intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn lipid máu vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau. Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị cũng như giúp nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng bệnh lý này để từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bài viết trình bày khảo sát các đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện huyện Bình Chánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện Bình Chánh

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BÌNH CHÁNH Lê Thị Kim Chi*, Lâm Vĩnh Niên**, Trần Ngọc Minh** TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn lipid máu vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau. Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị cũng như giúp nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng bệnh lý này để từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện huyện Bình Chánh. Đối tượng–Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện huyện Bình Chánh 01/2017 đến 05/2017. Kết quả: 350 bệnh nhân được chọn với tuổi đời từ 20 tới 84 tuổi, với 213 nam (60,86%), 137 nữ (39,14%). Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 66,57%. Kiểu rối loạn lipid máu phối hợp giữa tăng CT và tăng LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất (13,43%), tiếp đến là rối loạn đơn độc 1 thành phần tăng CT: 11,71%, tăng TG: 12,00%. Không có kiểu giảm HDL-C đơn độc và các kiểu phối hợp: tăng TG và giảm HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C; tăng LDL-C - giảm HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C - giảm HDL-C. Nam tăng TG nhiều hơn nữ (14,55% so với 7,30%), nữ tăng CT nhiều hơn nam (17,52% và 7,98%) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn lipid máu lên đến 66,57% trên các bệnh nhân đến khám bệnh. Trong đó tăng TG thường gặp ở nam, tăng CT thường gặp ở nữ hơn. Rối loạn lipid dạng phối hợp thường gặp là kiểu tăng CT và tăng LDL-C. Từ khoá: rối loạn lipid máu, bệnh nhân ngoại trú ABSTRACT CHARACTERISTICS OF BLOOD LIPID DISORDER IN OUTPATIENTS AT BINH CHANH HOSPITAL Le Thi Kim Chi, Tran Ngoc Minh, Lam Vinh Nien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 2- 2018: 174 - 180 Background: Blood lipid disorders are cause and results of various disease states. Early detection is crucial for treatment as well as improvement in patient’s attention to effective prevention. Objective: Assess the characteristics of blood lipid disorders in outpatients at Binh Chanh Hospital Method: Prospective descriptive statistics with patients who visit Binh Chanh Hospital for health check from January, 2017 to May, 2017. Results: 350 outpatients were incrusted, aging from 20 to 84 with 213 males (60.86%) and 137 females (39.14%). Rate of blood lipid disorders was 66.57%. The commonest type was combined disorder with increased TC and TG (13.43%), and then single disorders, including increased TC 11.71%, increased TG 12%. Single HDL-C disorder or other types of combined disorders such as increased TG and decreased HDL-C, increased TG and increased LDL-C, increased LDL-C and decreased HDL-C, increased TG and increased LDL and decreased HDL was not found. Rate of high TG was higher in male than female (14.55% vs 7.30%); while that of TC was *Bệnh viện Bình Chánh TP.HCM, **Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. HCM. Tác giả liên lạc: BSCKII Lê thị Kim Chi ĐT: 0988846972 Email: bschixn@yahoo.com.vn 174
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học higher in female than male (17.52% vs 7.98%). Conclusion: Rate of blood lipid disorders was 66.57% in the outpatients, in which high TG was more common in male and high TC more common in female. The combined lipid disorder seen was high TC and high LDL-C. Keywords: blood lipid disorder, outpatient ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ Đối tượng nghiên cứu chính của nhiều bệnh và đây là một trong những 350 bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và huyện Bình Chánh từ 1/1/2017 đến 31/05/2017, phát triển mảng xơ vữa của bệnh động mạch trong đó gồm 213 nam và 137 nữ từ 20 đến 84 vành. Tăng LDL-C (low density lipoprotein- tuổi. cholesterol), tăng triglycerid (TG), giảm HDL-C Các trường hợp trong mẫu nghiên cứu có (high density lipoprotein –cholesterol) là những đầy đủ các chỉ số: huyết áp, cân nặng, chiều cao, yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vòng bụng (VB), vòng mông (VM) và 4 chỉ số xét vành. Mức độ LDL-C càng cao thì nguy cơ bệnh nghiệm về lipid máu: cholesterol toàn phần (CT), động mạch vành càng lớn(4) . TG, HDL-C, LDL-C. Kinh tế ngày càng phát triển, sự hiện đại hóa Phương pháp nghiên cứu trong cuộc sống với đầy đủ những tiện nghi đã làm cho con người trở nên ít vận động. Mức Thiết kế nghiên cứu sống được cải thiện làm thay đổi hẳn cơ cấu bữa Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. ăn cả về số lượng và chất lượng. Đó là những lý Phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin do gây tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì và rối loạn - Các đối tượng được lấy máu buổi sáng, lúc lipid máu cũng như gia tăng các yếu tố nguy cơ đói, định lượng các thành phần lipid trong huyết tim mạch, bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, tương: CT, TG, HDL-C, LDL-C. Các xét nghiệm bệnh đái tháo đường, xương khớp… được thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Rối loạn lipid vừa là nguyên nhân vừa là huyện Bình Chánh, sử dụng hoá chất của hãng hậu quả của nhiều trạng thái bệnh lý khác Roche trên máy sinh hoá tự động Biolus 50J của nhau nên việc phát hiện sớm rối loạn lipid Nhật Bản. máu là rất quan trọng và cần thiết. Tuy rối - Xác định các số đo nhân trắc: loạn lipid máu đã được nhiều tác giả nghiên + Đo vòng bụng, vòng mông: Dùng thước cứu trong các bệnh liên quan như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường(13, 2, 9, 12, vải đo vòng bụng qua rốn, vòng mông qua 2 7)… nhưng những nghiên cứu về rối loạn mấu chuyển (đứng thẳng, bàn chân cách nhau 10 lipid trong cộng đồng còn ít, chưa hệ thống cm, thở nhẹ). và chưa đưa ra được những khuyến cáo + Đo huyết áp bằng huyết áp kế thuỷ ngân mang tính tổng thể để phòng ngừa, ngăn theo phương pháp của Korotkoff, đối tượng chặn các bệnh lý có thể xảy ra. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên chúng tôi được đo ở tư thế ngồi thoải mái không tựa lưng tiến hành nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid không bắt chéo chân, đo 2 lần cách nhau 1 - 2 máu ở bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh phút, lấy trị số trung bình giữa 2 lần đo. viện huyện Bình Chánh từ tháng 1/1/2017 + Đo chiều cao, cân nặng. đến 31/5/ 2017. 175
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Xử lý và phân tích số liệu lipd máu: Bốn thành phần (CT tăng, TG tăng, Xử lý số liệu bằng các thuật toán thống kê sử LDL-C tăng và HDL-C giảm) được tập hợp dụng trong y sinh học với phần mềm SPSS 17.0. thành 15 kiểu dựa vào công thức Cnk = n!/k!(n-k)! Xác định kiểu kết hợp các thành phần rối loạn trong đó n=4, k là kiểu tổ hợp chập 2, 3 và 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các đặc điểm chung Bảng 1 : Tuổi và các chỉ số nhân trắc Thông số Nam (n= 213) Nữ (n= 137) p Tuổi trung bình (năm) 53 ± 12 57 ± 12 < 0,05 Chiều cao trung bình (cm) 165 ± 5 155 ± 5 < 0,05 Cân nặng trung bình (kg) 63 ± 8 53 ± 7 < 0,05 2 Trung bình (kg/m ) 23,14 ± 2,49 22,04 ± 2,57 BMI < 0,05 Tăng, n (%) 113 (52,96%) 49 (35,77%) Trung bình (cm) 79,56 ± 7,76 74,16 ± 7,02 VB < 0,05 Tăng, n (%) 18 (8,45%) 27 (19,71%) VM trung bình, (cm) 90,47 ± 6,01 86,52 ± 6,04 < 0,05 Trung bình 0,88 ± 0,05 0,86 ± 0,05 VB/VM < 0,05 Tăng, n (%) 76 (35,68%) 90 (65,69%) Biểu đồ 1: Phân bố thể trạng của nhóm nghiên cứu theo BMI. Trong 350 đối tượng có tuổi đời từ 20 đến hơn nữ. Tỷ lệ tăng vòng bụng và tăng chỉ số 84 gồm 213 nam (chiếm 60,86%), 137 nữ VB/VM nữ cao hơn nam. (chiếm 39,14%). BMI: 18,5 - 22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất (47,42%). Nữ có tuổi trung bình cao hơn nam là 4 tuổi; Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê giá trị BMI trung bình và tỷ lệ tăng BMI, số đo ngoại trừ BMI ≥ 30. trung bình VB, VM và chỉ số VB/VM nam cao 176
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Bảng 2: Chỉ số khối cơ thể của nhóm nghiên cứu P < 0,05 so sánh nam và nữ, ngoại trừ BMI ≥ 30. Chung (n= 350) Nam (n= 213) Nữ (n= 137) Thể trạng gầy và trung bình thì nữ có tỷ lệ BMI n % n % n % cao hơn nam, từ mức nguy cơ đến béo độ 2 thì < 18,5 22 6,28 9 4,23 13 9,49 nam có tỷ lệ cao hơn nữ. 18,5-22,9 166 47,42 90 42,25 76 55,47 23-24,9 101 28,86 69 32,39 32 23,36 25-29,9 59 16,86 43 20,19 16 11,68 ≥ 30 02 0,38 02 0,94 0 0 Kết quả xét nghiệm máu Bảng 3: Kết quả xét nghiệm Các chỉ số Chung (n =350) Nam (n = 213) Nữ (n = 137) P (1, 2) CT, mmol/l 5,39 ± 1,04 5,34 ± 1,07 5,47 ± 0,99 > 0,05 TG, mmol/l 2,25 ± 1,20 2,33 ± 1,29 2,13 ± 1,04 > 0,05 LDL-C, mmol/l 2,83 ± 1,12 2,78 ± 1,13 2,91 ± 1,09 > 0,05 HDL-C, mmol/l 1,54 ± 0,43 1,52 ± 0,44 1,57 ± 0,41 > 0,05 Glucose, mmol/l 5,61 ± 1,75 5,69 ± 1,90 5,34 ± 1,14 > 0,05 Acid uric, mmol/l 315 ± 25 343 ± 28 290 ± 31 > 0,05 Ure, mmol/l 5,6 ± 1,2 5,7 ± 1,5 5,6 ± 1,1 > 0,05 Creatinin, mmol/l 85 ± 9 85 ± 11 84 ± 8 > 0,05 SGOT (UI) 26 ± 7 26 ± 9 26 ± 5 > 0,05 SGPT (UI) 26 ± 8 26 ± 10 25 ± 8 > 0,05 Bảng 4. Kết quả xét nghiệm lipid máu (mmol/l) theo nhóm tuổi Thông số 40 - 49 tuổi 50 - 59 tuổi ≤ 39 tuổi (n=36) 60-69 tuổi (n=60) 70-79 tuổi (n=36) ≥ 80 tuổi (n=12) (X±SD) (n=72) (n=134) CT 4,96±0,93 5,38±1,13 5,43±0,97 5,59±1,14 5,52±1,02 5,06±0,93 TG 1,81±1,01 2,44±1,44 2,26±1,13 2,36±1,16 2,22±1,06 1,64±0,81 LDL-C 2,52±0,89 2,84±1,24 2,85±1,03 2,96±1,21 3,02±1,18 2,47±1,05 HDL-C 1,75±0,42 1,48±0,48 1,50±0,41 1,53±0,40 1,53±0,37 1,83±0,23 P < 0,05 so sánh nhóm ≤ 39 tuổi với các nhóm còn lại. Giá trị trung bình của nồng độ CT và TG thống kê giữa nam và nữ. Kiểu rối loạn lipid cao hơn mức bình thường, còn các xét nghiệm máu phối hợp giữa tăng CT và LDL-C chiếm tỷ khác trong giới hạn bình thường. Không có sự lệ cao nhất (13,43%). Tiếp đến là rối loạn đơn độc khác biệt về các chỉ số xét nghiệm máu giữa 1 thành phần (CT hoặc TG), 12,00 và 11,71%. nam và nữ. Không có kiểu giảm HDL-C đơn độc và các kiểu Giá trị trung bình nồng độ các chỉ số CT, phối hợp: tăng TG và giảm HDL-C; tăng TG và TG, LDL-C thấp và HDL-C cao hơn ở nhóm tăng LDL-C; tăng LDL-C và giảm HDL-C; tăng tuổi ≤ 39 so với các nhóm trong độ tuổi lớn TG - tăng LDL-C và giảm HDL-C. Nam tăng TG hơn (từ 40 đến 79). nhiều hơn nữ với tỷ lệ là 14,55% so với 7,30%, trong khi đó nữ tăng CT nhiều hơn nam (17,52% Tình trạng rối loạn lipid máu và 7,98%). Tỷ lệ có rối loạn lipid máu ở nhóm nghiên cứu là 66,57%, không có sự khác biệt có ý nghĩa Bảng 5. Kiểu phối hợp các thành phần gặp trong rối loạn lipid máu ở nhóm nghiên cứu Kiểu rối loạn (HDL-C giảm, các chỉ số khác tăng) Chung (n= 350) Nam (n= 213) Nữ (n= 137) p CT 41 (11,71%) 17 (7,98) 24 (17,52) < 0,05 TG 42 (12,00) 31 (14,55) 10 (7,30) < 0,05 LDL-C 1 (0,29) 1 (0,47) 0 HDL-C 0 0 0 177
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Kiểu rối loạn (HDL-C giảm, các chỉ số khác tăng) Chung (n= 350) Nam (n= 213) Nữ (n= 137) p CT + TG 31 (8,86) 21 (9,86) 10 (7,30) > 0,05 CT + LDL-C 47 (13,43) 27 (12,68) 20 (14,60) > 0,05 CT + HDL-C 2 (0,57) 2 (0,94) 0 TG + LDL-C 0 0 0 TG + HDL-C 0 0 0 LDL-C + HDL-C 0 0 0 CT + TG + LDL-C 31 (8,86) 17 (7,98) 14 (10,22) > 0,05 CT + TG + HDL-C 9 (2,57) 6 (2,82) 3 (2,19) > 0,05 CT + LDL-C + HDL-C 3(0,86) 2 (0,94) 1 (0,73) > 0,05 TG + LDL-C + HDL-C 0 0 0 CT + TG + LDL-C + HDL-C 26 (7,43) 16 (7,51) 10 (7,30) > 0,05 Cộng 233 (66,57) 141 (66,20) 92 (67,15) > 0,05 BÀN LUẬN vòng bụng cao hơn nam (19,42% so với 8,41%). Kết quả này thấp hơn với kết quả của Nguyễn BMI là tỷ lệ trọng lượng trên toàn diện tích Thị Thêm(7) nghiên cứu trên đối tượng là cán da cơ thể, chỉ số này được dùng để chẩn đoán bộ tỉnh Ninh Thuận có tỷ lệ tăng vòng eo như béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI sau: chung (24,4%), nam (21,45%), nữ (35,63%), rất khác nhau giữa các vùng trên thế giới. Nếu có lẽ đây là sự khác biệt trên đối tượng của như ở các nước Âu-Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh đái chúng tôi là những bệnh nhân ít nhiều đã tháo đường type 2 có chỉ số BMI ≥ 30 rất cao, thì được hướng dẫn và điều trị chu đáo. ngược lại ở các nước khu vực Đông Nam châu Thể trạng của con người khác nhau giữa các Á, đặc biệt là các nước ASEAN chỉ số này rất nước trên thế giới, điều đó do gen di truyền. thấp nếu áp dụng cùng mức tiêu chuẩn(11). Trong Đồng thời do sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nghiên cứu này chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn nước lại khác nhau. Chế độ dinh dưỡng, lao của WHO (2005) dành cho người trưởng thành động và nghỉ ngơi ở mỗi cộng đồng dân cư là châu Á và kết quả bảng 1 cho thấy: Chỉ số khối khác nhau. Các yếu tố đó trực tiếp hay gián tiếp cơ thể của nam cao hơn nữ (23,14 ± 2,26 so với ảnh hưởng đến sự phát triển về trọng lượng của 22,04 ± 2,57). Tỷ lệ tăng cân giữa nam và nữ có sự con người. Đánh giá thể tạng rất có ý nghĩa về khác biệt (nam: 52,69%; nữ: 35,44%). Đối tượng ở tiên lượng sự phát sinh, phát triển của bệnh. Các nghiên cứu này là bệnh nhân với nhiều mặt nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ béo phì tăng bệnh nên chỉ số BMI thấp hơn những người đái cao ở các nước phát triển và vùng đô thị của các tháo đường type 2 trong khu vực châu Á về nước đang phát triển, kèm theo đó là hội chứng điểm trung bình (24,9 ± 4,1)(11). Nhưng kết quả chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở của chúng tôi lại có tỷ lệ cao hơn so với nghiên bảng 2 cho thấy, tính theo chỉ số khối cơ thể thì cứu của Kanjilal S trên 2318 người vùng Đông BMI: 18,5-22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất (47,63%), Nam Ấn Độ có BMI tăng ≥ 23 với (n = 933; 40,3%) trong đó nữ có tỷ lệ cao hơn nam (55,34% so với và WHO (n = 708; 30,6%)(5). 42,68%). Trong số tăng cân, phân bố chủ yếu ở Số đo vòng bụng là một tiêu chí bắt buộc mức có nguy cơ béo phì (28,84%), tiếp đến là béo để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa và chỉ số độ 1 (16,89%), chỉ gặp 02 trường hợp béo độ 2 và vòng bụng/vòng mông là một tiêu chí để chẩn là nam (BMI ≥ 30), chiếm 0,38%. Số người có thể đoán béo phì trung tâm (béo bụng). Bảng 1 trạng gầy (BMI < 18,5) chiếm tỷ lệ thấp (6,26%). cũng cho thấy tỷ lệ tăng vòng bụng ở nhóm Biểu đồ 1 cho thấy thể trạng gầy và trung bình nghiên cứu là 27,38%. Nam có số đo trung thì nữ có tỷ lệ cao hơn nam, từ mức nguy cơ đến bình vòng bụng và chỉ số vòng bụng trên vòng béo độ 2 thì nam có tỷ lệ cao hơn nữ. Theo chúng mông cao hơn nữ, nhưng nữ có tỷ lệ tăng tôi, do nam có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu 178
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học khoa học hơn nữ nên gây dư thừa lượng mỡ dự khác (ure, creatinin, SGOT, SGPT và acid uric) ở trữ trong cơ thể. Theo nghiên cứu của Kiều Công trong giới hạn bình thường. Bảng 4 cho thấy giá Thủy và cộng sự(6), ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) trị trung bình nồng độ các chỉ số CT, TG, LDL-C nông thôn Thái Bình thấy rằng 40,3% gầy, 4,7% cao hơn và HDL-C thấp hơn ở nhóm tuổi ≤39 so thừa cân, 1,5% béo phì. Sự khác biệt này so với với các nhóm trong độ tuổi từ 40 đến 79. Tất cả kết quả của chúng tôi có lẽ là do chênh lệch về các kết quả xét nghiệm trên không có sự khác tuổi và phần nào cũng do mức sinh hoạt, ăn biệt giữa hai giới. uống của các đối tượng bệnh nhân trong khu Hội tim mạch học Việt Nam khuyến cáo vực quanh thành phố có thuận lợi hơn vùng đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo nồng nông thôn. Các nghiên cứu ở nước ngoài trên độ các chỉ số lipid máu. Trong thực hành lâm dân số nói chung, cho thấy Hàn Quốc có 1,5% sàng có 4 yếu tố chính được quan tâm trong béo phì và 20,5% tăng cân; Thái Lan có 4,0% béo thành phần của rối loạn lipid máu là cholesterol phì và 16,0% tăng cân; Nhật Bản có 3,0% béo phì toàn phần, triglycerid, LDL-C và HDL-C. Theo và 20,4% (nam), 20,2% (nữ) có tăng cân(11). như phân loại rối loạn lipid máu của Fredrickson Béo bụng là tính đến lượng mỡ dư thừa tập có bổ sung của tổ chức y tế thế giới thì rối loạn trung ở dưới da bụng và trong ổ bụng. Tình hình lipid máu trên lâm sàng thường gặp là nhóm II béo bụng do ít vận động thể lực đang ngày càng đến nhóm IV, còn theo phân loại của hội vữa xơ gia tăng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy béo động mạch châu Âu thì thể hay gặp là tăng vùng bụng hay còn gọi là béo trung tâm có giá trị cholesterol kết hợp với tăng triglycerid. Cho dù hơn BMI trong đánh giá vữa xơ động mạch. rối loạn bất kỳ thành phần nào của lipid máu Người ta thấy lượng mỡ trong bụng khác nhau ở cũng làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, làm 2 người có cùng BMI và các biến chứng tim phát sinh và phát triểm bệnh lý tim mạch. mạch tăng lên ở người có vòng bụng lớn hơn(1). Chúng tôi phân loại các thành phần lipid Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thủy(8) thấy rằng máu tăng theo cách phân loại của hiệp hội vữa có sự tương quan thuận giữa vòng bụng/vòng xơ động mạch châu Âu, bảng 5 cho thấy: ở nhóm mông với huyết áp, TG và LDL-C tương quan nghiên cứu có 233 đối tượng có rối loạn lipid nghịch với HDL-C. Trong nghiên cứu của chúng máu, chiếm 66,57%, trong đó nam là 66,20% và tôi, bảng 2 cũng cho thấy có 166/350 = 47,42% nữ là 67,15%. Về tỷ lệ các thể tăng lipid máu trên bệnh nhân béo bụng (tỷ lệ vòng bụng trên vòng toàn nhóm nghiên cứu là: Kiểu rối loạn lipid mông > 0,9 ở nam, > 0,85 ở nữ). máu phối hợp giữa tăng CT và LDL-C chiếm tỷ Kết quả xét nghiệm ở bảng 3 cho thấy giá trị lệ cao nhất (13,43%). Tiếp đến là rối loạn đơn độc trung bình nồng độ của chỉ số cholesterol toàn 1 thành phần (CT hoặc TG), 11,71 và 12,00%. phần ở mức cao (5,39 ± 1,04 mmol/l), các thông Không có kiểu giảm HDL đơn độc và các kiểu số lipid khác ở mức bình thường (TG: 2,25 ± 1,2 phối hợp: tăng TG và giảm HDL-C; tăng TG - mmol/l; LDL-C: 2,83 ± 1,12 mmol/l và HDL-C: tăng LDL-C; tăng LDL-C - giảm HDL-C; tăng TG 1,54 ± 0,43 mmol/l). Giá trị trung bình nồng độ - tăng LDL-C - giảm HDL-C. Nam tăng TG nhiều của xét nghiệm glucose máu là 5,61 ± 1,75 hơn nữ với tỷ lệ là 14,55% so với 7,30%, trong khi mmol/l. Glucose máu 5,6 mmol/l là giới hạn dưới đó nữ tăng CT nhiều hơn nam (17,52% và của một trong bốn tiêu chí kết hợp với béo phì 7,98%). Kết quả của chúng tôi tương đồng với dạng nam để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa kết quả nghiên cứu của Hà Thị Trúc(3), thấy các theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế năm kiểu rối loạn hay gặp: Tăng CT là 13%; Tăng CT 2006. Vì vậy, trong thực hành lâm sàng cần điều và TG là 12%; Tăng CT và LDL-C là 12,98%; chỉnh đường máu ngay ở giới hạn này. Giá trị Tăng cả CT, TG và LDL-C là 8%. Như vậy, rối trung bình nồng độ của các chỉ số xét nghiệm loạn lipid máu ở nhóm nghiên cứu là đáng báo 179
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 động, cần có các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ atherosclerosis research study perspective”, Vasc Health rối loạn lipid máu, ngăn ngừa các biến cố tim Risk Manag, 4(1): 189-97. mạch. Điều này cho thấy việc theo dõi nồng độ 6. Kiều Công Thuỷ, Phạm Ngọc Khái (2004), “Đánh giá tình hình thừa cân, béo phì với tăng huyết áp và rối loạn lipid máu một cách chặt chẽ là hết sức cần thiết, lipid máu ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình”, Tạp chí đồng thời phải có ngay các biện pháp nhằm Y học dự phòng, XIV, 6 (70), tr. 67 - 71. kiểm soát lipid máu tốt hơn. 7. Ngô Thị Thu Hoa (2004), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở KẾT LUẬN bệnh nhân hội chứng thận hư do viêm cầu thận mãn tính", Luận án bác sỹ CKII, Học viện Quân Y. Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 66,57%. Kiểu rối 8. Nguyễn Kim Thuỷ, Đào Thu Giang (2007), “Tìm hiểu loạn lipid máu phối hợp giữa tăng CT và tăng mối liên quan giữa béo phì với tăng huyết áp và rối loạn LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất (13,43%), tiếp đến là lipid máu”, Tạp chí Y - Dược học lâm sàng 108, 2, 1/2007, tr. 23 - 26. rối loạn đơn độc 1 thành phần tăng CT: 11,71%, 9. Nguyễn Thị Bích Hà (1994), "Góp phần nghiên cứu rối loạn tăng TG: 12,00%. Không có kiểu giảm HDL-C lipid máu trong bệnh vữa xơ động mạch trên các thông số sinh đơn độc và các kiểu phối hợp: tăng TG và giảm hóa", Luận án phó tiến sỹ khoa học Y - Dược. HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C; tăng LDL-C - 10. Nguyễn Thị Thêm (2006), “Nghiên cứu Hội chứng giảm HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C - giảm chuyển hóa ở cán bộ tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Tim mạch HDL-C. Nam tăng TG nhiều hơn nữ với tỷ lệ là học Việt Nam, 47/2007, tr. 329-335. 14,55% so với 7,30%, trong khi đó nữ tăng CT 11. Tạ Văn Bình (2001), “Bệnh béo phì - Nguy cơ và thái độ nhiều hơn nam (17,52% và 7,98%). của chúng ta”, Tạp chí Y học thực hành, 12/2001, tr. 16 - 24. 12. Tô Văn Hải (2000), "Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng TÀI LIỆU THAM KHẢO huyết áp ở cộng đồng Hà Nội”, Kỷ yếu các đề tài khoa học 1. Després JP (2006), “Abdominal obesity and Hội nghị Tim mạch miền Trung ở rộng lần 2, Nha Trang cardiometabolic dieases”, Eur. Heart. Journal, vol 8 (S B); 10/2003, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 36.2003, tr. 82-85. pp. B1-B33. 13. Trần Hữu An, Lê Thanh Hải, Huỳnh Văn Minh (2000), 2. Hà Thị Anh (2003), “Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid - “Khảo sát sự biến đổi của một số thông số lipid ở bệnh lipoprotein máu trên bệnh nhân vữa xơ động mạch”, Y nhân nhồi máu cơ tim ổn định”, Tạp chí Tim mạch học Việt học tp. Hồ Chí Minh, 7, 1/2003, tr. 53 - 58. Nam, 21, tr. 20 - 24. 3. Hà Thị Trúc và cộng sự (2000), "Nhận xét về những rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tại khoa khám bệnh Bệnh Ngày nhận bài báo: 24/10/2017 viện Bạch Mai năm 1997-1998", Công trình NCKH 1999- Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017 2000, Bệnh viện Bạch Mai, 1, tr. 296 - 302. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2018 4. Jamrozik K (2004), “Risk Factors for Atherosclerotic Disease”, Cardiology, Mosby, p 15-20. 5. Kanjilal S, et al (2008), “Prevalence and component analysis of metabolic syndrome: an Indian 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
81=>0