Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
EVALUATING NHA TRANG UNIVERSITY’S LIBRARY SERVICE QUALITY<br />
Huỳnh Phương Thảo1, Lê Phước Lượng2, Lê Văn Tháp3<br />
Ngày nhận bài: 15/02/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chất lượng dịch vụ thư viện của Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu<br />
được thực hiện trên mẫu quan sát gồm 241 sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Nha Trang có sử dụng dịch vụ thư<br />
viện. Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài<br />
lòng của khách hàng. Các thang đo được kiểm định độ tin cậy thông qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân<br />
tích nhân tố khám phá cho thấy 6 nhân tố được rút ra và đặt tên như sau: sự đáp ứng, thông tin điện tử và thư viện số, sự<br />
đồng cảm, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, và sự tin cậy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng sự hài lòng của<br />
sinh viên đối với dịch vụ thư viện chịu sự tác động dương của 6 yếu tố trên. Ngoài ra, kết quả phân tích ANOVA cho thấy<br />
có khác biệt trong sự đánh giá theo khóa học của sinh viên. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất cho thư viện Trường để nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ thư viện cung cấp trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, thư viện<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aim of this study is to evaluate Nha Trang University’s library service quality. The study was conducted from a<br />
sample of 241 students studying and using library services at Nha Trang University. The theories of services, service quality<br />
and its relationship with customer satisfaction were used. The scale was tested for reliability through Cronbach’s Alpha<br />
coefficient analysis. Explore factor analysis results indicated that six factors were extracted and named as responsiveness,<br />
electronic information and digital library, empathy, assurance, tangibles, and reliability. Regression analysis results<br />
showed that student satisfaction with the library service was influenced positively by these six factors. In addition, ANOVA<br />
analysis results showed that the evaluation of library service quality were different according to students’ course. The<br />
author has also given some suggestions to further enhance the quality of its library services provided in the future.<br />
Key words: service quality, satisfaction, library<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng<br />
giáo dục đại học ngày càng được xã hội quan tâm<br />
và thư viện là một trong những yếu tố quan trọng<br />
tạo nên chất lượng giáo dục của các trường đại học.<br />
Vì vậy, “đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục,<br />
cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” (Bộ Văn<br />
hóa - Thông tin, 2007). Trường Đại học Nha Trang<br />
có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ và đang nỗ lực<br />
xây dựng thành một trường đại học đa ngành, đa<br />
<br />
cấp học. Với học chế tín chỉ, những yêu cầu mới<br />
về sự tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đã đặt ra<br />
yêu cầu cấp thiết cho thư viện là phải trở thành một<br />
“giảng đường thứ hai”.<br />
Theo nghiên cứu của Parasuraman và ctg<br />
(1988), 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ<br />
là sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng<br />
cảm, phương tiện hữu hình dựa trên sự chênh lệch<br />
cảm nhận và kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ.<br />
Cronin và Taylor (1992) kế thừa kết quả nghiên cứu<br />
<br />
Huỳnh Phương Thảo: Lớp Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Lê Phước Lượng: Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
ThS. Lê Văn Tháp: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
của Parasuraman nhưng chỉ xét đến cảm nhận<br />
của khách hàng. Về lĩnh vực thư viện, Nguyễn Thị<br />
Mai Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010) đã sử<br />
dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman và ctg<br />
(1988) và mô hình kỹ thuật chức năng của Gronroos<br />
(1984) để đánh giá chất lượng dịch vụ thư viện<br />
tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Somaratna và Peiris (2011) cũng ứng dụng, điều<br />
chỉnh mô hình SERVQUAL thành 7 thành phần: sự<br />
cung cấp dịch vụ của nhân viên, thu thập tài liệu,<br />
tài nguyên điện tử, phương tiện hữu hình, quản lý<br />
thông tin, danh mục thư viện, và an toàn để đánh<br />
giá chất lượng dịch vụ thư viện tại Đại học Colombo<br />
(Sri Lanka).<br />
Với Trường Đại học Nha Trang, chất lượng dịch<br />
vụ thư viện đã đáp ứng nhu cầu học tập của sinh<br />
viên chưa? Sinh viên có hài lòng và mong muốn tiếp<br />
tục đến thư viện để học tập không? Nghiên cứu này<br />
khám phá các yếu tố chất lượng dịch vụ thư viện tác<br />
động đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học<br />
Nha Trang.<br />
Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt<br />
lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu góp phần vào hệ<br />
thống cơ sở lý luận về việc đánh giá chất lượng dịch<br />
vụ thư viện và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài<br />
lòng của sinh viên đối với dịch vụ thư viện Trường<br />
Đại học Nha Trang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp<br />
để nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện cung cấp<br />
trong thời gian tới, và là mô hình tham khảo cho các<br />
nghiên cứu sau.<br />
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá chất lượng<br />
dịch vụ thư viện Trường Đại học Nha Trang. Các<br />
bước tiếp theo bao gồm đối tượng và phương pháp<br />
nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, kết<br />
luận và kiến nghị.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ thư viện<br />
Trường Đại học Nha Trang.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
2.1. Thang đo<br />
Nghiên cứu sử dụng thang đo SERVPERF của<br />
Cronin và Taylor (1992). Đồng thời, tham khảo các<br />
nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Mai Trang và Trần<br />
Xuân Thu Hương (2010), Somaratna và Peiris (2011)<br />
và thảo luận nhóm để điều chỉnh cho phù hợp với<br />
bối cảnh thư viện. Các thang đo này sử dụng dạng<br />
Likert 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5<br />
là hoàn toàn đồng ý. Thang đo chất lượng dịch vụ thư<br />
viện gồm năm thành phần: (1) sự tin cậy có 4 biến<br />
<br />
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2013<br />
quan sát về khả năng cung cấp dịch vụ theo cam kết<br />
của thư viện, (2) sự đáp ứng có 6 biến quan sát về<br />
khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ của thư viện,<br />
(3) năng lực phục vụ có 8 biến quan sát về trình độ<br />
chuyên môn, phong cách phục vụ của nhân viên thư<br />
viện, (4) sự đồng cảm có 6 biến quan sát về sự quan<br />
tâm chia sẻ của thư viện đến nhu cầu của sinh viên,<br />
và (5) phương tiện hữu hình có 13 biến quan sát về<br />
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập<br />
của sinh viên tại thư viện. Thang đo sự hài lòng có 6<br />
biến quan sát về sự hài lòng của sinh viên đối với các<br />
yếu tố dịch vụ thư viện cung cấp.<br />
2.2. Mẫu<br />
Tác giả phát phiếu điều tra trực tiếp bằng bảng<br />
câu hỏi cho sinh viên đang học tập tại Trường Đại<br />
học Nha Trang. Với 43 biến quan sát, kích thước<br />
mẫu tối thiểu là 43 x 5 = 215. Để tăng tính tin cậy,<br />
mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện<br />
với kích thước n = 260. Có 250 bảng câu hỏi thu<br />
về, trong đó, 9 bảng không hợp lệ vì thiếu thông tin<br />
nên 241 bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ<br />
liệu nghiên cứu chính thức. Trong đó, số lượng sinh<br />
viên nam chiếm 43.2%, sinh viên nữ chiếm 56.8%.<br />
Số lượng sinh viên khóa 51 chiếm 40.2%, khóa 52<br />
chiếm 31.5%, và khóa 53 chiếm 28.2%. Đồng thời,<br />
số lượng sinh viên Khoa Kế toán Tài chính chiếm<br />
24.1%, Khoa Công nghệ thực phẩm chiếm 18.3%,<br />
Khoa Kinh tế chiếm 17.4%, Khoa Công nghệ thông<br />
tin chiếm 9.5%, Khoa Nuôi trồng Thủy sản chiếm<br />
10.8%, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường<br />
chiếm 8.3%, Khoa Ngoại ngữ chiếm 7.1%, Khoa<br />
Điện - Điện tử chiếm 2.9%, và Khoa Kỹ thuật Xây<br />
dựng chiếm 1.7%.<br />
2.3. Phương pháp phân tích<br />
Với phần mềm SPSS 16.0, nghiên cứu này<br />
sử dụng các phương pháp phân tích sau: hệ số<br />
Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy thang đo,<br />
phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, phân tích hồi quy đa<br />
biến để kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết<br />
nghiên cứu, thống kê mô tả để đánh giá mức độ hài<br />
lòng của sinh viên đối với dịch vụ thư viện, phân tích<br />
ANOVA để tìm ra sự khác biệt trong đánh giá các<br />
thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng theo<br />
các đặc trưng của mẫu.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha<br />
và EFA<br />
Trong 37 biến quan sát đo lường năm thành<br />
phần chất lượng dịch vụ, có 2 biến quan sát bị loại<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
do không đạt giá trị và độ tin cậy là biến quan sát thời gian hoạt động của thư viện rất thuận tiện cho<br />
sinh viên và Địa điểm của thư viện rất thuận lợi. Do<br />
đó, 35 biến quan sát còn lại đạt yêu cầu và tiếp tục<br />
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. 6<br />
biến quan sát đo lường sự hài lòng của sinh viên<br />
đều đạt yêu cầu.<br />
Phương pháp trích nhân tố Principle Component<br />
với phép xoay Varimax được sử dụng. 35 biến quan<br />
sát đo lường các thành phần chất lượng dịch vụ<br />
nhóm thành 6 nhân tố với tổng phương sai trích<br />
<br />
60.08%, hệ số KMO = 0.918; 6 biến quan sát đo<br />
lường sự hài lòng nhóm thành 1 nhân tố với tổng<br />
phương sai trích 58.59%, hệ số KMO = 0.820. Từng<br />
nhân tố có biến quan sát với hệ số tải nhân tố đạt<br />
yêu cầu (> 0.4), giá trị Eigenvalue > 1, đạt chuẩn.<br />
Sau khi kiểm định lại hệ số Cronbach’s Alpha, các<br />
thang đo đều đạt độ tin cậy.<br />
Từ kết quả phân tích EFA, nghiên cứu này đề<br />
nghị mô hình gồm 6 nhân tố tác động đến sự hài<br />
lòng của sinh viên đối với dịch vụ thư viện Trường<br />
Đại học Nha Trang được thể hiện qua hình 1:<br />
<br />
Hình 1. Mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên<br />
đối với dịch vụ thư viện Trường Đại học Nha Trang<br />
2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến<br />
2.1. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy<br />
Mô hình<br />
<br />
Hệ số chưa chuẩn hóa<br />
<br />
Hệ số chuẩn hóa<br />
<br />
t<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
1.667<br />
<br />
0.097<br />
<br />
Hằng số<br />
<br />
0.243<br />
<br />
Sự đáp ứng<br />
<br />
0.185<br />
<br />
0.197<br />
<br />
3.547<br />
<br />
0.000<br />
<br />
Thông tin điện tử và thư viện số<br />
<br />
0.150<br />
<br />
0.185<br />
<br />
3.683<br />
<br />
0.000<br />
<br />
Sự đồng cảm<br />
<br />
0.222<br />
<br />
0.245<br />
<br />
4.540<br />
<br />
0.000<br />
<br />
Năng lực phục vụ<br />
<br />
0.195<br />
<br />
0.203<br />
<br />
3.809<br />
<br />
0.000<br />
<br />
Phương tiện hữu hình<br />
<br />
0.102<br />
<br />
0.107<br />
<br />
2.132<br />
<br />
0.034<br />
<br />
Sự tin cậy<br />
<br />
0.110<br />
<br />
0.130<br />
<br />
2.728<br />
<br />
0.007<br />
<br />
Biến phụ thuộc: sự hài lòng, R hiệu chỉnh = 0.679, F = 85.441, Sig.F = 0.000<br />
2<br />
<br />
Chú thích: Mức ý nghĩa của kiểm định 0.05<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0.679<br />
nghĩa là có 67.9% biến thiên của sự hài lòng (SAS)<br />
được giải thích bởi 6 biến độc lập của mô hình:<br />
sự đáp ứng (DU), thông tin điện tử và thư viện số<br />
(TTDT&TVS), sự đồng cảm (DC), năng lực phục vụ<br />
(NLPV), phương tiện hữu hình (PTHH), sự tin cậy<br />
(TC). Mô hình được xây dựng phù hợp với dữ liệu<br />
nghiên cứu, có ý nghĩa thống kê (sig.F = 0.000). Các<br />
hệ số hồi quy đều mang dấu dương và có ý nghĩa<br />
thống kê (sig. < 0.05). Phương trình hồi quy tuyến<br />
tính bội được xác định như sau:<br />
<br />
SAS = 0.185 DU + 0.150 TTDT&TVS +<br />
0.222 DC + 0.195 NLPV + 0.102 PTHH + 0.110 TC<br />
Sự hài lòng của sinh viên chịu tác động của các<br />
yếu tố chất lượng dịch vụ thư viện theo thứ tự giảm<br />
dần của hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau: sự đồng<br />
cảm (0.245), năng lực phục vụ (0.203), sự đáp ứng<br />
(0.197), thông tin điện tử và thư viện số (0.185), sự<br />
tin cậy (0.130), và phương tiện hữu hình (0.107).<br />
Từ đó có thể thấy được một số vấn đề như sau:<br />
Thứ nhất, phương trình hồi quy cho thấy mô hình<br />
dự báo gồm 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
viên đối với dịch vụ thư viện Trường Đại học Nha Trang,<br />
làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ thư viện.<br />
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố<br />
đến sự hài lòng của sinh viên cho thấy thư viện<br />
Trường cần quan tâm hơn đến yếu tố có ảnh hưởng<br />
mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ và sinh viên<br />
sẽ hài lòng hơn.<br />
Công nghệ thông tin và mạng internet ngày<br />
càng phát triển. Có thể vì vậy, việc truy cập trang<br />
thông tin điện tử và thư viện số ngày càng quan<br />
trọng đối với sinh viên, trở thành yếu tố không thể<br />
thiếu của dịch vụ thư viện và được dùng để đánh<br />
giá chất lượng dịch vụ thư viện. Do đó, yếu tố này<br />
có tác động mạnh thứ tư đến sự hài lòng của sinh<br />
viên. Điều này hoàn toàn phù hợp nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu khai thác thông tin, tài liệu qua mạng ngày<br />
càng nhiều của sinh viên trong bối cảnh toàn cầu<br />
hóa thông tin như hiện nay.<br />
Sự tin cậy vẫn là yếu tố được dùng để đánh giá<br />
chất lượng dịch vụ thư viện. Khi thư viện cung cấp<br />
dịch vụ càng kịp thời, ít sai sót, niềm tin của sinh<br />
viên đối với dịch vụ cung cấp càng tăng lên. Do đó,<br />
sinh viên sẽ cảm thấy hài lòng hơn, chất lượng dịch<br />
vụ thư viện sẽ được đánh giá cao hơn.<br />
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai<br />
<br />
Số 2/2013<br />
Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010), yếu tố<br />
phương tiện hữu hình cũng tác động ít nhất đến sự<br />
hài lòng của sinh viên còn các yếu tố liên quan đến<br />
nhân viên thư viện như sự đồng cảm, năng lực phục<br />
vụ và sự đáp ứng đều có tác động mạnh. Có thể là,<br />
ngoài việc đến thư viện để đọc, mượn tài liệu, sinh<br />
viên rất cần được giúp đỡ, giải đáp thắc mắc về dịch<br />
vụ nên họ chú ý nhiều đến thái độ phục vụ niềm nở,<br />
lịch sự của nhân viên thư viện. Mỗi thủ tục, dịch vụ<br />
đều có nhân viên đảm trách, là người tiếp xúc trực<br />
tiếp với sinh viên nên nếu họ có thái độ lịch sự, thân<br />
thiện, và kiến thức chuyên môn để sẵn sàng giải<br />
đáp hợp lý các thắc mắc của sinh viên sẽ làm sinh<br />
viên hài lòng hơn với dịch vụ thư viện cung cấp. Thư<br />
viện Trường cần chú trọng nâng cao về cả kỹ năng<br />
chuyên môn và giao tiếp của nhân viên thư viện.<br />
3. Phân tích mức độ đánh giá của sinh viên đối<br />
với dịch vụ thư viện<br />
Thống kê mô tả giá trị trung bình được sử dụng<br />
để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với<br />
dịch vụ thư viện. Trong thang đo Likert 5 điểm, có<br />
thể quy ước như sau: giá trị trung bình từ 1 đến 1.66:<br />
rất thấp, từ 1.67 đến 2.33: thấp, từ 2.34 đến 3: trung<br />
bình, từ 3.01 đến 3.67: khá, từ 3.68 đến 4.34: cao, từ<br />
4.35 đến 5: rất cao. Kết quả được trình bày ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê mô tả giá trị trung bình<br />
Thành phần<br />
<br />
Giá trị trung<br />
bình<br />
<br />
Sự đáp ứng<br />
<br />
3.18<br />
<br />
DU1 - Nhân viên thư viện luôn cho sinh viên biết khi nào thực hiện dịch vụ<br />
DU2 - Nhân viên thư viện luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên<br />
DU3 - Nhân viên thư viện sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của sinh viên<br />
DU4 - Nhân viên thư viện luôn có mặt kịp thời khi sinh viên cần<br />
DU5 - Nhân viên thư viện rất nhanh nhẹn<br />
DU6 - Thủ tục mượn trả tài liệu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng<br />
NLPV3 - Nhân viên thư viện luôn thân thiện với sinh viên<br />
<br />
3.34<br />
3.07<br />
3.26<br />
2.85<br />
2.99<br />
3.72<br />
3.05<br />
<br />
Thông tin điện tử và thư viện số<br />
<br />
3.12<br />
<br />
PTHH9 - Thư viện điện tử dễ sử dụng<br />
PTHH10 - Thư viện điện tử rất phong phú tài liệu<br />
PTHH11 - Thư viện điện tử thường xuyên được cập nhật<br />
PTHH12 - Trang web thư viện trường hỗ trợ học tập rất hiệu quả<br />
PTHH13 - Tốc độ đường truyền khi tải tài liệu của thư viện điện tử rất nhanh<br />
<br />
3.03<br />
3.27<br />
3.20<br />
3.22<br />
2.89<br />
<br />
Sự đồng cảm<br />
<br />
3.01<br />
<br />
DC2 - Nhân viên thư viện luôn tỏ ra quan tâm đến sinh viên<br />
DC3 - Thư viện luôn đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu<br />
DC4 - Nhân viên thư viện luôn hiểu rõ nhu cầu của sinh viên<br />
DC5 - Nhân viên thư viện luôn lắng nghe những yêu cầu của sinh viên<br />
DC6 - Nhân viên thư viện luôn tạo cho sinh viên cảm giác thoải mái khi đến thư viện<br />
NLPV1 - Phong cách phục vụ của nhân viên thư viện tạo sự tin tưởng cho sinh viên<br />
<br />
2.95<br />
3.08<br />
2.87<br />
2.97<br />
3.02<br />
3.16<br />
<br />
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
Năng lực phục vụ<br />
<br />
3.46<br />
<br />
NLPV2 - Nhân viên thư viện có đủ kiến thức để giải đáp thoả đáng các thắc mắc của sinh viên<br />
NLPV4 - Nhân viên thư viện luôn tỏ ra chính xác trong các nghiệp vụ<br />
NLPV5 - Thư viện đảm bảo tính tin cậy của nguồn tài liệu<br />
NLPV6 - Thư viện cung cấp đầy đủ hướng dẫn để tìm kiếm tài liệu<br />
NLPV7 - Thư viện tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện điện tử đầu khoá rất bổ ích<br />
NLPV8 - Thư viện luôn cập nhật kịp thời nguồn tài liệu<br />
<br />
3.29<br />
3.37<br />
3.78<br />
3.62<br />
3.49<br />
3.23<br />
<br />
Phương tiện hữu hình<br />
<br />
3.26<br />
<br />
PTHH1 - Trang thiết bị của thư viện rất hiện đại<br />
PTHH2 - Nội thất bên trong thư viện được bố trí hợp lý, bắt mắt<br />
PTHH3 - Trang phục của nhân viên thư viện rất gọn gàng, lịch sự<br />
PTHH4 - Phòng đọc, phòng họp nhóm rộng rãi thoáng mát<br />
PTHH5 - Thiết bị phục vụ thủ tục mượn trả sách hoạt động tốt<br />
PTHH6 - Tài liệu trong kho được sắp xếp gọn gàng, hợp lý<br />
PTHH8 - Nhà xe của thư viện rộng rãi an toàn<br />
<br />
2.84<br />
3.10<br />
3.38<br />
3.48<br />
3.23<br />
3.61<br />
3.18<br />
<br />
Sự tin cậy<br />
<br />
3.49<br />
<br />
TC1 - Thư viện luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết<br />
TC2 - Thư viện thực hiện dịch vụ ngay từ lần đầu tiên<br />
TC3 - Thư viện không để xảy ra một sai sót nào trong quá trình cung cấp dịch vụ<br />
TC4 - Thông tin của thư viện đến với sinh viên luôn chính xác, kịp thời<br />
<br />
3.76<br />
3.78<br />
3.22<br />
3.17<br />
<br />
Sự hài lòng<br />
<br />
3.36<br />
<br />
HL1 - Bạn hài lòng với sự nhiệt tình và cách ứng xử của nhân viên thư viện<br />
HL2 - Bạn hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên thư viện<br />
HL3 - Bạn hài lòng với trang thiết bị và cơ sở vật chất của thư viện<br />
HL4 - Bạn hài lòng với thủ tục và tổ chức hoạt động của thư viện<br />
HL5 - Bạn hài lòng với số lượng và chất lượng tài liệu của thư viện<br />
HL6 - Tóm lại, bạn hài lòng với chất lượng dịch vụ của thư viện<br />
<br />
3.26<br />
3.29<br />
3.44<br />
3.46<br />
3.31<br />
3.39<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy tất cả các thành phần<br />
và sự hài lòng của sinh viên đều đạt giá trị trung<br />
bình trên 3. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với<br />
các thành phần theo thứ tự giá trị trung bình giảm<br />
dần là sự tin cậy (3.49/5), năng lực phục vụ (3.46/5),<br />
phương tiện hữu hình (3.26/5), sự đáp ứng (3.18/5),<br />
thông tin điện tử và thư viện số (3.12/5), và sự đồng<br />
cảm (3.01/5). Đồng thời, các biến quan sát trong<br />
từng thành phần cũng được đánh giá với các mức<br />
độ khác nhau từ mức thấp nhất là 2.84/5 (PTHH1)<br />
đến mức cao nhất là 3.78/5 (TC2).<br />
Từ đó có thể thấy được một số vấn đề như sau:<br />
Thứ nhất, với mục tiêu đánh giá chất lượng<br />
dịch vụ thư viện, kết quả cho thấy sinh viên hài lòng<br />
ở mức khá đối với dịch vụ thư viện (3.36/5) cũng<br />
như sáu thành phần dịch vụ thư viện. Do đó, thư<br />
viện Trường cần phát huy những thành phần này<br />
để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp<br />
trong thời gian tới.<br />
Thứ hai, mức độ hài lòng khác nhau đối với<br />
từng thành phần là cơ sở để thư viện Trường quan<br />
tâm phát huy những thành phần được đánh giá cao<br />
cũng như cải thiện, nâng cao những thành phần<br />
<br />
được đánh giá thấp hơn để nâng cao chất lượng<br />
dịch vụ tổng thể của thư viện.<br />
Sự tin cậy là yếu tố sinh viên hài lòng nhất. Đặc<br />
biệt, sinh viên đánh giá cao việc thực hiện dịch vụ<br />
ngay từ lần đầu tiên như cập nhật việc trả sách, phí<br />
mượn sách trễ hạn, và những cam kết như giờ mở,<br />
đóng cửa, gia hạn thẻ. 2 biến quan sát còn lại được<br />
đánh giá khá cho thấy thông tin của thư viện đến với<br />
sinh viên cần kịp thời hơn và giảm thiểu sai sót trong<br />
quá trình cung cấp dịch vụ.<br />
Năng lực phục vụ là yếu tố sinh viên hài lòng<br />
thứ hai, ở mức khá. Trong đó, khả năng tổng hợp,<br />
cung cấp nguồn tài liệu tin cậy được đánh giá cao<br />
nhất với biến quan sát Thư viện đảm bảo tính tin<br />
cậy của nguồn tài liệu. 5 biến quan sát còn lại đều<br />
được đánh giá khá cho thấy trình độ chuyên môn<br />
của nhân viên thư viện đáp ứng nhu cầu sinh viên<br />
trong quá trình cung cấp dịch vụ và cần được thư<br />
viện quan tâm phát huy.<br />
Phương tiện hữu hình là yếu tố sinh viên hài<br />
lòng thứ ba, ở mức khá. Biến quan sát Trang thiết bị<br />
của thư viện rất hiện đại được đánh giá trung bình<br />
nên thư viện cần đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn,<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173<br />
<br />