intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đảm bảo tín dụng là gì? Các hình thức đảm bảo tín dụng

Chia sẻ: Phan Ngoc Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

2.892
lượt xem
440
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đảm bảo tín dụng là gì? Các hình thức đảm bảo tín dụng

  1. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng BÀI TẬP NHÓM: HERO LỚP: TC2.2 CHỦ ĐỀ: Đảm bảo tín dụng là gì? Các hình thức đảm bảo tín dụng.  NỘI DUNG: I. Những vấn đề chung về đảm bảo tín dụng: 1.Khái niệm : 2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng: 3. Các đặc trưng của tài sản đảm bảo tiền vay: II. Các hình thức đảm bảo tín dụng: 1. Thế chấp tài sản: 2. Cầm cố tài sản: 3. Bảo lãnh: 4. So sánh giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản: .............................  ................................... I. Những vấn đề chung về đảm bảo tín dụng: 1. Khái niệm : Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường h ợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. 2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 1/11
  2. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. - Gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn. Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không trả được nợ sẽ sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn. - Bổ sung điều kiện để khách hàng được vay vốn. 3. Các đặc trưng của tài sản đảm bảo tiền vay: - Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. - Tài sản phải dễ tiêu thụ trên thị trường. - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quy ền ưu tiên v ề x ử lý tài sản. II. Các hình thức đảm bảo tín dụng:  Thế chấp tài sản (Mortgage).  Cầm cố tài sản.  Nghiệp vụ cho vay theo bảo lãnh.  Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay.  Cho vay không có bảo đảm tài sản. 1. Thế chấp tài sản: 1.1. Khái niệm: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 2/11
  3. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài s ản th ế ch ấp là b ất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp n ắm gi ữ, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản. 1.2. Tài sản thế chấp: Đối tượng của thế chấp tài sản là bất động sản: nhà c ửa, đ ất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản g ắn li ền v ới nhà ở, công trình xây dựng trên đất…Những bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. 1.3. Đặc điểm của thế chấp tài sản:  Người thế chấp không chuyển giao bất động sản cho người nhận th ế chấp, mà chỉ chuyển giao giấy tờ sở hữu và văn thư th ế ch ấp tài sản. Ngay bản thân việc chuyển giao giấy tờ sở hữu cũng chia là 2 loại tùy theo s ự thỏa thuận giữa người thế chấp và người nhận thế chấp : - Người thế chấp chuyển giao quyền sở hữu bất động sản cùng văn th ư thế chấp cho ngân hàng. -Người thế chấp chuyển giao giấy tờ sở hữu bất động sản cùng văn th ư thế chấp cho ngân hàng.  Người trực tiếp quản lý bất động sản là người thế chấp hoặc người thứ 3. 1.4 Thủ tục và hình thức thế chấp: Bên thế chấp tài sản: căn cứ vào nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh tiến hành đàm phán sơ bộ với ngân hàng. Nếu được ngân hàng đ ồng ý thì tiến hành các thủ tục sau đây: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 3/11
  4. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng - Làm đơn xin vay. - Lập giấy cam kết thế chấp tài sản (văn bản thế chấp).  Về phía ngân hàng (bên nhận thế chấp): khi nhận văn bản cam kết, cần bố trí cán bộ nhân viên tiến hành xác minh và đánh giá tài sản thế chấp: - Xác định vị trí, địa điểm lắp đặt.... của tài sản thế chấp. - Định giá tài sản thế chấp. - Quyền sở hữu tài sản. 1.5. Các loại thế chấp tài sản:  Căn cứ vào tính chất pháp lý thì chia th ế ch ấp tài s ản thành 2 lo ại là th ế chấp pháp lý và thế chấp công bằng. Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay - vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng không hoàn trả theo thỏa thuận của hợp đồng thì ngân hàng với tư cách là trái chủ thể được quyền bán tài sản để thu hồi nợ mà không cần các chủ thể tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án. - Thế chấp công bằng là hình thức mà người thế chấp chỉ giao cho ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu bất động sản thế chấp để làm đảm bảo cho khoản tín dụng được cấp. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án nếu có tranh chấp.  Căn cứ vào số lần thế chấp thì chia th ế chấp thành 2 lo ại: th ế ch ấp th ứ nhất và thế chấp thứ hai: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 4/11
  5. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng - Thế chấp thứ nhất là là việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho món vay thứ nhất (có thể thế chấp cho một bên vay hoặc cho nhiều bên vay). Cần lưu ý rằng thế chấp thứ nhất không phải là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp để làm đảm bảo cho món nợ vay, mà là tài s ản th ế chấp cho món nợ thứ nhất đang hiện hành. - Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp trong đó khách hàng sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín d ụng th ứ nhất được đảm bảo cho món nợ thứ hai.  Căn cứ vào hình thức thế chấp thì chia thế chấp thành 2 loại: thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp - Thế chấp trực tiếp là hình thức thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (NĐ163 của CP ). - Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài s ản th ế ch ấp là tài sản đã có sẳn thuộc sở hữu của bên đi vay. 1.6 Xử lý tài sản thế chấp:  Nếu đến hạn mà bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng hoặc đã gia hạn mà bên vay vẫn không thực hiện việc trả nợ, hoặc không còn con đường nào giải quyết tốt hơn, thì bên cho vay (bên nh ận thế ch ấp) được quyền xử lý tài sản thế chấp theo các trường hợp sau: (1) Tự ngân hàng tự phát mãi nếu tài sản thế chấp không phải là quy ền s ử dụng đất GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 5/11
  6. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng - Phát mãi tài sản thế chấp được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai, phải thông báo trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. (2) NH phải ủy quyền cho đơn vị chuyên môn tổ chức phát mãi, nếu TSĐB là quyền sử dụng đất - Việc phát mãi được thực hiện bởi Hội đồng Phát mãi. - Tiền thu được do phát mãi tài sản thế chấp được dùng để trả theo thứ tự như sau: - Trả các chi phí có liên qua đến buổi phát mãi (thông báo đấu giá, bảo quản, chi phí tố tụng). - Trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. - Phần còn lại chuyển trả cho người sở hữu tài sản. (3) Ngân hàng nhận TSĐB thay thế cho số nợ phải thu. (4) Giao cho công ty quản lý nợ vay khai thác Tài sản. 2. Cầm cố tài sản: 2.1. Khái niệm:  Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là hành vi giao n ộp tài s ản là b ất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao g ồm n ợ g ốc, lãi tiền phạt). và 2.2. Tài sản cầm cố:  Tài sản cầm cố là động sản bao gồm: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 6/11
  7. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng - Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng tàu biển, máy bay, các loại khác… - Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản… - Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu… - Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở h ữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quy ền tài s ản khác. - Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. 2.3. Thủ tục và hình thức cầm cố tài sản:  Bên cầm cố (bên vay) căn cứ vào nhu cầu vay vốn tiến hành làm đơn xin vay, kèm theo đơn xin vay là bảng liệt kê danh m ục tài s ản c ầm c ố, giá trị còn lại và các chi tiết liên quan. Về phía ngân hàng, trước khi ký h ợp đồng cầm cố tài sản, cần tiến hành tổ chức đánh giá và kiểm định về s ố lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cầm cố.  Việc đánh giá, kiểm định tài sản cầm cố phải được tiến hành với s ự tham gia của cả 2 bên - nếu những tài sản cầm cố khó ki ểm đ ịnh đánh giá thì phải nhờ chuyên gia hoặc các cơ quan chuyên môn th ực hiện. Sau khi tiến hành xong việc kiểm định tài sản cầm cố cán bộ ngân hàng lập biên bản đánh giá kiểm định tài sản theo kết quả đã được xác định. Biên b ản này có chữ ký của các bên liên quan (kể cả đại diện mời ngoài).  Căn cứ vào biên bản nói trên, hai bên sẽ ký hợp đồng cầm cố tài s ản và nhận cầm cố. 2.4. Các loại cầm cố tài sản: GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 7/11
  8. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng  Căn cứ vào tính chất pháp lý, tài sản cầm cố được chia ra làm hai loại: - Có đăng ký quyền sở hữu. + Tài sản có thể do bên vay, đi vay hoặc bên th ứ ba gi ữ theo th ỏa thu ận của bên cho vay và bên đi vay. - Không đăng ký quyền sở hữu + Tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên vay.  Ngoài ra, cầm cố tài sản cũng bao gồm cầm cố công bằng và pháp lý, cầm cố thứ nhất và thứ hai, cầm cố trực tiếp và gián tiếp. 3. Bảo lãnh: 3.1. Khái niệm:  Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không th ực hiện ho ặc th ực hi ện không đầy đủ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ ph ải th ực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có kh ả năng th ực hiện nghĩa v ụ c ủa mình. 3.2 Hình thức bảo lãnh:  Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản bảo lãnh hay chứng th ư bảo lãnh, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 8/11
  9. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng (1). Thư bảo lãnh (Letter of Guarantee hoặc Standby L/C). - Thư bảo lãnh thường được áp dụng đối với các loại bảo lãnh trong xây dựng, bão lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn. (2). Mở L/C trả chậm (Deferred L/C). - L/C trả chậm là một loại bảo lãnh ngân hàng th ường đ ược áp dụng trong bảo lãnh vay vốn, trong đó, bên cho vay chính là bên bán thiết bị nước ngoài hoặc bên tài trợ cho bên bán thiết bị nước ngoài. (3). Ký bảo lãnh trên Hối phiếu (Bill of Exchange) hoặc giấy nhận nợ (Promissory notes) . - Thường được áp dụng cho bảo lãnh vay vốn. 3.3 Phạm vi bảo lãnh:  Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn b ộ nghĩa v ụ cho bên được bảo lãnh.  Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền ph ạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3.4 Các loại bảo lãnh:  Căn cứ vào tính chất bảo đảm: - Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo là hình thức bảo lãnh áp dụng đối với người bảo lãnh có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng thì có thể ký hợp đồng bảo lãnh mà không cần kèm theo tài s ản th ế ch ấp hoặc cầm cố. - Bảo lãnh có tài sản đảm bảo là hình thức bảo lãnh áp dụng đối với người bảo lãnh thiếu các tiêu chuẩn về uy tín hoặc năng lực tài chính, trong trường hợp này người bảo lãnh cần phải có tài sản th ế ch ấp hoặc c ầm c ố GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 9/11
  10. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng thì mới được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh. Theo phương thức này, khi khách hàng vay vốn không trả được nợ thì người bảo lãnh trả thay. Nếu người bảo lãnh không thực hiện được cam kết, ngân hàng có quy ền thu hồi nợ thông qua bán lại tài sản thế chấp hoặc cầm cố theo quy đ ịnh của pháp luật.  Căn cứ vào nghĩa vụ phải bảo lãnh: -Bảo lãnh riêng biệt là hình thức mà người bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ngân hàng cho từng số tiền vay cụ th ể theo h ợp đồng tín dụng. -Bảo lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh mà theo đó người được bảo lãnh, b ảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh được thực hiện theo hạn mức tối đa. 4. So sánh giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản: Cầm cố: Thế chấp: - Phải là tài sản thực. - Có thể là tái sản thực, hoặc tài sản hình thành trong tương lai. - Bên cầm cố phải giao tài sản cho -Dùng tài sản thuộc sở hữu của bên nhận cầm cố giữ. mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản thế chấp đó cho bên nhận thế chấp (tức là tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ để tiếp tục khai thác và sử dụng). - Thời hạn: nếu không có sự thỏa - Thời hạn : 1 tuần  3 tháng. GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 10/11
  11. Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng thuận thì thời hạn đến khi chấm dứt nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp. - Tài sản thông thường. - Tài sản có giá trị lớn, động sản và bất động sản có đăng kí quyền sở hữu. - Nếu đến thời hạn không thanh toán - Nếu đến thời hạn không thanh thì bên nhận cầm cố được quyền xử toán, người nhận thế chấp phải trải lí tài sản theo thỏa thuận 2 bên. qua giai đoạn khời kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp. GVHD: Trần Thị Thục Quyên Nhóm Hero Trang 11/11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2