intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một trong những nguyên nhân chính gây ra chèn ép thần kinh vùng cổ. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bài viết mô tả triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng

  1. vietnam medical journal n02 - NOVEMBER - 2019 về tỉ lệ thành công điều trị. Infection. N Engl J Med 370: 1889-98; 20 nejm.org BN xơ gan còn bù vẫn đáp ứng tốt với điều may 15, 2014: 2. Afdhal N, Reddy KR, Nelson DR et al. trị. Ở đây chúng tôi có 8 BN được xác định xơ Ledipasvir and Sofosbuvir for Previously Treated gan bằng siêu âm Acuson S2000 với SWV ≥2.00 HCV Genotype 1 Infection. N Engl J Med 370;16 m/s là F4, được xem là xơ gan còn bù khi không nejm.org april 17, 2014: 1483- 93. có các đấu hiệu phát triển vàng da niêm, báng 3. AASLD & IDSA. Initial Treatment Of HCV Infection. http://www.hcvguidelines.org/full- bụng, chảy máu phình tĩnh mạch hoặc bệnh não report/initial-treatment-hcv-infection. do gan. 4. Zeuzem S, Dusheiko GM, Salupere R et al. Tỉ lệ tái phát sau 96 tuần điều trị là 03 trường Sofosbuvir and Ribavirin in HCV Genotypes 2 and hợp ở kiểu gen 2 và kiểu gen 3, điều này cũng 3. N Engl J Med 370;21 nejm.org may 22, 2014:1993-2001. phù hợp với hướng dẫn điều trị của AASLD, CDC 5. Monica Lupsor et al. Performance of a new là tỉ lệ tái phát ở kiểu gen 2 và 3 nhiều hơn elastographic method (ARFI technology) compared những kiểu gen còn lại to unidimensional transient elastography in the Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong noninvasive assessment of chronic hepatitis C. Preliminary results. J Gastrointestin Liver Dis. 102 ca có 11 bệnh nhân tiểu đường chiếm 2009;18:303-310. 10.8%, theo khảo sát của PGS Bùi Hữu Hoàng và 6. Vertex. A Key to Understanding Treatment cộng sự cũng cho thấy có tỉ lệ tương tư, nhưng Response in Hepatitis C. đây chỉ mới là đánh giá ban đầu cần có những http://www.vrtx.com/assets/pdfs/ nghiên cứu sâu hơn mới có thể đưa ra được VRTXHCVTreatmentResponse. 7. Trần Ngọc Dung, Cao Thị Tài Nguyên, Nguyễn những đánh giá đầy đủ. Thị Huỳnh Nga. Kết quả bước đầu về định type HCV trên bệnh nhân viêm gan virus C tại BV đa V. KẾT LUẬN khoa trung ương Cần Thơ. Y học thực hành (763), Bệnh nhân viêm gan C đáp ứng tốt với liệu số 5/2011, tr 67-69. pháp điều trị DAAs. Trên 98% đạt được đáp ứng 8. Hồ Tấn Đạt, Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn virus học bền vững (SVR). Thanh Tòng, Nguyễn Bảo Toàn, Phan Hữu Bội Hoàn, Nguyễn Bảo Tòng, Nguyễn Thị Kiểu gen 2 và 3 có tỉ lệ tái phát cao hơn Kiều Oanh, Đỗ Thị Thùy Trang. Kiểu gen của những kiểu gen khác. siêu vi viêm gan C ở Việt Nam. http:// Ở Việt Nam Genotype 1 và 6 là chủ yếu. www.drthuthuy.com/reseach/VNGenotype.html . Tỉ lệ tiểu đường trên bệnh nhân viêm gan C 9. Kowdley KV, Gordon SC, Reddy KR et al. ION- 3 Investigators. Ledipasvir and sofosbuvir for 8 mạn chiếm khoảng 10% theo khảo sát ban đầu. or 12 weeks for chronic HCV without cirrhosis. N Engl J Med. 2014 May 15;370(20):1879-88. doi: TÀI LIỆU THAM KHẢO 10.1056/NEJMoa1402355. Epub 2014 Apr 10. 1. Afdhal N, Zeuzem S, Kwo P et al. Ledipasvir and Sofosbuvir for Untreated HCV Genotype 1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ ĐA TẦNG Phạm Như Dũng1, Võ Văn Thanh2,3, Nguyễn Lê Bảo Tiến2 TÓM TẮT quả: 100% bệnh nhân có triệu chứng đau cổ, đau vai gáy, tiếp đến là rối loạn vận động và rối loạn cảm 26 Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng và chẩn giác. Hội chứng hay gặp hơn là hội chứng tủy-rễ. đoán hình ảnh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống 89,2% bệnh nhân mất đường cong sinh lý trên hình cổ. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 65 ảnh Xquang. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy 64,4% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Kết hình ảnh mỏ xương phía trước đốt sống liền kề; 56,9% hình ảnh hẹp khe đốt sống. Vị trí thoái vị đĩa 1Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình đệm hay gặp nhất là C4-C5 và C5-C6 và thoát vị thể 2Viện Chấn thương & Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị trung tâm là phổ biến nhất. Kết luận: Triệu chứng Việt Đức lâm sàng thường gặp là đau và rối loạn vận động, rối 3Trường Đại học Y Hà Nội loạn cảm giác. Mất đường cong sinh lý, hẹp khe liên Chịu trách nhiệm chính: Võ Văn Thanh đốt sống, mỏ xương phía trước đốt sống liền kề là hình ảnh cận lâm sàng thường thấy trên bệnh nhân Email: thanhhmu@gmail.com thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng. Ngày nhận bài: 6.9.2019 Từ khóa: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng, Ngày phản biện khoa học: 4.11.2019 lâm sàng, cận lâm sàng Ngày duyệt bài: 12.11.2019 100
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 484 - THÁNG 11 - SỐ 2 - 2019 SUMMARY pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và CLINICAL CHARACTERISTICS AND nẹp vít cột sống cổ lối trước. SUBCLINICAL IN PATIENTS WITH - Địa điểm nghiên cứu: khoa Phẫu thuật cột sống bệnh viện Việt Đức MULTILEVEL CERVICAL DISC HERNIATION Objective: to describe clinical and imaging in - Thời gian nghiên cứu: tháng 1 năm 2016 patients with multilevel cervical disc herniation. đến tháng 12 năm 2017 Method: a retrospective descriptive study on 65 2.2 Phương pháp nghiên cứu qualified patients. Result: 100% of patients have neck ❖ Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu and shoulder pain, followed by movement disorders and ❖ Nội dung nghiên cứu sensory disorders. The common syndrome is root- marrow syndrome. 89.2% of patients lost lordosis on X- Các thông tin được thu thập theo mẫu bệnh ray image. The results of tomography revealed 64.4% án thống nhất: lấy thông tin bệnh án phẫu thuật, of images with frontal vertebrae adjacent; 56.9% of thăm khám và đánh giá bệnh nhân. Đánh giá các images with narrow spinal stenosis. The most common hình ảnh cận lâm sàng qua phim chụp. Trực tiếp location of herniation is at C4-C5 and C5-C6 and central khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau mổ herniated is the most common type. Conclusion: theo mẫu bệnh án (theo dõi đánh giá kết quả Common clinical symptoms are pain and movement disorders, sensory disorders. Loss of lordosis, narrow sau mổ 1 năm, 2 năm). Gửi thư mời bệnh nhân vertebrae joint and break bone before adjacent đến khám lại tại khoa Phẫu Thuật Cột Sống Bệnh vertebrae are often seen in patient with multilevel viện Việt Đức đánh giá theo thang điểm VAS, cervical disc herniation. JOA, NDI. Keyword: multilevel cervical disc herniation, ❖ Xử lí số liệu. Số liệu sau khi thu thập clinical characteristics, subclinical được làm sạch và nhập vào máy tính. Xử lý và I. ĐẶT VẤN ĐỀ phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê y học Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một trong SPSS 20.0. Mức ý nghĩa thống kê alpha = 0,05 những nguyên nhân chính gây ra chèn ép thần được áp dụng. kinh vùng cổ. Trên thế giới đã có nhiều công III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU trình nghiên cứu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Gần đây các công trình nghiên cứu áp 3.1. Kết quả lâm sàng trước mổ của đối dụng các thành tựu khoa học mới đem lại những tượng nghiên cứu 0 bước tiến quan trọng trong việc chẩn đoán và 13,9% điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng [1]. Ở Việt Nam, 9,2% thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mới được chú ý chẩn đoán và điều trị vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp theo đó là các công trình nghiên cứu của Hồ Hữu Lương (2003) [2], Nguyễn Thành Tuyên (2010) [3] về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý TVĐĐ cổ. Để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả thì việc hiểu rõ 76,9% về triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cận lâm Đau cổ sàng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến Đau vai hành nghiên cứu đề tài này nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh Rối loạn cảm giác chi nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng. Biểu đồ 3.1. Phân bố triệu chứng khởi phát II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU của nhóm nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu: 65 bệnh nhân Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có triệu được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột chứng đau cổ chiếm 76,9%, sau đó là rối loạn sống cổ đa tầng được phẫu thuật bằng phương cảm giác chi chiếm 13,9%. Bảng 3.1. Triệu chứng lâm sàng trong nhóm nghiên cứu H/C H/C H/C Rễ - tủy Tổng Hội chứng Rễ (n=12) Tủy (n=23) (n=30) (n=65) Đau cổ, đau vai gáy 12(100%) 23(100%) 30(100%) 65(100%) Nghiệm pháp spurling dương tính 12 (100%) 30 (100%) 42 (64,6%) Rối loạn cảm giác chi trên 12 (100%) 10 (40%) 30 (100%) 52 (80%) 101
  3. vietnam medical journal n02 - NOVEMBER - 2019 Rối loạn cảm giác chi dưới 23 (100%) 30 (100%) 53 (81,5%) Rối loạn vận động chi trên 8 (66,7%) 19 (82,6%) 26 (86,7%) 53 (81,5%) Rối loạn vận động chi dưới 19 (82,6%) 25 (83,3%) 44 (67,7%) Giảm phản xạ gân xương chi trên 12 (100%) 12 (18,5%) Tăng phản xạ gân xương tứ chi 23 (100%) 30 (100%) 53 (81,5%) Teo cơ chi trên 2 (16,7%) 17 (73,9%) 18 (60%) 37 (46,2%) Teo cơ chi dưới 19 (82,6%) 11 (36,7%) 30 (46,1%) Rối loạn cơ tròn 7 (30,4%) 5 (16,7%) 12 (18,5%) Hoffman 18 (78,3%) 24 (80%) 42 (64,6%) Nhận xét: 100% bệnh nhân trong nhóm Hình ảnh cắt lớp Số lượng Tỷ lệ % nghiên cứu đều có triệu chứng đau cổ, đau vai Hẹp khe liên đốt gáy. Các triệu chứng lâm sàng được phân chia 37 56,9 sống vào 3 hội chứng chính: hội chứng rễ 12 bệnh Mỏ xương phía trước nhân (chiếm 18,5%), hội chứng tủy 23 bệnh 42 64,6 đốt sống nhân (chiếm 35,4%) và hội chứng tủy-rễ 30 Nhận xét: Hình ảnh mỏ xương phía trước bệnh nhân (chiếm 46,1%). đốt sống liền kề 64,6%. Hình ảnh hẹp khe liên 3.2. Cận lâm sàng trước mổ của đối đốt sống chiếm tỷ lệ 56,9%. 0 tượng nghiên cứu 12,3% 9,2% 78,5% Thoát vị trung tâm Thoát vị cạnh trung tâm phải Thoát vị cạnh trung tâm trái Biểu đồ 3.4. Vị trí TVĐĐ trên hình ảnh cắt Biểu đồ 3.2: Hình ảnh Xquang trước mổ ngang CHT. của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Thoát vị thể trung tâm chiếm Nhận xét: Trên hình ảnh Xquang phổ biến 78,5%; thoái vị cạnh trung tâm sang bên trái nhất mất đường cong sinh lí chiếm 89,2%, sau chiếm 12,3% và thoát vị cạnh trung tâm phải đó là hình ảnh mỏ xương chiếm 72,3% chiếm 9,2%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Lâm sàng trước mổ của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trên 65 người bệnh chúng tôi ghi nhận có 12/65 người bệnh có hội chứng chèn ép rễ cổ chiếm 18,5%, có 30/65 người bệnh có hội chứng chèn ép rễ - tủy cổ chiếm 46,2% và 23/65 người bệnh có hội chứng chèn ép tủy cổ chiếm 35,4%. Triệu chứng khởi phát của nhóm nghiên cứu chủ yếu là đau mỏi cổ chiếm 76,9%. Hoàng Văn Chiến tỷ lệ hội Biểu đồ 3.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm. chứng chèn ép rễ cổ là 18%, hội chứng chèn ép Nhận xét: Hai vị trí thoái vị đĩa đệm hay gặp tủy 48%, hội chứng rễ - tủy là 34% [4]. nhất là C4-C5 và C5-C6 chiếm lần lượt là 89,2 và Teo cơ là hệ quả của một quá trình do sự 87,7% sau đó là C3-C4 chiếm 55,4%. chèn ép thần kinh lâu ngày, teo cơ trong hội Bảng 3.2: Kết quả hình ảnh chụp cắt lớp chứng rễ thường chỉ teo một vài cơ do rễ thần cột sống cổ (n=65) kinh tổn thương chi phối. Henderson và cộng sự 102
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 484 - THÁNG 11 - SỐ 2 - 2019 nghiên cứu 736 người bệnh có bệnh lý rễ thần trong thoái hóa cột sống sau chấn thương hoặc kinh cổ cho thấy: 99% các trường hợp có đau di chứng của lao. cánh tay, 85% có rối loạn cảm giác, 80% có đau 4.2.2. Hình ảnh CLVT cột sống cổ. Nghiên cổ, 71% có rối loạn phản xạ gân xương, 68% có cứu của chúng tôi trên 65 người bệnh cho thấy: yếu vận động chi trên [5]. Nguyễn Công Tô, Mỏ xương phía trước đốt sống liền kề 64,6%, Nguyễn Đình Hưng nghiên cứu thấy đau cột hẹp khe liên thân đốt sống 56,9%. Thoái hóa cột sống cổ gặp ở 100% số người bệnh có hội chứng sống và thoái hóa đĩa đệm luôn đi song song với rễ, đau lan xướng vai là 62,5%, lan xuống tay là nhau, khi có thoái hóa TVĐĐ cột sống cổ và phì 87,5% [6]. đại mỏ xương, mấu khớp thì điều trị nội khoa sẽ Rối loạn cảm giác thường xuất hiện tê bì, dau không có kết quả mà phải phẫu thuật lấy đĩa buốt ở ngọn chi. Đây cũng là một trong những lý đệm thoát vị và lấy bỏ cả chồi xương. do khiến người bệnh phải đến viện để khám 4.2.3. Hình ảnh MRI cột sống cổ. Nghiên bệnh. Ở bệnh nhân có hội chứng rễ: rối loạn cơ cứu 65 người bệnh với 36 đĩa đệm cột sống cổ tròn xuất hiện ở 30,4% số người bệnh có hội thoát vị đã được phẫu thuật chúng tôi nhận thấy chứng chèn ép tủy. Rối loạn vận động chi trên, rằng: Thoát vị đĩa đệm C6-C7 gặp với tỷ lệ thấp chi dưới xuất hiện 82,6%. Teo cơ chi trên xuất nhất 16,9%, C3-C4 (16,7%), nhiều hơn là C4-C5 hiện 73,9%, teo cơ chi dưới xuất hiện 82,6% số (46,2%), hay gặp nhất là thoát vị C5-C6 chiếm người bệnh có hội chứng chèn ép tủy. Ở bệnh tỷ lệ 80%. Nguyễn Quốc Dũng nghiên cứu 52 nhân có hội chứng rễ - tủy: rối loạn vận động chi người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thấy trên 86,7%, rối loạn vận động chi dưới 83,3%, hay gặp nhất là thoát vị C5-C6 chiếm tỷ lệ teo cơ chi trên 60%, teo cơ chi dưới 36,7%. 36,61%, C4-C5 (26,79%), C3-C4 (23,21%), C6- Triệu chứng ít xuất hiện hơn là rối lọan cơ tròn C7 (11,67%), ít gặp nhất là C7-T1 chiếm tỷ lệ 12,3%. Biểu hiện rối loạn cơ tròn chính của số 1,79% [7]. Lý giải điều này chúng tôi cho rằng người bệnh có hội chứng rễ - tủy là tiểu nhiều cột sống cổ là phần linh hoạt nhất của cột sống, lần, tiểu không hết [2]. trong sinh hoạt cũng như trong lao động đĩa 4.2. Cận lâm sàng trước mổ của đối đệm C5-C6 tham gia nhiều vào các động tác cúi, tượng nghiên cứu ưỡn của cột sống cổ. Vì vậy đĩa đệm C5-C6 sớm 4.2.1. X-quang. Kết quả chụp Xquang cho bị thoái hóa hơn, điều đó giải thích lý do vì sao thấy có 58/65 người bệnh cho hình ảnh mất chúng ta hay gặp thoát vị đĩa đệm C5-C6 hơn đường cong sinh lý cột sống cổ chiếm tỷ lệ các vị trí khác. 89,2%. Khi nghiên cứu người ta thấy do sự thoái Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi 100% hóa của cột sống cổ, sự co cơ để đối kháng lại là thoát vị đĩa đệm trung tâm ra sau, không gặp triệu chứng đau là nguyên nhân chính gây biến thoát vị ra trước hay thoát vị vào thân đốt sống. đổi đường cong sinh lý cột sống. Qúa trình thoái Giải thích cho điều này chúng tôi thấy rằng chỉ hóa lâu ngày làm giảm tầm vận động của cột thoát vị đĩa đệm ra sau mới gây chèn ép vào tủy sống gây gù, lệch vẹo cột sống cổ. hay rễ thần kinh và gây lên các triệu chứng lâm Tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh hẹp khe liên đốt sàng buộc người bệnh phải đến viện khám. sống tại tầng thoát vị chiếm tỷ lệ 56,9%. Đĩa Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Dũng trên 52 đệm là mô được nuôi dưỡng kém, chủ yếu được người bệnh thoát vị đĩa đệm cho thấy thoát vị nuôi dưỡng bằng cơ chế thẩm thấu do đó quá trung tâp chiếm 71,43%, cạnh trung tâm 25% trình thoái hóa diễn ra nhanh. Qúa trình thoái và thoát vị vào lỗ liên hợp 3,57% [7]. Do các sợi hóa làm đĩa đệm mất nước, giảm tính đàn hồi. dây chằng dọc sau phân bố đồng đều ở mặt Dưới tác dụng của lực bên ngoài trong quá trình trước ống sống cổ mà không tập chung phân bố sinh hoạt, lao động làm đĩa đệm xẹp lại và bè ở giữa, đồng thời vòng sợi đĩa đệm ở phía sau rộng ra gây giảm chiều cao đĩa đệm. yếu hơn nửa phía trước đó là nguyên nhân chính Nghiên cứu của chúng tôi gặp 47/65 người là tăng tỷ lệ thoát vị đĩa đệm trung tâm và cạnh bệnh có mỏ xương phía trước đốt sống liền kề trung tâm. chiếm tỷ lệ 72,3%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Chiến: tỷ lệ V. KẾT LUẬN người bệnh có mỏ xương phía trước đốt sống Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau và liền kề là 72,9% [4]. Mỏ xương do thoái hóa rối loạn vận động, rối loạn cảm giác. Mất đường thường xuất hiện đồng thời ở nhiều thân đốt cong sinh lý, hẹp khe liên đốt sống, mỏ xương sống, nhất là vùng cổ và thắt lung. Mỏ xương chỉ phía trước đốt sống liền kề là hình ảnh cận lâm xuất hiện ở 1 – 2 thân đốt sống thường gặp sàng thường thấy trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1