YOMEDIA
ADSENSE
Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (1907-1983)_3
56
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gần đây, văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm sưu tầm, tìm hiểu và diện mạo đang dần được “phục hưng”.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (1907-1983)_3
- Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (1907-1983)
- Gần đây, văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm sưu tầm, tìm hiểu và diện mạo đang dần được “phục hưng”. Có thể nói “hòn máu bỏ rơi” (chữ dùng của Bùi Đức Tịnh) một thời của nền văn học dân tộc đang dần tìm lại được vị trí và vai trò xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao thời với tư cách là bộ phận văn học tiên phong viết bằng chữ quốc ngữ. Trên hành trình góp phần khơi dậy những giá trị văn chương một thời quên lãng, chúng tôi tập trung chú ý đến tác giả Trần Quang Nghiệp, một trong số không nhiều cây bút truyện ngắn nổi bật ở Nam Bộ những năm cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỉ XX. 1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Trần Quang Nghiệp Trần Quang Nghiệp sinh năm 1907, tại làng Bình Cách, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông là con thứ 4 trong gia đình có 6 người con của cụ Phủ Cẩm Trần Quang Xuân - một hào phú tân học. Thời niên thiếu, ông học trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho sau lên Sài Gòn học và bắt đầu viết văn tương đối sớm, khoảng 1927, ở tuổi 20. Tác phẩm đăng báo sớm nhất của Trần Quang Nghiệp là truyện ngắn Ai đành phụ nghĩa trên Đông Pháp thời báo số 683-684 ra ngày 16 và 18-2-1928; còn tiểu thuyết được viết sớm nhất là Giọt lệ hồng nhan - viết 1927, đăng báo 1928 và xuất bản thành sách 1931. Trần Quang Nghiệp viết rất nhanh, trong khoảng 5 năm cầm bút (1927-1932), ông đã để lại một số lượng tác phẩm khá lớn với khoảng 40 truyện ngắn và 07 tiểu thuyết được đăng trên các tờ Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân văn, Trung lập, Công luận…(1). Những năm 60, ông tham gia biên dịch và viết phụ đề Việt ngữ nhiều phim nước ngoài cho một hãng phim của người cháu họ ở Sài Gòn. Ngoài ra, chúng tôi chưa tìm thấy cứ liệu nào chứng tỏ ông có tham gia trở lại hoạt động văn học. Năm 1983, ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 77 tuổi. 2. Trần Quang Nghiệp - cây bút truyện ngắn hiện đại đậm chất Nam Bộ Giới thiệu về tác phẩm của Trần Quang Nghiệp, báo Công luận số 2128, ngày 28-7- 1931 viết: “Tiểu thuyết Giọt máu anh hùng của Trần Quang Nghiệp, người đã viết rất nhiều đoản thiên tiểu thuyết thật hay cho Đông Pháp thời báo, Thần chung và gần đây cho Công luận. Trần Quang Nghiệp là người đã viết bộ ái tình tiểu thuyết Giờ ly biệt cho Trung lập”.
- Như vậy, nhà văn Trần Quang Nghiệp đã được báo chí đương thời nhìn nhận ở hai mảng: tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết (từ bây giờ chúng tôi sẽ thay bằng thuật ngữ “truyện ngắn”). So với tiểu thuyết, truyện ngắn của ông có phần đặc sắc, ấn tượng hơn bởi văn phong sắc sảo, hiện đại và một phong cách truyện ngắn đậm chất Nam Bộ. Nghiên cứu về truyện ngắn Trần Quang Nghiệp chưa có một công trình, một bài viết chuyên sâu nào. Điều này có thể là do khó khăn về mặt tư liệu đối với không chỉ riêng trường hợp của Trần Quang Nghiệp mà còn rất nhiều các nhà văn Nam Bộ trước và cùng thời với ông. Đầu tiên là bài giới thiệu sơ lược về tác giả Trần Quang Nghiệp và tóm tắt một số tác phẩm của ông do TS. Hà Thanh Vân viết trong công trình Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX(2). Sau nữa là bài Tiểu sử và tác phẩm của nhà văn Trần Quang Nghiệp của TS. Cao Xuân Mỹ trong Hội thảo: Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX(3). Bài viết đã thống kê khá đầy đủ danh mục tác phẩm của Trần Quang Nghiệp nhưng vẫn còn nhiều chỗ cần xác minh thêm. Nhìn chung, cả hai tác giả đều khẳng định truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp “hấp dẫn, linh hoạt, ngòi bút sắc sảo, có thể so sánh với Nguyễn Công Hoan ở ngoài Bắc” và nếu xét về phương diện phản ánh xã hội thì truyện ngắn của ông là “một dạng Xã hội ba đào kí của miền Nam”(4). Dù hai bài viết này còn ở dạng giới thiệu khái quát về nhà văn và tác phẩm của ông nhưng bước đầu hai nhà nghiên cứu đều nhận thấy Trần Quang Nghiệp là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc ở Nam Bộ thời kì này. Đọc truyện ngắn Trần Quang Nghiệp, ta thấy nhà văn không đề cập đến những vấn đề rộng lớn của xã hội mà chỉ tập trung khai thác những vấn đề “vụn vặt” của cuộc sống và đạo đức con người, đặc biệt là ở “thiềng thị” miền Nam những năm 20 của thế kỉ trước bằng một lối viết hấp dẫn, đặc sắc mang đậm dấu ấn riêng. Giống như nhiều nhà văn Nam Bộ cùng thời, nội dung xuyên suốt truyện ngắn Trần Quang Nghiệp là vấn đề đạo đức trong xã hội buổi giao thời. Ở mảng đề tài này, ông đã nắm bắt và phản ánh linh hoạt từng khía cạnh của cuộc sống ảnh hưởng đến nhân cách con người. Theo Cao Xuân Mỹ, “chỉ khoảng một vài trang, truyện ngắn của ông như những lát cắt ngang cuộc sống, có khi chỉ là một chi tiết, một mảnh đời nhỏ, một ngày trôi qua, hay thậm chí một khoảnh khắc trong đời người… nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa”(5).
- 2.1. Người kể chuyện - Những dấu hiệu hiện đại từ trong truyền thống. Người kể chuyện (narrateur) là một trong những phạm trù cơ bản của nghệ thuật trần thuật. Người kể chuyện là “một hình tượng được tác giả thực hư cấu nên, nó có thể ở ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. Nó có nhiệm vụ mang lời kể trần thuật và chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng”. Các cấp độ trần thuật còn liên quan đến mối quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật, tức “tìm hiểu xem người kể chuyện là hay không là nhân vật của câu chuyện mà anh ta kể lại”(6). Nếu xét trên quan niệm như vậy, phần lớn truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp đều được kể theo lối truyền thống tức là được kể theo ngôi thứ ba - người kể chuyện “biết tuốt” với kết cấu tuyến tính theo trình tự thời gian xảy ra sự kiện. Qua 33 truyện ngắn chúng tôi khảo sát có 24 truyện người kể chuyện ở ngôi thứ ba, chiếm đến 72,7%. Có nghĩa là nghệ thuật trần thuật của Trần Quang Nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ cách kể chuyện truyền thống. Trong số những truyện ngắn này, có gần phân nửa truyện ảnh hưởng từ cách kể của tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh, vốn được dịch rất nhiều trong giai đoạn này. Ông thường mở đầu truyện bằng cách giới thiệu “trích ngang” của nhân vật hay bối cảnh câu chuyện được kể để xác định rõ đối tượng mình muốn hướng đến. Ở những truyện này, chỉ cần căn cứ vào giọng điệu của đoạn đầu, người đọc sẽ phán đoán được kết cục câu chuyện. Chẳng hạn như lúc giới thiệu về xuất thân, gia cảnh, hình dạng ông Hương sư Thạo tuổi lối năm mươi, tác người cao lớn mập mạp, có tật thấy con gái đẹp là mắt sáng lên… trong truyện Ba cô áo trắng, nhà văn muốn tạo ra sợi dây liên lạc giữa cảnh mở màn với cảnh kết thúc câu chuyện: chấm dứt sự giàu có của ông Hương sư “nhanh như chớp mắt” bởi thói háo sắc này… Có thể thấy đây là nét tiêu biểu của các nhà văn Nam Bộ thời kì này. Trong 24 truyện chúng tôi khảo sát thì có tới 12 truyện mở đầu theo cách này, chiếm 50%, một tỉ lệ khá lớn. Chính điều này đôi lúc làm người đọc có cảm giác nặng nề khi tiếp nhận tác phẩm của ông. Tuy vậy càng về sau, lối vào truyện kiểu này đã ít dần đi chứng tỏ Trần Quang Nghiệp cũng đã gia công rất nhiều trong cách vào truyện cho hấp dẫn, sinh động hơn. Có thể thấy, người kể chuyện ở ngôi thứ ba với lời kể mang tính khách quan hóa và trung tính. Người kể chuyện được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người… Ở kiểu kể chuyện này để gia tăng thêm
- sức hút và ý nghĩa cho câu chuyện, Trần Quang Nghiệp thường chêm xen vào những lời triết lí, bàn luận. Trong Xâu chìa khóa kết thúc truyện tác giả viết: “Thương người, dạy người biết ăn năn chữa lỗi và biết mình quấy mau toan cải quấy thì quý hóa vô cùng”; hay trong truyện Gặp người gái đẹp, người kể chuyện để cho nhân vật tự đưa ra kết luận về hành vi nhận quàng nhận bậy của mình: “Cũng ngỡ là mượn lấy danh thơm của người để hưởng chút phấn hương, chẳng dè lại phải mang nhục giùm thằng cha viết báo. Một lần như vậy, sau khá nên chừa”, v.v… Mỗi câu chuyện là một lời cảnh báo nhằm thức tỉnh lòng thương cảm đồng loại và khơi dậy lương tri con người. Những triết lí, bàn luận của Trần Quang Nghiệp thường giản dị, ngắn gọn súc tích rất hợp với phong cách không cầu kì, “sính chữ” của người miền Nam.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn