intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm thẻ chân trắng

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

288
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PHÂN LOÀI Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được định loại là: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ chung: Penaeidea Họ: Penaeus Fabricius Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei PHÂN BỐ Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm thẻ chân trắng

  1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm thẻ chân trắng PHÂN LOÀI Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được định loại là: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ chung: Penaeidea Họ: Penaeus Fabricius Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei PHÂN BỐ Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam... CẤU TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày. Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng.
  2. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh. Tài liệu tham khảo: 1/ http://www.seafoodhandbook.com/shellfish/shell22.html 2/ "Cải tiến kĩ thật nuôi tôm tại Việt nam" (Vũ Thế Trụ - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000) Tôm chân trắng rất được giá tại thị trường Hoa Kỳ và các đặc tính sau đây: - Người Hoa Kỳ thích loại tôm trắng hơn các loại đen, nâu, xanh ... - Tôm chân trắng kháng bệnh mạnh hơn các loại tôm khác. - Tôm chân trắng lớn nhanh hơn cả. Tôm chân trắng chịu được sự thay đổi điều kiện môi trường hơn. Cũng như các loài tôm cùng họ , tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng.
  3. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày. Một điều chưa giải thích được là tôm chân trắng nuôi trong nước ao lớn mau (50%) hơn là nuôi trong nước giếng đã được khử trùng, có lẽ nhờ ảnh hưởng của cộng đồng vi sinh vật trong nước ao theo kết quả khảo cứu của Viện hải dương học Hawaii. Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh. Chuẩn bị ao hồ tôm ương cũng như tôm thịt: Đào ao, phơi nắng, bón vôi, bón phân thả tôm con ... Mật độ nuôi tôm chân trắng: Tùy theo trình độ kỹ thuật và phương tiện, người ta ấn định mật độ, tại Hawaii mật độ cho năng suất cao hơn cả là 75con/m2. Cách nuôi giống như nuôi tôm sú
  4. Năng suất tại viện Hải dương học Hawaii đã đạt tới 44 tấn/ha/năm và dựa vào các điều kiện được giữ liên tục trong suốt vụ như sau. Oxygen hòa tan 8ppm Đĩa Secchi 55cm Nhiệt độ 28 C pH 8 Thay nước hàng ngày: Để đảm bảo môi trường nước thật trong sạch, nước được thay đổi hàng ngày đều đặn. Những ngày đầu thay 10% lượng nước mỗi ngày, sau đó tăng dần tới 80% hay hơn nữa để đáp ứng với sự gia tăng đồ ăn cũng như trọng lượng tôm trong ao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2