Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM<br />
VỚI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM<br />
Châu Ngọc Hoa*, Trần Thị Ngọc Mỹ*<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2) là bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu<br />
(PSTM) giảm, tần suất 15-47%. ĐTĐ2 tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do nguy cơ tim<br />
mạch bệnh nhân suy tim.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm và đặc điểm bệnh nhân suy tim<br />
kèm ĐTĐ2.<br />
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 200 bệnh nhân<br />
nhập viện được chẩn đoán suy tim với PSTM giảm tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2018<br />
đến 8/2018.<br />
Kết quả: Trong 200 bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, có 46,5% bệnh nhân ĐTĐ2, 25,8% bệnh nhân<br />
được chẩn đoán mới ĐTĐ2. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường đi kèm các bệnh mạch vành (94,6%), tăng<br />
huyết áp (75,3%) và đột quỵ (19,4%), có nồng độ hemoglobin (116,4 g/L) và độ lọc cầu thận ước tính (44,3<br />
ml/phút) thấp hơn nhóm không ĐTĐ2. Điều trị hai nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo<br />
giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 ít được sử dụng thuốc ức chế β giao cảm (30,1%) hơn<br />
nhóm không ĐTĐ2 (48,6%).<br />
Kết luận: ĐTĐ2 là bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2<br />
thường đi kèm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, thiếu máu và suy thận.<br />
Từ khóa: đái tháo đường típ 2, suy tim<br />
ABSTRACT<br />
TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN HEART FAILURE WITH REDUCED EJECTION FRACTION<br />
Chau Ngoc Hoa, Tran Thi Ngoc My<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 1‐ 2019: 203‐208<br />
Introduction: Type 2 diabetes mellitus (T2DM) is a common comorbidity of heart failure with reduced<br />
ejection fraction (HFrEF). Its prevalence among HFrEF patients has been estimated at between 15% and 47%.<br />
T2DM increased all-cause and cardiovascular mortality in HFrEF patients.<br />
Objectives: The aim of this study is to determine the rate of T2DM in HFrEF patients, and to examine the<br />
characteristics of patients diagnosed with HFrEF and T2DM.<br />
Methods: We conducted an observative cross-sectional study on 200 HFrEF patients admitted to the<br />
Internal Cardiology department of Cho Ray hospital from 04/2018 to 08/2018.<br />
Results: Among 200 HFrEF patients, the rate of T2DM was 46.5%, 25.8% of these T2DM patients<br />
were newly diagnosed. Patients with HFrEF and T2DM were more likely to be accompanied by<br />
comorbidities like coronary artery disease (94.6%), hypertension (75.3%), and stroke (19.4%). They also had<br />
<br />
<br />
*Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Ngọc Mỹ ĐT: 0845463463 Email: tranngocmy994@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
203 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
lower hemoglobin concentration (116.4 g/L) and worse estimated glomerular filtration rate (44.3 ml/min)<br />
compared to patients without T2DM. HFrEF patients were treated the same way as guidelines recommended<br />
with or without T2DM. However, T2DM patients were less likely to be treated with β blocker (30.1%)<br />
compared to non-T2DM patients (48.6%).<br />
Conclusions: T2DM is a common comorbidity of HFrEF. Patients with HFrEF and T2DM were more likely<br />
to be accompanied by comorbidities like coronary heart disease, hypertension, stroke, anemia and renal disease.<br />
Keywords: type 2 diabetes mellitus, heart failure<br />
ĐẶT VẤNĐỀ tình hình điều trị của bệnh nhân suy tim với<br />
Suy tim là một hội chứng lâm sàng thường PSTM giảm kèm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2.<br />
gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Tần suất suy tim dao Mục tiêu nghiên cứu<br />
động từ 1– 2% dân số, tăng lên đến trên 10% ở Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim<br />
người trên 70 tuổi . Tỷ lệ tử vong và nhập viện<br />
(13)<br />
với PSTM giảm và đặc điểm bệnh nhân suy<br />
trong 12 tháng theo dõi ở bệnh nhân nhập viện tim kèm ĐTĐ2.<br />
lần lượt là 17% và 44%. Vì vậy, vấn đề tối ưu hóa Mục tiêu chuyên biệt<br />
trong điều trị suy tim đang được quan tâm Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với<br />
nghiên cứu, đặc biệt là đối với các bệnh đồng PSTM giảm.<br />
mắc ở bệnh nhân suy tim. ĐTĐ2 là bệnh đồng So sánh khác biệt của đặc điểm lâm sàng, cận<br />
mắc thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Tỷ lệ lâm sàng giữa hai nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2<br />
ĐTĐ2 dao động từ 15% đến 41% ở bệnh nhân ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm.<br />
ngoại trú và 39% đến 47% ở bệnh nhân nội Khảo sát tình hình điều trị suy tim và ĐTĐ2.<br />
viện(15). Bệnh nhân có triệu chứng suy tim càng ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
nặng biểu hiện qua phân độ NYHA càng cao thì Thiết kế nghiên cứu<br />
càng có nguy cơ mắc ĐTĐ2. Bệnh nhân suy tim Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
với PSTM giảm kèm ĐTĐ2 vẫn được khuyến Cỡ mẫu<br />
cáo dùng các thuốc ức chế men chuyển (hoặc ức n=90 (theo mục tiêu chuyên biệt Khảo sát tỷ<br />
chế thụ thể Angiotensin II), chẹn β giao cảm và lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm).<br />
đối kháng Aldosterone. Về mặt điều trị ĐTĐ2: Dân số nghiên cứu<br />
Metformin là chọn lựa đầu tay. Có thể cân nhắc Tiêu chuẩn chọn vào<br />
thêm empagliflozin, Insulin(15). ĐTĐ2 làm tăng Bệnh nhân ≥ 18 tuổi nhập viện được chẩn<br />
tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do đoán suy tim với PSTM giảm theo khuyến cáo<br />
nguyên nhân tim mạch, tăng tỷ lệ nhập viện, của ESC năm 2016 tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ 1/4/2018 –31/8/2018.<br />
tăng số ngày nằm viện ở bệnh nhân suy tim(3).<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về<br />
Bệnh nhân không thể cung cấp đầy đủ thông<br />
ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim, vì vậy, chúng tôi<br />
tin cần thiết cho nghiên cứu.<br />
thực hiện nghiên cứu này với hy vọng mang lại<br />
Suy tim được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Hội<br />
thông tin về tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với<br />
Tim châu Âu (ESC) 2016. ĐTĐ2 được chẩn đoán<br />
PSTM giảm, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, theo tiêu chuẩn của hội Đái tháo đường Hoa Kì<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 204<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
(ADA) 2017. giảm tham gia nghiên cứu, có 93 trường hợp<br />
Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào ĐTĐ2, chiếm tỷ lệ 46,5%.<br />
và loại trừ được thu thập số liệu dựa vào việc Tỷ lệ ĐTĐ2 ở nhóm bệnh nhân nhập viện do<br />
hỏi bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và thu thập đợt mất bù cấp suy tim mạn là 52,9%.<br />
kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết 25,8% bệnh nhân được chẩn đoán mới ĐTĐ2.<br />
trong 24 – 48 giờ đầu nhập viện. Khi bệnh nhân Số năm được chẩn đoán ĐTĐ2 trung bình 8,43 ±<br />
xuất viện, các thông tin về thuốc điều trị suy tim, 6,1 năm, ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 25 năm.<br />
ĐTĐ2, số ngày nằm viện và kết quả điều trị (tử Tỷ lệ ĐTĐ2 tăng dần theo phân độ suy tim<br />
vong hay không) được ghi nhận. NYHA, cao nhất ở nhóm NYHA IV (60%), thấp<br />
Phương pháp thống kê nhất ở nhóm NYHA II (43,8%), tuy nhiên sự khác<br />
Kết quả nghiên cứu được thu thập và xử lý biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,597).<br />
bằng phần mềm SPSS 22.0. So sánh các biến số<br />
không liên tục bằng phép kiểm Chi bình<br />
phương, xác suất chính xác Fisher. So sánh có<br />
biến số liên tục bằng phép kiểm T‐Student nếu<br />
biến số có phân phối chuẩn; dùng phép kiểm<br />
Mann‐Whitney Wilconxon nếu các biến số<br />
không có phân phối chuẩn. Phép kiểm có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
Y đức<br />
Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội Biểu đồ 1. Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim<br />
đồng Y Đức Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
ngày 12/2/2018 và Bệnh viện Chợ Rẫy. nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 ở bệnh nhân<br />
suy tim<br />
KẾTQUẢ<br />
Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường là nữ,<br />
Từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018, có 200<br />
có BMI cao hơn nhóm không ĐTĐ2, thường đi<br />
bệnh nhân suy tim với PSTM giảm nhập viện tại<br />
kèm bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ.<br />
khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy tham gia<br />
Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có nồng độ<br />
vào nghiên cứu.<br />
hemoglobin thấp hơn và chức năng thận xấu<br />
Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim hơn nhóm không ĐTĐ2.<br />
Trong 200 bệnh nhân suy tim mạn với PSTM<br />
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hai nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2<br />
Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Giới (Nam) 41 (44,1%) 70 (65,4%) 0,002<br />
Tuổi 64,7±12,3 65,3±15,3 0,759<br />
II 39 (41,9%) 50 (46,7%) 0,597<br />
NYHA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III 48 (51,6%) 53 (49,5%)<br />
IV 6 (6,5%) 4 (3,7%)<br />
2<br />
BMI (kg/m ) 22,6±3,7 21,5±3,8 0,028<br />
Bệnh đồng mắc<br />
1<br />
THA 70 (75,3%) 63 (58,9%) 0,014<br />
2<br />
BMV 88 (94,6%) 84 (78,5%) 0,001<br />
Rung nhĩ 26 (28%) 37 (34,6%) 0,315<br />
Đột quỵ 18 (19,4%) 10 (9,3%) 0,042<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
205 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P<br />
3<br />
COPD 4 (4,3%) 5 (4,7%) 0,587<br />
4<br />
RLCH lipid 87 (93,5%) 99 (92,5%) 0,777<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
5<br />
Hemoglobin 116,4±23 125,3±19,2 0,004<br />
6<br />
Creatinine 1,4(1,2–2) 1,3(1,1–1,5) 0,047<br />
7<br />
eGFR 44,3±20,8 53,7±18,1 0,001<br />
7<br />
eGFR < 60 76 (81,7%) 73 (68,2%) 0,028<br />
Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P<br />
BNP (pg/ml) 1573,4 (466–2967) 1557,2 (695–2689) 0,813<br />
6<br />
Cholesterol 135 (114–172) 141 (120–175) 0,561<br />
6<br />
HDL-C 29 (25–39) 33 (25–39) 0,554<br />
6<br />
LDL-C 81 (64–101,3) 95,2(69,1–124) 0,029<br />
EF (%) 32 (26–36) 30 (25–34) 0,223<br />
Số ngày nằm viện (SNNV) và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân<br />
SNNV(ngày) 11 (8–15) 9 (7–15) 0,046<br />
Tử vong (%) 12 (12,9%) 9 (8,4%) 0,301<br />
Điều trị suy tim và ĐTĐ2 hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). Thuốc hạ<br />
Bảng 2. Thuốc điều trị suy tim hai nhóm ĐTĐ2 và đường huyết dùng trong dân số nghiên cứu<br />
không ĐTĐ2 được ghi ở biểu đồ 2. Trong đó có 4 bệnh nhân<br />
Phương pháp ĐTĐ2 Không ĐTĐ2 P dùng thuốc hạ đường huyết dạng kết hợp (Bảng<br />
điều trị (n = 93) (n = 107) 2, Biểu đồ 2).<br />
Thuốc ức chế 75 (80,6%) 94 (87,9%) 0,160 Số ngày nằm viện trung bình của dân số<br />
hệ RAA<br />
Thuốc chẹn β 28 (30,1%) 52 (48,6%) 0,008 nghiên cứu là 10 (7‐15), trong đó, số ngày nằm<br />
giao cảm viện của bệnh nhân suy tim với PSTM giảm kèm<br />
Thuốc kháng 59 (63,4%) 75 (70,1%) 0,318 ĐTĐ2 (11 ngày) dài hơn nhóm không ĐTĐ2 (9<br />
Aldosterone<br />
ngày), p=0,046 có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tử vong<br />
Thuốc lợi tiểu 75 (80,6%) 84 (78,5%) 0,708<br />
Thuốc nitrate 12 (12,9%) 13 (12,1%) 0,827 do mọi nguyên nhân ở dân số chung là 10,5%,<br />
Thuốc 27 (29%) 26 (24,3%) 0,449 12,9% ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ2 và 8,4% ở nhóm<br />
dobutamine không ĐTĐ2, tuy nhiên sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p=0,301).<br />
BÀNLUẬN<br />
Tỷ lệ ĐTĐ2 của nghiên cứu chúng tôi là<br />
46,5%. So với tần suất ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy<br />
tim nhập viện là 40% ở nghiên cứu EVEREST,<br />
36,5% ở nghiên cứu ESC‐HFA dài hạn(4,14), tỷ lệ<br />
ĐTĐ2 của chúng tôi cao hơn. Tần suất ĐTĐ2 ở<br />
bệnh nhân suy tim tăng dần theo thời gian(5).<br />
Điều này phù hợp xu hướng tăng dần của tần<br />
suất ĐTĐ2 ở dân số chung(11). Tần suất ĐTĐ2<br />
tăng dần được giải thích do bệnh béo phì, tăng<br />
Biểu đồ 2. Thuốc điều trị ĐTĐ2<br />
huyết áp ngày càng phổ biến và lối sống ngày<br />
Điều trị giữa 2 nhóm suy tim ĐTĐ2 và<br />
càng tĩnh tại không lành mạnh của dân số trên<br />
không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau,<br />
thế giới(8). Có thể vì vậy mà kết quả nghiên cứu<br />
tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 (30,1%)<br />
của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu ESC‐HFA<br />
ít được sử dụng thuốc ức chế thụ thể β giao cảm<br />
dài hạn (2017), EVEREST (2007).<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 206<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân nhập viện do đợt (30,1%) ít được sử dụng thuốc ức chế thụ thể β<br />
mất bù cấp suy tim mạn của nghiên cứu chúng giao cảm hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). Kết<br />
tôi là 52,9%, cao hơn tỷ lệ ĐTĐ2 ở các nghiên quả này khác với nghiên cứu của các tác giả<br />
cứu suy tim cấp như nghiên cứu OPTIMIZE‐ Greenberg B. H., Sarma Satyam, Komajda M,<br />
HF (40%, 2007), nghiên cứu TRUE‐AHF (39%, Yun Yun Go, Dauriz M(4,6,8,14). Số liệu của<br />
2011), nghiên cứu ASCEND‐HF (42,6%, 2011), chúng tôi được lấy tại thời điểm xuất viện, khi<br />
nghiên cứu RELAX‐AHF‐2 (47%, 2017), nghiên tình trạng suy tim vừa tạm ổn định, không<br />
cứu ESC‐HFA dài hạn nhóm suy tim cấp như đa số các nghiên cứu trên được lấy trong<br />
(49,4%, 2017); tương đồng với nghiên cứu của thời gian theo dõi 1 năm.<br />
tác giả Yun Yun Go (52%, 2014)(6,8,11,12,14,16,17). HẠNCHẾ<br />
Như đã giải thích ở trên, tần suất ĐTĐ2 tăng<br />
Do điều kiện thời gian ngắn hạn, chúng tôi<br />
dần theo thời gian, vì vậy tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh<br />
chỉ có thể lấy 200 mẫu bệnh nhân, tuy có thể xác<br />
nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn của nghiên<br />
định được tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với<br />
cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu trên. Ngoài<br />
PSTM giảm, nhưng chưa đủ lớn để so sánh đặc<br />
ra, tỷ lệ ĐTĐ2 của nghiên cứu chúng tôi và tác<br />
điểm giữa 2 nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2. Trong<br />
giả Yun Yun Go (thực hiện tại Singapore)<br />
quá trình làm nghiên cứu, nhiều bệnh nhân và<br />
trung bình khoảng 52%, cao hơn các nghiên<br />
thân nhân không nắm rõ tình trạng bệnh của<br />
cứu tại Âu Mỹ. Một nghiên cứu ở Anh cho<br />
bệnh nhân, không mang theo sổ khám bệnh làm<br />
thấy trên cùng 1 dân số suy tim, các bệnh nhân<br />
khó khăn trong quá trình thu thập số liệu.<br />
gốc Nam Á có tần suất ĐTĐ2 (45,8%) cao hơn<br />
nhóm bệnh nhân da trắng (16,2%)(2). Nghiên KẾT LUẬN<br />
cứu của tác giả Bank I. E. M. cho thấy dù dân Qua khảo sát 200 bệnh nhân suy tim với<br />
số suy tim ở Singapore nhỏ tuổi hơn, có BMI PSTM giảm, tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với<br />
thấp hơn dân số Thụy Sĩ, tỷ lệ ĐTĐ2 ở PSTM giảm là 46,5%, trong đó ĐTĐ2 chẩn đoán<br />
Singapore (46%) gấp 3 lần tỷ lệ ĐTĐ2 ở Thụy mới là 25,8%. Nhóm bệnh nhân suy tim kèm<br />
Sĩ (18%)(1). Ngoài ra, tần suất ĐTĐ2 cao nhất ở ĐTĐ2 chủ yếu là nữ (65,9%), có BMI (22,6 kg/m2)<br />
bệnh nhân suy tim là ở Ấn Độ (73%), tần suất cao hơn, thường đi kèm bệnh mạch vành<br />
ĐTĐ2 ở Malaysia là 67%, Trung Quốc là 48%. (94,6%), tăng huyết áp (75,3%), và đột quỵ<br />
Tóm lại, tần suất ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim (19,4%) so với nhóm bệnh nhân suy tim không<br />
thay đổi giữa các dân số, đặc biệt cao ở các dân ĐTĐ2. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân suy tim kèm<br />
số Đông và Nam Á, có thể có nhiều cơ chế sinh ĐTĐ2 có nồng độ hemoglobin (116,4 g/L) và độ<br />
lý bệnh phức tạp, tương tác giữa gen và môi lọc cầu thận ước tính (44,3 ml/phút) thấp hơn<br />
trường cần được nghiên cứu thêm(6). nhóm suy tim không ĐTĐ2. Điều trị giữa 2<br />
Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có BMI cao nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các<br />
hơn nhóm không ĐTĐ2, thường đi kèm bệnh khuyến cáo giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân<br />
mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ. Bệnh suy tim kèm ĐTĐ2 (30,1%) thường ít được sử<br />
nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có nồng độ dụng thuốc ức chế thụ thể β giao cảm hơn nhóm<br />
hemoglobin thấp hơn và chức năng thận xấu không ĐTĐ2 (48,6%).<br />
hơn nhóm không ĐTĐ2. Kết quả này tương TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
đồng với nghiên cứu các tác giả Greenberg BH, 1. Bank IEM, Gijsberts CM, Teng TK et al (2017). “Prevalence<br />
Sarma Satyam, Komajda M(7,8,14). and Clinical Significance of Diabetes in Asian Versus White<br />
Patients With Heart Failure”. JACC Heart Fail, 5(1), 14‐24.<br />
Điều trị giữa 2 nhóm suy tim ĐTĐ2 và 2. Blackledge HM, Newton J, Squire IB (2003). “Prognosis for<br />
không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau, South Asian and white patients newly admitted to hospital<br />
with heart failure in the United Kingdom: historical cohort<br />
tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 study”. Bmj, 327(7414), 526‐31.<br />
<br />
<br />
<br />
207 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3. Dauriz M, Mantovani A, Bonapace S et al (2017). “Prognostic 12. Packer M, O’Connor C, McMurray JJV, Wittes J, Abraham<br />
Impact of Diabetes on Long‐term Survival Outcomes in WT et al (2017). “Effect of Ularitide on Cardiovascular<br />
Patients With Heart Failure: A Meta‐analysis”. Diabetes care, Mortality in Acute Heart Failure”. New England Journal of<br />
40(11), 1597‐1605. Medicine, 376(20), 1956‐1964.<br />
4. Dauriz M, Targher G, Laroche C et al (2017). “Association 13. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD et al (2016). “ESC<br />
Between Diabetes and 1‐Year Adverse Clinical Outcomes in Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and<br />
a Multinational Cohort of Ambulatory Patients With chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and<br />
Chronic Heart Failure: Results From the ESC‐HFA Heart treatment of acute and chronic heart failure of the European<br />
Failure Long‐Term Registry”. Diabetes care, 40(5), 671‐678. Society of Cardiology (ESC)Developed with the special<br />
5. From AM, Leibson CL, Bursi F et al (2006). “Diabetes in contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the<br />
Heart Failure: Prevalence and Impact on Outcome in the ESC”. Eur Heart J, 37(27), 2129‐2200.<br />
Population”. The American Journal of Medicine, 119(7), 591‐599. 14. Sarma S, Mentz RJ, Kwasny MJ, Fought AJ, Huffman M et al<br />
6. Go YY, Allen JC, Chia SY et al. (2014). “Predictors of (2013). “Association between diabetes mellitus and post‐<br />
mortality in acute heart failure: interaction between diabetes discharge outcomes in patients hospitalized with heart<br />
and impaired left ventricular ejection fraction”. Eur J Heart failure: findings from the EVEREST tria”l. European journal of<br />
Fail, 16(11), 1183‐9. heart failure, 15(2), 194‐202.<br />
7. Greenberg BH, Abraham WT, Albert NM et al (2007). 15. Seferovic PM, Petrie MC, Filippatos GS, Anker SD, Rosano G<br />
“Influence of diabetes on characteristics and outcomes in et al (2018). “Type 2 diabetes mellitus and heart failure: a<br />
patients hospitalized with heart failure: a report from the position statement from the Heart Failure Association of the<br />
Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in European Society of Cardiology”. Eur J Heart Fail, 20(5), 853‐<br />
Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE‐HF)”. 872.<br />
Am Heart J, 154(2), 277.e1‐8. 16. Targher G, Dauriz M, Laroche C, Temporelli PL, Hassanein<br />
8. Klonoff DC (2009). “The increasing incidence of diabetes in M et al (2017). “In‐hospital and 1‐year mortality associated<br />
the 21st century”. J Diabetes Sci Technol, 3(1): 1–2. with diabetes in patients with acute heart failure: results<br />
9. Komajda M, Tavazzi L, Francq BG, Bohm M, Borer JS et al from the ESC‐HFA Heart Failure Long‐Term Registry”. Eur J<br />
(2015). ”Efficacy and safety of ivabradine in patients with Heart Fail, 19(1), 54‐65.<br />
chronic systolic heart failure and diabetes: an analysis from 17. Teerlink JR, Voors AA, Ponikowski P, Pang PS, Greenberg<br />
the SHIFT trial”. Eur J Heart Fail, 17(12), 1294‐301. BH et al (2017). “Serelaxin in addition to standard therapy in<br />
10. Nguyen CT, Pham NM, Lee AH, Binns CW (2015). acute heart failure: rationale and design of the RELAX‐AHF‐<br />
“Prevalence of and Risk Factors for Type 2 Diabetes Mellitus 2 study”. Eur J Heart Fail, 19(6), 800‐809.<br />
in Vietnam: A Systematic Review”. Asia Pac J Public Health,<br />
27(6), 588‐600.<br />
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
11. O'Connor CM, Starling RC, Hernandez AF, Armstrong PW,<br />
Dickstein K et al (2011). “Effect of nesiritide in patients with Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018<br />
acute decompensated heart failure”. N Engl J Med, 365 (1), Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br />
32‐43.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 208<br />