intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái tháo đường trên người cao tuổi

Chia sẻ: Battu_1 Battu_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức sức khỏe thế giới công nhận tuổi già khi bước qua tuổi 65. Chu kỳ sống của con người thông thường qua ba thời kỳ kế tiếp nhau: tăng trưởng, trưởng thành và già. Thời kỳ tăng trưởng thường kết thúc vào tuổi 18 – 21, cơ thể đạt đến tầm vóc người lớn. Thời kỳ trưởng thành sau đó thường kéo dài đến tuổi 60, thời kỳ này cơ thể tương đối ổn định. Sau tuổi 60, những biểu hiện của tuổi già rõ nét hơn, cơ thể chúng ta thoái triển theo thời gian....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái tháo đường trên người cao tuổi

  1. Đái tháo đường trên người cao tuổi
  2. Thay đổi cơ thể với tuổi tác Tổ chức sức khỏe thế giới công nhận tuổi già khi bước qua tuổi 65. Chu kỳ sống của con người thông thường qua ba thời kỳ kế tiếp nhau: tăng trưởng, trưởng thành và già. Thời kỳ tăng trưởng thường kết thúc vào tuổi 18 – 21, cơ thể đạt đến tầm vóc người lớn. Thời kỳ trưởng thành sau đó thường kéo dài đến tuổi 60, thời kỳ này cơ thể tương đối ổn định. Sau tuổi 60, những biểu hiện của tuổi già rõ nét hơn, cơ thể chúng ta thoái triển theo thời gian. Càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể càng thoái triển, tuy nhiên tốc độ thoái triển của các cơ quan không giống nhau theo năm tháng. Cơ thể lúc đó sẽ thay đổi về hình thể như sự thu teo của khối lượng nạc, giảm thể trọng xương, thay đổi và giảm chức năng của các cơ quan như mắt mờ, tai điếc, trí nhớ giảm sút, đôi khi đi lại khó khăn… đó là sự già cỗi và bệnh tật của cơ thể chúng ta. Các bệnh lý hay đến ở tuổi già Tỷ lệ mắc các bệnh tăng dần theo tuổi như bệnh lý tim mạch: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim; bệnh lý thần kinh: tai biến mạch não, teo não ở người già, Parkinson…, các bệnh lý nội tiết, bệnh lý mắt… Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng phát triển trên thế giới và đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia. Năm 1997, ghi nhận 124 triệu người trên thế giới bị bệnh ĐTĐ (tỷ lệ 2,1%), ước tính đến 2010 tăng lên đến 221 triệu người, phần lớn là ĐTĐ type 2 ở người lớn tuổi. Yếu tố nghi nguy cơ bệnh ĐTĐ ở người già:
  3. - Béo phì. - Vòng eo ở nữ trên 95 cm, ở nam trên 100 cm. - Gia đình có người bị ĐTĐ. - Thiếu máu cơ tim. - Cao huyết áp. - Mỡ trong máu cao. - Rối loạn dung nạp glucose. - Tiền căn sẩy thai, sinh con trên 4 kg. - Chủng tộc. - Dùng thuốc gây tăng đường huyết. Biến chứng của bệnh ĐTĐ? - Biến chứng cấp như hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu máu, hôn mê nhiễm ceton acid, hạ đường huyết, nhiễm trùng… Các biến chứng này thường gặp ở những người không điều trị, ngưng thuốc điều trị, hay hạ đường huyết do dùng thuốc quá liều… - Biến chứng mãn tính như mù lòa giảm thị lực, tăng nhãn áp… - Biến chứng thần kinh như tai biến mạch não, đau nhức chân, teo cơ, biến chứng mạch máu, tim như tắc mạch chân, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
  4. - Biến chứng thận như phù, suy thận. - Ngoài ra có thể gặp một số biến chứng khác như nhiễm trùng da, nấm da, teo cơ, bất lực ở nam giới… Làm thế nào để tránh các biến chứng của bệnh ĐTĐ? Bệnh ĐTĐ là bệnh lý mãn tính cần phải điều trị suốt đời, do đó việc tuân thủ điều trị vô cùng quan trọng, chính việc kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc theo các bác sĩ điều trị là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Mục tiêu kiểm soát đường ở người lớn tuổi Việc kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết về bình thường ở người bị bệnh ĐTĐ đã được chứng minh làm giảm các biến chứng hơn so với người kiểm soát đường huyết không chặt chẽ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ châu Á – Thái Bình Dương, mức kiểm soát đường huyết tốt là: đường huyết lúc đói 80 – 110 mg%; đường huyết sau ăn 2 giờ: 80 – 145 mg%, HbA 1c < 6,5%. Tuy nhiên mức kiểm soát đường huyết ở người lớn tuổi nên ở mức chấp nhận được: HbA 1c 7.1 - 8%; đường huyết lúc đói 8.1 - 10 mmol/L. Vận động thể lực ở người tuổi già Vận động thể lực là vấn đề cần thiết để góp phần làm cho đường huyết ổn định. Tuy nhiên việc chọn lựa môn tập thích hợp cho mỗi người là quan trọng. Nên tránh những môn vận động gây nhiều cảm xúc mạnh, tránh vận
  5. động gắng sức. Nên ngưng vận động khi có các dấu hiệu sau: hồi hộp khó thở, nhịp tim nhanh không đều, đau ngực. Người lớn tuổi bị bệnh ĐTĐ đang được điều trị thuốc nên cần biết khi nào bị hạ đường huyết. Đôi khi triệu chứng hạ đường huyết ở người lớn tuổi thường bị lu mờ bởi những triệu chứng khác, do đó luôn luôn cảnh giác hạ đường huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2