TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ SỨC CẢN ĐỘNG MẠCH THẬN<br />
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN<br />
VIÊM CẦU THẬN MẠN<br />
Nguyễn Thị An Thủy, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Tiến triển của viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ hóa các cầu thận và làm tăng sức cản mạch máu trong<br />
thận. Nghiên cứu nhằm khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận (Resistive Index - RI) bằng siêu âm<br />
Doppler động mạch thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn và đánh giá mối liên<br />
quan giữa chỉ số sức cản động mạch thận (RI) với mức lọc cầu thận và kích thước thận ở nhóm bệnh nhân.<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tẳ cắt ngang. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa chỉ số sức<br />
cản ở 2 bên động mạch thận tại vị trí gốc, thân và nhu mô thận với p > 0,05 ở mỗi nhóm bệnh thận mạn tính<br />
giai đoạn II - III, IV và V, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI động mạch thận trung bình tại gốc, thân<br />
và nhu mô thận giữa 3 nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn II - III, IV và V (p < 0.05), có mối tương quan<br />
nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch thận gốc, thân và nhu mô thận với kích<br />
thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái ) và với mức lọc cầu<br />
thận. Từ đó cho thấy chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu<br />
thận mạn cao hơn so với người bình thường. Khi mức độ suy thận càng nặng, thận càng giảm dần về kích<br />
thước và mất dần về chức năng thì chỉ số sức cản động mạch thận càng tăng.<br />
Từ khóa: chỉ số sức cản (RI), động mạch thận, bệnh thận mạn tính<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm<br />
sàng và hóa sinh tiến triển qua nhiều năm<br />
tháng làm giảm mức lọc cầu thận một cách từ<br />
từ và không hồi phục, kết quả cuối cùng là suy<br />
thận giai đoạn cuối [1; 2]. Khi đã suy thận giai<br />
đoạn cuối, bệnh nhân không những phải chịu<br />
các biện pháp điều trị thay thế thận suy mà<br />
còn phải chịu rất nhiều các biến chứng của<br />
suy thận mạn tính gây nên. Vì vậy, phát hiện<br />
sớm, điều trị kịp thời và dự đoán tiên lượng<br />
của tình trạng suy thận sẽ làm chậm tiến triển<br />
của bệnh, bảo vệ, cải thiện được chức năng<br />
thận và đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng<br />
<br />
trong việc quyết định lựa chọn các phương<br />
pháp điều trị cho bệnh nhân. Trong các<br />
nguyên nhân gây suy thận mạn thì viêm cầu<br />
thận mạn là nguyên nhân hay gặp nhất, chiếm<br />
tới 30 - 45% các trường hợp [3]. Tiến triến của<br />
viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ hóa cầu thận<br />
và tổ chức kẽ thận, giảm dần chức năng của<br />
các mao mạch cầu thận, kết quả là giảm dần<br />
số lượng và diện tích các mạch máu trong<br />
thận [4; 5; 6]. Chính điều đó làm tăng sức cản<br />
mạch máu trong thận. Sức cản mạch máu<br />
trong thận được tính bởi chỉ số sức cản<br />
(Resistive index - RI) trong siêu âm Doppler<br />
mạch thận [7; 8]. Ở Việt Nam, cho đến nay<br />
các công trình nghiên cứu về chỉ số RI về<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Đỗ Gia Tuyển, Bộ môn Nội, Trường Đại<br />
học Y Hà Nội.<br />
Email: dogiatuyen70@gmail.com<br />
Ngày nhận: 6/8/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015<br />
<br />
50<br />
<br />
bệnh lý nhu mô thận mà đặc biệt là ở bệnh<br />
nhân viêm cầu thận mạn còn rất hạn chế. Vì<br />
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
mục tiêu:<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
1. Khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận<br />
<br />
tim mạch duy nhất thực hiện, đo các chỉ số<br />
<br />
(RI) bằng siêu âm doppler động mạch thận ở<br />
bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu<br />
<br />
định lượng:<br />
Vp: tốc độ tâm thu: đo ở đỉnh cao nhất của<br />
<br />
thận mạn.<br />
2. Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sức<br />
<br />
sóng tâm thu<br />
Vd: tốc độ tâm trương: đo ở cuối thì tâm<br />
<br />
cản động mạch thận (RI) với mức lọc cầu thận<br />
và kích thước thận ở nhóm bệnh nhân trên.<br />
<br />
trương, trước lúc xuất phát 1 sóng tâm thu<br />
tiếp theo.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Gồm 63 bệnh nhân được chẩn đoán là<br />
bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn,<br />
điều trị nội trú tại khoa Thận Tiết niệu - bệnh<br />
viện Bạch Mai, từ tháng 01/2013 đến tháng<br />
08/2013. Loại khỏi nghiên cứu những bệnh<br />
nhân mắc bệnh cầu thận thứ phát, có hội<br />
chứng thận hư, bệnh cầu thận do nhiễm độc<br />
thai nghén, suy thận cấp, suy thận mạn đã<br />
được điều trị thay thế.<br />
2. Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br />
3. Nội dung<br />
Tất cả các bệnh nhân được khai thác tiền<br />
sử, triệu chứng lâm sàng và khảo sát các xét<br />
<br />
Nhận định kết quả [7]:<br />
RI < 0,7: bình thường.<br />
RI ≥ 0,7: tăng chỉ số sức cản.<br />
4. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
5. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao<br />
sức khỏe cho bệnh nhân, không vì bất kỳ mục<br />
đích nào khác. Mọi thông tin của đối tượng<br />
nghiên cứu đều được bảo mật và chỉ sử dụng<br />
cho mục đích nghiên cứu. Các đối tượng<br />
nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin<br />
và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân<br />
<br />
nghiệm huyết học, hóa sinh và được siêu âm<br />
thận bằng máy ALOKA đặt tại khoa Thận - Tiết<br />
<br />
nghiên cứu<br />
<br />
niệu Bệnh viện Bạch Mai và do các bác sỹ<br />
chuyên khoa Thận siêu âm, đo các chỉ số: kích<br />
<br />
bệnh nhân, trong đó tỷ lệ nam/nữ là 1,17/1.<br />
<br />
thước thận, tình trạng nhu mô, ranh giới giữa<br />
nhu mô và đài bể thận, tình trạng đài bể thận.<br />
<br />
giai đoạn II -III (30,2%), IV (30,2%) và V<br />
<br />
Mức lọc cầu thận được tính theo công thức<br />
của Crockcoff - Gault.<br />
Mọi bệnh nhân đều được siêu âm doppler<br />
động mạch thận hai bên bằng máy siêu âm<br />
Doppler Philips HD 11 đặt tại viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đầu dò phẳng<br />
tần số 3,5 Mhz và do một bác sỹ chuyên khoa<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
- Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 63<br />
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính<br />
(39,6%).<br />
2. Chỉ số sức cản (RI) động mạch thận<br />
của nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
Chỉ số sức cản động mạch thận trong<br />
nghiên cứu này được đo tại các vị trí: gốc<br />
động mạch thânh, thân động mạch thận và<br />
trong nhu mô thận ở mỗi bên thận.<br />
<br />
51<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên<br />
RI ĐMT vị trí<br />
BTMT<br />
giai đoạn<br />
± SD<br />
<br />
II - III<br />
<br />
p<br />
± SD<br />
<br />
IV<br />
<br />
p<br />
± SD<br />
V<br />
<br />
P<br />
<br />
Gốc<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Nhu mô thận<br />
<br />
TP<br />
<br />
TT<br />
<br />
TP<br />
<br />
TT<br />
<br />
TP<br />
<br />
TT<br />
<br />
0,71 ± 0,04<br />
<br />
0,70 ± 0,05<br />
<br />
0,70 ± 0,35<br />
<br />
0,69 ± 0,52<br />
<br />
0,63 ± 0,37<br />
<br />
0,63 ± 0,41<br />
<br />
> 0,05<br />
0,74 ± 0,39<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,74 ± 0,03<br />
<br />
0,73 ± 0,46<br />
<br />
> 0,05<br />
0,77 ± 0,34<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,73 ± 0,36<br />
<br />
0,65 ± 0,54<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,77 ± 0,47<br />
<br />
0,77 ± 0,45<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,67 ± 0,46<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,76 ± 0,45<br />
<br />
0,72 ± 0,53<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0,72 ± 0,62<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
*ĐMT: động mạch thận, BTMT: bệnh thận mạn tính, TP: thận phải, TT: thận trái<br />
Không có sự khác biệt giữa chỉ số sức cản ở 2 bên động mạch thận tại vị trí gốc, thân và nhu<br />
mô thận với p > 0,05 ở mỗi nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn II - III, IV và V.<br />
Do không có sự khác biệt về RI bên phải và trái động mạch thận tại các vị trí gốc, thân và nhu<br />
mô thận nên RI trung bình tại các vị trí trên được tính bằng trung bình cộng của hai bên động<br />
mạch thận phải và động mạch thận trái.<br />
Bảng 2. RI tại gốc, thân và nhu mô thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
Động mạch thận các vị trí<br />
BTMT giai đoạn<br />
<br />
Chỉ số RI<br />
<br />
Gốc<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Nhu mô thận<br />
<br />
II - III (n = 19)<br />
<br />
0,71 ± 0,04<br />
<br />
0,69 ± 0,04<br />
<br />
0,63 ± 0,04<br />
<br />
IV (n = 19)<br />
<br />
0,74 ± 0,03<br />
<br />
0,73 ± 0,04<br />
<br />
0,66 ± 0,05<br />
<br />
V (n = 25)<br />
<br />
0,77 ± 0,04<br />
<br />
0,76 ± 0,04<br />
<br />
0,72 ± 0,06<br />
<br />
Tổng (n = 63)<br />
<br />
0,74 ± 0,05<br />
<br />
0,73 ± 0,05<br />
<br />
0,68 ± 0,06<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
*BTMT: bệnh thận mạn tính, ĐMT: động mạch thận<br />
RI động mạch thận trung bình tại vị trí gốc, thân và nhu mô thận của nhóm nghiên cứu lần<br />
lượt là 0,74 ± 0,05, 0,73 ± 0,05, 0,68 ± 0,06. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI động<br />
mạch thận trung bình tại gốc, thân và nhu mô thận giữa 3 nhóm bệnh thận mạn tính gia đoạn II III, IV và V với p < 0.05.<br />
<br />
52<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
3. Mối tương quan giữa RI và kích thước thận<br />
Bảng 3. Mối tương quan giữa RI gốc động mạch thận và kích thước thận (d)<br />
RI gốc ĐMT<br />
<br />
Hệ số tương quan<br />
<br />
Phương trình hồi qui<br />
<br />
p<br />
<br />
Chiều ngang TP (mm)<br />
<br />
0,372<br />
<br />
RI gốc = -0,002*(d ngang TP) + 0,837<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều dọc TP (mm)<br />
<br />
0,370<br />
<br />
RI gốc = -0,002*(d dọc TP) + 0,872<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều ngang TT (mm)<br />
<br />
0,417<br />
<br />
RI gốc = -0,002*(d ngang TT) + 0,849<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Chiều dọc TT (mm)<br />
<br />
0,500<br />
<br />
RI gốc = -0,002*(d dọc TT) + 0,916<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
*ĐMT: động mạch thận, TP: thận phải, TT: thận trái<br />
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI gốc động mạch thận<br />
và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái).<br />
Bảng 4. Mối tương quan giữa RI thân động mạch thận và kích thước thận (d)<br />
RI thân ĐMT<br />
<br />
Hệ số tương quan<br />
<br />
Phương trình hồi qui<br />
<br />
p<br />
<br />
Chiều ngang TP (mm)<br />
<br />
0,335<br />
<br />
RI thân = -0,002*(d ngang TP) + 0,826<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều dọc TP (mm)<br />
<br />
0,360<br />
<br />
RI thân = -0,002*(d dọc TP) + 0,869<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều ngang TT (mm)<br />
<br />
0,400<br />
<br />
RI thân = -0,002*(d ngang TT)+ 0,844<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Chiều dọc TT (mm)<br />
<br />
0,482<br />
<br />
RI thân = -0,002*(d dọc TT)+ 0,914<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
*ĐMT: động mạch thận, TP: thận phải, TT: thận trái<br />
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI thân động mạch thận<br />
và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái).<br />
Bảng 5. Mối tương quan giữa RI động mạch thận vùng nhu mô và kích thước thận (d)<br />
RI ĐMT<br />
vùng nhu mô<br />
<br />
Hệ số tương<br />
quan<br />
<br />
Phương trình hồi qui<br />
<br />
p<br />
<br />
Chiều ngang<br />
TP (mm)<br />
<br />
0,316<br />
<br />
RI nhu mô = -0,002*(d ngang TP) + 0,787<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều dọc<br />
<br />
0,378<br />
<br />
RI nhu mô = -0,002*(d dọc TP) + 0,857<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều ngang<br />
<br />
0,368<br />
<br />
RI nhu mô = -0,003*(d ngang TT) + 0,805<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều dọc<br />
<br />
0,478<br />
<br />
RI nhu mô = -0,003*(d dọc TT) + 0,903<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
53<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
*ĐMT: Động mạch thận, TP: Thận phải, TT: Thận trái<br />
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch thận vùng<br />
nhu mô và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận<br />
trái).<br />
4. Mối tương quan giữa RI và mức lọc cầu thận<br />
Bảng 6. Mối tương quan giữa RI động mạch thận và mức lọc cầu thận<br />
Hệ số tương quan<br />
<br />
Phương trình hồi qui<br />
<br />
p<br />
<br />
RI gốc = -0,001 * MLCT + 0,769<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
RI thân = -0,001 * MLCT + 0,767<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
RI nhu mô = -0,002 * MLCT + 0,718<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
RI động mạch thận gốc<br />
MLCT<br />
<br />
0,468<br />
<br />
RI động mạch thận vùng thân<br />
MLCT<br />
<br />
0,534<br />
<br />
RI động mạch thận vùng nhu mô<br />
MLCT<br />
<br />
0,534<br />
<br />
*MLCT: mức lọc cầu thận<br />
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa RI động mạch thận tại gốc (r = 0,468,<br />
p < 0,001), thân (r = 0,534, p < 0,001) và vùng nhu mô (r = 0,434, p < 0,001) với mức lọc cầu<br />
thận, có nghĩa là khi mức lọc cầu thận càng giảm thì RI động mạch thận tại các vị trí trên càng<br />
tăng.<br />
So sánh với một số nghiên cứu của các tác giả khác trên đối tượng là những người khỏe<br />
mạnh bình thường, chúng tôi nhận thấy:<br />
Bảng 7. So sánh RI của động mạch thận với một số tác giả<br />
RI tại vị trí<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Gốc ĐMT<br />
<br />
Thân ĐMT<br />
<br />
Vùng nhu mô thận<br />
<br />
0,74 ± 0,05<br />
<br />
0,73 ± 0,05<br />
<br />
0,68 ± 0,06<br />
<br />
Bùi Văn Giang<br />
Huỳnh Văn Nhuận<br />
<br />
0,57 ± 0,04<br />
0,665 ± 0,04<br />
<br />
Mastoraku.I<br />
p<br />
<br />
0,60 ± 0,01<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
*ĐMT: động mạch thận<br />
Như vậy RI ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cao hơn một cách đáng kể so với<br />
những người khỏe mạnh bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều đó<br />
cho thấy RI của động mạch thận ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so<br />
với người bình thường.<br />
<br />
54<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />