intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Typ 2

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

174
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với đái tháo đường type 1, các yếu tố gây bệnh rất khó xác định nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có khuynh hướng gây ra bệnh này. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này thì cơ hội bị bệnh càng cao. Còn các nguy cơ gây bệnh Đái tháo đường type 2 bao gồm: • Độ tuổi 90 đến 95% trường hợp đái tháo đường là type 2. Dạng bệnh này thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng nay còn ảnh hưởng rộnghơn ở cả trẻ em và thanh niên. Những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Typ 2

  1. Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Typ 2 Đối với đái tháo đường type 1, các yếu tố gây bệnh rất khó xác định nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có khuynh hướng gây ra bệnh này. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này thì cơ hội bị bệnh càng cao. Còn các nguy cơ gây bệnh Đái tháo đường type 2 bao gồm: • Độ tuổi
  2. 90 đến 95% trường hợp đái tháo đường là type 2. Dạng bệnh này thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng nay còn ảnh hưởng rộnghơn ở cả trẻ em và thanh niên. Những người lớn tuổi dễ mắc bệnh hơn. Béo phì Hơn 80% bệnh nhân Đái tháo đường type 2 bị thừa cân. Béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Quá nhiều mỡ thừa có thể làm tăng đề kháng insulin, tăng cao glucose trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy béo phì tác động đến mọi đối tượng nhưng nguyên nhân chính là các chế độ dinh dưỡng giàu chất béo và năng lượng, cũng như ít vận động cơ thể. Ở nhiều nước, xã hội chỉ tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh, xa rời những thực phẩm tôt cho sức khỏe như : rau xanh và trái cây, cũng như cường độ vận động cơ thể giảm đáng kể do việc sử dụng xe gắn máy liên tục. • Tiền sử người thân đã mắc bệnh Đái tháo đường Nghiên cứu cho thấy một người có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn nếu có người thân trong gia đình từng mắc bệnh này. Mối liên hệ càng gần thì càng có nguy cơ cao hơn. • Lười vận động
  3. Nghiên cứu cho thấy một người không hoạt động nhiều thì dễ bị bệnh đái tháo đường type 2 hơn. Người càng ít tập thể dục thì càng có nguy cơ mắc bệnh này. • Rối loạn dung nạp glucose (IGT) hay rối loạn đường huyết đói Lượng đường trong máu một người khỏe mạnh thường vào khoảng 70 đến 100 mg/dL( số milligram glucose có trong 100 mililít máu) hoặc tính theo millimol ở khoảng 3.9 đến 5.6 mmol/L. Rối loạn dung nạp glucose là mức glucose trong máu sau ăn cao hơn mức bình thường, nhưng không cao đến mức các bác sĩ có thể xếp vào type bệnh Đái tháo đường. Rối loạn đường huyết đói khi đường huyết đói cao hơn bình thường nhưng chưa tới mức được chẩn đoán Đái tháo đường . Từ 100 đến 125 mg/dL (hay 5.7 đến 6.9 mmol/L) (Xem thêm về rối loạn dung nạp Glucose và rối loạn đường huyết đói) • Chủng tộc/sắc tộc Đến nay, có thể nhận định chủng tộc và sắc tộc là yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng phát triển bệnh Đái tháo đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu quy mô nhỏ cũng được tiến hành bên ngoài nước Mỹ.Tại Mỹ, những người
  4. Mỹ gốc Phi, Á, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, dân đảo Thái Bình Dương, và dân Mỹ bản địa có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn. Tại Úc , dân châu Á,cư dân đảo Thái Bình Dương, Nam Âu và thổ dân Úc dễ bị mắc bệnh nhất.  Tăng huyết áp hay đang điều trị tăng huyết áp hay có bệnh mạch vành đi kèm Tiền sử tăng huyết áp, hay HA ≥140/90 mmHg Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch cũng là yếu tố nguy cơ cho Đái tháo đường.  Rối loạn lipid máu Bệnh nhân có rối loạn Lipid máu có nguy cơ cao bị Đái tháo đường type 2 cao hơn người bình thường Cholesterol 2.82 mmol/L(250mg/dL)  Có tình trạng đề kháng Insulin khác : o Tiền sử bị hội chứng buồng trứng đa nang o Tiền sử có triệu chứng lâm sàng đề kháng Insulin : gai đen
  5.  Tiền sử Đái tháo đường thai kỳ  Tiền sử sanh con >4kg
  6. Điểm cần lưu ý với bệnh nhân ĐTĐ type 2 Với phụ nữ, nên lưu ý trong những trường hợp sản khoa đặc biệt như sinh con nặng ký (trên 3,6 kg). Còn ở người bình thường, khi huyết áp đột ngột tăng cao trên 130/90 mmHg cũng cần lưu tâm đến đường trong máu. PGS.TS Tạ Văn Bình đặc biệt lưu ý nhóm người ít vận động. Theo ông, kinh tế phát triển, chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường làm việc hiện nay khiến cho nhiều người ít vận động - đây cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh Đái tháo đường.
  7. Tập thể dục bằng xe đạp giảm nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 Ở người ít vận động, tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn gấp 3-4 lần so với nhóm người lao động chân tay. Cũng nên biết rằng, nội tiết tố có vai trò quan trọng với việc ngăn chặn mắc bệnh Đái tháo đường, điều này thấy rất rõ với nữ giới, đó là số mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tuổi mãn kinh cao hơn hẳn so với phụ nữ tuổi sinh nở. "Không nên bỏ qua khi răng bạn bỗng dưng rủ nhau đau từng đợt" - chuyên gia về nội tiết nhắc nhở. Có bệnh nhân đau răng, răng bị lung lay chỉ biết đi khám nha. Nhưng thực ra, họ đã bị biến chứng của Đái tháo đường. Cũng tương tự như vậy với bệnh nhân mờ mắt, giảm thị lưc, khi đi khám mắt, làm các xét nghiệm mổ mắt mới phát hiện Đái tháo đường. Để giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường, mỗi người nên chọn hình thức vận động như đi bộ hoặc đạp xe đạp khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2