Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 124-135<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA<br />
HỌ CÁ BỐNG TRẮNG (GOBIIDAE) TRONG CÁC RẠN SAN HÔ<br />
Ở VỊNH NHA TRANG<br />
1<br />
<br />
Đỗ Thị Cát Tường, 2Nguyễn Văn Long<br />
1<br />
Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt<br />
2<br />
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản về đặc điểm thành phần loài và phân bố của<br />
họ cá bống trắng (Gobiidae) được tiến hành tại 18 trạm rạn phân bố rộng<br />
khắp các đảo và vùng ven bờ trong vịnh Nha Trang, trong đó 8 trạm được<br />
khảo sát và thu mẫu vào tháng 5/2002 bằng rotenone và 10 trạm vào tháng<br />
4-5/2015 bằng quả bồ hòn. Kết quả phân tích đã xác định được 34 loài thuộc<br />
16 giống của họ cá bống trắng. Trong đó có 1 loài lần đầu tiên ghi nhận cho<br />
Việt Nam là Fusigobius humeralis (Randall, 2001). Nhìn chung những khu<br />
vực rạn gần bờ và xa bờ có số lượng loài thấp hơn so với các rạn thuộc đảo ở<br />
giữa vịnh.<br />
<br />
SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF THE FAMILY GOBIIDAE<br />
IN CORAL REEFS IN THE NHA TRANG BAY<br />
1<br />
<br />
Do Thi Cat Tuong, 2Nguyen Van Long<br />
Faculty of Biology, University of Da Lat<br />
2<br />
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br />
1<br />
<br />
Abstract<br />
<br />
Studies on species composition and distribution of the gobies (Gobiidae)<br />
were widely conducted at 18 sites locating at the islands and the coastal reefs<br />
in the Nha Trang bay, of which 8 sites were sampled in May 2002 using<br />
rotenone and 10 sites in April-May 2015 using soapberry/chinaberry. A total<br />
of 34 species belonging to 16 genera of the gobies were found, in which<br />
Fusigobius humeralis (Randall, 2001) was newly recorded for Vietnam. In<br />
general, the coastal and offshore sites supported lower number of species<br />
than those in the middle sites of the bay.<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Nghiên cứu rạn san hô trên thế giới được<br />
tiến hành từ rất sớm nhưng những nghiên<br />
cứu về các đặc trưng phân bố và sinh học<br />
của quần xã cá rạn san hô mới chỉ được<br />
quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối<br />
của thế kỷ 20, trong đó có họ cá bống trắng<br />
(Gobiidae). Cho đến nay số lượng loài của<br />
họ cá bống trắng trên toàn thế giới có<br />
<br />
khoảng 1.703 loài với 251 giống (Froese và<br />
Pauly, 2015). Các công trình nghiên cứu cá<br />
rạn theo từng khu vực riêng lẻ đã xác định<br />
vùng vịnh Thái Lan có 28 loài<br />
(Satapoomin, 2000), vịnh Milne (Papua<br />
New Guinea) có 90 loài (Allen và Werner,<br />
2002), quần đảo Anambas và Natuna có 26<br />
loài (Adrim và cs., 2004).<br />
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về họ cá<br />
bống trắng (Gobiidae) chủ yếu được lồng<br />
<br />
124<br />
<br />
ghép vào các đề tài dự án nghiên cứu về cá<br />
rạn. Nguyễn Nhật Thi (2000) đã tập hợp<br />
các tài liệu từ những nghiên cứu trước đó<br />
và công bố 60 loài thuộc họ cá bống trắng<br />
trong vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên<br />
cứu tại một số khu vực nhỏ hơn đã ghi nhận<br />
có 4 loài của họ cá này ở đảo Ba Mùn,<br />
Quảng Ninh (Nguyen Van Quan, 2006), 8<br />
loài ở quần đảo Cô Tô và Cát Bà (Đỗ Văn<br />
Khương và cs., 2005), 3 loài ở vịnh Hạ<br />
Long (Nguyễn Văn Quân, 2005), 3 loài ở<br />
vùng ven bờ Phú Yên (Nguyễn Văn Long,<br />
2013), 15 loài ở vùng ven bờ Nam Trung<br />
Bộ (Nguyễn Văn Long, 2009), 3 loài ở Côn<br />
Đảo (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn<br />
Long, 1997) và 13 loài ở vùng biển Trường<br />
Sa (Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn<br />
Quân, 2004). Riêng vùng biển Phú Quốc,<br />
Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long<br />
(1996) đã công bố 135 loài cá rạn nhưng<br />
không có loài nào của họ cá bống trắng<br />
được ghi nhận.<br />
Vịnh Nha Trang có 12 đảo lớn nhỏ và<br />
dải bờ biển dài trên 15 km được giới hạn từ<br />
mũi Kê Gà ở phía Bắc và mũi Cù Hin ở<br />
phía Nam với diện tích khoảng 403,41 km2.<br />
Vịnh là khu vực có tính đa dạng sinh học<br />
khá cao, trong đó rạn san hô được xem là hệ<br />
sinh thái quan trọng và nổi bật nhất (Võ Sĩ<br />
Tuấn và cs., 2005). Một số nghiên cứu về<br />
họ cá bống trắng trên các rạn san hô cũng<br />
đã được tiến hành trong những năm qua và<br />
đã thống kê được 11 loài (Nguyễn Văn<br />
Long, 2009).<br />
Như vậy có thể nhận thấy dù đã có một<br />
số nghiên cứu về thành phần loài họ cá<br />
bống trắng ở Việt Nam và vịnh Nha Trang,<br />
song chủ yếu sử dụng phương pháp lặn và<br />
quan sát trực tiếp, có rất ít nghiên cứu tiến<br />
hành thu mẫu nên số lượng loài của họ cá<br />
này đã được xác định còn thấp hơn nhiều so<br />
với thực tế. Vì vậy, việc thực hiện nghiên<br />
cứu này là nhằm nắm được các đặc trưng cơ<br />
bản của họ cá bống trắng trong các rạn san<br />
hô nói riêng, đồng thời góp phần bổ sung và<br />
cung cấp đầy đủ hơn các tư liệu liên quan<br />
đến tính chất đa dạng thành phần sinh vật<br />
trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang, tỉnh<br />
Khánh Hòa nói chung.<br />
<br />
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguồn tư liệu sử dụng trong nghiên cứu<br />
này được phân tích dựa trên bộ mẫu đã<br />
được thu thập tại 8 trạm vào tháng 5/2002<br />
(Bãi Tiên, Hòn Rùa, Hòn Chồng 1, Hòn<br />
Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun và Hòn<br />
Nọc) và 10 trạm (Hang Dơi, Hòn Chồng 2,<br />
Sông Lô, Đông và Nam Hòn Miễu, Bàn<br />
Than 1 và 2, Bãi Sạn, Bãi Bàng và Hòn Hố)<br />
vào tháng 4 - 5/2015 (Hình 1).<br />
Tại mỗi trạm, người thợ lặn dùng 200<br />
gram rotenone (đợt thu mẫu năm 2002)<br />
hoặc 200 gram bột bồ hòn đã được giã<br />
nhuyễn gói trong vải mùng (đợt thu mẫu<br />
năm 2015), vừa bơi vừa vò mạnh để<br />
rotenone/bồ hòn hòa tan và phát tán đều<br />
xung quanh khối san hô đã chọn trong<br />
phạm vi diện tích khoảng 10 - 15m2. Sau đó<br />
chờ 10 - 15 phút cá bị ngạt và chết, lúc này<br />
tiến hành thu thập toàn bộ cá bị chết nằm<br />
trên bề mặt nền rạn san hô. Mẫu vật sau khi<br />
thu xong được đếm số lượng, cho vào túi<br />
nilon và bảo quản trong thùng xốp lạnh<br />
chứa nhiều đá để giữ cho mẫu luôn tươi<br />
nguyên. Tất cả các mẫu cá được chuyển về<br />
phòng thí nghiệm của Phòng Nguồn lợi<br />
Thủy sinh vật, Viện Hải dương học để xử lý<br />
và định loại.<br />
Định loại mẫu theo phương pháp phân<br />
tích so sánh hình thái dựa theo các tài liệu<br />
định loại của Nguyễn Nhật Thi (2000),<br />
Randall và cs. (1990), Myers (1991), Allen<br />
và Adrim (2003) và cơ sở dữ liệu cá thế<br />
giới Fishbase năm 2015 (Froese và Pauly,<br />
2015).<br />
Việc xác định loài mới được tiến hành<br />
thông qua đối chiếu danh mục thành phần<br />
loài của nghiên cứu này với các danh mục<br />
đã công bố như Danh mục cá nước ngọt và<br />
cá biển của Việt Nam - A check list of the<br />
marine and freshwater fishes of Vietnam<br />
(Orsi, 1974), Danh mục cá biển Việt Nam Tập IV (Nguyễn Hữu Phụng, 1997), Danh<br />
sách cá rạn san hô biển Việt Nam (Nguyễn<br />
Hữu Phụng, 2002; Nguyễn Nhật Thi và<br />
Nguyễn Văn Quân, 2005), Danh sách thành<br />
phần loài cá rạn san hô vùng biển ven bờ<br />
Nam Trung Bộ (Nguyễn Văn Long, 2009),<br />
<br />
125<br />
<br />
Danh sách thành phần loài cá rạn san hô<br />
vùng biển ven bờ Phú Yên (Nguyễn Văn<br />
Long, 2013), Danh sách cá rạn san hô vịnh<br />
Nha Trang (Nguyễn Hữu Phụng và cs.,<br />
2001), Danh mục các loài cá ghi nhận trên<br />
vùng triều Ninh Hải (Nguyễn Thành Huy<br />
và Nguyễn Văn Long, 2013) và các danh<br />
mục cá rạn ở Ba Mùn, Cô Tô - Cát Bà, vịnh<br />
Hạ Long như đã được liệt kê ở trên.<br />
Việc so sánh tính đa dạng loài giữa các<br />
khu vực khảo sát được thực hiện theo 3<br />
<br />
nhóm trạm theo phân bố không gian từ bờ<br />
ra khơi gồm gần bờ, giữa vịnh và xa bờ.<br />
Thống kê và xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm Microsoft Office Excel 2010. Việc<br />
tính toán các chỉ số đa dạng của quần xã<br />
giữa các trạm thu mẫu được thực hiện trên<br />
phần mềm Primer 6.0. Xử lý hình ảnh cá<br />
được tiến hành bằng phần mềm photoshop<br />
CS5 và ImageJ.<br />
<br />
Hình 1. Vị trí các trạm thu mẫu trên rạn san hô trong vịnh Nha Trang<br />
Fig. 1. Location of sampling sites of coral reefs in the Nha Trang bay<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thành phần loài<br />
<br />
hô ở vịnh Nha Trang. Trong đó có 1 loài<br />
lần đầu tiên được ghi nhận cho Việt Nam là<br />
Fusigobius humeralis (Phụ lục 1 & 2).<br />
Các loài Bathygobius hongkongensis và<br />
Cryptocentrus caeruleomaculatus chiếm ưu<br />
thế về số lượng cá thể.<br />
Trong 16 giống đã xác định, giống<br />
Cryptocentrus và Priolepis có số lượng loài<br />
nhiều nhất với 4 loài (chiếm 11,76%), tiếp<br />
đến là giống Callogobius và Trimma: 3 loài<br />
(chiếm 8,82%). Các giống Bathygobius,<br />
Ctengobiops, Eviota, Fusigobius, Gnatholepis, Gobiodon và Istigobius mỗi giống<br />
có 2 loài (chiếm 5,88%). Các giống Exyrias<br />
<br />
Qua 2 đợt khảo sát vào năm 2002 và 2015,<br />
chúng tôi thu thập được tổng cộng 151 mẫu<br />
cá tại 13 trạm (Hang Dơi, Hòn Rùa, Hòn<br />
Chồng 1, Sông Lô, Đông Hòn Miễu, Hòn<br />
Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun, Bãi<br />
Sạn, Bãi Bàng, Hòn Nọc và Hòn Hố) và<br />
không thu được mẫu nào của họ cá bống<br />
trắng tại 5 trạm khác (Bãi Tiên, Hòn Chồng<br />
2, Bàn Than 1 & 2, Tây Nam Hòn Miễu).<br />
Kết quả phân tích các mẫu này đã xác định<br />
được 34 loài thuộc 16 giống của họ cá bống<br />
trắng (Gobiidae) phân bố trong các rạn san<br />
126<br />
<br />
và Gobiopsis chỉ có một loài (chiếm 2,94%)<br />
(Hình 2).<br />
So sánh kết quả này với một số khu vực<br />
khác trong vùng ven bờ Việt Nam cho thấy<br />
thành phần loài của quần xã cá bống trắng ở<br />
vịnh Nha Trang đa dạng hơn nhiều so với<br />
Côn Đảo, Trường Sa, ven bờ Phú Yên và<br />
vịnh Hạ Long (Bảng 1). Sự cao hơn về<br />
thành phần loài của họ cá bống trắng trong<br />
các rạn san hô vịnh Nha Trang so với các<br />
khu vực khác tại Việt Nam có thể do sự<br />
khác nhau về vị trí địa lý và phương pháp<br />
nghiên cứu. Trong cả 4 công trình nghiên<br />
<br />
cứu tại Côn Đảo, quần đảo Trường Sa, vịnh<br />
Hạ Long và Phú Yên, các tác giả đều sử<br />
dụng phương pháp lặn và quan sát cá trực<br />
tiếp dưới nước, phương pháp này còn hạn<br />
chế vì không bắt gặp các loài sống trong<br />
hang hốc và khó quan sát hoặc kích thước<br />
nhỏ. Còn dùng rotenone/bồ hòn làm cá chết<br />
ngạt, nên thu được các cá thể trong hang,<br />
khe hở của rạn, do đó việc thu mẫu đạt hiệu<br />
quả cao hơn, số lượng loài ghi nhận được<br />
trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so<br />
với các khu vực khác và với các nghiên cứu<br />
trước đây tiến hành tại vịnh Nha Trang.<br />
<br />
Hình 2. Số lượng loài theo giống của họ cá bống trắng trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang<br />
Fig. 2. Number of species in genera of the gobies at coral reefs in the Nha Trang bay<br />
<br />
Bảng 1. So sánh số loài của họ cá bống trắng giữa một số khu vực<br />
trong vùng biển Việt Nam và một số khu vực lân cận<br />
Table 1. Comparison of number of species of the gobies<br />
between areas in Vietnam and adjacent regions<br />
Khu vực<br />
Vịnh Nha Trang<br />
Quần đảo Trường Sa<br />
Vịnh Hạ Long<br />
Côn Đảo<br />
Phú Yên<br />
Vịnh Thái Lan<br />
Quần đảo Anambas và Natuta<br />
Đảo Weh<br />
<br />
Số loài<br />
34<br />
13<br />
9<br />
3<br />
3<br />
28<br />
26<br />
53<br />
<br />
Nguồn tham khảo<br />
Nghiên cứu này<br />
Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2004)<br />
Nguyễn Văn Quân (2005)<br />
Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997)<br />
Nguyễn Văn Long (2013)<br />
Satapoomin (2000)<br />
Adrim và cs. (2004)<br />
Allen và Werner (2002)<br />
<br />
127<br />
<br />
So với một số khu vực khác trên thế giới<br />
thì số loài ghi nhận được trên các rạn san hô<br />
ở vịnh Nha Trang cao hơn so với vịnh Thái<br />
Lan, quần đảo Anambas và Natuta nhưng<br />
lại kém đa dạng hơn so với đảo Weh<br />
(Indonesia) khi sử dụng cùng phương pháp<br />
thu mẫu (Bảng 1). Điều này cho thấy rằng<br />
vịnh Nha Trang có tính đa dạng loài của họ<br />
cá bống trắng khá cao so với nhiều khu vực<br />
khác trên thế giới có diện tích rạn san hô<br />
tương đương hoặc thậm chí lớn hơn rất<br />
nhiều lần.<br />
2. So sánh đặc điểm và tính chất đa dạng<br />
của quần xã cá bống trắng giữa các khu<br />
vực<br />
2.1. Số lượng và tính chất thành phần loài<br />
So sánh tính đa dạng loài của quần xã họ cá<br />
<br />
bống trắng cho thấy có sự chênh lệch khá<br />
lớn về số loài giữa các trạm nghiên cứu,<br />
trong đó Hòn Mun có số loài cao nhất với<br />
15 loài, tiếp đến là Bãi Lận (14 loài), Hang<br />
Dơi, Đông Hòn Miễu, Bãi Bàng, Bãi Sạn và<br />
Hòn Hố mỗi khu vực chỉ thu được 1 loài<br />
(Hình 3). Nếu xét theo không gian từ bờ ra<br />
khơi, số lượng loài thu được ở nhóm trạm<br />
gần bờ (Hang Dơi, Hòn Chồng 1, Hòn Rùa,<br />
Sông Lô và Đông Hòn Miễu) có 10 loài<br />
(trung bình: 2,4 ± 1,5 loài/trạm) tương<br />
đương nhóm trạm xa bờ (Bãi Sạn, Hòn<br />
Nọc, Bãi Bàng và Hòn Hố) có 7 loài (trung<br />
bình: 1,8 ± 1,5 loài/trạm) nhưng lại thấp<br />
hơn rất nhiều so với nhóm trạm giữa vịnh<br />
(Hòn Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun)<br />
có đến 27 loài (trung bình: 10,4 ± 4,8<br />
loài/trạm).<br />
<br />
Hình 3. Số lượng loài ghi nhận tại các trạm nghiên cứu ở vịnh Nha Trang<br />
Fig. 3. Number of species recorded at the study sites in the Nha Trang bay<br />
<br />
Kết quả phân tích nhóm của quần xã cá<br />
bống trắng ghi nhận có sự khác biệt lớn về<br />
tính chất thành phần loài giữa các trạm<br />
nghiên cứu với mức độ giống nhau rất thấp<br />
(7 - 45%) (Hình 4). Trong đó, Hòn Mun và<br />
Bãi Lận có mức độ giống nhau cao nhất<br />
(45%); Hòn Tằm, Bãi Lận, Hòn Mun, Hòn<br />
Nọc, Hòn Một, Hòn Rùa, Đông Hòn Miễu,<br />
<br />
Hang Dơi và Sông Lô có mức độ tương<br />
đồng chỉ 10%; Bãi Bàng và Hòn Hố chỉ đạt<br />
khoảng 7%. Điều này cho thấy tính chất<br />
phân bố của quần xã họ cá bống trắng trên<br />
rạn san hô trong vịnh Nha Trang có sự khác<br />
biệt tương đối lớn giữa các trạm hoặc giữa<br />
khu vực gần bờ, giữa vịnh và xa bờ.<br />
<br />
128<br />
<br />