intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường đại học

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

78
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung quyền tác giả trong trường đại học có thể được xem là quyền đặc thù của quyền tác giả nói chung, bởi lẽ chủ thể và đối tượng của quyền tác giả này không chỉ đáp ứng được những điều kiện luật định mà còn phải tuân thủ những tiêu chí do nhà trường ban hành. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đề cập đến chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ sáng tạo và những tác phẩm được hình thành trong môi trường giáo dục đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường đại học

Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 89 – 96<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> ĐẶC THÙ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN<br /> TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br /> Trần Lê Đăng Phương<br /> Trường Đại học An Giang<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 22/04/2016<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 22/05/2016<br /> Ngày chấp nhận đăng: 06/2016<br /> Title:<br /> Features of authorship and<br /> relating rights in university<br /> Từ khóa:<br /> Quyền tác giả, quyền liên quan,<br /> tác phẩm, sáng tạo<br /> Keywords:<br /> Authorship, related rights,<br /> published work, creation<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Authorship in university is specific because its subjects and objects must be in<br /> accordance with legal conditions as well as university regulations. Features of<br /> authorship and other relating rights in university are a scientific base (1) for<br /> composing behavioral standards, and (2) for making policies to protect a<br /> university’s research outputs, which would improve the university’s strength<br /> and create its specificity.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nội dung quyền tác giả trong trường đại học có thể được xem là quyền đặc thù<br /> của quyền tác giả nói chung, bởi lẽ chủ thể và đối tượng của quyền tác giả này<br /> không chỉ đáp ứng được những điều kiện luật định mà còn phải tuân thủ những<br /> tiêu chí do nhà trường ban hành. Do đó, việc xác định được những điểm đặc thù<br /> của quyền tác giả và quyền liên quan trong trường đại học, thứ nhất là luận cứ<br /> khoa học cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử phù hợp với quyền tác giả, thứ<br /> hai là có những chính sách phù hợp để bảo vệ loại hình tác phẩm trong trường<br /> đại học; từ đó phát huy nội lực và xây dựng được những nét đặc thù riêng của<br /> từng trường.<br /> <br /> phẩm phù hợp với mục tiêu hoạt động cần phải có<br /> những chủ thể tương xứng. Trong phạm vi bài<br /> viết này tác giả chỉ đề cập đến chủ thể thực hiện<br /> quyền, nghĩa vụ sáng tạo và những tác phẩm được<br /> hình thành trong môi trường giáo dục đại học.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối<br /> với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu<br /> [Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 2, Điều 4]. Tác<br /> phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn<br /> học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ<br /> phương tiện hay hình thức nào [Luật Sở hữu trí<br /> tuệ 2005, khoản 7, Điều 4]. Theo cách hiểu trên<br /> thì một cá nhân có thể trở thành tác giả của tác<br /> phẩm với điều kiện tự mình sáng tác nên tác phẩm<br /> được thể hiện bằng hình thức nhất định. Đây là<br /> quy định mở mà Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)<br /> muốn dành cho tất cả cá nhân có khả năng trí tuệ<br /> khác nhau đều có thể trở thành tác giả. Tuy nhiên,<br /> trong một môi trường cụ thể để có những tác<br /> <br /> 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ<br /> TÁC PHẨM TRONG TRƯỜNG ĐẠI<br /> HỌC<br /> Tác phẩm được hình thành trong trường đại học<br /> luôn gắn liền với chương trình đào tạo của từng<br /> ngành học mà nhà trường đã công bố, đồng thời<br /> phù hợp mục tiêu và sứ mệnh của nhà trường đối<br /> với xã hội. Chính vì thế, tác phẩm được định hình<br /> có những nét đặc thù riêng phù hợp với định hướng<br /> chung của nhà trường (1.2), các tác phẩm này được<br /> 89<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 89 – 96<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> hình thành từ hoạt động sáng tạo của những chủ thể<br /> luôn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (1.1). Đây<br /> là hai đặc điểm được xem là rất đặc thù so với các<br /> quy định chung của Luật Sở hữu trí tuệ.<br /> <br /> dục và Đào tạo, tác giả chủ biên của những giáo<br /> trình, tài liệu giảng dạy trong chương trình đại học<br /> phải là những cá nhân có học vị Tiến sĩ và thuộc<br /> chuyên ngành của giáo trình đó. Bên cạnh đó,<br /> người tham gia với tư cách đồng tác giả cũng phải<br /> đáp ứng những tiêu chí nhất định, cụ thể phải có<br /> chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình và<br /> đang trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng, đại<br /> học, thạc sỹ hoặc các nhà khoa học có uy tín đang<br /> tham gia thỉnh giảng tại trường và do Hiệu trưởng<br /> quyết định. Cụ thể hoá nội dung khoản 1, Điều 8,<br /> Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT, Hiệu trưởng<br /> trường đại học được quyền quy định chi tiết về<br /> chủ thể tham gia viết giáo trình, tài liệu giảng dạy<br /> nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo. Tại<br /> điểm b, khoản 1, Điều 8, Quyết định số 3054/QĐĐHCT của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ,<br /> "thà nh viên tham gia biên soạn giá o trì nh phả i là<br /> giả ng viên, đã tham gia giả ng dạy cá c học phầ n ít<br /> nhấ t 3 năm, hoặc cá c nhà khoa học tham gia<br /> thỉnh giả ng tại Trường có chuyên môn phù hợp<br /> vớ i nội dung giá o trì nh" và theo điểm b, khoản 1,<br /> Điều 5 của Quyết định này "số lượng tác giả tham<br /> gia biên soạn phải là từ hai người trở lên", trong<br /> trường hợp này bắt buộc phải có đồng tác giả<br /> trong hoạt động sáng tạo. Tất nhiên, để được gọi<br /> là giảng viên, giảng viên thỉnh giảng hoặc cán bộ<br /> nghiên cứu, những chủ thể này phải đáp ứng được<br /> những điều kiện luật định hoặc theo điều lệ của<br /> trường đại học, đồng thời phải thể hiện sự ràng<br /> buộc trách nhiệm giữa các bên thông qua hợp<br /> đồng lao động.<br /> <br /> 2.1 Chủ thể luôn có đầy đủ năng lực hành vi<br /> dân sự<br /> Chủ thể là tác giả trong trường đại học có những<br /> nét khác biệt so với chủ thể là tác giả của những<br /> tác phẩm khác, theo đó họ phải đáp ứng được<br /> những điều kiện nhất định để có thể bắt đầu trở<br /> thành chủ thể tham gia hoạt động sáng tạo<br /> (1.1.1.). Một chủ thể còn lại trong hoạt động sáng<br /> tạo đầy tính khoa học là chủ sở hữu tác phẩm,<br /> công trình nghiên cứu, chính là pháp nhân trường<br /> đại học (1.1.2).<br /> 2.1.1 Phải đáp ứng những điều kiện nhất định<br /> trước khi được công nhận là tác giả<br /> Theo Điều 8, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy<br /> định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều<br /> của Bộ Luật Dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả<br /> và quyền liên quan, tác giả được hiểu là: “… là<br /> người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ<br /> tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”. Như<br /> vậy, hiểu theo quy định pháp luật về SHTT, chủ thể<br /> có thể trở thành tác giả của tác phẩm là rất rộng, theo<br /> đó một cá nhân chỉ cần chứng minh có hoạt động<br /> sáng tạo nên tác phẩm thì được công nhận là tác giả<br /> và được pháp luật bảo vệ quyền tác giả. Luật SHTT<br /> không quy định độ tuổi tối thiểu hoặc độ tuổi tối đa<br /> để có thể thực hiện hoạt động sáng tạo này. Đây là<br /> nét đặc thù mà các nhà lập pháp Việt Nam chỉ<br /> dành riêng cho các chủ thể có những hoạt động trí<br /> tuệ.<br /> <br /> Riêng đối với những công trình nghiên cứu khoa<br /> học hoặc bài báo nghiên cứu có thể có sự tham gia<br /> của nhiều chủ thể khác nhau, có thể là cán bộ<br /> công chức, viên chức từ các cơ quan nhà nước<br /> hoặc doanh nhân. Bên cạnh chủ thể tham gia vào<br /> quá trình hoạt động thường xuyên của nhà trường<br /> còn có chủ thể hưởng thụ những dịch vụ từ hoạt<br /> động thường xuyên của nhà trường, là những sinh<br /> viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh - những<br /> người có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu trong quá<br /> trình học tập, kết quả nghiên cứu của những chủ<br /> thể này cũng là nguồn tham khảo cho những công<br /> <br /> Trong phạm vi hoạt động của trường đại học, chủ<br /> thể quyền tác giả được hiểu hẹp hơn so với quy<br /> định chung của Luật SHTT, một chủ thể tham gia<br /> vào quá trình nghiên cứu sáng tạo trong trường<br /> đại học phải đáp ứng những điều kiện nhất định.<br /> Cụ thể, theo khoản 1, Điều 8, của Quy định về<br /> việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử<br /> dụng giáo trình giáo dục đại học (Ban hành kèm<br /> theo Thông tư số 04 /2011/TT-BGDĐT ngày<br /> 28 tháng 1 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo<br /> 90<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 89 – 96<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> trình, đề tài nghiên cứu phục vụ hoạt động giáo<br /> dục, đào tạo trong nhà trường và xã hội.<br /> <br /> 2.2.1 Tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học<br /> Theo khoản 1, Điều 6, Luật SHTT quy định “Quyền<br /> tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo<br /> và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất<br /> định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình<br /> thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa<br /> công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Luật SHTT<br /> không quy định cứng nhắc về nội dung của một tác<br /> phẩm, theo đó một đối tượng là kết quả của quá trình<br /> sáng tạo của chính tác giả và được thể hiện bằng<br /> hình thức tương xứng thì được gọi là tác phẩm. Ví<br /> dụ, được gọi là tác phẩm âm nhạc khi đối tượng này<br /> là kết quả của quá trình lao động trí óc của chính<br /> người tạo ra và thể hiện bằng những câu từ, nốt<br /> nhạc.<br /> <br /> Như vậy có thể nhận thấy chủ thể quyền tác giả<br /> trong trường đại học có những nét riêng đặc thù<br /> so với chủ thể quyền tác giả nói chung, theo đó<br /> mỗi tác giả đáp ứng được những điều kiện luật<br /> định hoặc dựa trên điều lệ của trường đại học.<br /> 2.1.2 Chủ sở hữu tác phẩm<br /> Khoản 1, Điều 39, Luật SHTT quy định “Tổ chức<br /> giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là<br /> người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các<br /> quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19<br /> của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận<br /> khác”. Như vậy, theo quy định này có thể hiểu<br /> chủ sở hữu quyền tác giả trong trường đại học là<br /> nhà trường, đại diện quyền chủ sở hữu chính là<br /> Ban giám hiệu. Quy định này phù hợp với thực<br /> tiễn hoạt động của trường đại học, bởi lẽ thông<br /> qua quyết định cho phép thực hiện các hoạt động<br /> nghiên cứu, nhà trường giao nhiệm vụ nghiên cứu<br /> và đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, sáng<br /> tạo của giảng viên. Nhà trường sẽ không phải là<br /> chủ sở hữu tác phẩm khi có sự thoả thuận với<br /> người sáng tạo; hoặc hoạt động nghiên cứu, sáng<br /> tạo của giảng viên được thực hiện bằng kinh phí<br /> của những đơn vị bên ngoài trường đại học. Trong<br /> trường hợp này, nhà trường là chủ thể đóng vai<br /> trò xác nhận tư cách pháp lý của cá nhân người<br /> tham gia hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Kết quả<br /> của quá trình nghiên cứu, sáng tạo thuộc về chủ<br /> thể đầu tư kinh phí cho quá trình này.<br /> <br /> Trong phạm vi hẹp hơn so với khái niệm tác phẩm<br /> theo Luật SHTT, những tác phẩm được hình thành<br /> trong trường đại học theo một tiêu chí chung đều<br /> mang tính khoa học. Mỗi tác phẩm thể hiện sứ<br /> mệnh của nhà trường đối với cộng đồng. Tuy<br /> nhiên, những tác phẩm được hình thành tại các<br /> trường đại học nghệ thuật thì tồn tại đồng thời<br /> tính khoa học và tính nghệ thuật. Tựu trung lại,<br /> các tác phẩm trong trường đại học thể hiện bao<br /> gồm: giáo trình, tài liệu giảng dạy và công trình<br /> nghiên cứu khoa học khác. Tất nhiên những loại<br /> tác phẩm này phải được xây dựng dựa trên tiêu<br /> chí chung về chiến lược phát triển của nhà trường.<br /> Một tác phẩm được công nhận là giáo trình khi<br /> đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình<br /> thức được quy định tại Điều 4 của Thông tư số<br /> 04/2011/TT-BGDĐT có nghĩa là nội dung giáo<br /> trình phải phù hợp với chuẩn kiến thức của ngành<br /> đào tạo mà giáo trình phục vụ; hình thức trình bày<br /> rõ ràng và tuân thủ quy định pháp luật về quyền<br /> tác giả, phải có trích dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, trong<br /> một số trường hợp giáo trình được biên soạn phải<br /> là tác phẩm chưa được xuất hiện trên thị trường và<br /> phải có độ dài tối thiểu là 100 trang, theo Điều 5<br /> của Quyết định số 3054/QĐ-ĐHCT của Hiệu<br /> trưởng Trường Đại học Cần Thơ, có nghĩa là các<br /> đồng tác giả phải thực hiện nghiêm túc hoạt động<br /> sáng tạo của mình để đáp ứng những yêu cầu tối<br /> <br /> 2.2 Tác phẩm mang nội dung định hướng<br /> chung và được thẩm định<br /> Nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể tách<br /> rời mục tiêu và sứ mệnh của nhà trường. Vì thế,<br /> các tác phẩm được các chủ thể sáng tạo hoặc theo<br /> yêu cầu công việc đều phải phù hợp với sứ mệnh<br /> của nhà trường. Đó là các công trình nghiên cứu<br /> phù hợp với chương trình giảng dạy mà giảng<br /> viên được phân công hoặc là các công trình<br /> nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của các<br /> chủ thể khác phù hợp với sứ mệnh của nhà trường<br /> đối với xã hội.<br /> 91<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 89 – 96<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> thiểu được quy định tại Điều 4 của Thông tư số<br /> 04/2011/TT-BGDĐT và yêu cầu riêng của mỗi<br /> trường đại học.<br /> <br /> Nếu như những tác phẩm nghệ thuật thể hiện<br /> những ý riêng của tác giả và mức độ nghệ thuật đạt<br /> hay không dựa trên sự cảm nhận chủ quan của từng<br /> cá nhân. Riêng đối với các tác phẩm trong trường<br /> đại học phải tuân thủ những tiêu chí nhất định và<br /> được đánh giá một cách khách quan khoa học. Do<br /> vậy, một đối tượng được trở thành tác phẩm trong<br /> trường đại học ngoài việc đáp ứng yêu cầu luật<br /> định còn phải tuân thủ theo những tiêu chí khoa<br /> học riêng.<br /> <br /> Tồn tại cùng với các giáo trình theo chương trình<br /> đào tạo, trong trường đại học còn hình thành các<br /> tác phẩm khác như: sách chuyên khảo, sách tham<br /> khảo, sách dịch, sách hướng dẫn, đề tài nghiên<br /> cứu khoa học các cấp, bài tham luận hội thảo, và<br /> các tác phẩm văn học nghệ thuật,... phục vụ cho<br /> hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Trong đó có<br /> những tác phẩm phải là những công trình nghiên<br /> cứu đáp ứng về chuyên môn sâu của chính tác giả,<br /> theo khoản 1, Điều 3 của Thông tư số<br /> 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 07 năm 2009<br /> của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc<br /> xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn,<br /> bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó<br /> giáo sư, "sách chuyên khảo là kết quả nghiên cứu<br /> chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề<br /> khoa học chuyên ngành của ứng viên, được cơ sở<br /> giáo dục đại học sử dụng để đào tạo từ trình độ<br /> đại học trở lên" và theo điểm a, khoản 2, Điều 2<br /> của Quyết định số 3054/QĐ-ĐHCT của Hiệu<br /> trưởng Trường Đại học Cần Thơ, sách chuyên<br /> khảo phả i có sự đóng gó p it nhấ t 25% kế t quả<br /> ́<br /> nghiên cứu do chinh chủ biên thực hiện, đồng thời<br /> ́<br /> sá ch đươ ̣c sử du ̣ng giảng dạy, nền tả ng nghiên<br /> cứ u chuyên sâu hay tra cứu cá c vấ n đề chuyên<br /> sâu.<br /> <br /> Mỗi tác phẩm trước khi được phổ biến toàn<br /> trường và công chúng đều phải thông qua hội<br /> đồng thẩm định. Theo Điều 11 của Thông tư số<br /> 04/2011/TT-BGDĐT, giáo trình trước khi công<br /> bố và phổ biến đến công chúng phải tuân thủ quy<br /> trình như tuyển chọn, biên soạn và thẩm định.<br /> Việc thẩm định nội dung phải được thực hiện bởi<br /> Hội đồng và theo khoản 3, Điều 11 của Thông tư<br /> số 04/TT-BGDĐT thành viên Hội đồng "phải có<br /> chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình, là<br /> các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có<br /> uy tín và kinh nghiệm giảng dạy đại học". Như<br /> vậy, tất cả tài liệu giảng dạy trước khi phổ biến<br /> đến sinh viên đều phải được thông qua hội đồng<br /> thẩm định, có thể cấp bộ môn, cấp khoa, hoặc cấp<br /> trường. Đây vừa là cơ sở pháp lý và khoa học để<br /> xác định đúng chức năng nhiệm vụ của giảng viên<br /> phù hợp với sứ mệnh của nhà trường. Bởi lẽ,<br /> những tác phẩm này chính là nền tảng trau dồi<br /> học thuật của sinh viên hoặc giảng viên. Vì thế,<br /> một tác phẩm trong trường đại học càng không<br /> được phép hình thành một cách quá dễ, và lại<br /> càng không được phổ biến một cách tùy tiện.<br /> <br /> Có thể nhận thấy, các tác phẩm hình thành trong<br /> khuôn khổ hoạt động của trường đại học là kết<br /> quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và nghệ<br /> thuật theo chuẩn mực kiến thức nhất định, nhằm<br /> phục vụ trước nhất là hoạt động đào tạo của nhà<br /> trường và thực hiện sứ mệnh đối với xã hội. Kết<br /> quả của các công trình nghiên cứu trong nhà<br /> trường là cơ sở lý luận và khoa học vững chắc cho<br /> việc thay đổi định hướng đào tạo nói riêng và góp<br /> phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế,<br /> xã hội nói chung.<br /> <br /> Để thực hiện sứ mệnh của mình, trường đại học<br /> phải ban hành được khung chương trình giảng<br /> dạy, theo đó có những môn học phù hợp với định<br /> hướng ngành. Và, các chủ thể tham gia quá trình<br /> đào tạo sẽ đầu tư công sức vào hoạt động nghiên<br /> cứu. Vì thế, các tác phẩm, trước nhất thuộc thể<br /> loại giáo trình hay tài liệu giảng dạy đều phải tuân<br /> thủ các tiêu chí của khung chương trình. Tất nhiên<br /> nội dung của những tác phẩm này đều phải được<br /> kiểm chứng mức độ phù hợp với mục tiêu chương<br /> trình.<br /> <br /> 2.2.2 Nội dung tác phẩm phải đạt yêu cầu thẩm<br /> định<br /> <br /> 92<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 89 – 96<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> Bên cạnh đó, các hoạt động của nhà trường gắn<br /> liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả<br /> nước nói chung và địa phương nói riêng. Vì thế,<br /> ngoài các tác phẩm được hình thành từ quá trình<br /> đào tạo còn có những tác phẩm được hình thành từ<br /> hoạt động nghiên cứu theo yêu cầu. Mỗi tác phẩm<br /> này đều phải được kiểm định chặt chẽ và luôn nhận<br /> được sự phản biện từ nhiều phía. Đây được xem là<br /> cơ sở khoa học vững chắc cho việc ra đời của một<br /> tác phẩm. Vì không chỉ đơn giản là được thể hiện<br /> bằng hình thức nhất định mà nội dung phải đáp ứng<br /> những điều kiện tiên quyết [Quy định việc biên<br /> soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo<br /> trình giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông<br /> tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 1 năm<br /> 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo] cho<br /> sự tồn tại của tác phẩm.<br /> <br /> Xuất phát từ đặc thù về tổ chức hoạt động cũng<br /> như nhiệm vụ của trường đại học, đối với đa số<br /> những tác phẩm trong trường đại học, tác giả<br /> không được tự do lựa chọn quyền nhân thân theo<br /> quy định pháp luật SHTT, hay ngay cả trong<br /> nhiều trường hợp tác giả không nên thực hiện<br /> quyền tài sản.<br /> 3.1.1 Quyền nhân thân<br /> Quyền nhân thân của tác giả trong trường đại<br /> học được hiểu theo quy định chung của Luật<br /> SHTT. Tuy nhiên, việc thể hiện quyền này trong<br /> trường đại học có những nét đặc thù riêng so với<br /> quyền nhân thân của các chủ thể quyền tác giả<br /> khác.<br /> Tên tác phẩm thường phải trùng nhau. Theo<br /> quy định của Điều 19.1 Luật SHTT không cấm<br /> việc các tác giả đặt tên các tác phẩm trùng nhau,<br /> nhưng trên thực tế việc trùng tên tác phẩm ngoài<br /> trường đại học là không nhiều. Do đó, so với<br /> những tác phẩm thông thường, chủ thể quyền tác<br /> giả trong trường đại học thường phải đặt tên tác<br /> phẩm có sự lặp lại. Quan trọng là việc tác giả thể<br /> hiện nội dung có sự khác biệt so với những tác<br /> phẩm cùng tên trước đó. Vì bản chất một đối<br /> tượng được gọi là tác phẩm phải đáp ứng điều<br /> kiện có sự sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức<br /> nhất định. Theo đó, tác giả này có những cách tiếp<br /> cận nội dung vấn đề khác so với những tác giả<br /> khác nhưng vẫn dựa trên những nền tảng cơ bản<br /> lý thuyết đã được kiểm chứng [khoản 3, Điều 15,<br /> Luật SHTT, 2005] hoặc sử dụng những kết quả<br /> nghiên cứu hay nhận định của tác phẩm trước<br /> nhằm minh chứng cho hoạt động nghiên cứu của<br /> mình, thông qua việc phân tích, đánh giá và bàn<br /> luận về nội dung nghiên cứu [Điều 24, Luật<br /> SHTT, 2005]. Quy định này cũng được chấp nhận<br /> trong trường hợp tác giả không phải là giảng viên<br /> hoặc cán bộ nghiên cứu. Các sinh viên được<br /> quyền lựa chọn đề tài nghiên cứu giống như nhau,<br /> nhưng tất nhiên kết quả phải có sự khác biệt đủ<br /> thể hiện hoạt động lao động trí óc của chính tác<br /> giả.<br /> <br /> Trong chừng mực khác, những thể loại tác phẩm<br /> khác mang màu sắc nghệ thuật, mặc dù có gắn<br /> liền với sứ mệnh của nhà trường, chỉ cần đáp ứng<br /> những điều kiện cơ bản luật định thì được công<br /> nhận là tác phẩm. Bởi lẽ, trong thực tế, tại các<br /> trường đại học theo hướng đa ngành, hoạt động<br /> nghiên cứu và sáng tạo không chỉ bó hẹp trong<br /> khuôn khổ khoa học thuần tuý, mà còn có những<br /> hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thẩm mỹ. Những<br /> tác phẩm nghệ thuật, mỹ thuật trong nhiều trường<br /> hợp cũng là tư liệu giảng dạy.<br /> Như vậy, đối với những tài liệu đã được hội đồng<br /> thẩm định thừa nhận là kết quả của hoạt động khoa<br /> học thì được công nhận là tác phẩm và có thể phổ<br /> biến rộng rãi trước nhất trong phạm vi toàn trường<br /> và sau đó đến công chúng nói chung.<br /> 3. Một số nét đặc thù về quyền tác giả và<br /> quyền liên quan trong trường đại học<br /> Luật SHTT Việt Nam công nhận tác giả của tác<br /> phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản. Riêng<br /> đối với tác giả là giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc<br /> biên chế của trường đại học, quyền tài sản có sự<br /> khác biệt được dự liệu và sự khác biệt này dựa trên<br /> quan hệ pháp luật về hợp đồng hoặc quy chế hoạt<br /> động của nhà trường.<br /> 3.1 Quyền tác giả<br /> 93<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2