N G U Y Ê N MINH TUỆ -<br />
<br />
N G U Y Ề N VẰN<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
LÊ<br />
<br />
PGS. PTS NGUYỄN MINH TUỆ<br />
PGS. PTS NGUYỄN VÃN LÊ<br />
<br />
DÂN SỐ HỌC<br />
ĐẠI CƯƠNG<br />
<br />
NHÀ KUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 1997<br />
<br />
LÒI NÓI ĐẰU<br />
<br />
Dân số dã, dang và sẽ còn là một trong những ván<br />
dê lớn mà nhản loại phải dặc biệt quan tâm. Chi trong<br />
vòng hơn 40 năm kể từ nâm 1950 đến năm 1992, xồng<br />
số dân trên thế giói dã tăng lẽn hcm 2 lần (từ 2,5 tỉ tăng<br />
lẽn tói 5,5 ti). Theo số liệu của FAO, từ những nảm đàu<br />
của thập kỷ 90 dã có tới 51 triệu người chết đói và 800<br />
triệu người khác bị thiếu ăn nghiêm trọng, ở Việt Nam ,<br />
trong gần 70 năm (từ 1921 đến 1990) dân số nưóc ta đả<br />
tăng từ 15,5 triệu lên tói 66,2 triệu người - nghỉa là<br />
tăng hơn 4 lần. Dán số tăng nhanh dã dể lại những hậu<br />
quả nghiêm trọng về nhiều m ặt làm ảnh hưởng xáu đến<br />
mọi m ặt của đời sống xã hội.<br />
Giải pháp có bản dề thục hiện chính sách dản sổ và<br />
KHHGD là tuyên truyền, vận dộng và giáo dục gàn liền<br />
vói dịct\ vụ KHHGĐ đến mọi người dân, có chính sách<br />
mang lại lợi ích trực tiếp cho những người cháp nhận<br />
gia dinh ít con, trong đó biện pháp giáo dục dược xem<br />
là biện pháp cơ bàn, lảu dài, góp phần giải quyết tận<br />
góc ván đầ này.<br />
Học sinh, sinh viên là nhừng người chủ tương lai của<br />
đát nước, hơn lúc nào hết, họ càn dược trang bị những<br />
kiến thức cơ bản vè dân só học, GDDS và KHHGĐ để<br />
vừa thực hiện chủ trương vừa làm tốt công tảc tuyên<br />
truyền trong cộng đồng về chính sách DS - KHHGĐ của<br />
Đảng và N hà nước ta.<br />
<br />
Chúng tôi xin bày tò lòng biết ơn PGS - T S Đặng<br />
N hư Tbàn, PGS . TS Đặng ứng Vận, PGS. P T S Lê '<br />
Thông, P T S Nguyễn Vãn Chiến dã dóng góp nhiều ý '<br />
kiến bồ ích cho việc hoàn thiện giáo trình này.<br />
Các tác giả<br />
<br />
Chương I<br />
QUAN NIỆM VÊ DÂN s ố HỌC<br />
ĐỐI TƯỌNG NGHIÊN c ứ u<br />
<br />
I. QUAN NIỆM VỀ DÂN s ố HỌC<br />
Thuật ngữ "dân số học” có cội nguổn từ tiếng Hy Lạp : demos<br />
(nghĩa là nhân dân, dân cư) và grapho (mô tả). Lẩn đẩu tiên,<br />
thu ật ngữ này với tư cách như thu ật ngữ khoa học xuất hiện<br />
Veto nảm 1855 trong cuốn sách dưới nhan đẽ : "Các thành phấn<br />
thống kê của con người hoặc dân số học so sánh” của nhà khoa<br />
học Pháp A.Ghiarơ. Sau đđ, nd được thừa nhận chính thức trong<br />
Hội nghị quốc tế về vệ sinh học và dân số học tại Giơnevơ năm<br />
1882 vẳ được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỉ XIX, đẩu th ế kỉ<br />
XX. Nổi một cách th ậ t ngắn gọn, dân số học là khoa học vé dân<br />
só, cd nhiệm vụ nghiên cứu các tính qui luật tái sàn xuất dân cư<br />
trong điều kiện lịch sử xả hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định.<br />
Như một ngành khoa học xã hội, độc lập dân số học tìm hiểu<br />
tính qui luật và những điẽu kiện xã hội liên quan đến việc sinh,<br />
tử, hôn nhân, chấm dứt hôn nhân, tái sàn xuất dân cư trong<br />
mối quan hệ thống n hất biện chứng của các quá trỉnh này. Dân<br />
só học không những xem xét sự thay đổi kết cấu dân sổ theo<br />
lứa tuổi - giới tính, theo tỉnh trạ n g hôn nhân - gia đình, mổi<br />
quan hệ qua lại giữa các quá trình với kết cấu dân số, mà còn<br />
đê cập đến tính qui luật thay đổi số dân và gia đình như là kết<br />
quả của sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng nổi trên.<br />
Trên thực tế, lĩnh vực nghiên cứu dân số bao gổm việc trình<br />
bày tìn h hình dân số, phân tích các xu hướng và nhân tổ ảnh<br />
hưởng tới các quá trìn h dân số theo không gian (lănh thổ) hoặc<br />
<br />
5<br />
<br />