intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm viêm phổi kéo dài ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021-2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đặc điểm viêm phổi kéo dài ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021-2023 tập trung mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi sinh của viêm phổi kéo dài (VPKD) ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/06/2021 đến 31/05/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm viêm phổi kéo dài ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021-2023

  1. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI KÉO DÀI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2021-2023 Nguyễn Thị Việt Hân1 TÓM TẮT Lê Thị Thanh Thảo2 Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và Phạm Thị Minh Hồng3 vi sinh của viêm phổi kéo dài (VPKD) ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/06/2021 đến 1 Khoa Nhi, Bệnh viện Quận Gò Vấp 31/05/2023. 2 Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 3 Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả: Trong thời gian 01/06/2021 đến 31/5/2023, có 158 trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán VPKD. Tỷ lệ nam:nữ là 2,1:1. Nhóm tuổi từ 1 đến 12 tháng chiếm 53,2%. Ho và sốt là hai lý do nhập viện thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 51,3% và 42,4%. Dạng VPKD thường gặp là viêm phổi đông đặc rải rác (43,7%). Có 118 trẻ có bệnh kèm (74,7%). Các yếu tố nguy cơ của VPKD gồm suy dinh dưỡng (36,7%), bất thường bẩm sinh hệ hô hấp (22,8%), trào ngược dạ dày thực quản (17,1%), tim bẩm sinh (10,1%), giãn não thất (10,1%), loạn sản phế quản phổi (9,5%), viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (8,2%), lao phổi (5,7%), động kinh (5,1%), hen (3,8%) và bất thường nhiễm sắc thể (3,8%). Trong 52 mẫu cấy dịch hút khí quản qua mũi (NTA) có kết quả dương tính, đơn tác nhân chiếm 71,2%, đa tác nhân chiếm 28,8%. Tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp lần lượt là Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae. Acinetobacter baumannii kháng Imipenem 96,2%, Meropenem 92,3%; có tỷ lệ kháng, trung gian và nhạy với Colistin lần lượt là 7,7%, 30,8%, 61,5%. Pseudomonas aeruginosa kháng Ceftazidime 66,7%. Klebsiella pneumoniae kháng Carbapenem nhóm 2 là 90%, trung gian với Meropenem 10%, kháng Ampicillin 100% và Ceftriaxone 70%. Tác giả chịu trách nhiệm Nguyễn Thị Việt Hân Kết luận: Nhóm tuổi từ 1 đến 12 tháng chiếm ưu thế Khoa Nhi, Bệnh viện Quận Gò Vấp trong VPKD ở trẻ em, giới nam nhiều hơn giới nữ. Suy dinh Email: hanntv@gmail.com dưỡng và bất thường bẩm sinh hệ hô hấp là hai yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. Tác nhân gây bệnh phân lập được chủ yếu Ngày nhận bài: 22/8/2023 (Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella Ngày phản biện: 28/9/2023 pneumoniae) là các vi khuẩn bệnh viện. Ngày đồng ý đăng: 11/10/2023 Từ khóa: Viêm phổi kéo dài, trẻ em, yếu tố nguy cơ Trang 206 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ VIỆT HÂN VÀ CỘNG SỰ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 – TP Hồ Chí Minh, từ 01/06/2021 đến Viêm phổi kéo dài (VPKD) chiếm một tỷ lệ 31/05/2023, không cao (9,2%) nhưng việc chẩn đoán và điều trị các trường hợp này vẫn còn là một thách thức Đối tượng nghiên cứu đối với các bác sĩ lâm sàng [1]. VPKD được định Trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị nội trú nghĩa là đặc trưng của nhiễm trùng đường hô tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 được chẩn đoán VPKD hấp dưới (ho, thở nhanh và sốt, có hoặc không dựa trên các tiêu chuẩn sau: có nhiễm trùng có co rút lồng ngực) với bằng chứng X-quang đường hô hấp dưới (ho, thở nhanh và sốt, có cho thấy thâm nhiễm hoặc đông đặc phổi kéo hoặc không có co rút lồng ngực) với bằng chứng dài từ 30 ngày trở lên, dù đã được dùng kháng X-quang cho thấy thâm nhiễm hoặc đông đặc sinh trong thời gian tối thiểu 10 ngày [2]. Nghiên phổi kéo dài từ 30 ngày trở lên, dù được dùng cứu của tác giả Nguyễn Thể Tần vào năm 2009 kháng sinh trong thời gian tối thiểu 10 ngày [2]. tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh kèm trong VPKD là 76,28% [3]; và tỷ lệ này lần Cỡ mẫu, chọn mẫu lượt là 88,9% và 97,6% trong nghiên cứu của Lấy trọn Khaled Saad và Manish Kumar [1], [2]. Phần lớn Tiêu chuẩn chọn vào: các trường hợp VPKD đều có thời gian nằm viện dài ngày, dẫn đến các lo ngại về nguy cơ nhiễm Trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị nội trú khuẩn bệnh viện cũng như tăng chi phí điều tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian từ trị. Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện chuyên 01/06/2021 đến 31/05/2023, thoả 3 tiêu chuẩn: khoa Nhi hạng 1, là một trong 4 bệnh viện Nhi (1) Được chẩn đoán viêm phổi dựa vào lâm hàng đầu tại Việt Nam, đã từng có một nghiên sàng (ho, thở nhanh và/hoặc co lõm ngực) và X cứu về VPKD cách nay 5 năm. Tuy nhiên, nghiên quang ngực có tổn thương nhu mô phổi. cứu này được thực hiện chỉ trong thời gian 6 tháng và ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Đặc điểm dịch (2) Các triệu chứng lâm sàng của viêm tễ học, lâm sàng và vi sinh của VPKD ở trẻ em, phổi và hình ảnh viêm phổi trên X quang ngực nhất là tình hình đề kháng kháng sinh của các kéo dài ≥ 30 ngày tác nhân gây bệnh trong giai đoạn hiện nay như (3) Cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ đồng thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc ý cho trẻ tham gia vào nghiên cứu. điểm VPKD ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tiêu chuẩn loại trừ: không năm 2021 - 2023” nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng Nhi phát hiện sớm yếu tố nguy cơ của VPKD, sử Chủ đề nghiên cứu dụng kháng sinh ban đầu phù hợp với tình hình Trong nghiên cứu này ghi nhận đặc điểm đề kháng kháng sinh ngày càng tăng của các tác dịch tễ học, lâm sàng và vi sinh của VPKD ở trẻ em nhân gây bệnh và xử trí đồng thời các bệnh lý Thu thập số liệu kèm để cải thiện kết quả điều trị. Lô hồi cứu: lấy danh sách tất cả bệnh nhân 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP được chẩn đoán lúc xuất viện là viêm phổi và Thiết kế nghiên cứu có số ngày điều trị nội trú ≥ 30 ngày, trong thời Mô tả loạt ca. gian từ 01/06/2021 đến 30/09/2022; sau đó dựa vào hồ sơ bệnh án chọn ra các bệnh nhi đủ tiêu Địa điểm và thời gian nghiên cứu chuẩn chẩn đoán VPKD. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 207
  3. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Lô tiến cứu được thu dung trong thời gian đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bệnh từ 01/10/2022 đến 31/05/2023, bao gồm tất cả viện Nhi đồng 2 theo Giấy chứng nhận số 829/ các trẻ được chẩn đoán viêm phổi lúc nhập viện GCN-BVNĐ2. và được theo dõi điều trị đến ngày 30 sau nhập 3. KẾT QUẢ viện mà vẫn còn viêm phổi trên lâm sàng và X quang ngực. Đặc điểm dịch tễ học Thu thập dữ liệu dịch tễ học, lâm sàng và vi Từ 1/6/2021 đến 31/5/2023, có 158 bệnh sinh vào bệnh án mẫu. nhi VPKD được đưa vào nghiên cứu. Trẻ ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ lệ 53,2%; Xử lý và phân tích số liệu Tỷ lệ nam:nữ là 2,1:1, giới nam chiếm 67,7%. Có Các số liệu được xử lý bằng phần mềm 85,4% trẻ cư trú ở tỉnh khác ngoài thành phố Hồ Stata 14. Biến số định tính được tính tần số và Chí Minh. tỷ lệ phần trăm. Biến số định lượng được tính Đặc điểm lâm sàng trung bình và độ lệch chuẩn. Nếu mẫu không phải là phân phối chuẩn, biến số này sẽ được Lý do nhập viện thường gặp là ho và sốt với tính trung vị và khoảng tứ vị. tỷ lệ lần lượt là 51,3% và 42,4%. Các triệu chứng co lõm ngực chiếm 77,8%, ho 76,0% và ran ẩm Đạo đức trong nghiên cứu 74,1%. Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội Bảng 1. Các dạng VPKD Tần số Tỷ lệ Các dạng VPKD (n=158) (%) Đông đặc phổi rải rác 69 43,7 VP có biến chứng suy hô hấp cần hỗ trợ oxy 62 39,2 VP có biến chứng nhiễm trùng huyết 38 24,1 VP có biến chứng xẹp phổi 35 22,2 Lao phổi AFB âm tính 27 17,1 VP hoại tử 15 9,5 VP có biến chứng tràn dịch màng phổi 13 8,2 VP có biến chứng tràn khí - dịch màng phổi 4 2,5 Áp xe phổi 2 1,3 VP kẽ 1 0,6 Nhận xét: Dạng VPKD thường gặp nhất Đặc điểm các bệnh kèm là đông đặc phổi rải rác (43,7%). VPKD có biến Trong 158 bệnh nhi VPKD, có 118 ca có chứng suy hô hấp cần hỗ trợ oxy (39,2%), trong bệnh kèm chiếm 74,7%. đó có 32 trường hợp thở qua cannula, 9 trường hợp thở CPAP và 21 trường hợp thở máy với số ngày thở máy trung bình là 16,18 ± 14,92 ngày. Trang 208 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ VIỆT HÂN VÀ CỘNG SỰ Bảng 2. Các bệnh kèm thường gặp trong VPKD Bệnh kèm Tần số (n=158) Tỷ lệ (%) Suy dinh dưỡng 58 36,7 Bất thường bẩm sinh hệ hô hấp 36 22,8 Trào ngược dạ dày-thực quản 27 17,1 Giãn não thất 16 10,1 Tim bẩm sinh 16 10,1 Loạn sản phế quản phổi 15 9,5 Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn 13 8,2 Lao phổi 9 5,7 Động kinh 8 5,1 Bất thường não bẩm sinh và sau sinh 8 5,1 Hen 6 3,8 Bất thường nhiễm sắc thể 6 3,8 Bại não 4 2,5 Bệnh não thiếu oxy 4 2,5 Suy giảm miễn dịch dịch thể 3 1,9 Dị vật đường thở 1 0,6 Nhận xét: Suy dinh dưỡng (36,7%) và bất thanh môn, 1 dò khí quản - thực quản, 1 CCAM, thường bẩm sinh hệ hô hấp (22,8%) là các bệnh 1 chẻ thanh quản, 1 mềm sụn khí phế quản, 1 kèm thường gặp nhất. Ở nhóm bất thường bẩm phế quản thuỳ trên xuất phát sớm. Trong nhóm sinh hệ hô hấp có 13 trường hợp mềm sụn thanh suy dinh dưỡng có 26 trường hợp mức độ nặng quản, 6 trường hợp hẹp phế quản gốc, 5 lõm (16,5%) và 32 trường hợp mức độ trung bình ngực bẩm sinh, 4 hẹp khí quản, 3 hẹp phế quản (20,2%). Trong 9 trường hợp lao có 2 trường hợp thùy trên, 3 chẻ vòm, 2 hẹp mũi sau, 1 hẹp hạ đã ngưng điều trị lao, 7 đang điều trị lao. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 209
  5. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Đặc điểm các tác nhân vi sinh phân lập được Bảng 3. Tần suất các tác nhân gây bệnh phân lập được Cấy bệnh phẩm (dương Đơn tác nhân Đa tác nhân tính) Tác nhân thường gặp Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ Tỷ lệ Tần số Tần số (%) (%) NTA (n= 92) Acinetobacter baumannii 52 56,5 37 71,2 15 28,8 Pseudomonas aeruginosa Klebsiella pneumoniae. Máu (n=121) Burkholderia cepacia complex 25 20,7 21 84,0 4 16,0 Staphylococcus haemolyticus Dịch rửa phế quản phế nang (n=10) Pseudomonas aeruginosa đồng nhiễm Stenotrophomonas 3 30 2 66,7 1 33,3 maltophilia Klebsiella pneumoniae Candida albican Dịch màng phổi (n=12) Staphylococcus aureus 2 16,7 2 100,0 0 0,0 Candida albican Nhận xét: Ở các mẫu bệnh phẩm cấy dương phẩm là Acinetobacter baumannii (26 mẫu), tính, đa số phân lập được đơn tác nhân gây Pseudomonas aeruginosa (12 mẫu), Klebsiella bệnh hơn là đa tác nhân. Ba tác nhân vi khuẩn pneumoniae (10 mẫu). thường gặp nhất trong tất cả các mẫu bệnh Trang 210 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  6. Candida albican Nhận xét: Ở các mẫu bệnh phẩm cấy dương tính, đa số phân lập được đơn tác nhân gây bệnh NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ba tác nhân vi khuẩn thường gặp |nhất trong tất cả các mẫu bệnh phẩm là CỘNG SỰ hơn là đa tác nhân. SỐ 137 | TẬP 1 2023 | NGUYỄN THỊ VIỆT HÂN VÀ Acinetobacter baumannii (26 mẫu), Pseudomonas aeruginosa (12 mẫu), Klebsiella pneumoniae (10 mẫu). Tình trạng đề kháng kháng sinh Tình trạng đề kháng kháng sinh Ceftazidime 100.0% 0.0% Imipenem/Cilastatin 96.2% 3.8% Meropenem 92.3% 7.7% Cefepime 92.3% 7.7% Ampicillin 84.6% 7.7% 7.7% Trimethoprim 73.1% 3.8% 26.9% Gentamycin 73.1% 26.9% Ciprofloxacin 69.2% 30.8% Piperacillin/tazobactam 34.6% 15.4% 50.0% Amikacin 30.8% 69.2% Minocycline 11.5% 53.8% 34.7% Colistin 7.7% 30.8% 61.5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kháng Trung gian Nhạy Biểu đồ 1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii (n=26) Biểu đồ 1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii (n=26) Acinetobacter baumannii kháng Imipenem 96,2%, Meropenem 92,3%; có tỷ lệ kháng, trung Acinetobacter baumannii kháng Imipenem 96,2%, Meropenem 92,3%; có tỷ lệ kháng, trung gian gian và nhạy với Colistin lần lượt là 7,7%, 30,8%, 61,5%. và nhạy với Colistin lần lượt là 7,7%, 30,8%, 61,5%. Imipenem/Cilastatin 91.7% 8.3% Meropenem 66.7% 33.3% Ceftazidime 66.7% 33.3% Gentamycin 16.7% 8.3% 75.0% Cefepime 16.7% 8.3% 75.0% 6 Ertapenem 8.3% 91.7% Colistin 8.3% 25.0% 66.7% Ciprofloxacin 8.3% 25.0% 66.7% Ampicillin 8.3% 91.7% Piperacillin/tazobactam 33.3% 66.7% Minocycline 8.3% 91.7% Amikacin 8.3% 91.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kháng Trung gian Nhạy Biểu đồ 2. đồ 2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinhcủa Pseudomonas aeruginosa (n=12) Biểu Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa (n=12) Pseudomonas aeruginosa kháng Ceftazidime 66,7%, kháng Ciprofloxacin 8,3%; nhạy 91,7% Pseudomonas aeruginosa kháng Ceftazidime 66,7%, kháng Ciprofloxacin 8,3%; nhạy 91,7% với với Ertapenem, Ampicillin, Minocycline, Amikacin. Ertapenem, Ampicillin, Minocycline, Amikacin. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Ampicillin 100.0% Trang 211 Ertapenem 90.0% 10.0% Ceftazidime 90.0% 10.0% Imipenem/Cilastatin 90.0% 10.0%
  7. Kháng Trung gian Nhạy Biểu đồ 2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa (n=12) Pseudomonas aeruginosa kháng Ceftazidime 66,7%, kháng Ciprofloxacin 8,3%; nhạy 91,7% với Ertapenem, Ampicillin, Minocycline, Amikacin. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Ampicillin 100.0% Ertapenem 90.0% 10.0% Ceftazidime 90.0% 10.0% Imipenem/Cilastatin 90.0% 10.0% Meropenem 90.0% 10.0% Trimethoprim 70.0% 30.0% Gentamycin 70.0% 30.0% Cefepime 70.0% 30.0% Ceftriaxone 70.0% 30.0% Piperacillin/tazobactam 60.0% 40.0% Ciprofloxacin 60.0% 40.0% Colistin 40.0% 10.0% 50.0% Tigecycline 10.0% 20.0% 70.0% Amikacin 100.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kháng Trung gian Nhạy Biểu đồ 3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae (n=10) Biểu đồ 3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae (n=10) Klebsiella pneumoniae kháng Carbapenem nhóm 2 là 90%, trung gian với Meropenem 10%, 7 kháng Ceftriaxone 70% và kháng Ampicillin 100%; nhạy Amikacin 100%. 4. BÀN LUẬN 98,65% trẻ có triệu chứng ho, 82,1% co lõm ngực và 97,9% có ran ở phổi [6]. Dạng lâm sàng đông Đặc điểm dịch tễ học đặc phổi rải rác (43,7%) được chẩn đoán trên lâm Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ ở sàng kết hợp với hình ảnh trên CT scan ngực. nhóm tuổi từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ lệ Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắc lao AFB âm cao nhất 53,2%. Phân bố này cũng tương tự như tính là 17,1%, thấp hơn so tác giả Trần Minh Thuỳ nghiên cứu VPKD của Nguyễn Thế Tần năm 2009 (20%) và Nazia Hossain (23,3%) [4],[7]. Chẩn đoán và Trần Minh Thuỳ năm 2015 lần lượt là 76,3%, lao trong nghiên cứu của chúng tôi dựa vào tình 59,4% [3],[4]. Giới tính nam chiếm 67,7%. Tương trạng viêm phổi kém đáp ứng với điều trị kháng tự như báo cáo của tác giả Hoàng Kim Lâm sinh thông thường kèm CT scan ngực có hạch năm 2021 (62,2%) và Manish Kumar năm 2009 nghi ngờ lao và hội chẩn ý kiến của bác sĩ chuyên (65,8%) [5],[2]. khoa lao bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tất cả 27 Đặc điểm lâm sàng trường hợp lao phổi này đều không tìm được trực khuẩn kháng acid trong dịch dạ dày. Lý do nhập viện thường gặp là ho (51,3%) và sốt (42,4%), tương đồng với báo cáo của tác Bệnh kèm VPKD giả Nguyễn Thế Tần năm 2009 và Trần Thị Mai Phần lớn trẻ tham gia nghiên cứu đều có Trinh năm 2018 [3],[8]. Các triệu chứng lâm bệnh kèm (74,7%), tương tự như ghi nhận của tác sàng thường gặp trong nghiên cứu của chúng giả Nguyễn Thế Tần (76,28%) nhưng cao hơn so tôi là co lõm ngực (77,8%), ho (76%) và ran ẩm với kết quả của tác giả Trần Thị Mai Trinh (67,3%) (74,1%); thấp hơn so với nghiên cứu viêm phổi tái và thấp hơn trong nghiên cứu được thực hiện tại diễn của tác giả Phạm Ngọc Toàn năm 2019 với bệnh viện Nhi Trung Ương của Hoàng Kim Lâm Trang 212 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN THỊ VIỆT HÂN VÀ CỘNG SỰ (82,9%) [3],[5],[8]. Điều này có thể do đối tượng với Meropenem 10%, kháng Ceftriaxone 70% nghiên cứu của Hoàng Kim Lâm là các bệnh nhi và kháng Ampicillin 100%. Tỷ lệ đề kháng các viêm phổi dai dẳng nằm tại khoa điều trị tích cực kháng sinh này tương tự như ghi nhận của Trần thường kèm theo suy chức năng các cơ quan Thị Mai Trinh [8] .Tuy nhiên, trong nghiên cứu hoặc đã có các biến chứng nặng của bệnh (tràn của chúng tôi có 10% Klebsiella pneumoniae dịch màng phổi, viêm phổi hoại tử) hoặc nhiễm nhạy trung gian với Meropenem. các tác nhân gây bệnh đặc biệt (lao, nấm). Hạn chế của nghiên cứu chúng tôi là không Suy dinh dưỡng, bất thường bẩm sinh hệ hô thực hiện Real time PCR các mẫu bệnh phẩm hấp và trào ngược dạ dày thực quản là các bệnh nên không đánh giá được sự hiện diện đi kèm kèm thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi, của tác nhân virus và vi khuẩn không điển hình. tương tự như báo cáo của Trần Thị Mai Trinh với 5. KẾT LUẬN các tỷ lệ tương ứng là 33.7%, 25% và 15,4% [8]. Theo tác giả Khaled Saad, yếu tố nguy cơ thường Nhóm tuổi từ 1 đến 12 tháng chiếm ưu thế gặp của VPKD là hít dị vật (26%), lao phổi (22,2%), trong VPKD ở trẻ em, giới nam nhiều hơn giới nữ. tim bẩm sinh (14,8%), giãn phế quản (7,4%), Suy dinh dưỡng và bất thường bẩm sinh hệ hô CCAM (3,7%) [1]. Trong khi đó, hít sặc (29,3%) là hấp là hai bệnh kèm thường gặp nhất của VPKD yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của VPKD theo ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất tác giả Manish Kumar [2]. Điều này có thể do chẩn là các vi khuẩn bệnh viện gồm Acinetobacter đoán trào ngược dạ dày – thực quản trong nghiên baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella cứu của chúng tôi chỉ dựa vào lâm sàng và siêu pneumoniae, với tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm âm bụng tìm sóng trào ngược, không thực hiện Carbapenem có khuynh hướng gia tăng. được việc đo pH trong thực quản, có khả năng đã bỏ sót một số trẻ bị hít sặc do bệnh lý này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm các tác nhân vi sinh phân lập 1. Saad K, Mohamed SA, Metwalley KA. được Recurrent/persistent pneumonia among Tác nhân vi khuẩn thường gặp nhất là children in Upper Egypt. Mediterranean Acinetobacter baumannii (26 trường hợp), Journal of Hematology and Infectious Pseudomonas aeruginosa (12 trường hợp), Diseases 2013.5(1), pp. 28-80. Klebsiella pneumoniae (10 trường hợp). 2. Kumar M, Biswal N, Bhuvaneswari V. Acinetobacter baumannii có tỷ lệ đề kháng cao với Persistent pneumonia: underlying cause 2 kháng sinh Imepenem (96,2%) và Meropenem and outcomes. The Indian Journal of (92,3%); có tỷ lệ kháng, trung gian và nhạy với Pediatrics 2009.76(12), pp.1223-1226. Colistin lần lượt là 7,7%, 30,8%, 61,5%. Nghiên cứu của Trần Thị Mai Trinh năm 2018 cho thấy 3. Nguyễn Thế Tần. Đặc điểm viêm phổi nằm Acinetobacter baumannii kháng Imipenem, viện trên 2 tuần tại khoa Hô hấp Bệnh viện Meropenem thấp hơn (58,3%) và nhạy cao Nhi Đồng 1. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học hơn với Colistin (91,7%) [8]. Pseudomonas Y Dược TPHCM. 2009. aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi 4. Trần Minh Thuỳ. Khảo sát nguyên nhân kháng Ceftazidime là 66,7%, cao hơn so Trần viêm phổi kéo dài tại Khoa hô hấp bệnh Thị Mai Trinh (28,6%). Klebsiella pneumoniae viện Nhi Đồng. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại kháng Carbapenem nhóm 2 là 90%, trung gian học Y Dược TPHCM. 2015. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 213
  9. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 5. Hoàng Kim Lâm. Bệnh lý nền ở trẻ viêm phổi 7. Nazia Hossain, et al. Recurrent and nặng dai dẳng tại Khoa Điều trị tích cực, Persistent Pneumonia in Dhaka Shishu Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Khoa học (Children) Hospital:Clinical Profile and Y – Dược 2021. số 63(12), tr. 05-09. Etiology. Bangladesh Journal Child Health 2018.42(3), pp. 125-129. 6. Phạm Ngọc Toàn. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, tình trạng miễn dịch 8. Trần Thị Mai Trinh. Đặc điểm viêm phổi và một số yếu tố liên quan tới viêm phổi kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp tái nhiễm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung bệnh viện nhi đồng 2 từ 01/01/2018 đến Ương. Luận án Tiến sĩ Y học Trường Đại học 30/06/2018. Luận văn Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội. 2019. Y dược TPHCM. 2018. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF PERSISTENT PNEUMONIA IN CHILDREN AT CHILDREN’S HOSPITAL No2 FROM 2021 TO 2023 Objective: To describe the epidemiological and clinical characteristics, and microbiology of persistent pneumonia in children at Children’s Hospital No2, Ho Chi Minh city during the period from June 1, 2021 to May 31, 2023. Methods: case series Results: During the period from June 1, 2021 to May 31, 2023, there were 158 children from one month to 15 years old diagnosed persistent pneumonia. The male:female ratio was 2.1:1. The age group from 1 to 12 months accounted for 53.2%. Cough and fever were the two most common reasons for hospitalization with rates of 51.3% and 42.4%, respectively. The most common form of persistent pneumonia is disseminated pulmonary consolidation (43.7%). There were 118 children with comorbidities (74,7%). Risk factors for persistent pneumonia included malnutrition (36.7%), congenital abnormalities of the respiratory system (22.8%), gastroesophageal reflux (17.1%), congenital heart disease (10.1%), ventriculomegaly (10.1%), bronchopulmonary dysplasia (9.5%), bronchiolitis obliterans (8.2%), pulmonary tuberculosis (5.7%), epilepsy (5.1%), asthma (3.8%), and chromosomal abnormalities (3.8%). Of the 52 NTA (Nasotracheal aspiration) culture samples with positive results, 71.2% were single agents and 28.8% were multi-agents. Common bacterial pathogens were Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa and Klebsiella pneumoniae. Acinetobacter baumannii was resistant to imipenem 96.2% and meropenem 92.3%; the rates of resistance, intermediate, and sensitivity to colistin were 7.7%, 30.8%, and 61.5%, respectively. Ceftazidime- resistant Pseudomonas aeruginosa was 66.7%. Klebsiella pneumoniae was resistant to carbapenem group 2 90%, ampicillin 100%, ceftriaxone 70% and was intermediate to meropenem at 10%. Conclusions: The age group from 1 to 12 months predominated in persistent pneumonia in children, with males more than females. Malnutrition and congenital abnormalities of the respiratory system were the two most common comorbidities of persistent pneumonia. The pathogens isolated (Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae) were mainly hospital bacteria. Keywords: Persistent pneumonia, children, contributing factors Trang 214 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2