nguyễn Minh Đức(13) trên<br />
của tác giả Shehab(23) cho thấy số bệnh nhân nữ nhóm bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp có 2<br />
bị THA chiếm 81,5% với tuổi trung bình 64 ± YTNC chiếm 35,5%, có 3 YTNC chiếm 32,9%.<br />
12,4, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đặc điểm lâm sàng<br />
Ngọc Tú(14) tỉ lệ THA 92,9%, tuổi trung bình 75,63<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh<br />
± 9,11, cao hơn tỉ lệ THA trong nghiên cứu của<br />
nhân đau ngực điển hình chỉ chiếm 1/3 dân số,<br />
Radovanovic(19) chiếm 65,2% với tuổi trung bình<br />
2/3 còn lại là đau ngực không điển hình và<br />
70,9 ± 12,1.<br />
không đau ngực. Các nghiên cứu trong nước<br />
Tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh ĐTĐ trong cũng như trên thế giới đều ghi nhận phụ nữ<br />
nghiên cứu của chúng tôi 40,6%, tỉ lệ này khi mắc hội chứng vành cấp thường có biểu<br />
tương tự như các nghiên cứu Nguyễn Ngọc hiện không điển hình, ít có triệu chứng đau<br />
Tú(14) (46,4%), Pagidipati(17) (45,5%). Bệnh động ngực, thay vào đó thường gặp các triệu chứng<br />
mạch vành ở nữ xuất hiện muộn hơn nam khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi, chóng mặt, đau<br />
khoảng 10 năm nhưng ở bệnh nhân nữ bị ĐTĐ lưng, hồi hộp đánh trống ngực(3 , 16). Cần lưu ý<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 143<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
đến đặc điểm này ở phụ nữ mắc hội chứng Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vị trí<br />
vành cấp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. nhồi máu thành trước chiếm tỉ lệ cao nhất 47,1%.<br />
Khoảng 1/3 bệnh nhân trong nghiên cứu Theo thứ tự tỉ lệ nhồi máu thành dưới chiếm<br />
nhập viện sớm 3 giờ đầu, khoảng 40% bệnh 34,3%, thành dưới và thất phải 14,3%, thành sau<br />
nhân nhập viện sau 3 giờ. Một số nghiên cứu 4,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương<br />
trên thế giới cho thấy phụ nữ khi bị nhồi máu cơ đồng với kết quả của tác giả Heer(9).<br />
tim thường có xu hướng trì hoãn nhập viện và<br />
Đặc điểm tổn thương động mạch vành<br />
nhập viện muộn hơn nam giới. Nguyên nhân do<br />
triệu chứng không điển hình, chủ quan với các Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh 3<br />
triệu chứng, lại mắc nhiều bệnh đồng thời(8 , 11). nhánh mạch vành chiếm cao nhất (44,8%), có thể<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 67,2% do tuổi trung bình dân số của chúng tôi khá cao<br />
bệnh nhân không có dấu hiệu suy tim trên lâm (72,7±10,1). Nghiên cứu của Rosengren(21) ghi<br />
sàng, có 17,1% bệnh nhân có biểu hiện suy tim nhận phụ nữ càng lớn tuổi tổn thương 3 nhánh<br />
nặng (Killip III và Killip IV), trong đó có 5,7% mạch vành càng chiếm ưu thế.<br />
bệnh nhân bị choáng tim (Killip IV). Kết quả của Tỉ lệ hẹp mạch vành không ý nghĩa trong<br />
chúng tôi tương tự như nghiên cứu của tác giả nghiên cứu của chúng tôi 11,3%. Theo nghiên<br />
Radovanovic(19) cho thấy đa số bệnh nhân<br />
cứu WISE(10) phụ nữ có biểu hiện thiếu máu cơ<br />
(90,9%) không có dấu hiệu suy tim trên lâm<br />
tim với kết quả chụp mạch vành bình thường sẽ<br />
sàng, chỉ 9,1% bệnh nhân có Killip III và Killip IV<br />
có 40% tái nhập viện ít nhất một lần vì đau ngực,<br />
trong đó Killip IV chiếm 2,3%.<br />
30% cần chụp mạch vành lại trong vòng 5 năm,<br />
Đặc điểm cận lâm sàng 19% sẽ có biến cố tim mạch trong vòng 3 năm.<br />
Troponin T-hs và CKMB: Sự tăng của các<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi động<br />
Troponin tim là yếu tố tiên lượng độc lập và<br />
mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
mạnh mẽ của tăng nguy cơ tử vong và tái nhồi<br />
(38,6%), động mạch vành phải (30,5%), động<br />
mau cơ tim(2). Nghiên cứu của Morrow D.A(12)<br />
cho thấy các chất đánh dấu hoại tử cơ tim ngoài mạch mũ và thân chung lần lượt chiếm tỉ lệ<br />
việc giúp chẩn đoán còn rất hữu ích để phân 28,2% và 3,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng<br />
tầng nguy cơ và tiên đoán hiệu quả điều trị. tôi tương tự như kết quả của Cao Thanh Tâm(4)<br />
Giá trị trung bình của CK - MB trong nghiên và Nguyễn Quang Tuấn(15).<br />
cứu của chúng tôi 38,8 ± 67,8 U/L thấp hơn Đặc điểm can thiệp<br />
nghiên cứu của tác giả Elmenyar(7) 75 ± 430 U/L. Tỉ lệ bệnh nhân được can thiệp 60,6% cao<br />
Tỉ lệ bệnh nhân tăng đường huyết tại thời hơn so với nhóm không can thiệp. Kết quả này<br />
điểm nhập viện trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Dey(6) tỉ lệ bệnh<br />
chiếm 57,7%. Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu nhân nữ được can thiệp 65%.<br />
của Trương Minh Châu(25) nghiên cứu trên đối<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm<br />
tượng bệnh nhân trẻ tuổi mắc hội chứng vành<br />
không chỉ định can thiệp gồm 53 bệnh nhân<br />
cấp (7,7%). Tuy nhiên ngưỡng tăng đường huyết<br />
của tác giả khác với chúng tôi (> 9 mmol/l). chiếm 81,5% cao hơn so với nghiên cứu của Cao<br />
Chúng tôi lấy ngưỡng tăng đường huyết theo Thanh Tâm(4) tỉ lệ 30,7%. Đây là những bệnh<br />
nghiên cứu của Sanjuan(22) (140 mg/dl) cho thấy nhân có chỉ định phẫu thuật bắc cầu, hoặc giải<br />
tăng đường huyết cấp tính lúc nhập viện là yếu phẫu mạch vành không thích hợp. Hẹp mạch<br />
tố tiên đoán tử vong và rối loạn nhịp trên bệnh vành từ 50% - 70% chiếm 18,9% thấp hơn nghiên<br />
nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. cứu của Cao Thanh Tâm(4) tỉ lệ này 23%.<br />
<br />
<br />
144 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
11. Lefler LL & Bondy KN (2004). Women's delay in seeking<br />
KẾT LUẬN<br />
treatment with myocardial infarction: a meta-synthesis. J<br />
Hội chứng động mạch vành cấp ở phụ nữ có Cardiovasc Nurs, 19 (4): 251-268.<br />
12. Morrow DA, Antman EM, Tanasijevic M, et al (2000). Cardiac<br />
đặc điểm triệu chứng ít điển hình, nhập viện troponin I for stratification of early outcomes and the efficacy of<br />
muộn, hay gặp trên nhóm phụ nữ lớn tuổi. Đặc enoxaparin in unstable angina: a TIMI-11B substudy. J Am Coll<br />
điểm tổn thương động mạch vành chủ yếu bệnh Cardiol, 36 (6) : 1812-1817.<br />
13. Nguyễn Minh Đức (2006). Mối liên quan giữa nồng độ Hs-CRP<br />
3 nhánh với tổn thương động mạch liên thất với tổn thương giải phẫu động mạch vành qua chụp mạch vành<br />
trước gặp nhiều nhất. cản quang ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Luận văn tốt<br />
nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14. Nguyễn Ngọc Tú (2008). Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh<br />
1. Amini H, Axelsson O, Ollars B & Anneren G (2009). The nhân nữ bị hội chứng động mạch vành cấp tại bệnh viện Thống<br />
Swedish Birth Defects Registry: ascertainment and incidence of Nhất. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y dược thành phố<br />
spina bifida and cleft lip/palate. Acta Obstet Gynecol Scand, 88 (6): Hồ Chí Minh.<br />
654-659. 15. Nguyễn Quang Tuấn (2005). Nghiên cứu hiệu quả của phương<br />
2. Anderson JL, Adams CD, Antman EM, et al (2007). ACC/AHA pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu<br />
2007 guidelines for the management of patients with unstable cơ tim cấp. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.<br />
angina/non-ST-Elevation myocardial infarction: a report of the 16. Noureddine S, Arevian M, Adra M & Puzantian H<br />
American College of Cardiology/American Heart Association (2008).Response to signs and symptoms of acute coronary<br />
Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise syndrome: differences between Lebanese men and women. Am J<br />
the 2002 Guidelines for the Management of Patients With Crit Care, 17 (1): 26-35.<br />
Unstable Angina/Non-ST-Elevation Myocardial Infarction) 17. PagidipatiI NJ, Huffman MD, Jeemon P, et al (2013). Association<br />
developed in collaboration with the American College of between gender, process of care measures, and outcomes in ACS<br />
Emergency Physicians, the Society for Cardiovascular in India: results from the detection and management of coronary<br />
Angiography and Interventions, and the Society of Thoracic heart disease (DEMAT) registry. PLoS One, 8 (4) : e62061.<br />
Surgeons endorsed by the American Association of 18. Patel H, Rosengren A & Ekman I (2004)." Symptoms in acute<br />
Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation and the Society coronary syndromes: does sex make a difference?". Am Heart J,<br />
for Academic Emergency Medicine. J Am Coll Cardiol, 50 (7): e1- 148 (1): 27-33.<br />
e157. 19. Radovanovic D, Erne P, Urban P, et al (2007). Gender differences<br />
3. Berg J, Bjorck L, Dudas K, Lappas G & Rosengren A (2009). in management and outcomes in patients with acute coronary<br />
Symptoms of a first acute myocardial infarction in women and syndromes: results on 20,290 patients from the AMIS Plus<br />
men. Gend Med, 6 (3): 454-462. Registry. Heart, 93 (11) : 1369-1375.<br />
4. Cao Thanh Tâm (2003). Can thiệp ban đầu ở bệnh nhân nhồi 20. Rosenfeld AG, Lindauer A & Darney BG (2005). Understanding<br />
máu cơ tim cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn Thạc sĩ Y hoc, treatment-seeking delay in women with acute myocardial<br />
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. infarction: descriptions of decision-making patterns. Am J Crit<br />
5. Cheng CI, Yeh KH, Chang HW, et al (2004). Comparison of Care, 14 (4) : 285-293.<br />
baseline characteristics, clinical features, angiographic results, 21. Rosengren A, Wallentin L, Simoons M, et al (2006). Age, clinical<br />
and early outcomes in men vs women with acute myocardial presentation, and outcome of acute coronary syndromes in the<br />
infarction undergoing primary coronary intervention. Chest, 126 Euroheart acute coronary syndrome survey. Eur Heart J, 27 (7) :<br />
(1):. 47-53. 789-795.<br />
6. Dey S, Flather MD, Devlin G, et al (2009). Sex-related differences 22. Sanjuan R, Nunez J, Luisa Blasco M, et al (2011). Prognostic<br />
in the presentation, treatment and outcomes among patients Implications of Stress Hyperglycemia in Acute ST Elevation<br />
with acute coronary syndromes: the Global Registry of Acute Myocardial Infarction. Prospective Observational Study. Rev Esp<br />
Coronary Events. Heart, 95 (1): 20-26. Cardiol (Engl Ed), 64 (3) : 201-207.<br />
7. El-Menyar A, Ahmed E, Albinali H, et al (2013). Mortality trends 23. Shehab A, Yasin J, Hashim MJ, et al (2013). Gender differences in<br />
in women and men presenting with acute coronary syndrome: acute coronary syndrome in Arab Emirati women--implications<br />
insights from a 20-year registry. PLoS One, 8 (7): e70066. for clinical management. Angiology, 64 (1) : 9-14.<br />
8. El-Menyar A, Zubaid M, Rashed W, et al (2009). Comparison of 24. Trần Thị Minh Phủ (2005). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận<br />
men and women with acute coronary syndrome in six Middle lâm sàng của bệnh suy mạch vành mạn ở người phụ nữ có tuổi.<br />
Eastern countries. Am J Cardiol, 104 (8): 1018-1022. Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
9. Heer T, Schiele R, Schneider S, et al (2002). Gender differences in Minh.<br />
acute myocardial infarction in the era of reperfusion (the MITRA 25. Trương Minh Châu (2014). Khảo sát đặc điểm hội chứng vành<br />
registry). Am J Cardiol, 89 (5):. 511-517. cấp ở bệnh nhân trẻ. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược<br />
10. Johnson BD, Shaw LJ, Buchthan SD, et al (2004). Prognosis in thành phố Hồ Chí Minh.<br />
women with myocardial ischemia in the absence of obstructive Ngày nhận bài báo: 27/11/2015<br />
coronary disease: results from the National Institutes of Health-<br />
National Heart, Lung, and Blood Institute-Sponsored Women's Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015<br />
Ischemia Syndrome Evaluation (WISE). Circulation, 109 (24):. Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
2993-2999.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 145<br />