Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM RĂNG CỬA HÌNH XẺNG VÀ NÚM CARABELLI<br />
Ở NGƯỜI KATU<br />
Phan Anh Chi*, Hoàng Tử Hùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ xuất hiện, tính đối xứng, sự phân bố theo giới của hai đặc<br />
điểm này, từ đó so sánh với các dân tộc khác. Xác định đặc điểm răng cửa hình xẻng về sự khác biệt giới tính,<br />
tính đối xứng và đặc điểm Carabelli ở bộ răng người Katu.<br />
Đối tượng và phương pháp: Đặc điểm răng cửa hình xẻng trên răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên<br />
và núm Carabelli trên răng cối lớn 1 và 2 hàm trên được quan sát trên mẫu hàm cuả bộ răng người dân tộc<br />
Katu.<br />
Kết quả: Đặc điểm răng cửa hình xẻng rõ và trung bình chiếm ưu thế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa về độ sâu hõm lưỡi giữa răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên trên bộ răng người Katu. Tỷ lệ không<br />
biểu hiện đặc điểm Carabelli chiếm ưu thế. Răng cối lớn 1 có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa so<br />
với răng cối lớn 2. Không có sự bất đối xứng giữa hai hàm và không có sự phân biệt giới tính được tìm thấy đối<br />
với cả hai đặc điểm này. Kết quả không cho thấy có sự ảnh hưởng của đặc điểm răng cửa hình xẻng đối với nét<br />
Carabelli.<br />
Kết luận: Bộ răng người Katu mang đặc điểm của bộ răng Mongoloid Á.<br />
Từ khóa: Răng cửa hình xẻng, độ sâu hõm lưỡi, nét Carabelli, Katu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTIC MAXILLLARY INCISOR LINGUAL FOSSA DEPTH AND CARABELLI’S TRAIT IN<br />
KATU DENTITIONS<br />
<br />
Phan Anh Chi, Hoang Tu Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 47 - 55<br />
The objectives: Maxilllary incisor lingual fossa depth and Carabelli’s trait in first and second maxillary<br />
molars was measured on casts of Katu dentitions.<br />
Materials and method: This study was conducted to investigate the frequency, side asymmetry and sex<br />
dimorphism of the shovel-shape trait and Carabelli’s trait, the findings are compared with the trait as found in<br />
other populations.<br />
Results: Marked shovel-shape and semi-shovel were found most frequently. The finding of mean lingual<br />
fossa depth to be significantly different in centrals and laterals confirms the finding for Katu population. The<br />
absence of this trait was observed most frequently. The first molar have the Carabelli’trait more significantly than<br />
the nsecond molar. No directional side asymmetry and no sex difference in the shovel-shape and Carabelli trait<br />
was present. Results don’t show the effects of the shovel trait on Carabelli’s trait in Katu population.<br />
Conclusion: Katu dentitions are a characteristic of present Asiatic Mongoloids.<br />
Key words: shovel shaped, lingual fossa depth, Carabelli’s trait, Katu.<br />
<br />
*: Khoa RHM – Đại học Y khoa Huế, **: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Anh Chi<br />
ĐT: 0905678248,<br />
Email: anhchitogether@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
47<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nhân học răng có thể được xem như là sự<br />
gặp gỡ của nhân chủng học, sinh học, cổ sinh<br />
học và khoa học nha khoa. Những thông tin có<br />
được từ bộ răng người là rất đa dạng và phong<br />
phú. Đây là cơ sở nền tảng giúp nghiên cứu, giải<br />
thích hiện tượng di dân, sự đan xen và giao thoa<br />
giữa các nền văn hóa. Nhiều nghiên cứu đã<br />
chứng minh răng và bộ răng thể hiện các giai<br />
đoạn của nền văn minh nhân loại, nhất là các<br />
điều kiện sống, chế độ ăn và các quá trình thích<br />
nghi. Các cơ sở dữ liệu bao gồm: những đặc<br />
điểm mô tả (không đo đạc), đặc điểm đo đạc,<br />
bệnh lý răng, và những cấu trúc thoái bộ của<br />
răng. Hình thái răng, đặc biệt là nghiên cứu về<br />
những đặc điểm mô tả, liên quan đến tính trạng<br />
di truyền còn được sử dụng để so sánh các cộng<br />
đồng cùng chủng tộc và giữa các chủng tộc.<br />
<br />
Đối tượng của nghiên cứu<br />
<br />
Trong số các đặc điểm mô tả của bộ răng,<br />
răng cửa hình xẻng và núm Carabelli là hai đặc<br />
điểm thu hút nhiều nghiên cứu nhất và đã được<br />
chứng minh là có giá trị phân loại chủng tộc cao.<br />
Với mong muốn góp phần vào nguồn tư liệu<br />
hình thái nhân học răng của cộng đồng các dân<br />
tộc Việt Nam, trên cơ sở tiếp cận phương pháp<br />
nghiên cứu nhân học tộc người, chúng tôi tiến<br />
hành thu thập mẫu hàm và khai thác dữ liệu về<br />
hai đặc điểm mô tả này trên bộ răng của người<br />
dân tộc Katu, một trong những dân tộc thiểu số<br />
có số dân tương đối đông ở vùng núi Thừa<br />
Thiên Huế, nhằm các mục tiêu sau đây:<br />
1. Mô tả đặc điểm răng cửa hình xẻng về sự<br />
khác biệt giới tính, tính đối xứng ở răng cửa giữa<br />
và răng cửa bên hàm trên.<br />
2. Mô tả đặc điểm núm Carabelli về sự khác<br />
biệt giới tính, tính đối xứng trên răng cối lớn I và<br />
răng cối lớn II hàm trên.<br />
3. Trình bày tương quan giữa đặc điểm răng<br />
cửa hình xẻng và đặc điểm Carabelli ở bộ răng<br />
người Katu.<br />
4. Trình bày đặc điểm bộ răng người Katu về<br />
hình thái nhân học.<br />
<br />
48<br />
<br />
100 bộ mẫu hàm được lấy từ 100 người Katu<br />
trưởng thành từ 18-25 đang cư trú tại xã Hương<br />
Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp áp<br />
dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong<br />
nghiên cứu nhân học tộc người:<br />
- Độ sâu của hõm lưỡi được xác định tại<br />
điểm giữa mặt trong răng cửa giữa và răng cửa<br />
bên hàm trên bằng thước trượt có độ chính xác<br />
0,1mm.<br />
Căn cứ vào chiều sâu đo được tại điểm giữa<br />
mặt trong răng cửa giữa và răng cửa bên hàm<br />
trên, có bốn mức độ, tương ứng với nhận xét<br />
nêu trên:<br />
+ Không có hình xẻng: chiều sâu bằng 0mm: 0<br />
+ Có vết hình xẻng (hoặc hình xẻng mờ):<br />
chiều sâu 1mm: 3<br />
- Núm Carabelli: Dahlberg (1963) chia 7 mức<br />
độ thể hiện trên răng vĩnh viễn:<br />
+ Không có thể hiện nào của núm Carabelli: 0<br />
+ Có một rãnh: 1<br />
+ Có một hố: 2<br />
+ Có 2 rãnh (có thể giới hạn một núm rất<br />
nhỏ): 3<br />
+ Núm nhỏ: 4<br />
+ Núm trung bình: 5<br />
+ Núm lớn: 6<br />
<br />
KÊT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Phân phối đặc điểm răng cửa hình xẻng<br />
Nghiên cứu cho thấy ở cả răng cửa giữa và<br />
răng cửa bên hàm trên, tỷ lệ RCHX rõ chiếm ưu<br />
thế, tỷ lệ vết hình xẻng và không có hình xẻng<br />
rất thấp (Bảng 1 và bảng 2).<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Bảng 1. Tỷ lệ RCHX theo các mức độ và so sánh<br />
giữa hai bên hàm ở răng cửa giữa trên<br />
<br />
P<br />
T<br />
<br />
Răng cửa giữa<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
1<br />
6<br />
16<br />
77<br />
X2 (df=3)=1,489; p