Đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương – trường hợp các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này nhận diện những đặc trưng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương tại các Tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách. Ngoài việc nhận diện những đặc trưng từ thống kê mô tả, kết quả của thống kê phân tích cho thấy: GRDP; Tỷ trọng khoản thu từ đất trong Tổng thu ngân sách địa phương; Tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư có tương quan thuận, trong khi đó, Dân số có tương quan nghịch với Tổng thu ngân sách địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương – trường hợp các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG – TRƯỜNG HỢP CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Lâm Chí Dũng Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. TÓM TẮT Nghiên cứu này nhận diện những đặc trưng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương tại các Tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách. Đây là một nghiên cứu nhằm đáp ứng chủ đề của Hội thảo nên mang tính chất là một nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn mặc dù cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật. Ngoài việc nhận diện những đặc trưng từ thống kê mô tả, kết quả của thống kê phân tích cho thấy: GRDP; Tỷ trọng khoản thu từ đất trong Tổng thu ngân sách địa phương; Tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư có tương quan thuận, trong khi đó, Dân số có tương quan nghịch với Tổng thu ngân sách địa phương. Từ khóa: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Thu ngân sách địa phương; Thu trong cân đối ngân sách; Thu bổ sung trong cân đối; Nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương. 1. Giới thiệu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) bao gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đặc điểm của sự hình thành VKTTĐMT (cũng như các Vùng kinh tế trọng điểm khác) khởi nguồn từ quyết định có tính hành chính – chính trị chứ không phải hoàn toàn là một quá trình tự phát xuất phát từ chính những động lực của thị trường, mặc dù điều này là hoàn toàn có cơ sở xác đáng. Xét riêng về lĩnh vực ngân sách nhà nước (NSNN) do các đặc thù về kinh tế - xã hội - địa lý..nên tồn tại những đặc trưng nhất định. Mặt khác, thu NS địa phương (TNSĐP) của các tỉnh trong vùng đã có nhiều biến động cả về quy mô và cấu trúc. Những biến động này có tính xu hướng khá rõ. Về phương diện học thuật, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến những nhân tố tác động đến TNSĐP tại Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu đề cập đến những nhân tố tác động đến thu NSNN ở phạm vi cả nước. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng có đề cập các nhân tố tác động đến thu ngân sách, đặc biệt là thu thuế của các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, sự khác biệt về hệ thống thuế, về quy định phân cấp nguồn thu giữa chính quyền TW và chính quyền địa phương; mức độ tự chủ, tự trị của các địa phương ở từng nước cũng rất khác nhau làm cho những nghiên cứu này khó thể bao quát cho hệ thống ngân sách VIệt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Đặc trưng chủ yếu của thu ngân sách địa phương tại các tỉnh VKTTĐMT là gì? - Những nhân tố nào tác động đến TNSĐP trong bối cảnh cụ thể của VKTTĐMT và với những đặc điểm của phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam? - Những hàm ý chính sách có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu là gì? 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Rachid B. & Ahmed B. & Elhadj E.(2019) tổng hợp các nghiên cứu của Brun, Chambas, & Combes (2006) cho rằng khái niệm Tổng thu thuế (Tax Revenue) bao gồm 2 thành phần: thành phần được xác định bởi những nhân tố cấu trúc, những nhân tố mà chính phủ ít kiểm soát được gọi là “Năng lực chịu thuế” (Tax 309
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 capacity) và thành phần được xác định bởi chính sách công chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hành động của chính phủ, gọi là “Hiệu suất thu thuế” (Tax Effort) D.I Trotman – Dickenson (1996) cho rằng năng lực chịu thuế là khả năng của các cá nhân và doanh nghiệp có thể nộp thuế, không phụ thuộc vào năng lực thu của cơ quan thu thuế. Theo cách hiểu này, năng lực chịu thuế được xác định bằng phần thu nhập quốc dân ở trên “mức đủ sống” (Subsistence level). Nó phụ thuộc vào các đặc điểm về kinh tế, xã hội, thiết chế và nhân khẩu học (Fenochietto & Pessino, 2010). Trái lại, khái niệm hiệu suất thu thuế nói lên năng lực chủ quan trong việc huy động năng lực chịu thuế bởi các cơ quan thu thuế của Nhà nước. Khái niệm này đã được Lotz và Mors (1967) giới thiệu lần đầu. Theo đó, Hiệu suất thu thuế được xác định bằng tỷ lệ giữa Tổng thu thuế/Năng lực chịu thuế (Rachid B. & Ahmed B. & Elhadj E., 2019). Le T.M; Moreno-Dodson, Blanca et al (2012) cũng đưa ra một cách hiểu tương tự với lưu ý năng lực chịu thuế được ước lượng một cách thực chứng, đồng thời cụ thể hóa khái niệm thu nhập quốc dân bằng biến GDP và cho rằng những nhân tố tác động đến năng lực chịu thuế như: các đặc điểm về kinh tế vĩ mô; nhân khẩu học; định chế của một quốc gia có thể thay đổi theo thời gian. Xem xét những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến số thu ngân sách quốc gia Rachid B., Ahmed B. & Elhadj E.(2018) khi nghiên cứu bằng chứng từ 29 nước có thu nhập trung bình thấp trong thời kỳ từ 2001 – 2004 đã đi đến kết luận: GDP bình quân đầu người; giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với tổng thu thuế. Các nhân tố khác như: độ mở của nền kinh tế có tương quan thuận; tỷ lệ tăng dân số có tương quan nghịch nhưng không có ý nghĩa thống kê. Xét riêng, đối với biến hiệu suất thu thuế, lạm phát và chi tiêu công có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê. Các khoản đóng góp công cộng ngoài thuế ("public aid received") và nợ nước ngoài có tương quan nghịch và cũng có ý nghĩa thống kê. Shahram F., Mahdi S., Mehrdad J. (2015) khi xem xét các trường hợp điển cứu của các nước đang phát triển đã kết luận tác động của các nhân tố lên năng lực chịu thuế khác nhau giữa các xã hội. Tuy nhiên, có thể phân chia các tác động thành 2 nhóm tổng quát: các biến số lượng và chất lượng. Theo đó, các biến số lượng như: tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm; thu nhập bình quân; tái phân thu nhập; hiệu quả của các nhân tố sản xuất; mức độ sử dụng nhân công và sự kết hợp của sử dụng nhân công, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, tương quan giữa xuất – nhập khẩu; tỷ lệ các DN lớn trong tổng số DN. Các nhân tố chất lượng như: tình trạng của nền kinh tế; văn hóa nộp thuế; năng lực tổ chức trong hành thu; mức độ độc lập của cơ quan thu; sự minh bạch của luật lệ và sự phối hợp của các quy định với lưu ý rằng các nhân tố này khó xác định chính xác. Cũng trong nghiên cứu nói trên, các tác giả đã dẫn những nghiên cứu khác, chẳng hạn, Alfirman (2003), phân tích năng lực chịu thuế ở Indonesia và kết luận chính quyền địa phương còn xa mới đạt được mức thu thuế tiềm năng và có thể gia tăng tổng thu thuế của họ. Davoodi and Grigorian (2007) đo lường chất lượng định chế và các hoạt động kinh tế phi chính thức chỉ ra rằng hoàn thiện định chế và chính sách là có tầm quan trọng đối với việc gia tăng tổng thu thuế. Pessino & Fenochietto (2010) kết luận rằng có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê giữa năng lực chịu thuế với mức độ phát triển, thương mại và giáo dục Ở cấp độ địa phương, Luo, H. & Douglas, J.W. (1996) nhận thấy thu nhập cá nhân và các điều kiện kinh tế - xã hội bất lợi có ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Ngoài ra, trái ngược với những dự báo trước đó, số lượng doanh nghiệp thuộc phạm vi thẩm quyền thu ngân sách gia tăng khi hiệu suất thu tăng. Glaeser (1996) cho rằng cơ sở thuế địa phương (năng lực chịu thuế) có tương quan thuận với quy mô dân số và tài sản của các địa phương. Stegarescu (2005) thông qua phân tích quan hệ giữa tổng thu thuế và quy mô của khu vực công địa phương ở 23 quốc gia thành viên OECD trong giai đoạn từ 1965 – 2001 đi đến kết luận: tổng thu thuế địa phương phi tập trung hóa nhạy cảm với biến động trong chu kỳ kinh doanh. Lenka M. & Monika H.& Vladimir G.(2012) cho rằng bên cạnh những nhân tố thuộc về chính phủ trung ương, tỷ lệ thất nghiệp và mức độ phi tập trung hóa cũng được chứng minh là có ý nghĩa thống kê cả trong mô hình dài hạn và ngắn hạn. Từ quan điểm dài hạn, dân số tương quan có ý nghĩa thống kê với độ trễ của tổng thu thuế địa phương. Thu NSNN của mỗi quốc gia mang những đặc điểm rất riêng phụ thuộc vào cơ sở pháp lý và thường được quyết định bởi cơ quan lập pháp tối cao. Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam (Quốc hội, 2015) quy định Ngân sách nhà nước (NSNN) gồm ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương, trong đó, Ngân sách địa phương (NSĐP) gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương (Tỉnh, Huyện, xã và cấp tương 310
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đương). NSNN Việt nam là một kiểu ngân sách được quản lý thống nhất, có phân cấp quản lý nhưng không tổ chức theo mô hình các cấp ngân sách độc lập. Điều 37 của Luật này quy định các nguồn thu của NSĐP bao gồm: các khoản thu NSĐP được hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cố định của thời kỳ ổn dịnh ngân sách. Ngoài những khoản thu tại chỗ, NSTW sẽ thực hiện trợ cấp bổ sung cho NSĐP trong 2 trường hợp: (1) bổ sung cân đối ngân sách trong trường hợp NSĐP không tự cân đối được với các nhiệm vụ chi được phân cấp theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi thống nhất toàn quốc và (2) bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ ngân sách địa phương trong các trường hợp: thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới; hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, còn khoản thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang. Qua tổng quan các công bố trên các tạp chí khoa học trong nước, những nghiên cứu có tính hàn lâm về TNSĐP vẫn còn ít. Phần lớn các nghiên cứu được công bố liên quan đến chủ đề TNSĐP tiếp cận theo phương thức truyền thống. Theo đó, các tác giả tiếp cận vấn đề theo cấu trúc nhận diện các vấn đề thông qua phân tích dữ liệu định tính và định lượng và đề xuất các kiến nghị về giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề đó. Các nghiên cứu định lượng thường được vận dụng nhiều hơn đối với thu ngân sách quốc gia. Vũ Sỹ Cường (2009) tiếp cận vấn đề quy mô thu ngân sách hợp lý cho trường hợp Việt Nam bằng cách vận dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FE) với biến phụ thuộc - Quy mô thu ngân sách (mà tác giả định nghĩa là tỷ lệ thu NS/GDP) với các biến độc lập Log Thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP); Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong GDP; tỷ lệ dân số thành thị; độ mở của nền kinh tế; tỷ trọng giá trị xuất khẩu dầu thô; tỷ lệ lạm phát; chỉ số chất lượng quản trị của chính quyền. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy chiều tác động của các biến giải thích đều phù hợp với giả thuyết và có ý nghĩa thống kê. Nguyễn Ngọc Tuyến (2004) thông qua hồi quy quan hệ giữa biến Thu NSNN với các biến độc lập GDP, chỉ số giá điều chỉnh GDP dựa trên dữ liệu từ 1994 – 2003 đi đến kết luận: Cứ 1% tăng thêm của GDP tính theo giá cố định thì thu NSNN tăng thêm 1,7%; cứ 1% tăng thêm của chỉ số giá điều chỉnh thì thu NS tăng thêm 0,597% và tác giả cho rằng “điều đó chứng tỏ tăng sản lượng sản xuất là nguyên nhân chính dẫn tới tăng thu ngân sách”. Đỗ Ngọc Huỳnh, Nguyễn Thị Minh (2008) khi nghiên cứu về vấn đề phân bổ gánh nặng thu ngân sách đã đi đến hai kết luận có thể gây tranh cãi: (1) các loại thuế đều có xu hướng đánh nặng hơn trên mỗi đồng tiêu dùng của nhóm dân cư có thu nhập thấp hơn và (ii) Mức thuế đánh vào khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Mai Đình Lâm (2011) nhận xét tỷ lệ động viên của NSNN trên GDP trong thời kỳ 2001 – 2010 đạt 24,6% cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 1996 – 2000, mặc dù tác giả cũng ghi nhận tỷ lệ này đã có sự dao động khá nhiều. Đối với chủ đề TNSĐP, Nguyễn Đình Tùng (2004) xem xét cơ sở lý luận của vấn đề phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách. Theo đó, bản chất lịch sử của phân cấp nguồn thu là hệ thống chuyển tiền nhà nước để chi tiêu. Theo tác giả, thuật ngữ “phân cấp nguồn thu” chỉ mới xuất hiện ở các nước XHCN dựa trên cơ sở phân cấp nguồn thu, chuyển tiền chi tiêu theo kế hoạch. Đối với thể chế nhà nước khác, chỉ có cơ chế giao quyền thu thuế cho chính quyền địa phương. Nói cách khác, chuyển từ một hệ thống chuyển tiền thô sơ sang giao quyền thu tại chỗ. Trong bối cảnh NSNN của Việt nam, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017) khi nghiên cứu về phân cấp quản lý NSĐP tại T.P Hải Phòng đi đến kết luận: có bằng chứng về việc phân cấp quản lý NSNN đã tác động đến vấn đề cải thiện phân bổ nguồn lực, hạn chế tham nhũng, tăng tính minh bạch, hiệu suất của chính quyền địa phương. Đỗ thị Thúy Hằng, Nguyễn Bích Hạnh, Đỗ Thị Tuyết (2019) nhận định “Tỷ lệ phân bổ nguồn thu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020 được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho NSTƯ, đồng nghĩa giảm tỷ lệ phân bổ cho NSĐP so với thời kỳ ổn định NS 2011- 2015”. Tác giả cũng cho rằng cơ chế phân bổ nguồn thu giữa NSTW và NSĐP có thể dẫn tới tình trạng ỷ lại, phụ thuộc quá lớn vào NSTW và kiến nghị Việt Nam có thể chuyển sang áp dụng tỷ lệ phân bổ theo từng sắc thuế. Trần Thị Diệu Oanh (2010) cho rằng trên thực tế, những khoản thu NSĐP dược hưởng 100% thường hình thành từ những nguồn thu rất nhỏ. Theo nhận định của Ngân hàng thế giới năm 2004, khoản thu này chỉ chiếm khoảng 23% 311
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 NSĐP. Do đó, tác giả này khuyến nghị cần xây dựng một khung quy chuẩn đối với nguồn tự thu của địa phương; trao quyền tự chủ nhiều hơn như: quy định tỷ lệ, quyết định và quản lý nguồn thu, khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN, đặc biệt là đối với NSĐP, bởi vì điều này dẫn đến hệ quả là làm cho quy trình NS trở nên phức tạp; trách nhiệm và quyền hạn không rõ ràng. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về phân định thẩm quyền thu NSNN ở Việt Nam đã đề xuất các khuyến nghị: (1) đảm bảo quyền tự chủ tài chính của các địa phương theo hướng quy định tỷ lệ điều tiết thu cố định hoặc điều chỉnh cơ cấu nguồn thu cho NSĐP và (2) đảm bảo tính minh bạch trong phân cấp khoản thu gắn với trách nhiệm giải trình. 3. Phương pháp nghiên cứu Vấn đề lớn trong nghiên cứu về TNSĐP là xác định chỉ tiêu/biến này như thế nào để việc nghiên cứu có ý nghĩa. Tại Việt Nam, căn cứ vào cơ sở pháp lý hiện hành, có hai chỉ tiêu liên quan đến TNS ở một địa phương: Thu NSNN trên địa bàn và Thu NSĐP. TNSNN trên địa bàn là tổng số thu NSNN của tất cả các cấp ngân sách trên một địa phương cụ thể (Tỉnh/Thành phố) bao gồm Thu NSTƯ trên địa bàn và TNSĐP. Như đã đề cập về cơ sở lý thuyết, TNSĐP bao gồm các khoản thu tại chỗ và các khoản thu bổ sung từ NSTW và thu chuyển nguồn ngân sách năm trước. TNSNN trên địa bàn = Thu NSTW trên địa bàn + TNSĐP TNSĐP = TNSĐP được hưởng theo phân cấp + Thu bổ sung cân đối từ NSTW + Thu bổ sung theo chương trình mục tiêu + Thu chuyển nguồn NS năm trước + Thu từ quỹ dự trữ tài chính + Thu kết dư TNSĐP được hưởng theo phân cấp = các khoản thu NSĐP được hưởng 100% + Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ giữa NSTƯ và NSĐP Để chỉ tiêu TNSĐP phản ảnh được năng lực chịu thuế cũng như hiệu suất thu thuế của từng kỳ (năm) theo từng địa phương, rõ ràng cần phải loại phần thu bổ sung từ NSTW. Mặt khác, chỉ tiêu thu chuyển nguồn ngân sách năm trước, thu từ quỹ dự trữ tài chính và thu kết dư ngân sách cũng nên loại ra vì nó không phản ảnh các nhân tố ảnh hưởng của năm hiện hành. Điều này cần thiết cho việc phân tích hồi quy biến phụ thuộc TNSĐP dựa trên cơ sở dữ liệu bảng. Nói cách khác, chỉ tiêu TNSĐP trong nghiên cứu này đồng nhất TNSĐP được hưởng theo phân cấp. Tuy nhiên, khi phân tích các đặc trưng của TNSĐP cần thiết phải xem xét cấu trúc của chỉ tiêu TNSĐP. Về nguồn dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 – 2017 qua 5 Tỉnh/Thành phố: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Dữ liệu về TNSNN theo từng địa phương được thu thập qua số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính (trên trang Web của Bộ này), một số khác được thu thập từ số liệu công khai NSNN của địa phương (trong trường hợp chưa thu thập được ở Website của Bộ Tài chính). Tất cả các số liệu về TNSNN đều là số liệu quyết toán. Chỉ một số rất ít các số liệu thiếu được thay thế bằng số liệu dự toán. Dữ liệu về các biến giải thích được thu thập qua Niên giám thống kê của các Tỉnh/Thành phố. Một vài dữ liệu trống (rất ít) được bổ sung bằng phương pháp nội suy hợp lý nhất, có đối chiếu với các nguồn khác. Để phân tích đặc trưng và những xu hướng cơ bản của TNSĐP thuộc VKTTĐMT, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp phân tích thống kê cơ bản: phân tích số bình quân, số tương đối kết cấu, số tương đối biến động theo thời gian, số tương đối so sánh theo không gian...Thực chất các phương pháp này thuộc hệ thống kê mô tả. Để nghiên cứu những nhân tố tác động đến các chỉ tiêu TNSĐP, nghiên cứu này vận dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Việc lựa chọn các biến dựa trên những cơ sở sau: (i) Cơ sở lý thuyết được đề cập trong phần tổng quan. Theo đó, Thu ngân sách quốc gia được xem xét chủ yếu bởi biến Tổng thu thuế (Tax Revenue); các biến giải thích chủ yếu gồm: GDP; dân số; tỷ trọng dân số thành thị; xuất nhập khẩu dầu thô; độ mở của nền kinh tế; số lượng DN lớn/tổng số DN (ii) Tuy nhiên, đối với Thu NSĐP và xét trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, biến xuất khẩu dầu thô sẽ không có ý nghĩa vì đây là khoản thu mà NSĐP không được hưởng theo tỷ lệ điều tiết. Tương tự, độ mở 312
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 của nền kinh tế cũng không ảnh hưởng có ý nghĩa đến Thu NSĐP vì các khoản thu thuế xuất, nhập khẩu đều không thuộc khoản thu điều tiết cho NSĐP. Ngược lại, đặc điểm của Việt Nam nói chung, các tỉnh miền Trung nói riêng cho thấy các khoản thu từ đất đóng góp phần lớn vào Thu NSĐP bởi vì khoản thu này thuộc loại NSĐP được hưởng 100%. Ngoài ra, có thể đặt giả thuyết là tỷ lệ dân số thành thị, tỷ lệ giá trị gia tăng phi nông nghiệp có tương quan thuận với số thu NSĐP vì dễ thấy là khu vực nông nghiệp đóng góp thấp vào thu NSĐP so với khu vực phi nông nghiệp do chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước và do thu nhập hạn chế của khu vực này. Mặt khác, cũng với lập luận tương tự, dân số thành thị có thu nhập cao hơn nên mức nộp 3 loại thuế: tiêu dùng; tài sản và thu nhập đều cao hơn so với dân cư nông thôn. Do đó, tỷ trọng dân số thành thị cao hơn đồng nghĩa với mức thu thuế cao hơn. Xem xét thêm đặc điểm của Thu NSĐP của VKTTĐMT, trên thực tế có thể thấy tỷ trọng dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế của các địa phương này tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua và giả thuyết đặt ra là nó đóng góp có ý nghĩa thống kê vào TNSDP. Tuy nhiên, khi xem xét tương quan bằng ma trận hệ số tương quan Pearson, thấy rõ tương quan quá cao giữa biến Tỷ trọng dân số thành thị; tỷ trọng giá trị phi nông nghiệp với biến GRDP, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ trong GRDP với chính bản thân chỉ tiêu GRDP. Mặt khác, khi hồi quy bằng nhiều mô hình khác nhau từ Pool OLS, FEM, REM đều cho thấy ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy của các biến nói trên rất thấp. Điều này có thể được giải thích bởi hiện tượng đa cộng tuyến giữa GRDP với các biến nói trên. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đặt giả định số lượng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến số TNSĐP nhưng kết quả hồi quy cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê rất thấp. (iii). Mặt khác, do hiệu quả kinh doanh cao của khu vực tư nên có thể giả định là tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng đầu tư sẽ tương quan thuận với TNSĐP. (iv) Ở cấp độ địa phương, biến GDP được thay bằng GRDP (v). Để loại trừ ảnh hưởng của biến lạm phát, các biến liên quan đến giá trị tiền tệ đều sử dụng dữ liệu tính theo giá hiện hành. Vì TNSĐP cũng tính theo giá hiện hành cùng thời kỳ nên tương quan giữa các biến này không chịu ảnh hưởng của chỉ số lạm phát. Tổng hợp những phân tích ở trên, có thể khái quát mô hình hồi quy dữ liệu bảng như sau: TNSĐP = f(GRDP, Dân số, Thu từ đất, Tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước) Trong đó: - TNSĐP (tỷ đ/năm): biến phụ thuộc - Các biến giải thích: o GRDP (tỷ đ, tính theo giá hiện hành), o Dân số (người, bình quân năm) o Thu từ đất (tỷ đ, tính theo giá hiện hành), o Tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước (% Vốn đầu tư ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư) Tất cả các biến trên đều tính theo năm. Giả thuyết đặt ra là các biến giải thích nói trên đều có tương quan thuận với biến TNSĐP Các kiểm định cho thấy các biến nói trên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến một cách có ý nghĩa. Hệ số VIF trung bình là 1,33, cao nhất chỉ là 1,53. Phương pháp được lựa chọn trong Hồi quy dữ liệu bảng sẽ được lý giải cụ thể hơn ở phần kết quả nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu TNSĐP toàn vùng qua các năm có xu hướng tăng rõ, kể cả sau khi đã loại trừ chỉ số lạm phát. Đồ thị 1 cho thấy: Tổng thu NSĐP toàn vùng (TNSDPvung) từ năm 2010-2017 có xu hướng tăng. Tương tự, Tổng thu NSĐP sau khi đã điều chỉnh loại trừ chỉ số lạm phát (chỉ số này được tính theo số liệu công bố của WB) bằng cách quy về mức giá của năm liền kề trước đó (iadTNSDPvung) cũng có xu hướng biến động cùng chiều và khá đồng biến theo Tổng thu NSĐP . 313
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 So sánh năm 2017 với năm 2010: - Tổng TNSDP toàn vùng tăng từ 18494,5 tỷ đ lên 47296,1 tỷ đ, tương đương 2,56 lần - Tổng TNSDP toàn vùng sau khi đã điều chỉnh theo chỉ số lạm phát tăng từ 17213 tỷ đ lên 45687,9 tỷ đ, tương đương 2,65 lần. Ngoại trừ 2 năm 2011 và 2012 là năm mà Chính phủ thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát (chỉ số lạm phát năm 2011 là 18,6% - năm cao nhất - và năm 2012 là 9,09%) bằng thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, TNSĐP có xu hướng giảm và khi điều chỉnh theo chỉ số lạm phát có xu hướng không thay đổi, các năm còn lại đều có xu hướng tăng rõ rệt. 50000.0 45000.0 40000.0 35000.0 30000.0 25000.0 TNSDP vùng iadTNDPvung 20000.0 15000.0 10000.0 5000.0 0.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Gr 1: Thu NSĐP toàn vùng và Thu NSDP đã điều chỉnh chỉ số lạm phát (iad) theo năm từ 2010-2017 Xét theo địa phương, dữ liệu được phản ảnh trên Gr.2 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 TT-H ĐN QN QNGa BĐ Gr2. TNSĐP bình quân/năm (tỷ đồng) theo từng địa phương 314
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Đà Nẵng là địa phương có Thu NSĐP bình quân /năm cao nhất. So với địa phương thấp nhất, số thu NSĐP của TP. Đà Nẵng cao gấp 2,52 lần (tức cao hơn 152%), so với địa phương có số thu cao thứ hai, cao gấp 1,45 lần (tức cao hơn 45%). So sánh số TNSĐP của các tỉnh VKTTDMT với một số địa phương khác (TP.HCM, Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ là các Tỉnh/Thành nằm trong các Vùng Kinh tế trọng điểm khác của Việt Nam) Bảng 1: TNSĐP của một số Tỉnh/Thành phố ĐVT: Tỷ đồng 2010 2015 2016 Dự toán Dự toán 2017 2019 BQ Vùng KTTDMT (Tỉnh) 3698,9 7429,2 7896,4* Đà Nẵng 8899,6 10687,5 13537.3 12.468,8 16.442,9 TP. HCM 27.488,5 55.388,9 60.369,6 74.250,5 Cần THơ 4088,2 7043,9 Hà Nội 40.834,2 64.127,6 85.266,6 75.845,1 100.541,7 Quảng Ninh 8.951,1 15.055,8 19509 15.055,8 Hải Phòng 15283,3 Quảng Nam 12.327,9 Quảng Ngãi 9836,8 Ghi chú: Dữ liệu trống: không tìm thấy trong thông tin công khai ngân sách nhà nước. Số liệu 2017 lấy số liệu dự toán vì một số địa phương không tìm thấy dữ liệu công khai quyết toán ngân sách trên Website của Bộ tài chính *Số liệu 2016 không đồng nhất giữa các địa phương vì có cả sô liệu dự toán và quyết toán. Bảng 1 cho phép có một so sánh tổng quát. Theo đó, cho thấy có sự biến động trong tương quan giữa TNSĐP của các địa phương giữa các Vùng Kinh tế trọng điểm. Sự biến động này là khá phức tạp. Một số xu hướng chính: - Ở thời điểm năm 2010, TNSĐP của Hà nội cao gấp 11 lần TNSĐP bình quân /Tỉnh của VKTTĐMT, đến năm 2015, tỷ lệ này còn 8,63 lần. Tương tự, đôi với TNSĐP của TP. HCM, các tỷ lệ lần lượt cho năm 2010 và 2015 là 7,43 lần và 7,45 lần. Nhìn chung, khoảng cách vẫn chưa được rút ngắn đáng kể. - Đà Nẵng là dịa phương có số TNSĐP cao nhất. Tuy nhiên, trong tương quan so sánh với các TP lớn khác, độ giãn cách về TNSĐP có xu hướng tăng qua các mốc thời gian: chẳng hạn, so với Hà nội, năm 2010 nhỏ hơn 4,59 lần, qua năm 2016 đã là 6,29 lần; so với TP. HCM, năm 2010 nhỏ hơn 3,08 lần sang năm 2015 nhỏ hơn 5,8 lần. Khi so sánh với số thu của tỉnh Quảng Ninh, vào năm 2010, số thu của 2 tỉnh này xấp xỉ nhưng càng về sau, số thu của Quảng Ninh đã vượt qua Đà Nẵng. - Số liệu dự toán ngân sách của 2 năm 2017, 2019 cho thấy tình hình giãn cách đã cải thiện được khá nhiều. Chẳng hạn, so với TP.HCM, dự toán TNSĐP của TP Đà Nẵng nhỏ hơn 4,84 lần vào năm 2017 và 4,51 lần vào năm 2019; so với Hà nội, các tỷ lệ này lần lượt là 6,08 và 6,11 lần. Có một nhận xét cần lưu ý: số thu NSĐP phụ thuộc nhiều vào cơ chế điều tiết các khoản thu giữa NSTW và NSĐP nên dẫn tới tình trạng, có địa phương như TP. HCM chẳng hạn, số thu NSNN qua KBNN TP (tức Số thu NS trên địa bàn chưa thực hiện điều tiết cho NSTƯ) luôn chiếm tỷ trọng cao trong thu ngân sách cả nước nhưng số thu được điều tiết để lại cho NSĐP lại thấp. 315
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Về cơ cấu của TNSĐP ở các Tỉnh VKTTDMT có hai đặc điểm cần được phân tích. 45.0 40.0 35.0 30.0 25.0 %Thu DAT 20.0 %TBSCD 15.0 10.0 5.0 0.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Gr.3: Tỷ trọng Thu từ đất và Thu Bổ sung cân đối NS từ NSTW cho NSĐP (so với tổng thu NSĐP) từ 2010 – 2017 (%) Tỷ trọng TNSĐP từ các khoản thu liên quan đến đất đai từng chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40% năm 2010 đã giảm nhanh mặc dù có dao động ở một số năm, đặc biệt tăng trở lại vào năm 2015 (16,1%) sau đó giảm xuống còn 9,8% (năm 2016) và tăng trở lại vào năm 2017 (20,5%). Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng giảm vẫn bền vững hơn. Về số thu bổ sung từ NSTW, chỉ xem xét số thu mà NSTW bổ sung cho NSĐP trong cân đối. Nhìn chung, tỷ trọng này có dao động nhưng vẫn thể hiện xu hướng giảm trong dài hạn. Trong cả 3 năm 2015 – 2017 mức giảm là rất rõ ràng từ mức cao (24,7%) của năm 2014, đã giảm xuống còn 12,1% năm 2017. Đặc biệt, về cơ bản, Đà Nẵng đã không còn nhận khoản bổ sung trong cân đối từ NSTW. Một số địa phương khác như Quảng Nam năm 2017, Quảng Ngãi có 4 năm tự cân đối và bắt đầu từ 2016-2017 đã tự cân đối được NSĐP. Để phân tích các nhân tố tác động quan trọng đến TNSDP, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Levin – Lin – Chu Test) để kiểm tra tính dừng của các biến sử dụng trong mô hình, kết quả cho thấy, xác suất sai lầm khi bác bỏ giả thuyết Ho (cho biến phụ thuộc) rất nhỏ 0,0044. Kiểm định này cho phép sử dụng dữ liệu gốc để hổi quy mà không cần sử dụng sai phân. Để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sử dụng kiểm định Hausman. Kết quả mô hình FEM được chọn. (Ho: difference in coefficients not systematic chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 22.03 Prob>chi2 = 0.0002) Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM, kết quả cho thấy: (Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model Ho: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (5) = 36.42 316
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Prob>chi2 = 0.0000) Giả thuyết Ho bị bác bỏ với độ tin cậy rất cao. Tiếp tục, sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tương tự tương quan của dữ liệu bảng (Wooldridge test for autocorrelation in panel data Ho: no first-order autocorrelation F( 1,4) = 2.697 Prob > F = 0.1759) Giả thuyết Ho được chấp nhận vì xác suất sai lầm khi bác bỏ quá cao (0,1759) Cuối cùng để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, sử dụng mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh (Robust Standard errors). Kết quả hồi quy theo mô hình này như sau: (1) VARIABLES ThuNSP GRDPHH 0.14144*** (0.02170) Danso -0.01634 (0.01057) TiensdDt 0.92087*** (0.13996) VDTngoaiNN 79.43365** (22.70401) Constant 15,052.35672 (12,458.50503) R-squared 0.86982 Robust standard errors in parentheses *** p
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 - Căn cứ vào kết quả hồi quy, có thể thấy: Cứ 1 đơn vị tăng thêm của GRDP theo giá hiện hành (tỷ đ); Tiền thu từ đất (tỷ đ), Tỷ trọng Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (1%) thì thu NSĐP tăng lần lượt là: 0,14144; 0,92087 và 79,43365 (tỷ đ). Ngược lại, cứ dân số bình quân tăng lên 1 đơn vị thì TNSĐP giảm 16,34 triệu đồng. 5. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu Xu hướng tăng tổng số TNSĐP khá rõ nhưng xét trong tương quan với một số địa phương có số thu cao thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam thì mức độ giãn cách tính cho đến 2015 ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, từ năm 2017, mức độ giãn cách đã có xu hướng giảm. Điều này có được là do những bước phát triển có tính đột phá của đầu tư, kể cả đầu tư trong nước và nước ngoài và sự khởi sắc của một số địa phương trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Rõ ràng, cần tăng cường hơn nữa xu hướng tích cực này. Sự phụ thuộc của NSĐP vào NSTW nhìn chung đã có xu hướng giảm nhưng không đồng bộ giữa các địa phương. Có địa phương số thu bổ sung cân đối từ NSTW lại có xu hướng tăng. Do đó, nỗ lực nhằm giảm tiến đến hoàn toàn cân đối NSĐP của các tỉnh trong VKTTĐMT là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn tới. Mặt khác, cần có những đổi mới trong cơ chế điều tiết các khoản thu giữa NSTƯ và NSĐP có tính đến những đặc thù và các mục tiêu ưu tiên cho VKTTĐMT nhằm hổ trợ các địa phương này có các nền tảng cần thiết để phát triển kinh tế và qua đó gia tăng số TNSĐP, bảo đảm tự cân đối được NSĐP một cách bền vững. Trong giai đoạn vừa qua, các khoản thu liên quan đến đất đai đã có ảnh hưởng lớn đến tổng TNSĐP. Mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng của các khoản thu từ đất vẫn còn cao trong TNSĐP. Trong thời gian đến, các địa phương trong VKTTĐMT rõ ràng cũng còn cần dựa vào nguồn lực này để bảo đảm cân đối NSĐP và tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đó cũng là cách để biến tài sản đất đai từ tiềm năng thành một nguồn lực quan trọng của phát triển. Đã có bằng chứng về việc một số địa phương thành công trong chiến lược khai thác nguồn lực này. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, cần phải nỗ lực để giảm tỷ trọng của các khoản thu từ đất trong TNSĐP bởi vì, một mặt các nguồn lực đất đai ngày càng bị thu hẹp, tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn nguy cơ về sự mất cân đối trong cơ cấu TNSĐP, mặt khác, cần phải dành nguồn lực này cho những nhu cầu phát triển trong tương lai, tránh tình trạng phải tốn kém những chi phí rất cao cho những nhu cầu phát sinh chưa thể dự kiến chính xác và đầy đủ trong quy hoạch hiện tại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy để tăng thu NSĐP cần tập trung vào những nhân tố chủ yếu: (i) Tăng GRDP. Theo đó, những nhân tố đã được kiểm chứng từ kết quả của những quan sát từ mẫu nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc tăng tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ đến GRDP của các địa phương trong vùng. Đặc biệt, cần đẩy mạnh liên kết kinh tế của các tỉnh trong Vùng, nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương cũng như sức mạnh kinh tế tổng hợp của toàn Vùng. (ii) Kiểm soát hợp lý mức tăng dân số đi cùng với việc tăng tỷ trọng dân số thành thị theo một chiến lược dân số được hoạch định bài bản, nằm trong tổng thể chiến lược dân số của quốc gia có tính đến những đặc thù của địa phương, nhất là trong triển khai các biện phápcụ thể. (iii) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tương quan mạnh giữa việc tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước trong đóng góp vào mức tăng TNSĐP. Vì vậy, tăng cường các nỗ lực chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư của khu vực tư vào khu vực công nghiệp, dịch vụ là một trong những chiến lược cần được tiếp tục ưu tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Rachid B., Ahmed B. & Elhadj E (2018), Determinants of tax revenues: Evidence from a sample of Lower Middle Income countries [2] (Online at https://mpra.ub.uni-muenchen.de/90268/ MPRA Paper No. 90268, posted 01 Dec 2018 17:45 318
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 UTC) [3] Trotman-Dickenson (1996), Economics of the Public Sector pp 243-261) [4] Fenochietto, R., & Pessino, C. (2010) Determining countries’ tax effort, Fiscal Affairs Department, International Monetary Fund. [5] Lotz, J. R., & Morss, E. R. (1967), Measuring "Tax Effort" in Developing Countries, Staff Papers, International Monetary Fund. [6] Le T.M.; Moreno-Dodson, Blanca; Bayraktar, Nihal (2012), Tax Capacity and Tax Effort : Extended Cross-Country Analysis from 1994 to 2009. Policy Research Working Paper;No.6252. World Bank, Washington,DC. [7] (https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/12094 License: CC BY 3.0 IGO) [8] Shahram F., Mahdi S., Mehrdad J.(2015), Estimation of the Taxable Capacity: The Case study of a Developing Country [9] Alfirman (2003), Estimating Stochastic Frontier Tax Potential: Can Indonesian Local [10] Governments Increase Tax Revenues under Decentralization? Department of Economics,University of Colorado at Boulder, Colorado, Working Paper No. 03-19 [11] Davoodi, H. and Grigorian, D. (2007) Tax Potential vs. Tax Effort: A Cross-Country Analysis of Armenia’s Stubbornly Low Tax Collection, (Washington: International Monetary Fund). [12] Luo, H. and Douglas, J.W. (1996), Revenue effort of local governments:determinants, impacts, and policy implications, Journal of Public Budgeting, Accounting & Financial Management, Vol. 8 No. 1, pp. 47 [13] Glaeser E.L. (1996), The Incentive Effects of Property Taxes on Local Governments, Public Choice, Springer, vol. 89(1-2), p. 93-111. [14] Stegarescu, D. (2004), Public Sector Decentralization: Measurement Concepts and Recent International Trends, 2004, ZEW Discussion Papers, [online] at [15] http://econstor.eu/bitstream/10419/24080/1/dp0474.pdf, accessed March 20th 2012. [16] Lenka M.; Monika H.; Vladimír G.(2012), Determinants of Local Tax Revenues in EU Countries [17] Quốc hội Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà nước (Luật số: 83/2015/QH13) ngày 25/6/2015 [18] Vũ Sỹ Cường (2009), Quy mô thu ngân sách hợp lý: ước lượng cho trường hợp Việt nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế; số 375, tháng 8/2009 [19] Nguyễn Ngọc Tuyến (2004), Dự báo thu NSNN từ GDP bằng kỹ thuật kinh tế lượng, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12(17) , 2004 [20] Đỗ Ngọc Huỳnh, Nguyễn Thị Minh (2008), Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Tài chính, Tháng 10/2008 [21] Mai Đình Lâm (2011), Đổi mới cơ cấu và chính sách thu NSNN phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, Số 63 (3.2011) [22] Nguyễn Đình Tùng (2004), Cơ sở lý luận phân cấp nguồn thu cho NS xã, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – kế toán số 8(13) 2004 [23] Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017), Phân cấp quản lý ngân sách địa phương – nghiên cứu tại TP. Hải Phòng, Tạp chí Công thương, số 9, Tháng 8/2017 [24] Đỗ thị Thúy Hằng, Nguyễn Bích Hạnh, Đỗ Thị Tuyết (2019) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Phát triển bền vững vùng, Quyển 8, số 1 (03/2018) [25] Trần Thị Diệu Oanh, (2010) Về phân cấp thu ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương, Tạp chí Quản lý nhà nước số 175, (8/2010) [26] Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Một số khía cạnh pháp lý về phân định thẩm quyền thu NSNN ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), 85-94 319
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thị trường chứng khoán - Chương 2
25 p | 320 | 130
-
Tài liệu ôn tập môn Ngân Hàng Thương Mại
8 p | 289 | 35
-
Bài 2 : Khách hàng của ngân hàng & Phân đoạn thị trường dịch vụ ngân hàng - Th.S Đinh Tiên Minh
12 p | 286 | 33
-
Giáo trình phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thất bại của quỹ đầu tư chứng khoán ở việt nam và những giải pháp p1
11 p | 115 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
12 p | 108 | 7
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong: Nhân tố đặc biệt trên đường đua số hóa
12 p | 45 | 4
-
Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ ngân hàng
4 p | 12 | 2
-
Xây dựng chỉ số điều kiện tài chính cho Việt Nam
5 p | 60 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 3 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
38 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn