Đặc điểm kiến trúc của thành nhà Hồ tại Việt Nam thời kỳ 1400
lượt xem 2
download
Đặc điểm kiến trúc của thành nhà Hồ tại Việt Nam thời kỳ 1400 trình bày các nội dung chính sau: Lịch sử nhà Hồ; Lịch sử thành nhà Hồ; Nội thành và hào thành; Ngoại thành (La thành). Dù những kiến thức và ý tưởng tuy có phần mai một dần qua thời gian ,nhưng những đặc điểm về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là một minh chứng quý giá còn lại vào thời trung cổ cho Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm kiến trúc của thành nhà Hồ tại Việt Nam thời kỳ 1400
- ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỦA THÀNH NHÀ HỒ TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1400 Nguyễn Phan Anh Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa TÓM TẮT Thuộc một trong những công trình mang dấu ấn đặc trưng của chiến tranh trung cổ Đông Nam Á, thành nhà Hồ với những gì còn sót lại lưu giữ một không khí hoài niệm được thể hiện qua những quy cách thiết kế đầy đủ về cả công năng lẫn mỹ thuật.Dù những kiến thức và ý tưởng tuy có phần mai một dần qua thời gian ,nhưng những đặc điểm về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là một minh chứng quý giá còn lại vào thời trung cổ cho Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Từ khóa: Thành nhà Hồ, thành đá, nhà Hồ, kiến trúc thành nhà Hồ. I.MỞ ĐẦU Là một trong rất ít những thành đá còn lại trên thế giới, thành nhà Hồ đã tồn tại hơn sáu thế kỷ. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành nhà Hồ là một trong 21 di sản vật chất nội bật và vĩ đại nhất thế giới. Với đặc điểm kiến trúc phù hợp với phong cách quốc phòng của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ năm 1400, khi thuốc súng mới sử dụng trong mục đích chiến tranh được bốn thế kỷ và chưa phát triển. Thành nhà Hồ không chỉ mang tính lịch sử, mà còn ẩn chứa cả kho kinh nghiệm, ý tưởng, kỹ thuật, khoa học; mà một số trong đó như đặc điểm “chủ động” trong cả công thủ trong chiến tranh Việt Nam hiện đại vẫn còn và phải sử dụng. II.NỘI DUNG 1.Lịch sử 1.1. Lịch sử nhà Hồ Nhà Hồ do Hồ Quý Ly thành lập. Hồ Quý Ly có xuất thân là người Trung Quốc, gia đình làm nghề đánh cá ,sau giả làm họ Lê và tham gia triều chính nhà Trần năm 1371. Hồ Quý Ly được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh. Sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, nhà Trần ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi. Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng 945
- Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. 1.2. Lịch sử thành nhà Hồ Thành nhà Hồ khi ấy có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Hồ Quý Ly cũng chính là người lập ra triều đại nhà Hồ vào năm 1400. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397). Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới. Vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Việc xây dựng thành được tiến hành một cách gấp rút. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Đinh Sửu (Quang Thái) năm thứ mười (1397)… Mùa xuân, tháng Giêng sai lại bộ thượng thư kiêm thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn Xã Tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất”. Theo tư liệu này, Thành Nhà Hồ được xây dựng chỉ trong 3 tháng. Có nhà nghiên cứu khi phân tích sự đồ sộ của tòa thành với kỹ thuật của thế kỷ XIV, cùng việc tìm hiểu thêm sử liệu, cho rằng công trình ít nhất được triển khai từ cuối năm 1396, đến 15 tháng 3 năm 1398 tổ chức lễ khánh thành xác định quá trình hoàn tất tòa thành. Như vậy, tòa thành được xây dựng ít nhất trong một năm rưỡi. Thời gian sau đó còn tiến hành một số công việc như: xây dựng La thành (1399), gia cố mặt thành xây gạch lên trên (1401), xây đàn Nam Giao (1402)… Dù 3 tháng hay một năm rưỡi đều là khoảng thời gian kỳ tích để xây dựng một tòa thành đá kiên cố, to lớn như Thành Nhà Hồ. 2. Vị trí địa lý Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cách thủ đô Hà Nội 140 km và thành phố Thanh Hóa 45 km. Chọn đất Thanh Hóa để dựng kinh đô mới có lẽ gắn với nhiều suy tính, nhưng chắc chắn nằm trong tầm Hình 1: Vị trí địa lý nhìn chiến lược phòng thủ đất nước của Hồ Quý Ly trước ý đồ xâm lược của quân Minh lúc bấy giờ đã lộ rõ. Bởi "nói về mặt đô hội thì Thanh Hóa không 946
- rộng rãi bằng Thăng Long, mà nói về mặt hình thể thì Thăng Long không hiểm cố bằng Thanh Hóa. Cho nên lập đô dựng nước ngoài Thăng Long ra có lẽ không đâu hợp hơn Thanh Hóa". Thành Nhà Hồ tọa lạc ở một khu đất bằng phẳng, được che chắn kỹ càng một cách tự nhiên bởi dãy núi trùng điệp ở phía Bắc, hai dòng sông Mã và sông Bưởi bao bọc hai mặt Đông, Tây. Thành lại nằm bên cạnh đường thượng đạo ở miền Tây Thanh Hóa. Địa thế này tránh được thế trống trải khó phòng thủ, lại thuận tiện giao thông thủy bộ ngược – xuôi và ra Bắc, vào Nam. Vì vậy, vùng đất An Tôn vừa hiểm yếu, vừa có điều kiện phát triển và mở rộng kinh thành. Về phong thủy, có núi Tượng Sơn ở phía Bắc làm hậu chẩm, núi Đốn Sơn ở phía Nam làm tiền án, hai ngọn Hắc Khuyển ở phía Đông và An Tôn ở phía Tây tạo thành thế tay ngai, sông Mã và sông Bưởi vây quanh, hợp lưu ở ngã ba Cầu Công tạo nên thế thủy tụ thành minh đường. 3. Hình dáng chung Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x một m x 0,70 m, mặt trong đắp đất Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền (cửa Nam) ; hậu (cửa Bắc) ; tả - hữu là Đông môn và Tây giai. Các cổng đều xây kiểu vòm Hình 2 .mô tả trên cao cuốn, đá xếp múi bưởi, được giữ chắc bằng trọng lực, không dùng xi măng. trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây hình hộp chữ nhật không được cắt quá đều (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn). 4. Di tích còn lại 947
- Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Mặc dù Hình 5 ĐÌnh đông môn, bên trong di Hình 6 cổng thành tích thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất. Theo Đại Nam nhất thống chí cho biết: Thành Tây Đô mỗi mặt dài 120 trượng (1 trượng tương đương 4m), cao một trượng 2 thước và trong thành nay là ruộng ước chừng hơn 300 mẫu. (Theo số liệu này thì thành Tây Đô có cấu trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 480 m). Trong Thanh Hoá Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Công Đạo lại đưa ra số liệu: Thành Tây Đô vuông, mỗi mặt thành dài 424 tầm (một tầm khoảng 2m). Trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi: Thành rộng ước hơn 300 mẫu, đường đi lối ngang lối dọc đều lát đá hoa, móng thành bốn mặt đều xây đá xanh, từ mặt đất trở lên xây gạch, vuông vắn dày dặn rất bền...Theo học giả L. Bezacier thì thành xây dựng trên một đồ án hình vuông mỗi chiều dài 500m. Trong các sách: Thành cổ Việt Nam; Hồ Quý Ly; Lịch sử Thanh Hoá; Khảo cổ học Việt Nam đều khẳng định: Thành nhà Hồ có mặt bằng hình chữ nhật, chiều dài 900m, chiều rộng 700m. Trong Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 1, xuất bản năm 2000), lại ghi thành Tây Đô là một hình vuông, mỗi cạnh dài 500m. Năm 2005, đoàn khảo sát Nhật Bản đã dùng máy móc hiện đại đo đạc rồi công bố số liệu như sau: Cạnh Nam: 877,1m; Cạnh Bắc:877,0m; Cạnh Đông: 879,3m; Cạnh Tây: 880m. Như vậy chúng có độ lớn vào khoảng 877m cạnh Đông Tây và 880m cạnh Nam Bắc. Chúng gần như một hình vuông chỉ có điều chiều Nam Bắc dài hơn chiều Đông Tây khoảng 3m. Tuy nhiên dù đã đưa ra con số chính xác nhưng các chuyên gia Nhật Bản lại không cho biết quy tắc đo. Theo số liệu của tổ Lịch sử Trường Đại Học Hồng Đức trực tiếp đo bằng phương pháp thủ công thì: Chiều Nam Bắc dài 860m (tính từ mép trong theo trục Nam Bắc). Chiều Đông Tây dài 863m (tính từ mép trong theo trục Đông Tây). Nếu tính theo mép ngoài cổng thành thì: Chiều Đông Tây là 883,5m; chiều Nam Bắc là 870,5m (độ chênh lệch lớn hơn 13m) 5. Kết cấu Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km. Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bôn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá 948
- vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần. Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích tường thành chỗ còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m và La thành bảo vệ vòng ngoài. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá quy mô khá lớn. Hiện các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ, hủy hoại và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại. 5.1. Nội thành và hào thành Từ bên ngoài, có thể thấy toàn bộ các bức tường của tòa thành được xây bằng các khối đá khổng lồ có hình khối chữ nhật hoặc gần vuông, xếp không trùng mạch theo hình chữ Công . Trên thực tế, tường thành được cấu tạo bởi ba lớp gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt: Lớp ngoài: tường thành được xây dựng bằng "những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách tài tình". Tất cả các khối đá xây được đẽo gọt công phu thành các khối vuông thành sắc cạnh, với kích thước trung bình 2,2 x 1,5 x 1,2m, cá biệt có khối có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x một x 1,2m. Những khối đá lớn nhất nặng tới khoảng 26,7 tấn. Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết, năm Tân Tỵ (1401) "Hán Thương hạ lệnh cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải nhiều đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng đá". Đến nay, qua nghiên cứu sưu tầm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện có 294 địa danh hành chính trong cả nước đóng góp xây dựng Thành Nhà Hồ. Để hoàn chỉnh công trình này, con số ước tính hơn 100,000m3 đất đã được đào đắp, hơn 20,000m3 đá, trong đó có nhiều khối đá nặng trên 20 tấn đã được khai thác, vận chuyển và lắp đặt. Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường thấy ở các tòa thành Đông Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía với chiều rộng trung bình 50m. 5.2. Ngoại thành (La thành) Bao quanh toàn bộ tòa thành đá và hào thành là La Thành. La Thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố. Kết quả thám sát năm 2010 ở khu vực thôn Xuân Áng, xã Vĩnh Long cho thấy, đất đắp La Thành bằng các loại đất sét màu vàng, màu xám hoặc xám xanh có lẫn các đá sạn laterít. Toàn bộ La Thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo các dòng sông. Sự kiên cố, cấu trúc lũy thành với mặt ngoài thẳng đứng trong thoai thoải cho thấy rõ tính chất phòng vệ quân sự của La Thành. Mặt khác La Thành cũng triệt để nối các 949
- quả núi tự nhiên như núi Voi, núi Đốn, nhiều đoạn chạy theo thế uốn của sông Bưởi và sông Mã mang thêm chức năng là đê phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Đây cũng là truyền thống đắp thành của người Việt đã từng hiện diện ở các di tích như thành Cổ Loa (Hà Nội) thế kỷ 3 trước CN, thành Hoa Lư (Ninh Bình) thế kỷ 10, thành Thăng Long thể kỷ 11 – 18. 6. Tổng quát Thành nhà Hồ nhìn chung là một công trình mang đậm tính chủ nghĩa công năng và không quá cầu kỳ. Nó không đơn thuần là diễn đạt lại một phần lịch sử mà còn thể hiện sự đơn giản, tính hiệu quả và dù thô sơ nhưng vẫn thích nghi, đáp ứng được thời đại trong truyền thống khoa học kỹ thuật người Việt, được thể hiện qua cách xếp đá không cần chất dính. Có thể nói nó quá sơ sài để có thể bị lai tạp bởi nền văn hóa nào. Cũng như vậy, thẩm mỹ ở thành nhà Hồ nằm ở chính những công năng nó đem lại. Ta có thể thấy được vẻ đẹp hoang dã, hùng vĩ dù vẫn còn là nhân tạo và ở nền văn minh có sự thân thiện và thù địch được định nghĩa rõ ràng. Ta có thể thấy cảm giác bình yên, vững trãi và thân thiện qua những vật liệu thô sơ và cấu trúc đơn giản nhưng công năng đầy đủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử Kiến trúc Thành nhà Hồ, Thanh Hóa, Việt Nam (01/11/2015)http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=7720&Itemid=153 2. Thành nhà Hồ - Di tích lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh(17/08/2021)https://vinpearl.com/vi/thanh-nha-ho-di-tich-lich-su-dia-diem-du-lich-noi-tieng-bac- nhat-xu- thanh#:~:text=Th%C3%A0nh%20nh%C3%A0%20H%E1%BB%93%20b%E1%BA%AFt%20%C4% 91%E1%BA%A7u,%C4%91%C3%B4%20c%E1%BB%A7a%20tri%E1%BB%81u%20%C4%91%E 1%BA%A1i%20m%E1%BB%9Bi. 3. Hé lộ kỹ thuật xây dựng Thành nhà Hồ tồn tại trên 600 năm của vương triều Hồ(23-01-2019 )https://nld.com.vn/thoi-su/he-lo-ky-thuat-xay-dung-thanh-nha-ho-ton-tai-tren-600-nam-cua-vuong- trieu-ho-20190123102736116.htm 950
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình Kiến Trúc Nhà Công Cộng
22 p | 2303 | 377
-
PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ
1 p | 457 | 172
-
KIẾN TRÚC 1 - PHẦN II NHÀ Ở
26 p | 623 | 109
-
Bài giảng Kiến trúc dân dụng: Chương I - ThS. Kts Dương Minh Phát
35 p | 283 | 80
-
PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ
3 p | 318 | 77
-
Bài giảng Kiến trúc dân dụng: Chương 1 - TS.KTS. Lê Thị Hồng Na
35 p | 368 | 61
-
Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng, cấu tạo - kiến trúc quặng một số khoáng sản kim loại ở Việt Nam
7 p | 216 | 21
-
Bắc Bộ xưa trong không gian kiến trúc cao cấp
7 p | 112 | 14
-
Cơ sở lý thuyết và các giải pháp ứng dụng của âm học kiến trúc: Phần 1
198 p | 15 | 7
-
Kiến trúc tháp trong ngôi chùa miền Bắc Việt Nam
8 p | 44 | 6
-
Nghiên cứu âm học đô thị và âm học kiến trúc: Phần 1
177 p | 10 | 5
-
Kiến trúc Việt Nam: Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại (Tái bản lần thứ nhất) - Phần 1
48 p | 9 | 3
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 2): Chương 1 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
30 p | 11 | 3
-
Đặc điểm địa chất và trầm tích các thành tạo Eocen - Oligocen khu vực Bắc bể Sông Hồng
10 p | 82 | 3
-
Kiến trúc cầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 48 | 2
-
Thông tin Xây dựng cơ bản và khoa học công nghệ xây dựng – Số 17/2019
44 p | 14 | 2
-
Đặc điểm địa hóa - địa chất chỉ thị nguồn gốc thành tạo kiểu mỏ đồng ở trường quặng Kon Rá
17 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn