Đặc điểm thiếu máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu ở bệnh nhân từ 2 tháng đến 5 tuổi. Chúng tôi thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ ngày 01/08/2022 đến 31/01/2023 bằng phỏng vấn trực tiếp bộ công cụ thiết kế sẵn, kết hợp khám bệnh và làm xét nghiệm máu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm thiếu máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 CHARACTERISTICS ANEMIA AMONG CHILDREN FROM 2 MONTHS TO 5 YEARS IN THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL Lam Thai Viet*, Nguyen Thi Xuan Huong TNU - University of Medicine and Phacmcy ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 10/9/2023 This study aims to describe clinical, paraclinical characteristics anemia among children from 2 months to 5 years. Cross sectional Revised: 17/10/2023 study of 130 children with anemia were treated in Thai Nguyen Published: 24/10/2023 National hospital from 1 August 2022 to 31 January 2023. 60.8% were boys, 39.2% were girls, the disease was more common in boys KEYWORDS than in girls: 1.54/1. Anemia was more common in the 7 - 24 months group (57.7%) and 25 – 60 months group were 41.5%. Anemia 27.7% premature, birthweight
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 1. Đặt vấn đề Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hồng cầu dưới giới hạn bình thường trong máu của người cùng lứa tuổi. Thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi do tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng nhu cầu các nguyên liệu tạo máu như sắt và các chất dinh dưỡng… [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2011 có 42,6% tương đương với 273 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn Thế giới bị thiếu máu. Trong đó, tỉ lệ cao nhất là châu Phi (62,3%), sau đó là Đông Nam Á (53,8%) [2]. Tỷ lệ thiếu máu toàn cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm dần qua các năm, từ 48,0% vào năm 2000 xuống còn 39,8% vào năm 2019 [3]. Thiếu máu ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức và vận động ở trẻ em và khả năng lao động ở người lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước. Ở trẻ em, thiếu máu gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới [2]. Nghiên cứu của D. Kejo và cộng sự (2018) điều tra trẻ từ 6-59 tháng tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ thiếu máu chiếm 85% và tuổi trung bình của trẻ là 20,3±10,8 tháng [4]. Tại Sudan (2020), trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 49,4% và nồng độ huyết sắc tố trung bình là 108,1 g/L. Tỉ lệ thiếu máu nặng (Hb
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. - Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện. - Các biến số nghiên cứu: + Các biến số chung: Tuổi, giới, tuổi thai khi sinh, cân nặng khi sinh, tình trạng dinh dưỡng của trẻ. + Các dấu hiệu lâm sàng: Sốt khi vào viện, da xanh, lòng bàn tay nhợt, xuất huyết, thở nhanh, nhịp tim nhanh, gan to, lách to… + Các chỉ số cận lâm sàng: Số lượng hồng cầu (RBC), Hematocrit (HCT), Hb, thể tích trung bình hồng cầu (MCV), huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH), nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC), độ phân bố hồng cầu (RDW), sắt huyết thanh, Ferritin huyết thanh. - Tiêu chuẩn phân loại mức độ thiếu máu: Dựa vào nồng độ huyết sắc tố (g/l). + Nhẹ 100 ≤ Hb 17,9 µmol/L. + Giảm: ≤ 7,1 µmol/L. + Bình thường: Trị số sắt huyết thanh bình thường của trẻ nhỏ: từ 7,2 đến 17,9 µmol/L. - Ferritin: Trị số Ferritin bình thường của trẻ em: + Trẻ 2 – 5 tháng: 50 – 200 ng/mL. + Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi: 7 – 140 ng/mL. 2.3. Thu thập số liệu * Nhân lực Nghiên cứu viên trực tiếp thu thập số liệu và cùng các bác sĩ của Trung tâm Nhi khoa và bác sĩ nội trú Nhi khoa đã được tập huấn đầy đủ trước khi tham gia nghiên cứu. * Tiến hành thu thập số liệu - Chuẩn bị giấy tờ, phiếu điều tra, bệnh án nghiên cứu. Nhân lực tham gia nghiên cứu được tập huấn, thống nhất phương pháp thu thập số liệu. Các thông tin bao gồm đặc điểm chung, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, khai thác tiền sử của mỗi một bệnh nhân sẽ được thu thập dựa trên hồ sơ bệnh án kết hợp hỏi/phỏng vấn trực tiếp bố/mẹ/người chăm sóc bệnh nhân và thăm khám bệnh nhân. Sau đó, nghiên cứu viên ghi chép thông tin vào trong mẫu hồ sơ phù hợp với các chỉ tiêu nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân sẽ có 01 hồ sơ bệnh án riêng. - Khám, đánh giá các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi do học viên và các bác sỹ nhi khoa thực hiện. - Các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định khi bệnh nhi nhập viện, ghi nhận kết quả xét nghiệm trong thời gian nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. + Xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi được thực hiện tại khoa Huyết học, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy phân tích huyết học tự động Koden Nihon Celltac F (Nhật Bản). + Xét nghiệm sinh hóa được thực hiện tại khoa Sinh hóa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy xét nghiệm sinh hóa tự động Olympus Au5800 xuất xứ Mỹ và hóa chất do hãng Beckman Coulter cung cấp. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và được nhập bằng phần mềm SPSS Statistics 25.0. Các thuật toán thống kê và mô tả được sử dụng để tính tần số, tỉ lệ %, trung bình, http://jst.tnu.edu.vn 84 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 kiểm định khi bình phương (χ2). 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa và được thông qua Hội đồng đạo đức - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 3. Kết quả và bàn luận Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính Giới Nam Nữ Tổng Nhóm tuổi Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2 - 6 tháng 1 1,3 0 0 1 0,8 7 - 24 tháng 48 60,8 27 52,9 75 57,7 25 - 60 tháng 30 38,0 24 47,1 54 41,5 Tổng 79 60,8 51 39,2 130 100 Qua Bảng 1 cho thấy, trẻ nam chiếm 60,8% và trẻ nữ chiếm 39,2%. Tỉ lệ nam/ nữ = 1,54/1. Đa số các trẻ thuộc lứa tuổi từ 7 đến 24 tháng tuổi chiếm 57,7%, tiếp đến là nhóm 25 – 60 tháng tuổi chiếm 41,5%. Nghiên cứu của Trần Xuân Tuấn (2022) tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên ghi nhận tỉ lệ trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 78,8%, tiếp đến là nhóm từ 25 – 36 tháng chiếm 17,1%; trẻ nam chiếm 74,7% [8]. Nghiên cứu của Melku và cộng sự năm 2018 cũng ghi nhận kết quả tương tự, tỉ lệ trẻ thiếu máu ở nhóm tuổi từ 6 – 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất là 36,1% [12]. Năm 2020, Molla nghiên cứu trên tổng số 252 trẻ bị thiếu máu thì trẻ nam chiếm tỉ lệ cao hơn (53,8%) trẻ nữ (41,3%) [13]. Thiếu máu gặp nhiều hơn ở trẻ nam là vì các hormone tăng trưởng và tuyến sinh dục là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ em trước dậy thì và dậy thì. Mức độ Testosterone cao ở trẻ nam sẽ kích thích tốc độ tăng trưởng, do đó trẻ nam có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn trẻ nữ, từ đó có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nam. Đặc điểm lâm sàng ở trẻ thiếu máu được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng ở trẻ thiếu máu Triệu chứng lâm sàng Số lượng Tỉ lệ (%) Sốt khi vào viện 98 75,4 Da xanh 130 100 Vàng da 24 18,5 Lòng bàn tay nhợt 130 100 Thở nhanh 32 24,6 Nhịp tim nhanh 8 6,2 Tiếng thổi tâm thu 28 21,5 Gan to 6 4,6 Lách to 14 10,8 Từ bảng 2 cho thấy các dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là da xanh và lòng bàn tay nhợt chiếm tỉ lệ là 100%, tiếp theo là sốt khi vào viện (75,4%) và thở nhanh (24,6%). Theo tác giả Nguyễn Thị Trang ghi nhận triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt là hay gặp nhất chiếm 92%, sau đó là ăn kém, mệt mỏi và nhịp tim nhanh với tỉ lệ lần lượt là 70,9%, 56% và 48,5% [11]. Tác giả Trần Xuân Tuấn (2022) cũng ghi nhận triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là niêm mạc nhợt chiếm 91,6%, sau đó là biếng ăn (59%) và da xanh chiếm 56,7% [8].Nghiên cứu của Sheth đã chỉ ra rằng niêm mạc nhợt là dấu hiệu hay gặp nhất và tăng khả năng nhận biết thiếu máu của trẻ, nhưng không có giá trị để chẩn đoán thiếu máu trên lâm sàng [9]. Tương tự, nghiên cứu của Aggarwal (2014) tại Ấn Độ, tác giả cũng chỉ ra rằng dấu hiệu lòng bàn tay nhợt có độ nhạy thấp (42,8%) và độ đặc hiệu cao (89%) [14]. http://jst.tnu.edu.vn 85 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 Phân bố mức độ thiếu máu theo nhóm tuổi của trẻ được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Phân bố mức độ thiếu máu theo nhóm tuổi Nhóm tuổi 2 - < 6 tháng 7 – 24 tháng 25 – 60 tháng Tổng p Mức độ thiếu máu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nặng 0 0 3 100 0 0 3 2,3 Vừa 0 0 13 68,4 6 31,6 19 14,6 0,462 Nhẹ 1 0,9 59 54,6 48 44,4 108 83,1 Tổng 1 0,8 75 57,7 54 41,5 130 100 Trong bảng 3 nhận thấy tỉ lệ trẻ thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu (83,1%), sau đó là mức độ vừa (14,6%) và mức độ nặng (2,3%). Kết quả này tương đương với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Trần Xuân Tuấn tại Bệnh viện A Thái Nguyên năm 2022 ghi nhận thiếu máu mức độ nhẹ và trung bình là chủ yếu chiếm 99,1%. [8]. Tương tự, nghiên cứu của Li và cộng sự (2020) cũng nhận thấy tỉ lệ thiếu máu nhẹ và trung bình/nặng lần lượt là 14,9% và 7,5% [6]. Các nghiên cứu trên đều cho rằng thiếu máu hay gặp nhất là thiếu máu mức độ nhẹ và nhóm tuổi hay gặp nhất là tuổi từ 7 – 24 tháng. Điều này có thể là do bệnh nhi đến khám chủ yếu vì các bệnh khác như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy…; khi khám lâm sàng và cận lâm sàng, những xét nghiệm thường quy chúng tôi phát hiện bệnh nhi mắc thiếu máu kèm theo và lứa tuổi nghiên cứu là dưới 5 tuổi, nên thiếu máu nặng ít gặp. Đặc điểm huyết học ở trẻ thiếu máu được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Đặc điểm huyết học ở trẻ thiếu máu Chỉ số Mean Std Max Min RBC (T/L) 4,65 0,81 6,68 2,10 HCT (%) 40,64 3,15 48,2 29,4 Hb (g/l) 98,15 11,55 109 41 MCV (fl) 67,13 9,95 87,2 42,8 MCH (pg) 21,57 3,91 28,5 11,1 MCHC (g/l) 318,41 20,15 356 238 RDW (%) 15,78 2,72 23,8 11,0 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giá trị trung bình của các chỉ số Hb, MCV, MCH, MCHC đều giảm. Thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Chỉ số Hb trung bình là 98,15 ± 11,55 g/l, chỉ số này trong nghiên cứu của chúng tôi giảm không nhiều so với bình thường. Nguyên nhân là do bệnh nhi chủ yếu là thiếu máu nhẹ và vừa (97,7%) nên chưa có biến đổi nhiều về lượng Hb. Chỉ số MCV giảm rõ rệt 67,13 ± 9,95 fl, MCH giảm nhiều 21,57 ± 3,91 pg và MCHC giảm ít 318 ± 20,15 g/dl. Chỉ số RDW không tăng. Nghiên cứu của Trần Xuân Tuấn (2022) cho thấy RBC, Hb trung bình đều giảm, chỉ số MCV giảm nhiều 66,09 ±9,3fl và MCH trung bình là 19,79 ± 3,42 pg, MCHC giảm ít 296,51 ± 17,23 g/dl [8]. Tác giả Nguyễn Thị Trang và cộng sự (2021) ghi nhận chỉ số RBC, Hb, MCV, MCH và MCHC giảm cho thấy thiếu máu hồng cầu nhỏ và nhược sắc [11]. Nồng độ sắt huyết thanh và Ferritin ở trẻ thiếu máu được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Nồng độ sắt huyết thanh và Ferritin ở trẻ thiếu máu Đặc điểm sinh hoá Số lượng % Giảm 102 78,5 Sắt huyết thanh Tăng 4 3,1 (µmol/L) Bình thường 24 18,5 Giảm 1 0,8 Ferritin Tăng 12 9,2 (ng/mL) Bình thường 117 90,0 Tổng 130 100 Số liệu tại Bảng 5 cho thấy, tỉ lệ bệnh nhi có nồng độ sắt huyết thanh giảm chiếm đa số với 78,5%. Nồng độ Ferritin trung bình là 78,71 ± 52,88 ng/mL. Nghiên cứu của Trần Xuân Tuấn http://jst.tnu.edu.vn 86 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 (2022) ghi nhận tỉ lệ bệnh nhi có nồng độ sắt huyết thanh giảm chiếm tỉ lệ cao, nồng độ sắt huyết thanh trung bình là 4,57±2,32 (µmol/L). Nồng độ Ferritin trung bình là 19,23 ± 12,3 ng/mL [8]. Tác giả Nguyễn Thị Trang ghi nhận tỉ lệ bệnh nhi có nồng độ sắt huyết thanh giảm chiếm tỉ lệ cao, nồng độ sắt huyết thanh trung bình là 4,46 ± 2,46 µmol/L, tỉ lệ bệnh nhi có nồng độ Ferritin
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 82 - 88 https://www.who.int/publications/i/item/9789241564960. [Accessed July 29, 2023]. 2011. [2] World Health Organization, Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity, “Vitamin and Mineral Nutrition Information System,” Geneva: World Health Organization, 2011. [Online]. Available: https://www.who.int/vmnis/indicators/haemoglobin.pdf. [Accessed July 29, 2023]. [3] World Health Organization, WHO global anaemia estimates, The global health observatory, 2021. [4] D. Kejo, P. M. Petrucka, H. Martin et al., "Prevalence and predictors of anemia among children under 5 years of age in Arusha District, Tanzania," Pediatric health, medicine and therapeutics, vol. 9, pp. 9- 15, 2018. [5] K. A. Elmardi, I. Adam, E. M. Malik et al., "Anaemia prevalence and determinants in under 5 years children: findings of a cross-sectional population-based study in Sudan," BMC pediatrics, vol. 20, no. 1, pp. 1-14, 2020. [6] H. Li, J. Xiao, M. Liao et al., "Anemia prevalence, severity and associated factors among children aged 6-71 months in rural Hunan Province, China: a community-based cross-sectional study," BMC Public Health, vol. 20, no. 1, pp. 989-995, 2020. [7] National Institute of Nutrion, “Survey data on micronutrients in 2014-2015,” 2015, pp. 34-38. [Online]. Available: http://chuyentrang.viendinhduong.vn/vi/so-lieu-thong-ke/so-lieu-dieu-tra-ve-vi- chat-dinhduong-2014---2015.html. [Accessed July 29, 2023]. [8] X. T. Tran, "Clinical, paraclinical characteristics and risk determinants of iron eficiency anemia among patient from 2 months to 60 months treated in Thai Nguyen a hospital," TNU Journal of Science and Technology, vol. 224, no. 14, pp. 22-27, 2022. [9] T. N. Sheth, N. K. Choudhry, M. Bowes et al., "The relation of conjunctival pallor to the presence of anemia," Journal of General Internal Medicine, vol. 12, no. 2, pp. 102-106, 1997. [10] H. D. Kalter, G. Burnham, P. R. Kolstad et al., "Evaluation of clinical signs to diagnose anaemia in Uganda and Bangladesh, in areas with and without malaria," Bull World Health Organ, vol. 75, pp. 103-111, 1997. [11] T. T. Nguyen, N. S. Nguyen, V. Q. Vu et al., "Clinical epidemiology characteristics and risk determinants of iron deficiency anemia among children from 6 months to 5 years," Journal of medical of Vietnam, vol. 503, no. 6, pp. 194-199, 2021. [12] M. Melku, K. A. Alene, B. Terefe et al., "Anemia severity among children aged 6-59 months in Gondar town, Ethiopia: a community-based cross-sectional study," Italian Journal of Pediatrics, vol. 44, no. 1, pp. 107-115, 2018. [13] A. Molla, G. Egata, F. Mesfin et al., "Prevalence of Anemia and Associated Factors among Infants and Young Children Aged 6-23 Months in Debre Berhan Town, North Shewa, Ethiopia," Journal of Nutrition and Metabolism, vol. 33, pp. 295-329, 2020. [14] A. K. Aggarwal, J. P. Tripathy, D. Sharma et al., "Validity of Palmar Pallor for Diagnosis of Anemia among Children Aged 6-59 Months in North India," Anemia, vol. 214, pp. 543- 60, 2014. http://jst.tnu.edu.vn 88 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 122 trẻ sơ sinh thiếu máu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016
7 p | 18 | 6
-
Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’mông tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
7 p | 62 | 6
-
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi
6 p | 47 | 4
-
Đặc điểm viêm phổi có thiếu máu ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 7 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thiếu máu ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2018-2019
7 p | 33 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan gây thiếu máu ở trẻ em nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
7 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt trẻ dưới 5 tuổi tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
4 p | 2 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020
6 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ thiếu máu ở trẻ thiếu máu thiếu sắt từ 6 tháng đến 60 tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p | 7 | 2
-
Diễn tiến lâm sàng ở trẻ bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy được điều trị hạ thân nhiệt tại Bệnh viện Nhi đồng 2
8 p | 3 | 2
-
Đặc điểm hội chứng thiếu máu huyết tán ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/06/2005 đến 01/06/2006
7 p | 32 | 2
-
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
83 p | 9 | 2
-
Một số đặc điểm dịch tễ thiếu máu ở trẻ sơ sinh
7 p | 40 | 2
-
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
80 p | 6 | 1
-
Sàng lọc và chẩn đoán thiếu enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
7 p | 1 | 1
-
Khảo sát giá trị huyết sắc tố hồng cầu lưới ở trẻ em thiếu máu thiếu sắt và thalassemia
6 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu chỉ số huyết sắc tố hồng cầu lưới ở trẻ em thiếu máu thiếu sắt và thalassemia
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn