intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm vi khuẩn học trong đàm và bạch cầu ái toan trong máu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân có và không có di chứng lao phổi cũ

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát sự khác biệt về vi khuẩn học và bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở bệnh nhân có và không có di chứng lao phổi (DCLP) cũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm vi khuẩn học trong đàm và bạch cầu ái toan trong máu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân có và không có di chứng lao phổi cũ

  1. 21 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC TRONG ĐÀM VÀ BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN CÓ VÀ KHÔNG CÓ DI CHỨNG LAO PHỔI CŨ Trương Hồng Nhật, Nguyễn Văn Thọ TÓM TẮT: Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự khác biệt về vi khuẩn học và bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở bệnh nhân có và không có di chứng lao phổi (DCLP) cũ. Phương pháp: Đây là nghiên cứu theo dõi hàng loạt ca trên 138 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. DCLP cũ được xác định dựa vào tiền sử điều trị lao phổi và sự hiện diện của di chứng trên X-quang phổi. Cấy đàm tìm vi khuẩn và bạch cầu ái toan trong máu được thực hiện lúc nhập viện. Kết quả: Trong số 138 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT, 35,5% có kết quả cấy đàm dương tính: 32,9% (26/79) ở nhóm có và 39,0% (23/59) ở nhóm không có DCLP cũ. Vi khuẩn phân lập được nhiều nhất ở hai nhóm là P.aeruginosa (30,0% so với 19,2%, p = 0,574) và A.baumannii (26,7% so với 34,6%, p = 0,365). Bệnh nhân cấy đàm dương tính có thời gian nằm viện trung bình dài hơn bệnh nhân cấy đàm âm tính (15,7 ± 5,3 ngày so với 12,0 ± 4,5 ngày; p < 0,001). Tỉ lệ BCAT trong máu cao lần lượt của hai nhóm BPTNMT ở ngưỡng 100 tế bào/mm3 là 19,0% và 20,3%, ở ngưỡng 300 tế bào/mm3 là 7,6% và 5,1%. BCAT trong máu không liên quan với thời gian nằm viện ở cả hai nhóm bệnh nhân BPTNMT. Kết luận: Trong số bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong đàm và BCAT trong máu cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có DCLP cũ. Từ khoá: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, di chứng lao phổi cũ, bạch cầu ái toan máu. ABSTRACT: Background: This study was conducted to evaluate the differences of bacteriology and blood eosinophils during acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD) in patients with and without sequelae of pulmonary tuberculosis (TB). Methods: This is a case series report of 138 patients admitted to Pham Ngoc Thach hospital for AECOPD from September 2017 to March 2018. Sequelae of pulmonary TB was diagnosed on the basis of history of pulmonary TB treatment and the existence of TB sequelae on chest X-ray. Bacterial culture in sputum and blood eosinophils count were performed right after patients admitted to the hospital. Results: Among 138 patients admitted to the hospital for AECOPD, 35,5% of them had positive bacterial culture in sputum: 32,9% (26/79) in patients with TB sequelae and 39% (23/59) in patients without TB sequelae. Most common pathogenic bacteria isolated from the two groups were P.aeruginosa (30% vs. 19,2%, p = 0,574) and A.baumannii (26,7% vs. 34,6%, p = 0,365). The mean duration of hospital stay was significantly longer for patients with positive sputum culture than for patients with negative sputum culture (15,7 ± 5,3 days vs. 12 ± 4,5 days; p < 0,001). The proportion of high blood eosinophils of COPD patients with and without TB sequelae lung TB were 19 % and 20,3% at the cut-off of 100/mm3; 7,6% and 5,1% at the cut-off of 300/mm3, respectively. There was no relationship between the blood eosinophils count and the duration of hospital stay in both COPD groups. Conclusion: Among patients hospitalized for AECOPD, the proportions of positive sputum culture for pathogenic bacteria and high blood eosinophil did not differ significantly between patients with and without TB sequelae. Key words: COPD, sequelae of pulmonary tuberculosis, blood eosinophil.
  2. 22 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) kèm di chứng lao phổi (DCLP) cũ thường có kết cục lâm sàng xấu hơn bệnh nhân BPTNMT không kèm DCLP cũ. Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu về BPTNMT có DCLP cũ là ở giai đoạn ổn định. Các nghiên cứu đó cho thấy rằng, BPTNMT ở bệnh nhân có DCLP cũ có khó thở nhiều hơn, có rối loạn thông khí hỗn hợp nhiều hơn BPTNMT ở bệnh nhân không có DCLP cũ. Tuy nhiên, đặc điểm đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân có DCLP cũ vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và điều trị đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân có DCLP cũ toàn diện và hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự khác biệt về vi khuẩn học và bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu trong đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân có và không có DCLP cũ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Theo dõi hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT có hoặc không có DCLP cũ, nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại khoa Hen – BPTNMT Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn vào Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: – Tuổi ≥ 40 tuổi. – Nhập viện vì đợt cấp BPTNMT. BPTNMT được chẩn đoán theo GOLD [4] bao gồm triệu chứng lâm sàng và hô hấp ký, đợt cấp được chẩn đoán theo Anthoninsen [1]. – Có hoặc không có kèm DCLP cũ, được xác định dựa vào tiền sử điều trị lao phổi và sự hiện diện của di chứng trên X-quang phổi. – Có cấy đàm tìm vi khuẩn gây đợt cấp và xét nghiệm BCAT máu được thực hiện lúc nhập viện. Tiêu chuẩn loại ra – Tiền căn hen. – Xét nghiệm AFB/đàm (+) lúc nhập viện. – Có bệnh lý kết hợp làm ảnh hưởng chức năng phổi: Bệnh lý thần kinh cơ, suy tim, gù vẹo cột sống. Phương pháp thực hiện Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được theo dõi cho đến khi xuất viện hoặc tử vong. Thông tin của bệnh nhân được ghi vào hồ sơ nghiên cứu thông qua hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Nghiên cứu không can thiệp và không thay đổi quyết định điều trị. – Cấy đàm định lượng: đàm đường hô hấp dưới lấy trong vòng 24 giờ đầu sau nhập viện, được nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. – Công thức máu: lấy máu tại thời điểm nhập viện khảo sát số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu. – Xquang ngực: được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sĩ chuyên khoa Lao và Bệnh phổi có chứng chỉ X-quang. Xử lý thống kê. Biến định tính được biểu diễn bởi tần số và phần trăm. Sự khác biệt giữa 2 nhóm được kiểm định bằng phép kiểm 2 hoặc Fisher’s exact tương ứng. Biến định lượng được biểu diễn bằng trung bình và độ lệch chuẩn (phân phối bình thường) hoặc trung vị và khoảng tứ vị (không có phân phối bình thường). Sự khác biệt giữa 2 nhóm được kiểm định bằng phép kiểm Student t không ghép cặp nếu có phân phối bình thường hoặc phép kiểm Mann-Whitney nếu không có phân phối bình thường. Giá trị p < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
  3. 23 KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018 có 138 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 79 bệnh nhân BPTNMT có DCLP cũ và 59 bệnh nhân BPTNMT không kèm DCLP cũ. Thời gian từ khi bị lao phổi đến khi xuất hiện triệu chứng BPTNMT trung bình là 8,5 ± 7,3 năm. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. BPTNMT BPTNMT + DCLP cũ Đặc điểm p (n = 59) (n = 79) Nam (n=119) 52 (88,1%) 67 (84,8%) Giới tính 0,575 Nữ (n=19) 7 (11,9%) 12 (15,2%) Tuổi trung bình 72,9 ± 10,584 67,25 ± 11,745 Độ tuổi Tuổi nhỏ nhất 45 49 0,004 Tuổi lớn nhất 90 88 Gầy (n = 70 ) 28 (47,5%) 42 (53,2%) BMI Trung bình (n = 64 ) 30 (50,8%) 34 (43%) 0,610 Béo phì (n = 4 ) 1 (1,7%) 3 (3,8%) Không hút (n=45) 16 (27,1%) 29 (36,7%) Hút thuốc Đã ngưng hút (n=68) 34 (57,6%) 34 (43,0%) 0,237 lá Đang hút (n=25) 9 (15,3%) 16 (20,3%) Số gói – năm 33,10 ± 23,49 26,14 ± 22,99 0,085 Rối loạn Tắc nghẽn (n=19) 11 (18,6%) 8 (10,1%) thông khí 0,151 Hỗn hợp (n=119) 48 (81,4%) 71 (89,9%) Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Phần lớn bệnh nhân ở hai nhóm là nam giới, độ tuổi ≥ 70 tuổi. Bệnh nhân BPTNMT có DCLP cũ trẻ hơn bệnh nhân BPTNMT không có DCLP cũ. Rối loạn thông khí hỗn hợp chiếm tỉ lệ cao ở cả hai nhóm bệnh nhân BPTNMT. Đặc điểm BCAT máu và vi khuẩn gây bệnh trong đợt cấp BPTNMT. Đặc điểm BCAT trong BPTNMT BPTNMT + DCLP cũ 3 p máu (TB/mm ) (n = 59) (n = 79) Trung vị 19,49 19,92 0,762 Khoảng tứ vị 3,97 – 78,5 3,71 – 73,06  100/mm3 (n=27) 12 (20,3%) 15 (19%) 0,843 < 100/mm3 (n=111) 47 (79,7%) 64 (81%)  300/mm3 (n=9) 3 (5,1%) 6 (7,6%) 0,732 < 300/mm3 (n=129) 56 (94,9%) 73 (92,4%) Bảng 2. Đặc điểm BCAT trong máu trong đợt cấp BPTNMT. Không có sự khác biệt về số lượng BCAT máu trong đợt cấp giữa hai nhóm BPTNMT (p > 0,05).
  4. 24 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong đợt cấp BPTNMT. Tỷ lệ cấy đàm dương tính ở nhóm BPTNMT đơn thuần là 39% (23/59) và ở nhóm BPTNMT kèm DCLP cũ là 32,9% (26/79). Sự khác biệt về kết quả cấy đàm giữa hai nhóm BPTNMT không có ý nghĩa thống kê (p = 0,461). BPTNMT BPTNMT + DCLP cũ Vi khuẩn P (n = 59) (n = 79) Pseudomonas aeruginosa 5 (19,2%) 9 (30%) 0,574 Acinetobacter baumannii 9 (34,6%) 8 (26,7%) 0,365 Stenotrophomonas maltophilia 2 (7,7%) 1 (3,3%) 0,576 Burkholderia cepacia 0 (0%) 1 (3,3%) 1 Klebsiella pneumoniae 1 (3,8%) 3 (10%) 0,636 Enterobacter spp. 1 (3,8%) 0 (0%) 0,428 Proteus 1 (3,8%) 0 (0%) 0,428 Staphylococcus aureus 2 (7,7%) 3 (10%) 1 Streptococcus pneumonia 0 (0%) 1 (3,3%) 1 Hemophillius parainfluenza 4 (15,4%) 4 (13,3%) 0,724 Bacillius 1 (3,8%) 0 (0%) 0,428 Bảng 3. Đặc điểm loài vi khuẩn phân lập được trong đợt cấp BPTNMT Trong nhóm bệnh nhân BPTNMT có DCLP cũ, vi khuẩn phân lập được nhiều nhất là P. aeruginosa chiếm tỉ lệ 30% (9/30 trường hợp), kế đến là A. baumannii 26,7% (8/30 trường hợp). Trong nhóm bệnh nhân BPTNMT không có DCLP cũ, tỉ lệ phân lập được A. baumannii cao nhất (34,6%), kế đến là P. aeruginosa (19,2%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong các mẫu cấy đàm dương tính (p > 0,05). Kết quả điều trị đợt cấp BPTNMT Trong quá trình điều trị, tất cả bệnh nhân đều được sử dụng corticosteroid toàn thân trong suốt thời gian nằm viện, với thời gian sử dụng trung bình ở bệnh nhân BPTNMT có và không có DCLP cũ lần lượt là 13 ± 4,9 ngày và 13,6 ± 5,5 ngày. Tỉ lệ dùng kháng sinh trong đợt cấp là 78,5% ở nhóm BPTNMT có DCLP cũ và 81,4% ở nhóm BPTNMT không có DCLP cũ. Không có sự khác biệt về thời gian dùng corticosteroid toàn thân và tỉ lệ dùng kháng sinh trong đợt cấp giữa hai nhóm BPTNMT (p = 0,477). Thời gian nằm viện trung bình của nhóm BPTNMT có DCLP cũ là 13 ± 4,9 ngày, thấp hơn so với nhóm BPTNMT không có DCLP cũ (13,6 ± 5,5 ngày). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,477).
  5. 25 Đặc điểm BCAT trong máu Thời gian điều trị p và vi khuẩn học < 100/mm3 (n=111) 13,5 ± 5,2 0,368  100/mm (n=27) 3 12,5 ± 4,9 BCAT máu < 300/mm3 (n=129) 13,3 ± 5,2 0,614  300/mm (n=9) 3 12,4 ± 3,6 Âm tính (n=89) 12 ± 4,5 Cấy đàm < 0,001 Dương tính (n=49) 15,7 ± 5,3 Âm tính (n=124) 13 ± 5,1 Nhiễm P. aeruginosa 0,042 Dương tính (n=14) 15,9 ± 4,7 Bảng 4. Liên quan giữa BCAT trong máu và đặc điểm vi khuẩn học lên thời gian điều trị đợt cấp BPTNMT. Thời gian điều trị trung bình ở nhóm cấy đàm dương tính dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cấy đàm âm tính (p < 0,001). Những trường hợp cấy đàm dương tính phân lập được P. aeruginosa có thời gian điều trị trung bình dài hơn so với những trường hợp không phân lập được P. aeruginosa (p = 0,042). BÀN LUẬN Đặc điểm công thức máu trong đợt cấp BPTNMT Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm đường hô hấp do BCAT không chỉ thường gặp trong hen mà còn trong BPTNMT [11],[14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BCAT trong máu cao lần lượt của hai nhóm BPTNMT có và không có DCLP cũ ở ngưỡng 100/mm3 là 19 % và 20,3%, ở ngưỡng 300/mm3 là 7,6% và 5,1%. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu của Võ Phạm Minh Thư (2016) có 39,2% bệnh nhân có số lượng BCAT  150/mm3 [13]. Nghiên cứu của Siva R. và cộng sự (2007) cho thấy, BCAT trong máu ngoại vi của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT vào khoảng 200 – 240/mm3 và những bệnh nhân có số lượng BCAT tăng thường đáp ứng tốt với corticosteroid [12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tăng BCAT thấp hơn so với các nghiên cứu khác và không có sự khác biệt về tỉ lệ tăng BCAT giữa hai nhóm BPTNMT có và không có DCLP cũ. Nguyên nhân là do đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được chuyển đến từ bệnh viện tuyến tỉnh và được sử dụng corticosteroid toàn thân trước đó. Những trường hợp có tăng BCAT máu đã được sử dụng corticosteroid toàn thân nếu đáp ứng sẽ làm thay đổi số lượng và tỉ lệ BCAT máu. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong đợt cấp BPTNMT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 49/138 bệnh nhân có mẫu đàm cấy dương tính, trong đó, có 7 mẫu đàm dương tính với hai loại vi khuẩn. Không có sự khác biệt về tỉ lệ cấy đàm dương tính giữa hai nhóm bệnh nhân BPTNMT có và không có DCLP cũ (32,9% so với 39%). Nhiều nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ cấy đàm dương tính đạt từ 20 – 60% ở đợt cấp trung bình và nặng [5], [8], [15]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận vi khuẩn phân lập được nhiều nhất ở hai nhóm bệnh nhân BPTNMT có và không có DCLP cũ là Pseudomonas aeruginosa (30% và 19,2%), Acinetobacter baumannii (26,7% và 34,6%). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ phân lập được P. aeruginosa và A. baumannii trong các mẫu cấy đàm dương tính giữa hai nhóm BPTNMT không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu của Phạm Thị Phương Oanh (2012) cho thấy tác nhân gây đợt cấp chủ yếu là K. pneumoniae (32,3%); A. baumannii (32,2%) và P. aeruginosa (18,5%) [10]. Theo Lin và cộng sự (2007), các vi khuẩn phân lập được trong đợt cấp là K. pneumonia (29,6%), P. aeruginosa (25,3%), Acinetobacter spp. (10,4%) [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vi khuẩn phân lập được nhiều nhất ở cả hai nhóm BPTNMT là P. Aeruginosa và
  6. 26 A. baumannii, hai loại vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Nguyên nhân có thể là do đa số bệnh nhân ở cả hai nhóm có mức độ tắc nghẽn nặng và rất nặng, được chuyển từ tuyến dưới lên, quá trình nằm viện trước đó làm tăng nguy cơ nhiễm P. aeruginosa. Trong nhiều nghiên cứu, tỉ lệ phân lập được P. aeruginosa tăng đáng kể ở những bệnh nhân có FEV1 < 50% [7]. Kết quả điều trị đợt cấp BPTNMT. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về thời gian dùng corticosteroid toàn thân và tỉ lệ dùng kháng sinh trong đợt cấp giữa hai nhóm BPTNMT. Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm BPTNMT có DCLP cũ là 13 ± 4,9 ngày, ở nhóm BPTNMT không có DCLP cũ là 13,6 ± 5,5 ngày, và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p = 0,477). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Yakar (2017), thời gian nằm viện trung bình ở nhóm BPTNMT không có DCLP cũ là 8,6 ± 4,6 ngày, ở nhóm có DCLP cũ là 8,9 ± 4,6 ngày, và cũng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p = 0,058) [16]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân tăng BCAT máu  100/mm3 và  300/mm3 thì thời gian điều trị trung bình là 12,5 ± 4,9 ngày và 12,4 ± 3,6 ngày. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tăng BCAT trong BPTNMT có liên quan đến tăng đáp ứng điều trị với corticosteroid toàn thân và giảm thời gian nằm viện [2],[3],[12]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt về thời gian nằm viện trung bình giữa những bệnh nhân có và không có tăng BCAT máu. Điều này có thể giải thích là do những trường hợp BPTNMT tăng BCAT máu đáp ứng với điều trị corticosteroid toàn thân đã được điều trị ổn ở tuyến dưới, các trường hợp chuyển viện đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đa số những trường hợp nặng, kém đáp ứng với corticosteroid. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian điều trị trung bình ở nhóm cấy đàm dương tính (15,7 ± 5,3 ngày) dài hơn 3,707 ngày so với nhóm cấy đàm âm tính (12 ± 4,5 ngày), khoảng tin cậy 95%: 2,006 – 5,409 ngày (p < 0,001). Kết luận này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Võ Phạm Minh Thư (2016), ngày điều trị trung bình ở nhóm không phân lập được tác nhân vi sinh ngắn hơn có ý nghĩa so với nhóm phân lập được vi khuẩn hoặc virus (p = 0,014) [13]. Ở những bệnh nhân có bằng chứng nhiễm khuẩn, triệu chứng lâm sàng đợt cấp trầm trọng hơn, do đó đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài hơn so với những bệnh nhân không nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận ngày điều trị trung bình khác nhau có ý nghĩa giữa những trường hợp cấy đàm dương tính phân lập được P. aeruginosa (15,9 ± 4,7 ngày), dài hơn 2,945 ngày so với những trường hợp không nhiễm P. aeruginosa (13 ± 5,1 ngày) với khoảng tin cậy 95%: 0,113 – 5,776 ngày (p = 0,042). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ko FW. và cộng sự (2004), những trường hợp đợt cấp BPTNMT cấy đàm dương tính phân lập được P. aeruginosa có liên quan đến thời gian nằm viện dài hơn ( 9,1 ± 3,1 ngày so với 7,1 ± 4,2 ngày; p = 0,03) [6]. Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa ngày càng tăng, P. aeruginosa lại là tác nhân đợt cấp BPTNMT thường gặp ở bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn nặng, phải nhập viện nhiều lần. Do đó, quá trình điều trị ở những bệnh nhân đợt cấp BPTNMT phân lập được P.aeruginosa sẽ kéo dài hơn so với những trường hợp không nhiễm P. Aeruginosa. KẾT LUẬN Trong số bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong đàm và BCAT trong máu cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có DCLP cũ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anthonisen N.R., Manfreda J., Warren C.P., et al. (1987), "Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease", Ann Intern Med, 106(2), pp.196-204
  7. 27 2. Bafadhel M., Greening N. J., Harvey-Dunstan T. C., et al. (2016), "Blood eosinophils and outcomes in severe hospitalised exacerbations of COPD", Chest, 150(2), pp.320-328. 3. Bafadhel M., McKenna S., Terry S., et al. (2012), "Blood eosinophils to direct corticosteroid treatment of exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease: a randomized placebo-controlled trial", Am J Respir Crit Care Med, 186(1), pp.48- 55. 4. GOLD (2017), Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD). Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. Medical Communication Resources, Inc. 5. Nguyễn Thị Ngọc Hảo (2009), Đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát cấp tính của BPTNMT, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 6. Ko FW., Lam RK., Li TS, et al. (2005), “Sputum bacteriology in patients hospitalized with acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease and concomitant pneumonia in Hong Kong”, Intern Med J., 35(11), pp. 661-667. 7. Lin S-H., Kuo P-H., Hsueh P-R., et al. (2007), “Sputum bacteriology in hospitalized patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Taiwan with an emphasis on Klebsiella pneumoniae and Pseudomonas aeruginosa”, Respiratory, 12, pp.81-87. 8. Llor C., Bjerrum L., Munck A., et al. (2013), "Predictors for antibiotic prescribing in patients with exacerbations of COPD in general practice", Ther Adv Respir Dis, 7(3), pp.131-137. 9. Malin Inghammar, Anders Ekbom, Gunnar engstrom (2010), “COPD and the risk of Tuberculosis – a population – based cohort study”, Plos one, www.plosone.org 10. Phạm Thị Phương Oanh, Hồ Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Quang Minh (2012), “Khảo sát tình hình nhiễm khuẫn trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại khoa A2 bv thống nhất từ 07/2010 đến 07/2011”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 254 – 259. 11. Singh D., Edwards L., Tal-Singer R., et al. (2010), "Sputum neutrophils as a biomarker in COPD: findings from the ECLIPSE study", Respir Res, 11, pp.77. 12. Siva R., Green R.H., Brightling C.E., et al. (2007), "Eosinophilic airway inflammation and exacerbations of COPD: a randomised controlled trial", Eur Respir J, 29(5), pp.906-913. 13. Võ Phạm Minh Thư (2016), Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân vi sinh, thông khí phổi và các dấu ấn sinh học huyết thanh trong đợt cấp của BPTNMT, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội 14. Vedel-Krogh S., Nielsen S. F., Lange P., et al. (2015), "Blood eosinophils and exacerbations in COPD: the Copenhagen General Population Study", American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 15. Wilson R., Anzueto A., Miravitlles M., et al. (2012), "Moxifloxacin versus amoxicillin/clavulanic acid in outpatient acute exacerbations of COPD: MAESTRAL results", Eur Respir J, 40(1), pp.17-27. 16. Yakar, Halil Ibrahim, et al. (2017), “The Role of Tuberculosis in COPD”, International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease, 12, pp. 323–329.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1