intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào vị trí của huyệt trên cơ thể: Một số tên huyệt giúp gợi nhớ thông qua vị trí của chúng trên cơ thể. Những tên huyệt có mang từ kiên (vai) như Kiên tỉnh, Kiên ngung giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở vai. Những tên huyệt có mang từ dương như Dương lăng tuyền, Dương trì, Dương quan; ngoại như Ngoại quan giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở mặt ngoài và sau của cơ thể. Những tên huyệt có mang từ âm như Âm lăng tuyền, Âm giao; nội như Nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 4)

  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT (Kỳ 4) B. Dựa vào vị trí của huyệt trên cơ thể: Một số tên huyệt giúp gợi nhớ thông qua vị trí của chúng trên cơ thể. Những tên huyệt có mang từ kiên (vai) như Kiên tỉnh, Kiên ngung giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở vai. Những tên huyệt có mang từ dương như Dương lăng tuyền, Dương trì, Dương quan; ngoại như Ngoại quan giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở mặt ngoài và sau của cơ thể. Những tên huyệt có mang từ âm như Âm lăng tuyền, Âm giao; nội như Nội quan giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở mặt trong và trước của cơ thể (tay chân). Cũng với cơ sở trên mà những huyệt như Tiền đính (ở trên đầu phía trước), Hậu đính (ở trên đầu phía sau), Giáp xa (ở hàm dưới), Nhũ trung (giữa hai vú), Thái dương (ở màng tang, vùng thái dương), Yêu du (ở eo lưng). C. Dựa vào tác dụng trị liệu của huyệt:
  2. Những tên huyệt mang từ phong (gió) như huyệt Phong trì, Phong môn dùng để trị và phòng chống cảm cúm. Huyệt Tình minh (con ngươi sáng) dùng để trị thị lực kém. Huyệt Nghinh hương (đón mùi thơm) dùng để trị những bệnh ở mũi. Huyệt Thính cung, Thính hội dùng để trị những trường hợp thính lực rối loạn. Huyệt Thủy phân, Phục lưu (dòng chảy ngược lại) dùng để trị phù thũng. Huyệt Á môn trị những trường hợp câm. Huyệt Huyết hải trị những trường kinh nguyệt không đều. 4. Những tên gọi khác nhau của huyệt: Hiện nay, có thể thấy cùng một huyệt được gọi với nhiều tên khác nhau. Để tiện tham khảo chúng tôi cố gắng ghi lại những tên khác nhau của huyệt (nếu có). Theo Lê Quý Ngưu, sở dĩ có tình trạng nêu trên là do: - Do có sự khác nhau ngay trong các sách kinh điển cổ xưa của Đông y. Huyệt Đốc du trong Châm cứu đại thành là huyệt đốc mạch du trong y tâm phương.
  3. - Các sách xưa gọi tên một huyệt dưới nhiều tên gọi khác nhau. Huyệt Bách hội còn được gọi dưới những tên: Tam dương ngũ hội, nê hoàn cung, duy hội, quỷ môn, thiên sơn, điên thượng, thiên mãn … - Do “Tam sao thất bổn”: một số huyệt khi phiên âm qua tiếng Việt, với nhiều khác biệt về địa phương, thổ ngữ khác nhau, nhiều tư liệu khác nhau dẫn đến nhiều tên gọi khác. Ví dụ như Bách lao còn được gọi Bá lao, Chi chánh và Chi chính, Châu vinh và Chu vinh, Đại trữ và Đại chữ, Hòa liêu và Hòa giao. HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - Huyệt là nơi thần khí hoạt động vào ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể”. Trong Đông y học, huyệt vị châm cứu giúp cho việc chẩn đoán và phòng chũa bệnh. - Các tên gọi khác nhau của huyệt: du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt, cốt huyệt... Ngày nay huyệt là danh từ được sử dụng rộng rãi nhất. - Huyệt là nơi mà điện trở da (résistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh. - Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc.
  4. Do tính chất này mà huyệt được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh của đường kinh tương ứng mà nó thuộc vào. - Có 3 loại huyệt châm cứu: + Huyệt nằm trên đường kinh (huyệt của kinh - kinh huyệt). + Huyệt nằm ngoài đường kinh (huyệt ngoài kinh - ngoại kỳ huyệt). + Huyệt ở chỗ đau (a thị huyệt). A thị huyệt thường được sử dụng trong các chứng đau nhức cấp hoặc mạn tính. - Những loại huyệt quan trọng trên đường kinh: huyệt nguyên, huyệt lạc, bối du huyệt, huyệt mộ, huyệt ngũ du, huyệt khích, huyệt bát hội, giao hội huyệt. - Huyệt vị trên đường kinh châm cứu phát triển dần theo thời gian: từ huyệt không có tên đến huyệt có tên; từ 349 huyệt đến 361 huyệt hiện nay. - Việc đặt tên huyệt châm cứu của người xưa đã dựa trên những cơ sở sau: + Dựa vào hình thể sự vật. + Dựa vào vị trí của huyệt trên cơ thể. + Dựa vào tác dụng trị liệu của huyệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1