Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC CỦA TINH TRÙNG CÁ DÌA<br />
(Siganus guttatus Bloch, 1787)<br />
PHYSICO-BIOCHEMICAL PROPERTIES OF THE RABBIT FISH<br />
(Siganus guttatus Bloch, 1787) SPERM<br />
Lê Minh Hoàng1, Phan Văn Út2, Phạm Quốc Hùng3<br />
Ngày nhận bài: 22/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 06/8/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này đã được tiến hành để xác định thành phần lý hóa học của tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus<br />
Bloch, 1787). Các đặc tính hóa học của dịch tương và các tính chất vật lý của tinh trùng được phân tích. Kết quả là<br />
trong dịch tương của cá dìa chứa 169,46 ± 4,35 mmol/l ion Na; 6,1 ± 0,27 mmol/l ion Ka; 144,65 ± 2,98 mmol/l ion Cl;<br />
09 ± 0,39 mmol/l ion Ca; 15,55 ± 1,67 mmol/l ion Mg; tổng protein 1,44 ± 0,03 (g/l); nồng độ thẩm thấu 355,91 ± 7 (mOsm/kg).<br />
Trung bình thể tích tinh dịch 0,86 ± 0,22 (ml/con); mật độ tinh trùng 9,69 ± 1,45 (x109tb/ml); độ quánh 91,71 ± 3,35 (%).<br />
Hoạt lực của tinh trùng được phân tích với thời gian tinh trùng hoạt lực 362,14 ± 37,8 s; phần trăm tinh trùng hoạt lực<br />
96,29 ± 1,7 (%). Trung bình pH và độ mặn tương ứng là 8,00 - 8,25 và 30,56 ± 1,61ppt.<br />
Từ khóa: cá dìa, tính chất lý hóa học, nồng độ thẩm thấu, độ quánh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The objectives of the present study were to determine the physic-biochemical properties of the rabbit fish sperm<br />
(Siganus guttatus Bloch, 1787). The biochemical properties of seminal fluid and the physical properties of sperm were<br />
analyzed. The result was reported that the seminal plasma of rabbit fish contained 169.46 ± 4.35 mmol/l ion sodium<br />
(Na), 6.1 ± 0.27 mmol/l ion potassium (K), 144.65 ± 2.98 mmol/l ion chlorine (Cl), 09 ± 0.39 mmol/l ion calcium (Ca) and<br />
15.55 ± 1.67 mmol/l ion magnesium (Mg), the total protein was 1.44 ± 0.03 (g/l), osmolality was 355.91 ± 7 (mOsm/kg).<br />
The mean of milt volume was 0.86 ± 0.22 ml.fish-1. The mean sperm density was estimated to be 9.69 ± 1.45<br />
(x109 spermatozoa.l-1), spermatocrit (%) was 91.71 ± 3.35. The total duration of the sperm motility was 362.14 ± 37.8 s,<br />
96.29 ± 1.7 (%) for sperm motility. The mean seminal pH and salinity values were 8.00 - 8.25 and 30.56 ± 1.61 ppt<br />
respectively.<br />
Keywords: rabbit fish, physical-biochemical properties, osmolality, spermatocrit<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) được<br />
phân bố ở vùng nhiệt đới từ Đông Ấn Độ Dương<br />
đến Tây Thái Bình Dương. Cá dìa là loài cá biển<br />
có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Penis và ctv<br />
đã phân tích thành phần hóa học trong thịt một loài<br />
Siganid, kết quả cho thấy hàm lượng protein có trong<br />
thịt cá tương đối cao [21]. Thức ăn chủ yếu của cá<br />
dìa là rong biển tự nhiên nhưng trong điều kiện nuôi<br />
nhốt thì cá vẫn phát triển nhanh chóng khi cho ăn<br />
thức ăn công nghiệp. Cá dìa có thể chịu đựng được<br />
sự thay đổi độ mặn và nhiệt độ khá rộng [8], [16]<br />
<br />
1<br />
<br />
nên có thể nuôi cá ở nước lợ, ao hoặc lồng ở biển<br />
[24]. Do cá dìa có các đặc điểm thuận lợi trong nuôi<br />
thương phẩm nên nó là một đối tượng nuôi thủy sản<br />
chủ yếu và tiềm năng đối với một số nước thuộc<br />
khu vực Thái Bình Dương [16]. Mặc dù cá dìa là đối<br />
tượng nuôi ngày càng phổ biến và có giá trị kinh tế<br />
cao nhưng vấn đề sản xuất giống loài cá này vẫn<br />
chưa được giải quyết tốt [1]. Chúng ta muốn thành<br />
công trong sản xuất giống cá dìa thì cần biết rõ chất<br />
lượng tinh trùng đặc biệt là cần nắm được đặc điểm<br />
lý hóa học của tinh trùng. Đặc tính lý hóa học của tinh<br />
trùng cá thể hiện quá trình sinh hóa cơ bản xảy ra<br />
<br />
TS. Lê Minh Hoàng, 2 ThS. Phan Văn Út, 3 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
bằng buồng đếm hồng cầu Haematocymeter. Tinh<br />
dịch được pha loãng trong dung dịch formalin 4%<br />
theo tỉ lệ 1:1000 (tinh dịch:dung dịch) và hỗn hợp này<br />
được chứa trong ống eppendorf lắc đều trước khi đưa<br />
vào buồng đếm. Một giọt tinh dịch pha loãng được đặt<br />
trên buồng đếm hồng cầu (độ sâu 0,1mm), sau đó<br />
lamen được đặt lên. Sau 10 phút (thời gian tinh trùng<br />
trùng chết sẽ lắng xuống) quan sát dưới kính hiển vi<br />
độ phóng đại 400 lần để đếm số lượng tinh trùng. Mật<br />
độ tinh trùng được tính theo công thức sau:<br />
<br />
trong suốt quá trình thụ tinh và hoạt lực của tinh<br />
trùng. Bên cạnh đó, các thành phần ion hữu cơ của<br />
tinh dịch phản ánh hiệu quả khả năng thụ tinh của<br />
cá [12]. Mục đích của nghiên cứu này là xác định<br />
đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Chuẩn bị nguồn tinh dịch<br />
Cá dìa đực (Siganus guttatus Bloch, 1787)<br />
được thu thập từ tự nhiên, đưa về nuôi vỗ trong<br />
lồng tại Vũng Ngán - Nha Trang - Khánh Hòa trong<br />
thời gian 6 tháng. Cá đực được cho ăn bằng thức ăn<br />
công nghiệp của Công ty UNI President sản xuất với<br />
kích cỡ C503 (khẩu phần ăn là 3% khối lượng cơ<br />
thể cá). Đàn cá được định kỳ kiểm tra hàng tuần với<br />
chiều dài và khối lượng được nêu tại bảng 1. Đàn cá<br />
đực khi buồng sẹ đạt giai đoạn thành thục thì được<br />
vuốt tinh để tiến hành các phân tích các đặc tính lý<br />
hóa học. Các phân tích được thực hiện tại phòng thí<br />
nghiệm Sinh học nghề cá - Viện Nuôi trồng thủy sản,<br />
Trường Đại học Nha Trang.<br />
<br />
M =<br />
<br />
A x 4000 x R x 1000<br />
80<br />
<br />
Trong đó:<br />
M: Mật độ tinh trùng trong 1µl tinh dịch (tế bào/µl).<br />
A: Tổng số tinh trùng trong 80 ô đếm.<br />
R: Hệ số pha loãng tinh dịch.<br />
4000: Nghịch đảo thể tích của 1 ô nhỏ.<br />
80: Tổng số ô vuông nhỏ trong buồng đếm.<br />
Độ quánh của tinh trùng được xác định bằng<br />
Hawksley micro-hematocrit reader (Sons Ltd.,<br />
England). Tinh dịch chứa trong ống eppendorf 1,5<br />
ml được li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong10<br />
phút. Sau khi li tâm, phần dịch tương ở phía trên<br />
được hút ra bằng micropipette để phân tích pH<br />
bằng máy đo pH (pH test, Romania), nồng độ thẩm<br />
thấu bằng máy đo nồng độ thẩm thấu (Advandced<br />
Instruments Inc., USA) và độ mặn bằng khúc xạ kế.<br />
Các đặc tính hóa học của dịch tương được xác định<br />
bằng máy Fuji Dri- Chem 3500. Phần trăm và thời<br />
gian tinh trùng hoạt lực được phân tích bằng phần<br />
mềm CASA (computer aided for sperm analysis).<br />
<br />
2. Phương pháp thu mẫu tinh dịch<br />
Ống hút tinh (1 đầu ống có gắn ống xilanh, 1<br />
đầu ống không gắn ống xilanh) được sử dụng để<br />
thu tinh dịch cá dìa. Đầu tiên, lỗ sinh dục cá dìa đực<br />
được lau sạch bằng khăn bông thấm nước. Tiếp<br />
theo, đầu ống hút tinh không gắn ống xilanh được<br />
đưa vào lỗ sinh dục của cá đực (sâu khoảng 2cm),<br />
đầu ống hút tinh còn lại được gắn ống xilanh và tinh<br />
dịch được hút ra. Tinh dịch trong ống xilanh được<br />
cho vào ống eppendorf 1,5 ml, đậy kĩ nắp ống rồi<br />
đưa vào thùng xốp đựng đá bào, vận chuyển ngay<br />
về phòng thí nghiệm để tiến hành các phân tích.<br />
<br />
4. Phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung<br />
bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD). Số liệu được<br />
xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Phân tích tương<br />
quan ở mức P