Đặc điểm sinh học của cá hố
lượt xem 29
download
Mồm nhọn nhô ra phía trước, miệng rộng có nhiều răng tách biệt thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm. Mắt to.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm sinh học của cá hố
- Họ và tên:Phạm Thị Thu Linh MSSV:51160354 Lớp: CCB51 CÁ HỐ Cá Hố I.Các tên gọi:. Tên tiếng Anh: Hairtail • Tên khoa học: Trihiurus muiticus hay Trichiurus lepturus) • Cá hố thuộc họ: Trichiuridae • Tên gọi chính thức theo danh mục của FAO : (Anh-Mỹ): Largehead hairtail. (Pháp): Poisson-sabre commun. (Tây ban Nha): Pez sable. Theo 'Danh mục cá biển xuất khẩu của Bộ Thủy sản Việt Nam'
- : Cá Hố còn có các tên địa phương như Cá Đao, cá Hố đầu rộng. Tên thường gọi Tiếng Anh : Hairtail, Hairfish, Ribbon fish, Hairtail fish, Beltfish. Trung Hoa : Bai-dai-yu (Bạch đai ngư); Nhật : Tachinou-o, Tachiuo; Đức : Haarschwanz Úc : Australian hairtail. Frost fish. Canada : Scabbard fish, Cutlass fish, Sabre, Pez Chinto. Mỹ : Cutlass fish, Atlantic cutlass fish, Hairtail, Ribbon fish, Scabbardfish. II. Đặc điểm. Cá hố có thân hình dài (trung bình từ 60-90 cm) rất dẹt ,không có vẩy, giống dạng lươn. Mồm nhọn nhô ra phía trước, miệng rộng có nhiều răng tách biệt thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm. Mắt to. Vây lưng rất dài có 10-11 tia cứng, tiếp theo là một rãnh; phần thứ nhì của vây lưng có 1 tia cứng và 27-30 tia mềm. Vây ngực ngắn, không có vây bụng, vây đuôi rất nhỏ. Toàn thân cá màu trắng . Cá thuộc loại cá dữ, nổi lên tầng trên kiếm ăn vào ban ngày, và trở lại tầng đáy ban đêm, ăn các động vật như tôm, cá mực.. nhỏ hơn, khi còn nhỏ chúng ăn các phiêu, vi sinh vật. Cá trưởng thành sau 2 năm, đạt độ dài 30 cm và chuyển sang ăn cá nhỏ hơn. Cá có thể lớn, cụ thể, một ngư dân ở Chiết Giang- Trung Quốc bắt được con cá hố nặng 18,5kg, dài 4m.
- Cá Hố bị ngư dân Thiết Giang bắt năm 2007 III. Phân bố: Cá Hố có nhiều ở vùng biển Miền Trung Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở các vùng nước ấm Cá hố sinh sống ngoài khơi và ven bờ, ở tầng giữa và tầng trên, thường sống ở độ nước sâu từ 45- 60 sải tay. Cá tập trung thành đàn, nổi lên mặt vào mùa sinh sản, kiếm mồi rồi xuống sâu hơn. IV. Đặc điểm sinh sản: Trong mùa sinh sản, mỗi cá mái có thể sinh khoảng 130 ngàn trứng. Trứng nhỏ , có đường kính 1.6-1.9 mm, trôn nổi và nở thành cá bột sau 3-6 ngày. Cá bột dài 5.5-6.5 mm. Mùa sinh sản kéo dài trong các tháng từ 6 đến 10, cao điểm vào tháng 8. V. Giá trị Cá hố, tuy thân mỏng, ít thịt nhưng khi tươi tương đối chắc, trở thành mềm hơn khi nâu chín, ít dầu, dễ lóc xương, cắt thành từng miếng cỡ 5 cm, có thể được dùng dưới các dạng ăn tươi, ướp lạnh và phơi khô. Thịt cá hố, tương đối rẻ, rất được ưa chuộng tại các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên. Tại Nhật, cá được gọi là tachiuo, ăn dưới dạng nướng hay ăn sống kiểu sashimi. Tại Hàn Quốc, cá được gọi là Galchi, món ăn đặc biệt Galchi Jorim là món cá hố hấp (Korean steamed hairtail), chưng với nước tương (suy sauce), củ cải trắng, hành lá, và gia vị. Ở Trung Hoa có món ăn nổi tiếng 'Thượng Hải Bạch đới ngư' hay Fragrant creamed hairtail, Shanghai style, cá được ướp rượu, hương
- liệu và nấu với nhiều gia vị như tỏi, ớt, tiêu.. Vài món khác như cá hố chưng (Braised Hairtail in Soy sauce), Khô cá hố chiên dòn (Dry fried hairtail) cũng được xem là các món 'đặc biệt' tại các nhà hàng Hồng Kong. Việt Nam có nhiều món ăn thông thường từ cá hố như kho tiêu, kho với nấm bào ngư, kho bổi hay sốt cà, nấu canh chua. Món ăn dân gian miền Trung truyền thống là 'Cá hố muối sư'. Dân nhậu rất thich món 'Gỏi khô cá hố': Khô cá hố nướng hay chiên xé nhỏ trộn với dưa leo, rau sống. Cá hố chế biến được nhiều món ăn như kho, nấu canh ngót, thịt cá hố bùi bùi và ngọt. Một số món ăn từ nguyên liệu là cá hố như: cá hố kho cà chua, cá hố muối sư. VI. Thành phần dinh dưỡng : 100 gram cá hố chứa : - Nước 74 g - Chất đạm 18.1 g - Chất béo 7.4 g - Calcium 24 mg - Sodium 278 mg - Phosphorus 150 mg - Sắt 1.1 mg - Thiamine 0.01 mg - Riboflavine 0.09 mg - Nicotinic acid 1.9 mg *Thành phần acid béo (trong 100 gram cá) - Acid béo no (saturated) 47.0 % (1549 mg) -Acid béo chưa no loại đơn (mono)=MUFA23.3 % (767 mg) - Acid béo chưa no loại đa (poly)=PUFA 24.0 % trong đó n-3 PUFA chiếm 23.6 %. Tinh theo mg : 100 gram cá có 788.7 mg PUFA trong đó lượng Acid béo Omega 3 là 775.2 mg - Cholesterol 65 mg VII. Biến đổi trạng thái của cá Hố sau khi chết. Cá sau khi chết chia 4 giai đoạn: 1)Giai đoạn tiết nhớt: Da: Da Sáng, hệ sắc tố óng ánh, không biến màu
- Mắt: Lồi (phồng lên). Giác mạc: trong suốt. Đồng tử: đen, sáng. Mang: Màu sáng. Thịt: Chắc và đàn hồi.Bề mặt nhẵn. 2)Giai đoạn co cứng: Da: Hệ sắc tố sáng nhưng không bóng láng. Mắt: Còn lồi nhưng hơi trũng. Giác mạc: hơi đục Đồng tử: đen, mờ. Mang: Giảm màu. Thịt: Kém đàn hồi. 3)Giai đoạn phân hủy: Da: Hệ sắc tố đang trong quá trình biến đổi, có dấu hiệu tróc phấn da Mắt: Phẳng. Giác mạc: đục. Đồng tử: mờ đục. Mang: Đang trở nên biến màu.
- Thịt: Hơi mềm (mềm xìu), kém đàn hồi . Như có sáp (mượt như nhung) và bề mặt mờ đục. 4)Giai đoạn thối rửa: Da: Hệ sắc tố mờ đục, phấn bạc bị tróc ra nhiều. Mắt: Lõm ở giữa. Giác mạc: có màu đỏ, báo hiệu cá bắt đầu ương hỏng Đồng tử: xám xịt. Mang: Hơi vàng. Thịt: mềm, các cơ thịt không có sự kết dính.dễ tách rời ra. * Các biến đổi tự phân giải Những biến đổi tự phân giải do hoạt động của enzym góp phần làm giảm chất lượng của cá, cùng với quá trình ươn hỏng do vi sinh vật gây nên. Sự phân giải glycogen (quá trình glycosis) Glycogen bị phân giải dưới tác dụng của men glycolysis trong điều kiện không có oxy bằng con đường Embden – Meyerhof, dẫn đến sự tích lũy acid lactic làm giảm pH của cơ thịt cá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ẶC ÐIỂM SINH HỌC CÁ TRA VÀ CÁ BA SA
11 p | 684 | 138
-
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
55 p | 370 | 111
-
KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẶC RẰN
8 p | 517 | 93
-
NUÔI CÁ CHIM TRẮNG Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim
7 p | 467 | 56
-
Đặc điểm sinh học của cá tra
5 p | 426 | 38
-
Một số đặc điểm sinh học của cá Dầy
5 p | 368 | 27
-
MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang)MÔ
8 p | 311 | 26
-
Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển
4 p | 124 | 21
-
Đặc điểm sinh học cá Rô Phi
3 p | 198 | 20
-
Đặc điểm sinh học sinh thái của cá chình
4 p | 160 | 17
-
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ PHI
4 p | 151 | 14
-
Một số đặc điểm sinh học của bọ phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius (Hemiptera: Aleyrodidae) trên cây dưa lưới trồng trong nhà kính
6 p | 61 | 6
-
Các kỹ thuật nuôi cá chim trắng
16 p | 146 | 4
-
Cá hô - Cẩm nang nuôi trồng
69 p | 33 | 4
-
Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1792) vùng cửa sông Trần Đề, Sóc Trăng
7 p | 66 | 3
-
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn sọc đen (Upeneus tragula Richardson, 1846) vùng biển Nha Trang
6 p | 38 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá hồng mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii) tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn