148<br />
<br />
Sáng ngày 27- 05- 2005<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC THÙ TRONG GIẢI QUYẾT<br />
CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
<br />
TH.S NGÔ THỊ MINH NGỌC<br />
Phó Chánh tòa Dân sự<br />
Toà án nhân dân TP Hà Nội<br />
<br />
<br />
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá IX<br />
thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1996. Các quy định của<br />
Bộ luật Dân sự đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng khi điều chỉnh một lĩnh vực<br />
rộng lớn các quan hệ xã hội, đó là các giao lưu dân sự của các nhân, pháp nhân, tổ<br />
chức và các chủ thể khác. Trong điều kiện đất nước hiện nay, với tinh thần “giao lưu”,<br />
“hội nhập” với các nước trên thế giới thì các quan hệ xã hội này lại càng rộng lớn hơn,<br />
diễn ra thường xuyên hơn, không những chỉ ở trong nước mà còn vượt ra các quốc gia<br />
khác. Chính vì vậy, các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp về dân sự có<br />
yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng nhiều và phức tạp hơn.<br />
<br />
Đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển<br />
lành mạnh của các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ dân sự), tạo cơ chế giải quyết<br />
các tranh chấp dân sự có hiệu quả, thuận lợi, ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc<br />
hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ<br />
01/01/2005 với 36 chương, 418 điều trong đó thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có<br />
yếu tố nước ngoài được quy định tại phần thứ IX của Bộ luật Tố tụng Dân sự với 3<br />
chương và 14 điều. Đây là quy định mới của pháp luật về tố tụng dân sự “Đáp ứng<br />
được thực tế cuộc sống và xu thế hội nhập quốc tế và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ,<br />
phù hợp với nguyên tắc chủ<br />
<br />
quyền quốc gia, quyền tài phán của Việt Nam, không trái với pháp luật quốc tế (nhất<br />
là pháp luật quốc tế về quyền con người) và tập quán quốc tế” 54<br />
<br />
I. TÍNH ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC<br />
NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ<br />
<br />
1. Những quy định của pháp luật về quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài<br />
<br />
Trong đời sống xã hội, các chủ thế (cá nhân, pháp nhân) có sự liên hệ với nhau, phát<br />
sinh từ lợi ích vật chất hoặc từ lợi ích tinh thần – đó chính là quan hệ dân sự và thông<br />
qua quan hệ dân sự, các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng<br />
hoặc trong sản xuất. Quan hệ dân sự bao gồm hai nhóm chính, đó là quan hệ tài sản<br />
và quan hệ nhân thân, được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận tự nguyện của các<br />
bên theo quy định của pháp luật.<br />
<br />
Theo quy định tại điều 826 Bộ luật Dân sự thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài<br />
được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia<br />
hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài<br />
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài<br />
còng bao gồm cả quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên đang<br />
định cư ở nước ngoài mặc dù căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó<br />
phát sinh ở Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.<br />
<br />
54<br />
PhÇn thø nhÊt: Giíi thiÖu vÒ Bộ luật Tố tụng Dân sự - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
149<br />
<br />
Khi tham gia quan hệ dân sự, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự như công<br />
dân Việt Nam còn năng lực hành vi dân sự của họ lại được xác định theo pháp luật của<br />
nước mà họ là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Tuy<br />
nhiên, nếu người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì<br />
năng lực hành vi của họ được xác định theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Đối với pháp nhân nước ngoài thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp<br />
luật nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.<br />
<br />
Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam<br />
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác lập theo pháp luật<br />
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần này đã được quy định tại chương III<br />
của Bộ luật dân sự.<br />
<br />
Khi tham gia giao dịch dân sự, các chủ thể đã thực hiện hành vi pháp lý đơn phương<br />
hoặc hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân<br />
sự.<br />
<br />
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các đương sự có quyền<br />
khởi kiện, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, khi lợi ích hợp<br />
pháp bị xâm hại, Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án. Hành vi khởi kiện và việc khởi<br />
tố vụ án làm phát sinh vụ việc dân sự.<br />
<br />
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 405 khoản 2 Bộ luật Tố<br />
tụng Dân sự: là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài,<br />
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là<br />
công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt<br />
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước<br />
ngoài.<br />
<br />
Trước khi có Bộ luật Tố tụng Dân sự, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được<br />
quy định tại phần thứ VII với 13 điều của Bộ luật Dân sự nhưng các quan hệ tố tụng<br />
dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân, gia đình … lại được quy định trong các văn bản<br />
pháp luật về tố tụng một cách rất ngắn gọn, không đầy đủ như pháp luật thủ tục giải<br />
quyết các vụ án kinh tế (quy định tại điều 87), pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án<br />
lao động (điều 103) hay pháp luật công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết<br />
định dân sự của Toà án nước ngoài v.v…Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự<br />
tuy được quy định về việc giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài tại chương XIV<br />
với 3 điều về quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, về tố tụng dân sự<br />
(điều 83), vụ án dân sự có liên quan đến Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng<br />
quy chế ngoại giao (điều 84), Uỷ thác tư pháp giữa Toà án Việt Nam và Toà án nước<br />
ngoài (điều 85). Thi hành những quyết định về tố tụng dân sự trong những điều ước<br />
quốc tế về tương trợ tư pháp và pháp lý (Điều 86) nhưng cũng chỉ nêu những nguyên<br />
tắc chung.<br />
<br />
So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì Bộ luật tố tụng<br />
dân sự đã quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có<br />
yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự tại 2 chương XXXIV và<br />
chương XXXV với 9 điều trong phần thứ chín của Bộ luật, trong đó đã quy định nguyên<br />
tắc áp dụng pháp luật (điều 405), quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ<br />
chức nước ngoài khi tham gia tố tụng dân sự (điều 406), năng lực pháp luật tố tụng<br />
dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không<br />
quốc tịch (điều 407), năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước<br />
ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự (điều 408), bảo vệ quyền và lợi ích hợp<br />
pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (điều 409), đồng thời đã<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
150<br />
<br />
quy định rõ thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố<br />
nước ngoài (điều 410) và thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam đối với các vụ án<br />
dân sự có yếu tố nước ngoài.<br />
<br />
Về tương trợ tư pháp: Trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989<br />
không có quy định thành chương riêng và chỉ nêu có tính nguyên tắc chung tại điều 86<br />
và về vấn dề uỷ thác tư pháp chỉ quy định ngắn gọn tại diều 85 về nguyên tắc “Bình<br />
đẳng cùng có lợi” mà không quy định nguyên tắc hỗ trợ tư pháp trong trường hợp<br />
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập<br />
điều ước quốc tế, việc thực hiện việc uỷ thác tư pháp như thế nào và thủ tục thực hiện<br />
uỷ thác ra sao, các văn bản uỷ thác tư pháp cần phải có những nội dung gì?.v.v… Do<br />
đó, khi phải tiến hành các thủ tục này, Toà án chỉ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn<br />
của ngành, những văn bản này có từ rất lâu và cho đến nay có phần không còn phù<br />
hợp với thực tế như Công văn 1301/NCPL ngày 16.12.1991, Công văn 29/NCPL ngày<br />
06.4.1992, Công văn 517/NCPL ngày 09.10.1993 của Vụ Nghiên cứu pháp luật Toà án<br />
nhân dân tối cao (nay là Viện Khoa học xét xử Toà án nhân dân Tối cao) nhưng những<br />
công văn này cũng chỉ hướng dẫn các trường hợp cần uỷ thác và uỷ thác đối với cơ<br />
quan nào chứ không hướng dẫn về trình tự, thủ tục uỷ thác. Do đó, khi giải quyết Toà<br />
án vẫn còn nhiều lúng túng. Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự với những quy định<br />
mới đã giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng,<br />
thuận lợi, chính xác, tạo điều kiện để Toà án giải quyết vụ án đúng pháp luật.<br />
<br />
2. Đặc thù của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài<br />
<br />
Khi có việc khởi kiện hoặc khởi tố vụ án tại Toà án đã làm phát sinh vụ việc dân sự và<br />
từ đó cũng xuất hiện mối quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tính đặc thù trong việc<br />
giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trước hết là thể hiện quan hệ pháp luật<br />
tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài ở chỗ có ít nhất một bên những người tham gia tố<br />
tụng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài. Theo<br />
quy định tại điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì những tranh chấp về dân sự thuộc<br />
thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm:<br />
<br />
Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.<br />
<br />
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.<br />
Tranh chấp về hợp đồng dân sự<br />
Tranh chấp về quyền sở hữ trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy<br />
định tại khoản 2 điều 29 của Bộ luật này.<br />
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.<br />
Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của<br />
pháp luật về đất đai.<br />
Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp<br />
luật.<br />
Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định<br />
<br />
Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài<br />
được quy định tại điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự trong các trường hợp sau:<br />
<br />
Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước<br />
ngoài được xác định theo quy định tại chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp<br />
chương này có quy định khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
151<br />
<br />
Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các<br />
trường hợp sau:<br />
<br />
o Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt nam hoặc bị đơn<br />
có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;<br />
o Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh<br />
sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;<br />
o Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cư trú, làm ăn,<br />
sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp<br />
dưỡng, xác định cha mẹ.<br />
o Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt<br />
quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng<br />
có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;<br />
o Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt<br />
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các<br />
đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn<br />
cư trú tại Việt Nam;<br />
o Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần<br />
hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;<br />
o Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.<br />
<br />
Khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Toà án có thể uỷ thác tư pháp<br />
cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, uỷ thác cho Toà án nước ngoài điều<br />
tra, tống đạt… và thực hiện các hành vi tố tụng khác. Do đó, Pháp lệnh Thủ tục giải<br />
quyết các vụ án dân sự cũng như Bộ luật tố tụng dân sự đều quy định thẩm quyền giải<br />
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án<br />
nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết những vụ việc có yếu tố nước<br />
ngoài. Hiện nay, theo quy định về tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện giải quyết<br />
các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại<br />
điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự, trường hợp không phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan<br />
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Toà án nước ngoài… thì một số Toà án cấp huyện sẽ<br />
thụ lý giải quyết. Tại Hà Nội , Theo Nghị quyết số 742/NQ-UBTVQH ngày 24/12/2004<br />
gồm 5 Toà án cấp huyện là (1) Ba Đình, (2) Đống Đa, (3) Hai Bà Trưng, (4) Hoàn<br />
Kiếm, (5) Thanh Xuân. Các Toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền đã thụ lý giải<br />
quyết các loại vụ việc thuộc trường hợp này.<br />
<br />
Tính đặc thù trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài còn được thể<br />
hiện rõ ở chỗ khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Thẩm phán không<br />
những phải nắm vững luật nội dung, nắm vững pháp luật tố tụng mà còn phải nắm<br />
vững và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về các quan<br />
hệ cụ thể, có kiến thức về tư pháp quốc tế. Những vấn đề đã được Bộ luật dân sự quy<br />
định rõ như năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam (điều 830),<br />
năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài (điều 831), năng lực pháp luật dân sự<br />
của pháp nhân nước ngoài (điều 283) và các quan hệ cụ thể như quyền sở hữu tài sản,<br />
tài sản trên đường vận chuyển, phân biệt động sản và bất động sản (điều 833).v.v…<br />
<br />
Một số vấn đề khác như về hợp đồng dân sự: thì phải xem xét hình thức của hợp<br />
đồng, nơi giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng, các hợp<br />
đồng dân sự liên quan đến bất động sản (điều 834), vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài<br />
hợp đồng phải chú ý đến địa điểm nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh<br />
hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại (điều 835). Quyền tác giả và quyền sở hữu<br />
công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được bảo hộ<br />
như thế nào (điều 836, 837).v.v… từ đó mới xác định đúng tính chất của vụ việc, pháp<br />
luật áp dụng và có một phán quyết đúng đắn.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
152<br />
<br />
II. NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ<br />
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.<br />
<br />
1. Những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước<br />
ngoài tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua<br />
<br />
Mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự đã có nhiều quy định mới, cụ thể, rõ ràng nhưng qua<br />
thực tế giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án trong những năm qua cũng như hiện<br />
nay, chúng tôi thấy rằng cũng còn một số khó khăn nhất định:<br />
<br />
Thứ nhất: BLTTDS quy định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có nêu<br />
trường hợp “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, vấn đề này tại khoản 2 điều 4 Luật<br />
Quốc tịch do Quốc hội ban hành ngày 06.01.1998 có hiệu lực ngày 01.01.1999 quy<br />
đinh: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt nam và người gốc Việt<br />
Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Vậy thời gian như thế nào được<br />
xác định là “lâu dài”. Trong thực tế giải quyết các tranh chấp dân sự hiện nay, trường<br />
hợp người Việt Nam ở nước ngoài có thời hạn như đi công tác, học tập hoặc đi du lịch<br />
nhưng họ không về nước, khi hết thời hạn họ ở lại nước ngoài thời gian khá lâu có khi<br />
5 đến 7 năm. Nếu theo quy định trên thì trường hợp đó có được coi là người Việt Nam<br />
định cư ở nước ngoài không? Vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau, cho đến nay<br />
chưa có sự giải thích rõ ràng nên khi giải quyết vụ việc dân sự thuộc loại này vãn còn<br />
nhiều lúng túng. Đây là một trong những yếu tố liên quan đến thẩm quyền giải quyết<br />
của Toà án cấp tỉnh hay cấp huyện. Cũng chính quy định này mà hiện nay đối với các<br />
giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01.7.1991 mà có yếu tố nước ngoài<br />
thì theo quy định tại khoản 2 điều 1 mục I của Nghị quyết 58-1998/NQ-UBTVQH/QH10<br />
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 10 và Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày<br />
25.01.1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn<br />
thi hành Nghị quyết 58/QH10 thì những giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước<br />
ngày 01.7.1991 mà có người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài<br />
tham gia thì Toà án chưa thụ lý giải quyết. Trường hợp đã thụ lý rồi thì Toà án tạm<br />
đình chỉ chờ Nghị quyết Quốc hội nên nhiều vụ án Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý<br />
giải quyết và ra quyết định tạm đình chỉ khi xác định có người Việt Nam định cư ở<br />
nước ngoài đã bị Toà án nhân dân tối cao huỷ để xác định đương sự có “định cư” ở<br />
nước ngoài hay không. Việc xác định vấn đề này là hết sức khó khăn, cơ quan nào có<br />
thẩm quyền xác định và cung cấp cho Toà án cũng chưa có văn bản hướng dẫn. Đây là<br />
một vướng mắc lớn cho các cấp Toà án khi giải quyết các vụ án thuộc loại này.<br />
<br />
Thứ hai: Cơ chế thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp còn chưa phát huy được tác<br />
dụng trong thực tế: Khi tiến hành giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, Pháp<br />
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây cũng như Bộ luật tố<br />
tụng dân sự hiện nay đã quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án Việt<br />
Nam cho Toà án nước ngoài nhưng kết quả trả lời chậm và thậm chí nhiều trường hợp<br />
không nhận được kết quả trả lời, ngay cả đối với các nước mà Toà án đã ký kết và gia<br />
nhập điều ước quốc tế thì vấn đề điều tra, tống đạt các văn bản để giải quyết vụ án là<br />
vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Toà án<br />
hoặc xác định tài sản ở nước ngoài.v.v… không thể thực hiện được, làm cho vụ án kéo<br />
dài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án để quá thời hạn chuẩn<br />
bị xét xử. Ví dụ, hiện nay những vụ án ly hôn giữa người Việt Nam kết hôn với người<br />
nước ngoài (hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài). Sau khi kết hôn, người<br />
nước ngoài về nước họ, hoặc cư trú tại nước nào cũng không thông tin cho người vợ<br />
(chồng) ở Việt Nam biết. Do chờ đợi quá lâu, người vợ (chồng) ở Việt Nam có đơn xin<br />
ly hôn nhưng cũng chỉ cung cấp cho Toà án địa chỉ của người đang ở nước ngoài khi<br />
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài ra không cung cấp được<br />
thông tin nào khác. Trước đây, những trường hợp này, sau hai lần Toà án uỷ thác tư<br />
pháp qua Bộ Tư pháp, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Toà án nước ngoài<br />
điều tra, tống đạt nhưng hết thời hạn 6 tháng không có kết quả trả lời, Toà án phải<br />
tạm đình chỉ vì không tìm được hoặc không có lời khai của bị đơn. Chính vì vậy, nhiều<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
153<br />
<br />
cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống vật<br />
chất cũng như tinh thần của nguyên đơn (là người Việt Nam ở trong nước). Để giải<br />
quyết vấn đề này, ngày 16/4/2003, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban<br />
hành Nghị quyết số 01/2003/NQ – HĐTP hướng dẫn giải quyết như sau:<br />
<br />
“Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về<br />
nước mà không liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn thì<br />
Toà án thụ lý giải quyết.<br />
<br />
Theo quy định tại Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa<br />
vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình; do đó, nếu người nước<br />
ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ theo quy định, thời gian không có tin tức<br />
cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên mà đương sự, thân nhân<br />
của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ,<br />
các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh<br />
địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn<br />
theo giấy đăng ký kết hôn… nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được coi<br />
là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn”55<br />
<br />
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án<br />
nhân dân Tối cao tuy có quy định và hướng dẫn mở cho Toà án khi giải quyết vụ án<br />
nhưng Toà án không thể sau khi thụ lý một, hai tháng đã đưa ra xét xử mà cũng phải<br />
sau khi điều tra, xác minh, khi không có tin tức (không có kết quả trả lời từ phía cơ<br />
quan nhận uỷ thác tư pháp) thì Toà án mới xử cho ly hôn, do đó, vụ án vẫn kéo dài,<br />
không thể giải quyết ngay được.<br />
<br />
Thứ ba: Hiểu biết về pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài của công<br />
dân, thậm chí của pháp nhân Việt Nam còn chưa cao, do vậy khi tham gia quan hệ<br />
pháp luật dân sự (xác lập giao dịch dân sự) nhiều khi chủ thể là người Việt Nam, pháp<br />
nhân Việt Nam còn tuỳ tiện, không thận trọng (ví dụ, khi xác lập quan hệ thuê tài sản,<br />
vay tài sản… không xác định và yêu cầu người nước ngoài cung cấp địa chỉ tại nước<br />
mà họ là công dân, khi xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình… không tìm hiểu kỹ điều<br />
kiện, địa chỉ cụ thể nơi người nước ngoài sinh sống.v.v… ) nên khi quyền lợi của mình<br />
bị xâm phạm, người nước ngoài đã không còn ở Việt Nam mới làm đơn khởi kiện. Toà<br />
án rất khó khăn trong việc xác định địa chỉ của bị đơn, mặt khác pháp luật Việt Nam<br />
quy định nguyên tắc tự do bình đẳng trong quan hệ dân sự giữa các chủ thể có nghĩa<br />
là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hay cá nhân, pháp nhân Việt Nam khi tham gia<br />
quan hệ dân sự với nhau phải thực hiện đúng nguyên tắc này và khi tham gia quan hệ<br />
tố tụng dân sự thì công dân đều bình đẳng trước pháp luật tức là khi tham gia tố tụng<br />
dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như công dân, cơ<br />
quan, tổ chức Việt Nam (điều 8 và điều 406 khoản 2 BLTTDS) nhưng thực tế nhiều vụ<br />
việc dân sự do nguyên đơn là công dân, pháp nhân Việt Nam khởi kiện, bị đơn là người<br />
nước ngoài, nhưng luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Khi<br />
biết bị khởi kiện tại Toà án, họ tìm cách rời khỏi Việt Nam. Toà án đã áp dụng Nghị<br />
định 24/CP ngày 24.3.1995 của Chính phủ về thủ tục xuất nhập cảnh; Thông tư<br />
02/TT-BNV (A18) ngày 30.4.1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24 của Chính phủ<br />
quy định về những trường hợp chưa được phép xuất nhập cảnh. Nghị định 04/CP ngày<br />
18.01.1993 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh,<br />
cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 04/BNV ngày 27.3.1993<br />
hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/CP của Chính phủ để yêu cầu cơ quan xuất nhập<br />
cảnh tạm hoãn xuất cảnh đối với đương sự nhằm giải quyết vụ án nhưng các đương sự<br />
này đã phản ứng gay gắt và thông qua cơ quan ngoại giao, Đại sứ quán nước họ tại<br />
Việt Nam can thiệp, nên nhiều trường hợp Toà án Việt Nam phải có công văn giải toả<br />
<br />
55<br />
Trích mục II.2.4 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân<br />
dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia<br />
đình.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
154<br />
<br />
để họ xuất cảnh. Chính vì vậy, khi xét xử tại phiên toà không có mặt bị đơn và việc thi<br />
hành bản án cũng khó thực hiện được.<br />
<br />
Thứ tư: Trình độ Thẩm phán tuy đã được nâng cao, song cũng chưa thực sự đáp ứng<br />
với yêu cầu hiện nay. Do không được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nên Thẩm<br />
phán không nắm vững kiến thức chuyên môn của Tư pháp quốc tế. Mặt khác, trình độ<br />
ngoại ngữ còn hạn chế do đó khi tiếp cận với pháp luật nước ngoài và khi tiến hành tố<br />
tụng những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia tố tụng<br />
còn gặp nhiều khó khăn; việc mời phiên dịch cũng không dễ dàng, cơ quan nào có<br />
trách nhiệm làm phiên dịch cho Toà án, chi phí cho việc mời phiên dịch khi các đương<br />
sự không thiện chí nộp.v.v… còn là vấn đề bỏ ngỏ.<br />
<br />
Thứ năm: Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự: Đối với các Toà án nước ngoài yêu cầu thì<br />
Toà án Việt Nam thực hiện tốt, kết quả trả lời nhanh, nhưng những việc Toà án Việt<br />
Nam yêu cầu thì lại không có hiệu quả, Toà án nước ngoài chưa đáp ứng, kết quả trả<br />
lời rất ít.<br />
<br />
2. Một số giải pháp giải quyết những vướng mắc<br />
<br />
Để thực hiện tốt quy định của Bộ luật tố tụng dân sự tạo điều kiện giúp cho các cơ<br />
quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chúng tôi có<br />
một số hướng giải quyết những vướng mức sau:<br />
<br />
Về Ban hành pháp luật:<br />
<br />
o Pháp luật nên sửa đổi, bổ sung những quy định trong Bộ luật dân sự như các<br />
nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với mỗi loại quan hệ dân sự và xây dựng các quy<br />
phạm xung đột phù hợp với các hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước Việt Nam<br />
đã ký kết nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố<br />
nước ngoài.<br />
o Cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm cử người phiên dịch cho Toà án khi<br />
giải quyết các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia?<br />
o Quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm xác định và trả lời cho Toà án vấn đề<br />
“định cư” của người Việt Nam ở nước ngoài để Toà án có căn cứ xác định đúng thẩm<br />
quyền để giải quyết vụ án..<br />
<br />
Cơ chế giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:<br />
<br />
Nên có hướng dẫn thoáng hơn trong việc giải quyết vụ việc dân sự có người Việt Nam<br />
ở nước ngoài (có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài) thì Toà án có thể liên<br />
hệ trực tiếp với đương sự không qua uỷ thác điều tra mà có thể gửi những yêu cầu để<br />
họ có đơn, lời khai về cho Toà án. Toà án cũng có thể tống đạt án cho họ bằng cách<br />
này. Bởi vì trên thực tế có nhiều trường hợp, Toà án làm thủ tục uỷ thác điều tra, tống<br />
đạt bản án nhưng không có kết quả, khi làm thủ tục gửi trực tiếp cho đương sự thì họ<br />
có đơn và văn bản gửi cho Toà án rất nhanh và kịp thời.<br />
<br />
Công tác cán bộ:<br />
<br />
Các cơ quan Nhà nước, TANDTC cần thường xuyên mở lớp tập huấn những kiến thức<br />
cơ bản về Tư pháp quốc tế để giúp cho thẩm phán, cán bộ làm công tác pháp luật có<br />
điều kiện và cách thức tiếp cận với hệ thống pháp luật nước ngoài giúp cho thẩm phán<br />
có khả năng so sánh đối chiếu giữa pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài làm<br />
cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết vụ án; TANDTC cũng nên mở nhiều lớp học<br />
ngoại ngữ cho thẩm phán để họ có khả năng tiếp cận những thông tin , kinh nghiệm<br />
và phương pháp làm việc của nước ngoài, có khả năng giao tiếp, giúp thẩm phán tự tin<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
155<br />
<br />
hơn khi giải quyết các vụ việc dân sự có người nướcngoài nước ngoài, pháp nhân nước<br />
ngoài tham gia tố tụng.<br />
<br />
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật:<br />
<br />
Việc nắm vững và thực hiện tốt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy định<br />
của pháp luật (cả về Luật nội dung và Luật tố tụng) là rất cần thiết. Giúp các chủ thể<br />
tránh được sự rủi ro trong các quan hệ dân sự nhất là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức<br />
Việt Nam khi tham gia giao dịch dân sự với các đối tác nước ngoài khi họ có trình độ<br />
pháp luật và khả năng, điều kiện mọi mặt hơn chúng ta từ đó hạn chế những tranh<br />
chấp dân sự.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng như các tranh chấp về dân sự có yếu tố<br />
nước ngoài trong điều kiện hiện nay thể hiện rất đa dạng và phức tạp. Sự ra đời của<br />
Bộ luật tố tụng dân sự sẽ có rất nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Để giải<br />
quyết có hiệu quả và đúng pháp luật những vụ việc dân sự nói chung và những vụ việc<br />
dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, đòi hỏi mỗi Thẩm phán, cán bộ Toà án không<br />
những phải nghiên cứu nắm vững các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân<br />
sự cũng như không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ<br />
và có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />