Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐỘ LƯU GIỮ CỦA XI MĂNG GẮN ĐỐI VỚI PHỤC HÌNH<br />
TRÊN IMPLANT<br />
Bùi Ngọc Chinh*, Lê Đức Lánh**, Trần Hùng Lâm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: 1) Đánh giá khả năng lưu giữ phục hình trên abutment bằng titanium của một số loại xi măng<br />
thông dụng, 2) Xác định lực làm sút phục hình ra khỏi abutment bằng máy đo lực kéo, 3) So sánh khả năng lưu<br />
giữ phục hình vào abutment giữa các loại xi măng.<br />
Phương pháp và vật liệu: Có 07 loại xi măng nha khoa đưa vào nghiên cứu, mỗi loại được đánh giá bằng<br />
05 bộ mẫu thử. Mỗi bộ mẫu gồm 03 thành phần: mão chụp chất liệu thép không gỉ thực hiện theo phương pháp<br />
CAD/CAM, abutment chất liệu titanium đường kính 6,5 mm vặn chặt vào analog cùng loại với lực 30N. Mão<br />
chụp được gắn vào abutment bằng xi măng với lực nén 2kg giữ trong 60 phút rồi cho vào môi trường 370C, độ<br />
ẩm 100% trong 24 giờ. Tiến hành thử nghiệm kéo sút mão chụp khỏi abutment bằng máy đo lực kéo Tensilon<br />
thuộc hệ thống Universal Material Testing đã cài đặt cùng vận tốc kéo 0,5 mm/phút. Mỗi bộ mẫu trải qua đủ 03<br />
lần thử nghiệm kéo, đảm bảo mỗi loại xi măng trải qua đủ 15 lần đánh giá khả năng lưu giữ phục hình (n=15,<br />
N=105).<br />
Kết quả và kết luận: Sử dụng phép kiểm ANOVA một yếu tố cùng phép kiểm t test phân tích và xử lý số<br />
liệu đã thu được kết quả như sau: 1) Khả năng lưu giữ phục hình của xi măng xếp theo thứ tự tăng dần bắt đầu<br />
từ GIC (Ketac Cem 59,88 N), eugenol_oxít kẽm (Temp Bond 66,46 N), nhựa hóa trùng hợp (Crown set 202,9<br />
N), phosphate kẽm (Elite GC 209,10 N), nhựa lưỡng trùng hợp (Maxcem Elite 222,48 N), GIC lai (Fuji Plus<br />
246,15 N), polycarboxylate (Durelon 317,14 N); 2) Lực tối đa cần thiết làm sút phục hình ra khỏi abutment ở<br />
nhóm xi măng gắn tạm đạt 66,46 N, nhóm xi măng gắn vĩnh viễn đạt 210,95 N và nhóm xi măng chuyên dụng<br />
cho phục hình trên implant đạt 202,9 N; 3) Xi măng polycarboxylate có khả năng lưu giữ phục hình vào<br />
abutment cao nhất.<br />
Từ khóa: Độ lưu giữ, xi măng, phục hình, implant, abutment, mão chụp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT OF THE TENSILE STRENGTH OF CEMENT-RETAINED CROWN TECHNIQUE WITH<br />
DENTAL IMPLANTS<br />
Bui Ngoc Chinh, Le Đuc Lanh, Tran Hung Lam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 138 - 148<br />
Objectives: 1) Assess the retained crown of some popular dental cements on Titanium abutment. 2)<br />
Determine the tensile strength of cement-retained crown on abutment by the pull-out measuring machine. 3)<br />
Compare the retention of fabricated metal coping on abutment by using different types of dental cements.<br />
Methods and Materials: There were seven types of dental cements investigated in this study, and every<br />
single type of cements were evaluated with five samples. Each sample had three components: a stainless steel<br />
crown manufactured by CAD/CAM method, a titanium abutment tightened into a titanium analog with torque<br />
at 30 N. Castings stored for 24h at 37C in 100% humidity environment were cemented on abutments with a<br />
* Bệnh viện An Sinh<br />
** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc ThS Bùi Ngọc Chinh<br />
ĐT: 0983555993<br />
Email: buingocchinh@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
139<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
load of 2kg maintaining for 60minutes.The pull-out test was carried out by using an universal testing machine at<br />
a crosshead speed of 0.5 mm/min. Every samples took three times of the pull-out test so that every types of cements<br />
were tested 15 times (n=15, N=105).<br />
Results and Conclusion: By using ANOVA and Tukey studentized methods to analyse and examine, the<br />
results showed: 1) The ability of cement-retained crown on abutment increased from GIC (Ketac Cem 59.88 N),<br />
Zinc oxide & eugenol (Temp Bond 66.46 N), Resin chemistry cement (Crown set 202.9 N), Zinc phosphate (Elite<br />
GC 209.10 N), Self-etch/Self-adhesive Resin Cement (Maxcem Elite 222.48 N), Resin reinforced glass ionomer<br />
(Fuji Plus 246.15 N), and Zinc polycarboxylate (Durelon 317.14 N); 2) The mean values of max loads in Newton<br />
at failure (n=15) for the various cements were different, such as the temporary cement was 66.46 N, the<br />
permanent cement group was 210.95 N and the cementing implant-retained crowns was 202.9 N; 3) Zinc<br />
polycarboxylate cement had the best ability of cement-retained crown on abutment.<br />
<br />
Keywords: Retention, cement, implant, abutment, crown.<br />
MỞ ĐẦU<br />
Những ưu nhược điểm khi phục hồi trên<br />
implant bằng phục hình gắn bởi xi măng đã<br />
được mô tả nhiều trong y văn. Bên cạnh đó, việc<br />
chọn lựa loại xi măng phù hợp để sử dụng giữ<br />
vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến sự lưu giữ<br />
phục hồi. Một mặt, chọn loại xi măng có độ lưu<br />
giữ cao sẽ gây khó khăn khi cần tháo gỡ phục<br />
hình; mặt khác loại xi măng không đủ độ lưu<br />
giữ lại là nguồn gốc làm bệnh nhân không hài<br />
lòng. Tuy nhiên, thực tế không có nhiều chất<br />
gắn chuyên biệt mà đa phần sử dụng chung với<br />
xi măng gắn cho phục hình trên răng tự nhiên.<br />
Mansour và cộng sự (2002)(5), cùng với James và<br />
cộng sự (2006)(2) đã báo cáo về thứ tự mức độ<br />
lưu giữ các loại xi măng dùng trong cấy ghép<br />
implant không giống trên răng thật. Rõ ràng<br />
chưa có một loại xi măng nào thích hợp cho tất<br />
cả các tình huống lâm sàng. Các yếu tố cơ học<br />
như hình thái lưu giữ, chiều cao, sự phân bố và<br />
số lượng abutment, cũng như sự khít sát của<br />
khung sườn sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ lưu<br />
giữ của xi măng đối với phục hình bên trên. Do<br />
vậy, cần có thêm những nghiên cứu về hiệu quả<br />
của các loại xi măng gắn phục hình trên<br />
implant.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Đánh giá khả năng lưu giữ phục hình trên<br />
abutment bằng titanium của một số loại xi măng<br />
thông dụng.<br />
<br />
140<br />
<br />
Xác định lực làm sút phục hình ra khỏi<br />
abutment bằng máy đo lực kéo.<br />
So sánh khả năng lưu giữ phục hình vào<br />
abutment giữa các loại xi măng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 7 loại xi măng,<br />
tương ứng mỗi loại có 5 bộ mẫu, mỗi bộ gồm:<br />
mão chụp-abutment-analog giống nhau hoàn<br />
toàn. Thử nghiệm lặp lại 3 lần trên mỗi bộ mẫu,<br />
như vậy mỗi loại xi măng đều trải qua (3x5) = 15<br />
lần thử nghiệm kéo. Tổng cộng cần tiến hành<br />
(7x15) = 105 lần kiểm tra độ bền kéo, N=105.<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Abutment bằng Titanium loại Dual<br />
Abutment (DAB 65 11 HL, Dentium, Korea)<br />
đường kính 6,5mm; chiều cao 5,5mm; giới hạn<br />
có thể điều chỉnh trên miệng 1,5mm; chiều cao<br />
trong nướu 1,5mm.<br />
Analog (bản sao của implant) bằng titanium<br />
cùng loại với abutment (Dual, DAN 38,<br />
Dentium, Korea).<br />
Mão chụp được chế tạo bằng thép không gỉ<br />
theo phương pháp CAD/CAM đảm bảo giống<br />
nhau hoàn toàn, một đầu khít sát với abutment,<br />
một đầu nối vào bộ vật giữ.<br />
Bộ giữ analog và mão chụp được thiết kế và<br />
chế tạo bằng thép không gỉ dùng chung cho<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
toàn bộ các mẫu thử trong suốt quá trình đo lực<br />
kéo.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ngâm mẫu 24 giờ ở 370C, độ ẩm 100%, sau<br />
đó lau khô rồi tiến hành thử nghiệm kéo.<br />
Toàn bộ quá trình trộn xi măng được thực<br />
hiện bởi một trợ thủ nha khoa và gắn xi măng<br />
do một bác sĩ nha khoa thực hiện.<br />
Đo lực kéo sút và ghi nhận kết quả:<br />
Cài đặt vận tốc kéo 0,5 mm/phút chung cho<br />
tất cả mẫu thử.<br />
Tiến hành thử nghiệm kéo và ghi nhận kết<br />
quả theo thứ tự màu sắc đã ký hiệu bằng máy<br />
đo lực thuộc hệ thống Universal Material<br />
Testing Machine.<br />
<br />
(*) Độ khích sát của mão chụp vào abutment<br />
trong giới hạn cho phép theo kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Khánh Mỹ, Hoàng Tử Hùng<br />
năm 2010 (90,12 ± 10,08 µm đối với sườn<br />
zirconia và 84,20 ± 22,01 µm với sườn Ni-Cr)(7).<br />
<br />
Toàn bộ quá trình đo lực kéo do hai kỹ sư tại<br />
trung tâm nghiên cứu vật liệu Polymer, đại học<br />
Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện<br />
độc lập. Đã tiến hành đo thử nghiệm trên 35<br />
mẫu trước khi thực hiện trên mẫu chính thức.<br />
Làm sạch và chuẩn bị mẫu cho lần đo kế tiếp:<br />
<br />
(**)Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới<br />
Neptech, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Làm sạch lòng mão chụp và bề mặt<br />
abutment bằng máy rung siêu âm.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Thử nghiệm được lặp lại từ giai đoạn gắn<br />
mão chụp vào abutment 2 quy trình nữa, đảm<br />
bảo mỗi loại xi măng trải qua đủ 15 lần kiểm tra<br />
lực kéo sút (n=15).<br />
<br />
Nghiên cứu thực nghiệm In vitro trong<br />
phòng thí nghiệm.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
<br />
Kiểm tra lại lực vặn abutment vào analog.<br />
<br />
Chuẩn bị:<br />
Gắn abutment vào analog với lực vặn 30N.<br />
Trám bít lổ vít trên abutment bằng Cavit (3M<br />
ESPE, St. Paul, MN).<br />
Chia phức hợp analog-abutment và mão<br />
chụp vào 7 nhóm, mỗi nhóm 5 bộ, phân biệt<br />
nhau theo ký hiệu màu sắc.<br />
Gắn mão chụp vào abutment:<br />
Phủ xi măng, đã trộn theo hướng dẫn của<br />
nhà sản xuất, vào trong lòng mão chụp một<br />
đoạn dài 3mm, dày 1mm bắt đầu tính từ phía<br />
đường hoàn tất vào trong.<br />
Gắn mão chụp vào abutment, sau đó dùng<br />
lực nén 2kg dọc theo trục implant và giữ 60<br />
phút.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Hình 1: Các bước tiến hành.<br />
(a) Mỗi nhóm 5 bộ analog-abutment và mão<br />
chụp, phân biệt nhau theo ký hiệu màu sắc.<br />
(b) Gắn mão chụp vào abutment với lực nén<br />
2kg dọc theo trục implant và giữ 60 phút.<br />
<br />
141<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
(c) Tiến hành thử nghiệm kéo bằng hệ thống<br />
Universal Material Testing Machine.<br />
<br />
Các dữ kiện cần thu thập<br />
Lực tối đa (Max load) hay còn gọi là ngưỡng<br />
lực mà xi măng còn khả năng chịu được để lưu<br />
giữ mão chụp trên abutment.<br />
Biến dạng tại thời điểm lực tối đa (Strain of<br />
max load) là tỉ lệ phần trăm sự thay đổi về mức<br />
độ liên kết trong xi măng tại thời điểm chịu lực<br />
tải tối đa so với thời điểm ban đầu. Còn được<br />
gọi là biến dạng không thuận nghịch; nghĩa là xi<br />
măng còn giữ sự biến dạng khi thôi tác động lực<br />
kéo.<br />
<br />
Lực tại thời điểm sút phục hình (Load at<br />
break) được ghi lại khi mão chụp hoàn toàn sút<br />
khỏi abutment, lực này thường trùng nhưng<br />
cũng có thể nhỏ hơn lực ngưỡng. Ý nghĩa, cho<br />
biết loại xi măng đang kiểm tra có tính giòn hay<br />
có khả năng đàn hồi tốt.<br />
+ Biến dạng tại thời điểm lực làm sút phục<br />
hình (Strain of load at break) là tỉ lệ phần trăm<br />
sự thay đổi về mức độ liên kết trong xi măng tại<br />
thời điểm mão chụp sút khỏi abutment so với<br />
thời điểm ban đầu.<br />
<br />
Các loại xi măng măng dùng trong nghiên cứu<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ kiện<br />
Kiểm tra các phiếu đánh giá ngay trong buổi<br />
đo lực kéo. Điều chỉnh các sai sót (nếu có) ngay<br />
trong ngày.<br />
<br />
142<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm<br />
SPSS cho Window.<br />
Sử dụng thống kê mô tả xem trị số trung<br />
bình của lực tối đa xi măng còn khả năng lưu<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giữ phục hình, lực tại thời điểm sút phục hình<br />
và độ biến dạng.<br />
<br />
cần tác động lực đạt ngưỡng và số lần tác dụng<br />
lực tối thiểu đã có khả năng làm sút phục hình.<br />
<br />
Sử dụng thống kê suy lý đánh giá sự khác<br />
biệt kết quả giữa các lần đo trong cùng một loại<br />
xi măng và sự khác biệt về khả năng chịu lực tối<br />
đa của các xi măng trong nghiên cứu bằng phân<br />
tích ANOVA một yếu tố, dùng phép kiểm t bắt<br />
cặp để kiểm tra sự khác biệt giữa lực ngưỡng và<br />
lực tại thời điểm phục hình không còn được lưu<br />
giữ trên abutment. Cuối cùng, tiến hành phân<br />
tích mối tương quan giữa lực và độ biến dạng.<br />
<br />
Nhận định trên được khẳng định một lần<br />
nữa từ kết quả trình bày trong Bảng 2. Khi tác<br />
dụng lực tối đa, các mối liên kết bên trong xi<br />
măng Temp Bond đã biến dạng đủ; khi nhận lực<br />
làm sút, sự biến dạng không còn đáng kể. Do<br />
vậy, độ biến dạng tại thời điểm tác dụng lực tối<br />
đa của xi măng này tương quan có ý nghĩa<br />
thống kê với lực tác dụng tối đa, và tại thời điểm<br />
sút phục hình độ biến dạng tương quan không<br />
có ý nghĩa thống kê với lực làm sút.<br />
<br />
Phép kiểm định ý nghĩa khi p0,05).<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của James Sheets và<br />
cộng sự (2006)(2) ghi nhận cần tác dụng lực 117,8<br />
N để kéo sút phục hình gắn bằng xi măng Temp<br />
Bond E rơi khỏi abutment. Nghiên cứu của<br />
Ahmed Mansour và cộng sự (2002)(5) cần tác<br />
dụng lực 9,25 kg để làm rơi phục hình gắn bằng<br />
xi măng IRM. Trong khi Yu-Hwa Pan, ChingKai Lin và cộng sự (2005)(14) dùng chất gắn tạm<br />
Temp Bond E cần tác dụng lực 0,274 Mpa (29<br />
N/m2) làm sút phục hình. Bên cạnh đó, Carlos<br />
Wahl và cộng sự (2007)(12) tiến hành thử nghiệm<br />
với xi măng thương hiệu ZOE cũng cần tác<br />
dụng lực trung bình 8,4 kgf (82,32 N) để kéo sút<br />
phục hình khỏi trụ lưu giữ. Các tác giả trên đều<br />
phân loại xi măng có thành phần oxít kẽm và<br />
eugenol này vào nhóm có khả năng lưu giữ thấp<br />
nhất so với các nhóm khác; tương đồng với<br />
nghiên cứu của chúng tôi, kế quả được trình bày<br />
trong Bảng 4.<br />
<br />
Xi măng gắn vĩnh viễn<br />
Khả năng lưu giữ phục hình<br />
Xi măng gắn tạm<br />
Temp Bond, xi măng oxyde kẽm - eugenol,<br />
cho khả năng lưu giữ phục hình thấp hơn so với<br />
các loại khác trong nhóm nghiên cứu. Đặc điểm<br />
cần lưu ý ở loại vật liệu này là lực ngưỡng và<br />
lực tại thời điểm phục hình sút khỏi abutment<br />
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05,<br />
Biểu đồ 1). Kết quả cho thấy liên kết hóa học<br />
trong thành phần của xi măng ở mức thấp. Chỉ<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Lực tối đa làm sút phục hình của các xi<br />
măng Elite GC, Maxcem Elite, Fuji Plus và<br />
Durelon khác biệt có ý nghĩa thống kê với lực tại<br />
thời điểm phục hình rơi khỏi abutment (p