Đào Xuân Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 223 - 229<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ<br />
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN<br />
KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI<br />
Đào Xuân Thu1*, Phạm Xuân Thiều2, Hoàng Văn Hùng3<br />
1<br />
<br />
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai,<br />
Văn phòng Đại học Thái Nguyên, 3Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm cách thủ đô<br />
Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn<br />
Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Với vị trí<br />
thuận lợi như vậy nên trong thời gian qua nhiều khu dân cư, khu công nghiệp phát triển đòi hỏi cần<br />
có quỹ đất để xây dựng. Trên thực tế việc quản lý quỹ đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặc<br />
biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Các dự án Tiểu khu đô thị nổi lên với tiềm năng thúc<br />
đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển, việc bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề cần thiết<br />
được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định<br />
cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào<br />
Cai giai đoạn 2012-2017, xác định một số yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác này và đề<br />
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác BTGPMB và công tác quản lý đất đai.<br />
Từ khóa: Thu hồi, Giải phóng mặt bằng, Dự án, Khu đô thị, Thành phố Lào Cai<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô<br />
cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản<br />
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được<br />
đối với các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp,<br />
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi<br />
trường sống, là nền tảng cho sự sống của con<br />
người và nhiều sinh vật khác, là địa bàn phân<br />
bổ các khu dân cư, kinh tế -xã hội và An ninh<br />
quốc phòng [3].<br />
Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, giải phóng mặt<br />
bằng kéo dài vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại<br />
nhiều địa phương, ảnh hưởng đến hiệu quả sử<br />
dụng đất, đến người có đất bị thu hồi và tác<br />
động xấu đến môi trường đầu tư của nước ta.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng<br />
đất rất phức tạp và có nhiều bất cập, với nhiều<br />
biến động diễn ra với tốc độ nhanh, công tác<br />
thu hồi đất và giải phóng mặt bằng vẫn còn<br />
nhiều bất cập, việc quản lý đất đai còn chồng<br />
chéo, thủ tục hành chính rườm rà, sự thống<br />
nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu<br />
quả công tác quản lý là hết sức cấp thiết, hạn<br />
chế những mặt tiêu cực, đẩy nhanh tiến trình<br />
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phát huy những<br />
mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, đẩy<br />
nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá<br />
đất nước [4].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 946521, Email: xuanthu211078@gmail.com<br />
<br />
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới,<br />
vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm<br />
cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và<br />
340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách<br />
khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành<br />
phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc<br />
khoảng 500 km. Trên thực tế việc quản lý quỹ<br />
đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặc<br />
biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác<br />
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác<br />
quản lý Nhà nước về đất đai nhóm tác giả tiến<br />
hành thực hiện bài nghiên cứu: “Đánh giá<br />
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi<br />
nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự<br />
án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố<br />
Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2017”.<br />
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ,<br />
PHÂN TÍCH THÔNG TIN<br />
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ<br />
cấp: Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ<br />
quan nhà nước trên địa bàn như: UBND thành<br />
phố Lào Cai; Phòng Tài nguyên và Môi<br />
trường thành phố; Trung tâm phát triển quỹ<br />
đất thành phố; Chi cục Thống kê; UBND<br />
phường Bình Minh, Bắc Lệnh; Các chủ đầu<br />
tư dự án.....<br />
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu,<br />
thông tin sơ cấp:<br />
223<br />
<br />
Đào Xuân Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:<br />
Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu<br />
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư<br />
(TĐC) của các nhóm dự án điển hình trên địa<br />
bàn thành phố Lào Cai.<br />
+ Phỏng vấn các chuyên gia tư vấn, các nhà<br />
quản lý về lĩnh vực quy hoạch, quản lý sử<br />
dụng đất, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh<br />
vực GPMB và hỗ trợ TĐC. Phỏng vấn cán bộ<br />
địa chính tại các phường, các cán bộ tham gia<br />
giải phóng mặt bằng để tìm hiểu nguyên nhân<br />
ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng.<br />
- Phương pháp phỏng vấn hộ: Đề tài sẽ tiến<br />
hành phỏng vấn cá nhân thuộc các gia đình có<br />
đất bị thu hồi để tìm hiểu sự ảnh hưởng của<br />
việc thực hiện chính sách giải phóng mặt<br />
bằng đến đời sống, việc làm và thu nhập của<br />
họ bằng phiếu điều tra bán cấu trúc. Số hộ<br />
được lựa chọn để điều tra theo phương pháp<br />
lựa chọn như sau:<br />
+ Điều tra phỏng vấn các hộ dân tại dự án.<br />
Cách chọn hộ như sau:<br />
Hộ dân bị mất trên 70% đất sản xuất + đất ở:<br />
Hộ dân bị mất 30-70% đất sản xuất + đất ở:<br />
Hộ dân bị mất < 30% đất sản xuất + đất ở:<br />
Tổng số hộ phỏng vấn 100 hộ<br />
+ Phỏng vấn cán bộ địa chính, cán bộ tham<br />
gia công tác giải phóng mặt bằng tại dự án để<br />
tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ<br />
giải phóng mặt bằng theo 1 số nguyên nhân<br />
sau (lập bảng câu hỏi):<br />
- Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, số<br />
liệu: Đề tài sẽ sử dụng chức năng thống kê<br />
mô tả của phần mềm Microsoft Excel để thực<br />
hiện thống kê diện tích đất bị thu hồi, số tiền<br />
đền bù, phân nhóm hộ và lựa chọn hộ điều tra<br />
phỏng vấn...<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Khái quát về dự án<br />
Tiểu khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào<br />
Cai - Cam Đường<br />
- Tại quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 3<br />
tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai<br />
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu<br />
khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào Cai –<br />
Cam Đường, thành phố Lào Cai.<br />
- Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Thuộc địa<br />
bàn hành chính phường Bắc Lệnh, phường<br />
Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.<br />
224<br />
<br />
191(15): 223 - 229<br />
<br />
- Ranh giới: Phía Đông Bắc giáp khu nhà ở<br />
thương mại – Công ty cổ phần đầu tư phát<br />
triển nhà và Đô thị HUB8 (Đại lộ Trần Hưng<br />
Đạo); Phía Đông Nam giáp khu dân cư phố<br />
Hoàng Sảo; Phía Tây Bắc giáp suối cầu Bắc<br />
Lệnh; Phía Đông Bắc giáp các khu chức năng<br />
sau đường Hoàng Văn Thụ.<br />
- Diện tích ước tính lập quy hoạch là: 38,0 ha<br />
- Mục đích: Hình thành một khu trong đô thị<br />
với hệ thống các khu dân cư, các công trình<br />
công cộng, phúc lợi xã hội đi kèm, đảm bảo<br />
được các yêu cầu, tiêu chí phục vụ, đáp ứng<br />
được nhu cầu phát triển của một đô thị trong<br />
giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai.<br />
Tiểu khu đô thị số 19, khu đô thị mới Lào<br />
Cai - Cam Đường<br />
- Tại quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 3<br />
tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai<br />
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu<br />
khu đô thị số 19, khu đô thị mới Lào Cai –<br />
Cam Đường, thành phố Lào Cai.<br />
- Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Thuộc địa<br />
bàn hành chính phường Bắc Lệnh, thành phố<br />
Lào Cai, tỉnh Lào Cai.<br />
- Ranh giới: Phía Bắc giáp tiểu khu đô thị số<br />
13; Phía Nam giáp tiểu khu đô thị số 17; Phía<br />
Đông giáp tiểu khu đô thị số 17, tiểu khu đô<br />
thị số 13; Phía Tây giáp đường 4D và Khu tái<br />
định cư phường Bắc Lệnh.<br />
- Diện tích ước tính lập quy hoạch là: 29,0 ha<br />
trong đó giữ nguyên theo hiện trạng là 30.570<br />
m2 là đất bệnh viện đa khoa số 2, đất ở ổn định;<br />
diện tích quy hoạch mới là 259.430 m2.<br />
- Mục đích: Xây dựng một khu đô thị tiện nghi<br />
trong tổng thể quy hoạch thành phố Lào Cai, tạo<br />
ra quỹ đất sắp xếp bố trí dân cư, quỹ đất dành<br />
cho các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ<br />
thuật làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng.<br />
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi<br />
đất tại dự án<br />
Theo quyết định phê duyệt phương án quy<br />
hoạch của 2 dự án tiểu khu đô thị số 17 cần<br />
thu hồi GPMB 38 ha; tiểu khu đô thị số 19<br />
cần thu hồi GPMB 29 ha. Tuy nhiên trong<br />
quá trình thực hiện dự án có sự điều chỉnh để<br />
phù hợp với thực tiễn tiểu khu đô thị số 17<br />
thu hồi 371.679 m2; tiểu khu đô thị số 19 thu<br />
hồi 226.655 m2 [1],[2]. Cụ thể được thể hiện<br />
dưới bảng sau:<br />
<br />
Đào Xuân Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 223 - 229<br />
<br />
Bảng 01. Bảng tổng hợp diện tích đất thu hồi của dự án tiểu khu đô thị số 17 và tiểu khu đô thị số 19<br />
Diện tích<br />
(m2)<br />
Tiểu khu đô thị số 17<br />
25.288<br />
<br />
Loại đất thu hồi<br />
<br />
A<br />
B<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
400.000<br />
Đất ở đô thị - ODT<br />
Đất nông nghiệp<br />
Đất trồng cây lâu năm - CLN<br />
264.432<br />
12.000<br />
3.173.184.000<br />
Đất trồng lúa nước - LUC<br />
7.167<br />
34.000<br />
243.678.000<br />
Đất nuôi trồng thủy sản - NTS<br />
15.986<br />
29.000<br />
463.594.000<br />
Đất trồng cây hàng năm (đất màu) - HNK<br />
21.739<br />
25.000<br />
543.475.000<br />
Đất rừng sản xuất (là rừng trồng) - RSX<br />
37.067<br />
6.500<br />
240.935.500<br />
Tiểu khu đô thị số 19<br />
4.885.147.500<br />
8.675<br />
332.000<br />
2.880.100.000<br />
Đất ở đô thị - ODT<br />
0<br />
Đất nông nghiệp<br />
Đất trồng cây lâu năm - CLN<br />
102.071<br />
10.500<br />
1.071.745.500<br />
Đất trồng lúa nước - LUC<br />
1.129<br />
34.000<br />
38.386.000<br />
Đất nuôi trồng thủy sản - NTS<br />
5.447<br />
29.000<br />
157.963.000<br />
Đất trồng cây hàng năm (đất màu) - HNK<br />
1.421<br />
25.000<br />
35.525.000<br />
Đất rừng sản xuất (là rừng trồng) - RSX<br />
107.912<br />
6.500<br />
701.428.000<br />
Tổng chi phí cho 2 tiểu khu đô thị số 17 và 19<br />
19.665.214.000<br />
(Nguồn: Theo quyết định thu hồi của 2 dự án)<br />
<br />
A<br />
B<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Đơn giá (đồng/m2)<br />
<br />
Thành tiền<br />
(đồng)<br />
14.780.066.500<br />
10.115.200.000<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Bồi thường tài sản trên đất<br />
Bồi thường tài sản, vật kiến trúc<br />
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy tổng giá trị<br />
bồi thưởng tài sản, công trình, vật kiến trúc tại<br />
2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 là<br />
29.985.970.750 đồng. Cụ thể từng loại bồi<br />
thường như sau:<br />
Bảng 02. Bảng tổng hợp giá trị bồi thường tài<br />
sản, công trình, vật kiến trúc<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Tên tài sản, vật kiến<br />
trúc<br />
Nhà xây cấp 4 lợp mái<br />
Nhà xây cấp 4 mái BTCT<br />
Nhà gỗ<br />
Công trình phụ<br />
Bể nước sinh hoạt<br />
Di chuyển mồ mả<br />
Giếng nước ăn xây toàn bộ<br />
Khối lượng ao đào<br />
Kè xây đá hộc<br />
Khối lượng gạch chỉ<br />
tường rào<br />
Sân láng si măng<br />
Tổng<br />
<br />
Thành tiền<br />
(1000đ)<br />
14.572.500<br />
4.541.670<br />
6.405.840<br />
454.500<br />
664.375<br />
133.000<br />
468.118<br />
392.942<br />
934.587<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
48,60<br />
15,15<br />
21,36<br />
1,52<br />
2,22<br />
0,44<br />
1,56<br />
1,31<br />
3,12<br />
<br />
1.188.206<br />
<br />
3,96<br />
<br />
230.232<br />
29.985.970<br />
<br />
0,77<br />
100,00<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập, điều tra)<br />
<br />
Nhìn bảng và hình trên ta thấy phần trăm số<br />
tiền bồi thường cho nhà xây tại 2 tiểu khu đô<br />
thị số 17 và số 19 là lớn nhất chiếm 85,11%<br />
tương ứng 25.520.010.000 đồng, trong đó:<br />
- Bồi thường cho nhà xây cấp 4 lợp mái là:<br />
14.572.500.000 đồng chiếm 48,6% tổng số<br />
tiền bồi thường tài sản vật kiến trúc;<br />
<br />
Hình 01. Cơ cấu tiền bồi thường các loại tài sản<br />
vật kiến trúc trên đất<br />
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra tổng hợp)<br />
<br />
- Bồi thường cho nhà xây cấp 4 mái BTCT là<br />
4.541.670.000 đồng chiếm 15,15% tổng số<br />
tiền bồi thường tài sản vật kiến trúc;<br />
- Bồi thường cho nhà gỗ là 6.405.840.000<br />
đồng chiếm 31,36% tổng số tiền bồi thường<br />
tài sản vật kiến trúc;<br />
Bảng 02. Tổng số tiền bồi thường cho cây cối hoa<br />
màu tại hai khu đô thị số 17 và số 19 – thành phố<br />
Lào Cai<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Chi phí<br />
Tỷ lệ<br />
(1000đ)<br />
(%)<br />
Cây ăn quả lâu năm<br />
2.186.566<br />
8,34<br />
Cây lấy gỗ<br />
17.821.000<br />
68,00<br />
Rau, màu các loại<br />
68.240<br />
0,26<br />
Tre, mai<br />
736.154<br />
2,81<br />
Chanh quất các loại<br />
5.397.480<br />
20,59<br />
Tổng<br />
26.209.441 100,00<br />
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra)<br />
Cây cối hoa màu<br />
<br />
225<br />
<br />
Đào Xuân Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bồi thường cây cối, hoa màu<br />
Nhìn bảng trên ta thấy hai tiểu khu đô thị số<br />
17 và số 19 có chi phí bồi thường cho cây cối<br />
hoa màu là tương đương, tổng cả 2 khu TĐC<br />
đã được bồi thường 26.209.441.400 đồng.<br />
<br />
hỗ trợ là một trong công cụ hỗ trợ tích cực<br />
góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB để thực<br />
hiện dự án.<br />
Bảng 03. Tổng chi phí hỗ trợ của 5 loại hình hỗ<br />
trợ tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 – khu tái<br />
định cư mới Lào Cai – Cam Đường<br />
Stt<br />
<br />
Hình thức hỗ trợ<br />
<br />
1<br />
<br />
Hỗ trợ di chuyển nhà<br />
Hỗ trợ điện, nước<br />
sinh hoạt, điện thoại<br />
Hỗ trợ tiền thuê nhà<br />
(6 tháng)<br />
Hỗ trợ ổn định đời<br />
sống sản xuất<br />
Hỗ trợ đất nông<br />
nghiệp trong RG<br />
phường<br />
Tổng<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Hình 02. Cơ cấu chi phí bồi thường cho cây cối<br />
hoa màu tại 2 tiêu khu đô thị số 17 và số 19<br />
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, điều tra)<br />
<br />
Các đối tượng cây cối hoa màu được chia ra 5<br />
nhóm cây cối, trong đó nhóm cây lấy gỗ là có<br />
chi phí bồi thường cao nhất là 17.821.000.000<br />
đồng chiếm tới 68% tổng số tiền bồi thường<br />
cây cối hoa màu. Sau đó là tới nhóm cây chanh<br />
quất các loại có chi phí bồi thường là<br />
5.397.480.000 đồng chiếm 20,59% tổng số tiền<br />
bồi thường cây cối hoa màu. Nhóm rau, màu<br />
các loại chiếm tỷ lệ ít nhất 0,26% tổng số tiền<br />
bồi thường cây cối hoa màu (68.240.000 đồng).<br />
Chính sách hỗ trợ tại hai khu tái định cư<br />
Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu về 2 tiểu khu<br />
đô thị số 17 và số 19 ta xác định có 5 hình<br />
thưc hỗ trợ người dân bị thu hồi đất là:<br />
- Hỗ trợ di chuyển nhà<br />
- Hỗ trợ điện, nước sinh hoạt, điện thoại<br />
- Hỗ trợ thuê nhà (6 tháng)<br />
- Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất<br />
- Hỗ trợ đất nông nghiệp trong ranh giới phường<br />
Chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời và<br />
đúng đối tượng trong khu vực thực hiện dự án<br />
hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19. Chính sách<br />
<br />
191(15): 223 - 229<br />
<br />
Chi phí<br />
(1000đ)<br />
651.600<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
633.500<br />
<br />
1,27<br />
<br />
1.629.000<br />
<br />
3,26<br />
<br />
9.436.800<br />
<br />
18,89<br />
<br />
37.597.500<br />
<br />
75,27<br />
<br />
49.948.400<br />
<br />
100,00<br />
<br />
1,30<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra)<br />
<br />
Tác động tới đời sống người dân bị thu hồi<br />
Tác động tới kinh tế<br />
Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra ta thu được<br />
tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi thu<br />
hồi đất thực hiện dự án xây dựng tiểu khu đô<br />
thị số 17 và số 19 thuộc dự án khu đô thị mới<br />
Lào Cai – Cam Đường, tại thành phố Lào Cai<br />
được thể hiện qua bảng dưới đây:<br />
Bảng 04. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi<br />
thu nhập hồi đất tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19<br />
Stt<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Tổng số hộ<br />
Số hộ thu nhập cao hơn<br />
Số hộ thu nhập không đổi<br />
Số hộ có thu nhập kém đi<br />
<br />
100<br />
41<br />
48<br />
11<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
100,0<br />
41,0<br />
48,0<br />
11,0<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra)<br />
<br />
Bên cạnh tổng hợp ý kiến của các hộ dân về<br />
đánh giá tình hình thu nhập tăng giảm như<br />
trên, tác giả đã tổng hợp cụ thể thu nhập bình<br />
quân của các hộ gia đình, có sự so sánh trước<br />
và sau khi thu hồi. Kết quả được thể hiện dưới<br />
bảng sau:<br />
<br />
Bảng 05. Thu nhập bình quân người dân tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Thu nhập<br />
Thu nhập bình quân của hộ/năm<br />
Thu nhập bình quân đầu người/năm<br />
Thu nhập bình quân đầu người/tháng<br />
<br />
Đơn vị<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
<br />
Trước khi bị thu hồi đất<br />
83.500.000<br />
23.857.143<br />
1.988.095<br />
<br />
Sau khi bị thu hồi đất<br />
91.500.000<br />
26.142.857<br />
2.178.571<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình)<br />
<br />
Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của các hộ dân đều tăng lên. Thu nhập bình quân người/ tháng<br />
trước thu hồi là 1.988.095 đồng, sau thu hồi tăng lên 2.178.571 đồng.<br />
226<br />
<br />
Đào Xuân Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tác động tới xã hội<br />
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định<br />
đến thu nhập của người dân. Do không còn đủ<br />
quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà<br />
nước thu hồi đất phương thức duy nhất được<br />
thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ<br />
bằng tiền mặt. Cùng với quá trình chuyển đổi<br />
đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc<br />
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho<br />
người có đất bị thu hồi sẽ tác động rất rõ rệt đến<br />
vấn đề lao động, việc làm của người dân.<br />
<br />
Hình 03. Biều đồ số lượng lao động với các<br />
ngành nghề trước và sau khi thu hồi đất tại tiểu<br />
khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai<br />
<br />
Tác động tới môi trường<br />
Thu hồi đất ảnh hưởng tới các vấn đề môi<br />
trường sinh thái. Qua tìm hiểu ý kiến người<br />
dân thu hồi đất hai tiểu khu đô thị số 17 và số<br />
19, thành phố Lào Cai về vấn đề môi trường<br />
cho thấy 38% (38 hộ) xác định môi trường<br />
của khu vực sống người dân là tốt hơn, 49%<br />
(49 hộ) xác định môi trường sống của người<br />
dân không thay đổi sau khi thu hồi đất thực<br />
hiện dự án; trong khi đó có 7 hộ cho rằng môi<br />
trường sống kém hơn trước khi thu hồi. Kết<br />
quả thể hiện qua bảng sau:<br />
Bảng 07. Tình hình môi trường khu vực sống<br />
của người dân sau khi thu hồi đất tại 2 tiểu khu<br />
đô thị số 17 và số 19<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Chỉ tiêu điều tra<br />
Số hộ<br />
Vấn đề môi trường tốt hơn<br />
Vấn đề môi trường không đổi<br />
Vấn đề môi trường kém đi<br />
<br />
Tổng<br />
số<br />
100<br />
38<br />
49<br />
13<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
100,0<br />
38,0<br />
49,0<br />
13,0<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, điều tra)<br />
<br />
Đề xuất nâng cao chất lượng công tác bồi<br />
thường GPMB<br />
Trên cơ sở kết quả bài nghiên cứu này tác giả<br />
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn<br />
<br />
191(15): 223 - 229<br />
<br />
thiện việc thực hiện chính sách bồi thường<br />
giải phóng mặt bằng và hướng tới mục tiêu<br />
thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho<br />
người nông dân - đối tượng được coi là chịu<br />
tác động lớn trong quá trình chuyển đổi mục<br />
đích sử dụng đất.<br />
Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ<br />
thu hồi đất<br />
- Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong<br />
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư,<br />
tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án,<br />
mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ<br />
khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh<br />
quyền lợi từ phía người dân. Khẩn trương hoàn<br />
thiện các quy định của pháp luật, theo hướng<br />
dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề<br />
bồi thường cho người bị thu hồi đất.<br />
- Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch<br />
tái định cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập<br />
quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi<br />
xây các khu tái định cư.<br />
- Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ<br />
trợ, tái định cư của các ban, ngành ở địa<br />
phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh<br />
thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục<br />
theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực<br />
thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án<br />
đền bù.<br />
- Có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài<br />
chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện<br />
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế<br />
một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi<br />
đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách<br />
hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu<br />
hồi đất.<br />
- Khắc phục những khó khăn trong việc xác<br />
định nguồn gốc đất dẫn đến sự khó khăn<br />
trong việc xác định điều kiện để được bồi<br />
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.<br />
+ Giải pháp về tổ chức thực hiện<br />
- Tổ chức triển khai thực hiện, thống nhất chỉ<br />
đạo sát sao của cấp xã, phường và thôn bản.<br />
Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với<br />
các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái<br />
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.<br />
- Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và<br />
vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của<br />
doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác<br />
227<br />
<br />