intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý hóa học đất cát biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý hóa học đất cát biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung Bộ trình bày một số đặc điểm lý, hóa học của đất cát biển trên một số cơ cấu cây trồng; Quan hệ giữa tính chất vật lý đất với một số cơ cấu cây trồng chính trên đất cát biển vùng Bắc Trung bộ; Quan hệ giữa cơ cấu cây trồng và tính chất hóa học đất cát biển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý hóa học đất cát biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung Bộ

  1. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(67)/2016 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH CHẤT LÝ-HÓA HỌC ĐẤT CÁT BIỂN VỚI MỘT SỐ CƠ CẤU CÂY TRỒNG CHÍNH TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ Bùi ị Phương Loan1, Trần Minh Tiến2 TÓM TẮT Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý - hóa học đất đất cát biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An và ừa iên Huế) được tiến hành dựa trên cơ sở số liệu phân tích của 86 mẫu đất được lấy trên các cơ cấu cây trồng khác nhau. Số liệu thu thập được phân tích và đánh giá bằng các phương pháp phân tích giai thừa tương ứng và phương pháp phân tích thành phần chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có lượng cát mịn cao có quan hệ chặt với cơ cấu trồng 2 vụ màu, 3 vụ màu hoặc lúa - màu. Ngược lại, với đất có lượng cát thô cao chỉ có quan hệ chặt với cơ cấu trồng khoai lang, sắn và chuyên màu. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC), đạm tổng số, Na+ và CEC có tương quan dương đối với cơ cấu 2 lúa-1màu. Các chỉ tiêu còn lại như P2O5 và K2O tổng số, Ca2+, Mg2+ và K+có quan hệ khá chặt với cơ cấu 2 lúa, 1 lúa - 1 màu và chuyên màu. Để quản lý có hiệu quả các loại hình sử dụng đất cát biển đòi hỏi phải có các biện pháp tổng hợp làm tăng độ màu mỡ của đất, các chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hệ thống canh tác trên đất cát ven biển vùng Bắc Trung bộ. Từ khoá: Đất cát biển, cơ cấu cây trồng, tính chất lý-hoá học đất, vùng Bắc Trung bộ I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đất cát biển là loại đất có rất nhiều yếu tố hạn 2.1. Vật liệu nghiên cứu chế đối với sản xuất nông nghiệp như nghèo dinh Đất cát ven biển Bắc Trung bộ tại 2 tỉnh Nghệ An dưỡng, chua, khả năng giữ nước thấp và cũng là loại và ừa iên Huế được lựa chọn để nghiên cứu. đất có nguy cơ bị xói mòn do gió rất lớn. Mặc dù có Tổng số 86 mẫu đất đã được lấy trên các loại hình sử nhiều hạn chế về độ phì nhiêu và sức sản xuất, nhưng dụng đất và cơ cấu cây trồng khác nhau (38 mẫu đất đã có khoảng 80.000 ha đất cát biển đang được sử được lấy ở 3 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi dụng cho mục đích nông nghiệp (Nguyễn Văn Toàn, Lộc thuộc tỉnh Nghệ An và 48 mẫu đất được lấy tại 4 2004). Đã có khá nhiều nghiên cứu về sử dụng đất huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú cát biển như lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, sử Lộc thuộc tỉnh ừa iên Huế). dụng phân bón hợp lý, hay sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để giữ ẩm và tăng cường hữu cơ cho đất… 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào - Phương pháp lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy tại chế độ bón phân cho một số cây trồng, đánh giá một tầng mặt (0-20 cm) trên các phương thức canh tác số tính chất hóa học trong đất cát biển, hay một số khác nhau (Lúa 2 vụ; Lúa 1 vụ; 2 lúa-1 màu; 1 lúa-1 yếu tố hạn chế đơn lẻ, mà chưa có nghiên cứu nào về màu; 1 lúa 2 màu; Chuyên màu; 2 màu; 3 màu), tại mối quan hệ giữa cơ cấu cây trồng với tính chất đất các tỉnh Nghệ An và ừa iên Huế, mỗi mẫu đất cát biển để tìm hiểu và khai thác hợp lý trên cơ sở được lấy lặp lại 3 lần trên mỗi loại hình sử dụng đất. phát huy được tối đa những lợi thế của loại đất này - Phương pháp phân tích đất: Đất được phân tích (Hoàng Kim, 1992; Dương Viết Tình, 2005). theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): ành phần cơ Mục đích của bài báo này là trình bày một số kết giới được xác định theo phương pháp ống hút Rob- quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các phương inson; Chất hữu cơ tổng số (OC%) được xác định thức sử dụng đất đến một số tính chất đất cát biển, theoTCVN: 4050-1985; Hàm lượng nitơ tổng số để có cơ sở khoa học xác định những phương thức (N%): eo TCVN: 6498:1999; Hàm lượng phốt pho canh tác hợp lý, bền vững vừa đảm bảo được an ninh tổng số (P2O5%) theo TCVN: 4052:1985; Hàm lượng lương thực vừa có tác dụng cải tạo, nâng cao độ phì kali tổng số (K2O%) theo TCVN: 8660:2011; Dung nhiêu cho đất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử tích hấp thu (CEC) theoTCVN: 8568:2010; Ca2+ và dụng đất và bảo vệ môi trường đất cát ven biển vùng Mg2+ theoTCVN: 8569:2010. Bắc Trung bộ. - Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp phân tích giai thừa tương ứng (Analyse Factorielle 1 Viện Môi trường Nông nghiệp 2 Viện ổ nhưỡng Nông hóa 96
  2. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(67)/2016 Correspondence - AFC) được sử dụng để đánh giá III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN mối quan hệ giữa tính chất vật lý đất với một số cơ 3.1. Một số đặc điểm lý, hóa học của đất cát biển cấu cây trồng nông nghiệp chính trên đất cát vùng trên một số cơ cấu cây trồng Bắc Trung bộ. Phương pháp AFC được biểu diễn trên trục biểu đồ không gian 3 chiều. Những cặp giá Kết quả phân tích tính chất vật lý và hóa học đất trị nào càng gần nhau, càng xa tâm gốc tọa độ thì có trên một số cơ cấu cây trồng chính vùng Bắc Trung quan hệ càng chặt và càng có ảnh hưởng lớn. Ngược bộ được thể hiện tại bảng 1 và 2. lại những giá trị càng xa nhau và càng gần gốc tọa Kết quả trong bảng 1 cho thấy đất cát biển tại độ thì càng có tính chất tương đồng và ít ảnh hưởng vùng Bắc Trung bộ có tỷ lệ cát rất cao, chiếm 77- hoặc ít có sự khác biệt. Điều này sẽ được thể hiện rõ 92%, trong đó chủ yếu là cát thô, đây có thể coi là qua kết quả mô hình mô phỏng diễn biến các mối một trong những yếu tố hạn chế chính của loại đất quan hệ tương ứng trong tính tương quan là quan này, hàm lượng limon và sét thấp, thường dưới 23%, hệ giữa các trục để xác định sự tích lũy và diễn biến trong đó hàm lượng sét dưới 7%, cho nên cây trồng các tính chất vật lý trong đất với các phương thức sử trên loại đất này chủ yếu là khoai lang, sắn. Ở những dụng đất khác nhau; Tính tương quan thuận nghịch khu vực đất có hàm lượng sét, limon cao hơn (sét và được xác định qua hệ số tương quan từ 0-1 theo trục limon chiếm 22-23,5%), cơ cấu cây trồng có sự thay quan hệ. đổi khá rõ, thường là 2 lúa và 2 lúa - 1màu. Có thể Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) nói mặc dù là loại đất có nhiều yếu tố hạn chế như là một kỹ thuật thống kê phân tích đa biến được sử hàm lượng cát cao, cấu trúc bở rời và giữa nước kém, dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các tính chất nhưng khả năng canh tác của loại đất này là khá cao, hóa học đất với một số cơ cấu cây trồng nông nghiệp chỉ số sử dụng ruộng đất có thể lên tới 3-4 lần, tuy chính trên đất cát ven biển vùng Bắc Trung bộ.Các nhiên năng suất cây trồng rất thấp khi so với năng dữ liệu của các thuộc tính khác nhau đã nêu ở trên suất cây trồng trên các loại đất khác trong vùng, nhất được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặcgiảm dần và xử lý là ở các phương thức canh tác lúa - màu hoặc chuyên bằng phần mềm thống kê XLSTAT 2014. màu (Nguyễn Văn Toàn, 2004). Bảng 1. ành phần cơ giới đất tại một số cơ cấu cây trồng chính vùng Bắc Trung bộ ành phần cấp hạt (%) Cơ cấu cây trồng Tên đất Cát thô Cát mịn Limon Sét 1 lúa - 1 màu 21,8 66,3 6,9 5,0 Đất cát 1 lúa - 2 màu 17,7 77,7 3,3 1,3 Đất cát 2 lúa - 1 màu 16,7 10,1 61,4 11,9 Đất thịt nhẹ 2 màu 12,3 81,7 2,9 3,1 Đất cát 3 màu 21,3 67,8 6,3 4,7 Đất cát Chuyên màu 53,7 37,4 4,8 4,2 Đất cát Khoai lang 75,4 19,3 3,1 2,3 Đất cát Lúa 1 vụ 27,5 53,8 11,0 7,7 Đất cát Lúa 2 vụ 11,7 11,5 39,7 37,2 Đất thịt nhẹ pha sét Sắn 75,0 22,0 1,0 2,0 Đất cát Tính chất hóa học của đất cát biển (bảng 2) cũng 0,03 - 0,17% N; 0,01 - 0,41% P2O5; 0,05 - 0,48% K 2O; cho thấy ngoại trừ đất cát biển canh tác lúa 2 vụ, 2 các cation trong đất cũng đều ở mức nghèo đến rất vụ lúa-1màu có hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở nghèo, CEC trong đất thấp (
  3. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(67)/2016 Bảng 2. Tính chất hoá học đất tại một số cơ cấu cây trồng chính vùng Bắc Trung bộ OC N P2O5 K2O CEC Ca2+ Mg2+ K+ Na+ Cơ cấu cây trồng % meq/100g 1 lúa - 1 màu 0,76 0,07 0,08 0,36 4,52 2,67 1,13 0,08 0,24 1 lúa - 2 màu 0,54 0,06 0,04 0,32 2,42 1,16 0,93 0,04 0,20 2 lúa - 1 màu 1,49 0,10 0,04 0,47 5,74 2,37 0,62 0,09 0,73 2 màu 0,39 0,05 0,04 0,20 1,52 0,52 0,32 0,05 0,12 3 màu 0,41 0,03 0,05 0,27 1,28 0,80 0,16 0,07 0,08 Chuyên màu 0,57 0,06 0,08 0,41 6,69 3,10 1,71 0,20 0,49 Khoai lang 0,89 0,06 0,02 0,08 3,08 0,46 0,12 0,04 0,07 Lúa 1 vụ 1,06 0,17 0,02 0,24 5,01 0,74 0,35 0,07 0,35 Lúa 2 vụ 1,14 0,11 0,06 0,48 6,60 3,49 1,78 0,12 0,17 Sắn 0,29 0,04 0,01 0,05 2,56 0,46 0,17 0,08 0,08 3.2. Quan hệ giữa tính chất vật lý đất với một số đất với một số cơ cấu cây trồng chính trên đất cát cơ cấu cây trồng chính trên đất cát biển vùng Bắc biển cho thấy tổng biến thiên của 2 trục F1 và F2 đạt Trung bộ 92%, điều này có nghĩa là chỉ cần sử dụng hai trục Sử dụng phương pháp phân tích giai thừa tương F1 và F2 là đủ cho việc giải thích kết quả đánh giá ứng để đánh giá mối quan hệ giữa tính chất vật lý (Hình 1). Hình 1. Quan hệ giữa thành phần cơ giới đất với một số cơ cấu cây trồng nông nghiệp chính trên đất cát biển vùng Bắc Trung bộ Ghi chú: Row (dòng): biểu diễn các cơ cấu cây trồng; Column (cột): thành phần cấp hạt và việc xác định các chiều của không gian biểu diễn qua trục F1, F2, F3 98
  4. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(67)/2016 Kết quả phân tích thể hiện tại hình 1 cho thấy tại lý như thành phần cơ giới và khả năng giữ nước của vùng nghiên cứu, đất có hàm lượng cát cao được sử đất (Hoàng Kim, 1992; Trần Văn Lài 1993; Trần ị dụng trong trồng màu, luân canh và xen canh rau Tâm và nnk 2004). màu. Đối với đất thịt nhẹ, thịt nhẹ pha sét và đất có 3.3. Quan hệ giữa cơ cấu cây trồng và tính chất hóa hàm lượng cát thấp được sử dụng cho cơ cấu cây học đất cát biển trồng có lúa và luân canh lúa màu là chính. Khi xem xét về mối quan hệ giữa thành phần cấp hạt đất với Cùng với tính chất vật lý đất, tính chất hóa học cơ cấu cây trồng, kết quả đánh giá cũng chỉ ra rằng đất có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hàm lượng cát thô và cát mịn là hoàn toàn độc lập năng suất cây trồng. Sử dụng và cải tạo đất hợp lý với nhau trong khi đó giữa sét và limon lại có quan vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bảo vệ đất hệ khá chặt. Điều này có nghĩa là khi đất có hàm không bị thoái hóa là vấn đề hết sức cần thiết và cấp lượng sét cao thì lượng limon cũng cao và được thể bách đối với khu vực Bắc Trung bộ. Để tìm hiểu về hiện rất rõ trong cơ cấu cây trồng 2 vụ lúa và 2 lúa mối quan hệ đất, cây trong một số cơ cấu cây trồng 1 màu, trong khi đó đất có lượng cát mịn cao thì có chính vùng bắc trọng bộ, bài viết sử dụng phương quan hệ chặt với cơ cấu trồng 2 vụ màu, 3 vụ màu pháp phân tích thành phần chính nhằm tìm ra mối hoặc lúa màu. Ngược lại với 3 cấp hạt trên, đất có quan hệ giữa các cơ cấu cây trồng với tính chất hóa lượng cát thô cao chỉ có quan hệ chặt với cơ cấu học đất để từ đó bố trí, sử dụng phân bón hợp lý trồng khoai lang, sắn và chuyên màu. Có thể nói tính cho vùng. Mối quan hệ giữa cơ cấu một số cây trồng chất vật lý có ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn cây chính với tính chất hóa học đất vùng Bắc Trung bộ trồng và kỹ thuật canh tác các loại cây trên đất cát được thể hiện ở hình 2. biển cũng chịu sự chi phối mạnh của tính chất vật 1 lúa Hình 2. Mối quan hệ giữa cơ cấu một số cây trồng chính với tính chất hóa học đất vùng Bắc Trung bộ Kết quả phân tích tại hình 2 cho thấy OC (%), N kết quả cho thấy Mg2+ và Ca2+ không hề có xu hướng (%), Na+ và CEC có tương quan dương đối với cơ thay đổi. Điều này có nghĩa đây là những cơ cấu cây cấu 2 lúa-1màu tại trục thứ nhất (F1, F2). Các chỉ trồng có khả năng canh tác phù hợp nhất trên đất tiêu còn lại có quan hệ với cơ cấu 2 lúa, 1 lúa-1màu cát vùng Bắc Trung bộ nếu được bón phân đầy đủ và chuyên màu. Khi xoay sang trục thứ 2 (F1, F3), như hiện nay. 99
  5. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(67)/2016 IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên đất biển Lê anh Bồn, 1998. ành phần và một số đặc vùng Bắc Trung bộ là đất 2 vụ lúa; 2 lúa + 1 màu; 1 điểm của nguyên tố lân ở đất cát biển. Tạp chí lúa + 1 màu; đất lúa 1 vụ và đất chuyên màu. Đất Khoa học Đất, Hội Khoa học đất Việt Nam, số sản xuất nông nghiệp có khá nhiều hạn chế, đất có 10, tr54-62. thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát thô và nghèo dinh Hoàng Kim, 1992. Hệ thống cây trồng trên đất cát dưỡng. Đất có hàm lượng cát cao thường được sử biển ừa iên Huế. Báo cáo Khoa học tại Viện dụng trong trồng màu, luân canh và xen canh rau Khoa học Nông nghiệp miền Nam. màu. Đối với đất có thành phần cơ giới như thịt nhẹ, Trần Văn Lài, 1993. Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, thịt pha cát… thường được sử dụng cho cơ cấu cây vừng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội trồng có lúa và luân canh lúa màu. Trần Thị Tâm, Hoàng Ngọc Thuận, Vũ Dương Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng Quỳnh, 2004. Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cát thô và cát mịn là hoàn toàn độc lập với nhau trong nông nghiệp để tạo nền thâm canh tăng năng khi đó giữa sét và limon lại có quan hệ khá chặt và suất, chất lượng nông sản và giảm thiểu lượng được thể hiện rất rõ trong cơ cấu cây trồng 2 vụ lúa phân khoáng bón cho cây trồng trong cơ cấu và 2 lúa 1 màu. Đất có lượng cát mịn cao có quan có lúa. Báo cáo khoa học, Viện Thổ nhưỡng hệ chặt với cơ cấu trồng 2 vụ màu, 3 vụ màu hoặc Nông hóa. lúa màu. Đất có lượng cát thô cao chỉ có quan hệ chặt với cơ cấu trồng khoai lang, sắn và chuyên màu. Dương Viết Tình, 2005. Phân vùng sinh thái nông Hàm lượng OC, N tổng số, Na+ và CEC có tương nghiệp và một số giải pháp kỹ thuật cho lạc trên quan dương đối với cơ cấu 2 lúa-1màu. Các chỉ tiêu đất cát biển ừa iên Huế. Luận ánTiến sỹ còn lại có quan hệ với cơ cấu 2 lúa, 1 lúa-1màu và nông nghiệp, Đại học Huế. chuyên màu. Kết quả đánh giá đối với cơ cấu chuyên Nguyễn Văn Toàn, 2004. Đặc điểm đất cát vùng màu hoặc lúa màu cũng chỉ ra rằng nếu thâm canh duyên hải Bắc Trung bộ và thực trạng sử dụng. lâu dài và bền vững cần phải chú ý bón bổ sung Mg2+ Tạp chí Khoa học Đất . Hội Khoa học đất Việt và Ca2+ để có được hiệu quả cao nhất. Nam, số 20: 25-29. Study on relationship between physico-chemical properties of sandy soil and cropping patterns in Northern Central Coast region Bui i Phuong Loan, Tran Minh Tien Abstract Research on relationship between physico-chemical properties of sandy soil and cropping patterns in Northern Central Coast (Nghe An, and ua ien Hue province) was based on data analysis of 86 soil samples collected from di erent cropping patterns. e data was analyzed and processed by Analyse Factorielle Correspondence (CFA) and Principal Component Analysis (PCA) methods. e results showed that the ne sand soil was closely related to cropping patterns of 2 vegetable crops, 3 vegetables crops, or single rice – other crop. In contrast, the coarse soil was related to with cropping patterns of sweet potatoes - cassava - vegetables crops. Total organic carbon content (OC), total nitrogen, Na+ and CEC were positively correlated with two rice crops - one other crop. e rest parameters such as P2O5, K2O, Ca2+, Mg2+, and K+ showed high correlation with cropping patterns of two rice crops or one rice crop – other crop - vegetable crop. In order to e ectively management of these soils requires integrated practices that can increase fertility, nutrient and water holding capacity to improve the e ciency of cropping systems on sandy soil in the North Central Coast. Key words: Sandy soil, cropping pattern, soil physical and chemical properties, Northern Central Coast Ngày nhận bài: 18/7/2016 Ngày phản biện: 21/7/2016 Người phản biện: TS. Đỗ Duy Phái Ngày duyệt đăng: 26/7/2016 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2