Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA APRI VÀ FIB-4 TRONG DỰ ĐOÁN XƠ GAN<br />
Trần Thị Khánh Tường*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan và mục tiêu: Sinh thiết gan được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá giai đoạn xơ hóa gan.<br />
APRI và FIB 4 là những phương tiện không xâm lấn dễ dàng có được để đánh giá xơ hóa gan đối với bệnh gan<br />
mạn. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá giá trị chẩn đoán của APRI và FIB 4 trong dự đoán xơ gan.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 77 bệnh nhân bị bệnh gan mạn được nghiên cứu, bao gồm 38 ca<br />
xơ gan và 39 ca không xơ gan. Tất cả các bệnh nhân này được hỏi bệnh sử chi tiết, thăm khám, thực hiện các xét<br />
nghiệm cần thiết thực hiện tại BV Nhân dân 115.<br />
Kết quả: Với ngưỡng 1,37, APRI có độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần<br />
lượt là 88,4%, 84,5%, 37,6% và 98,2%. Với ngưỡng 2,29, FIB 4 có độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương<br />
và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 82,9%, 77,9%, 30,1% và 96,3%. APRI (AUC 0,86), có giá trị dự đoán xơ gan<br />
cao hơn FIB 4 (AUC 0,84), nhưng không có ý nghĩa. Hằng số tương quan Spearman giữa APRI với Albumin,<br />
Bilirubin toàn phần và INR lần lượt là -0,570, 0,540, 0,484 (p< 0,0001) và giữa FIB 4 với Albumin, Bilirubin<br />
toàn phần và INR lần lượt -0,5243, 0,4971, 0,4343 (p < 0,0001).<br />
Kết luận: APRI VÀ FIB 4 là những phương tiện đơn giản, rẻ tiền, không xâm lấn có độ nhạy và độ chuyên<br />
cao trong dự đoán xơ gan. Xét nghiệm này nên thực hiện thường qui cho tất cả những bệnh nhân có bệnh gan<br />
mạn để loại trừ xơ gan.<br />
Từ khóa: xơ gan, xơ hóa gan, chỉ số APRI, chỉ số FIB4<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSING THE VALUE OF APRI AND FIB 4 FOR PREDICTION OF CIRRHOSIS<br />
Tran Thi Khanh Tuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 12 - 16<br />
Background / Objectives: Liver biopsy is the recognized gold standard for liver fibrosis staging. The<br />
aspartate aminotransferase to platelet ratio index (APRI) and FIB 4 have been proposed as a noninvasive and<br />
readily available tool for the assessment of liver fibrosis in chronic hepatic disease. This study aimed to validate the<br />
diagnostic usefulness of APRI and FIB 4 for prediction of cirrhosis.<br />
Patients and Methods: The study was carried out on 77 patients with chronic hepatic disease including 38<br />
cases of cirrhosis and 39 cases of noncirrhosis. Detailed clinical history, physical examination and routine and<br />
relevant investigation of all patients was done at People 115 Hospital.<br />
Results: At cut-off 1.37, APRI ≥ had the value with sensibility, specificity, positive predictive value, negative<br />
predictive value respectively 88.4%, 84.5%, 37.6% and 98.2%. At cut-off 2.29, FIB 4 had the value with<br />
sensibility, specificity, positive predictive value, negative predictive value respectively 82.9%, 77.9%, 30.1% and<br />
96.3%. For predicting cirrhosis, APRI (AUC 0.86), was nonsignificantly better than FIB 4 (AUC 0.84). The<br />
Spearman's correlation coefficient between APRI and serum Albumin, total Bilirubun and INR respectively was<br />
-0.570, 0.540, 0.484 which is highly significant (p < 0.0001)and between FIB 4 and serum Albumin, total<br />
Bilirubin and INR respectively was -0.5243, 0.4971, 0.4343 (p < 0.0001).<br />
* Bộ môn Nội Tổng quát - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Thị Khánh Tường<br />
ĐT: 0903164690<br />
Email: drkhanhtuong@gmail.com<br />
<br />
12<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: APRI and FIB 4 are simple, inexpensive, invasive and highly sensitive and specific methods<br />
for prediction of cirrhosis. They should be employed routinely in the workup of all patients with chronic hepatic<br />
disease to exclude the presence of cirrhosis.<br />
Keyword: cirrhosis, APRI index, FIB4 index.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Biến chứng của xơ gan là nguyên nhân tử<br />
vong chủ yếu liên quan đến bệnh gan mạn.<br />
Xơ hóa gan tiến triển dẫn đến xơ gan là một<br />
biểu hiện chính trong hầu hết các bệnh gan<br />
mạn. Vì vậy, giai đoạn xơ hóa gan là một yếu<br />
tố dự đoán tử vong liên quan đến biến chứng<br />
gan rất có ý nghĩa.<br />
Xơ hóa gan là hậu quả của tổn thương mạn<br />
tính ở gan biểu hiện bởi sự tích tụ các thành<br />
phần chất đệm ngoài tế bào (Extracellular<br />
matrix), xảy ra cho hầu hết các loại bệnh lý gan<br />
mạn bất chấp nguyên nhân(1). Sự tích tụ các<br />
thành phần chất đệm ngoài tế bào ảnh hưởng<br />
đến cấu trúc gan do sự tạo thành những sẹo xơ<br />
hóa và sau đó là thành lập những nốt tái tạo tế<br />
bào gan đưa đến xơ gan. Xơ gan làm rối loạn<br />
chức năng tế bào gan và cản trở dòng máu trong<br />
gan gây suy tế bào gan và tăng áp tĩnh mạch<br />
cửa. Nguyên nhân chính của xơ hóa gan hiện<br />
nay là viêm gan vi rút mạn, nghiện rượu và<br />
viêm gan nhiễm mỡ không do rượu(1).<br />
Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh<br />
gan mạn tính phần lớn phụ thuộc vào mức độ<br />
xơ hóa gan. Xác định sự hiện diện xơ gan<br />
cũng rất quan trọng trong điều trị, tiên lượng<br />
và tầm soát các biến chứng. Sinh thiết gan<br />
được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán<br />
mức độ xơ hóa gan. Tuy nhiên, sinh thiết gan<br />
có 3 hạn chế chính. (1) Đây là một phương<br />
pháp xâm lấn có biến chứng như đau, xuất<br />
huyết nội (khoảng 0,3%(7)) do đó cả bệnh nhân<br />
và thầy thuốc đều e ngại thực hiện. (2) Sai sót<br />
về mẫu mô gan như kích thước, vị trí lấy mẫu<br />
làm ảnh hưởng đến kết quả mô học. (3) Kết<br />
quả phụ thuộc nhiều vào các nhà giải phẫu<br />
bệnh(9). Đối với xơ gan tỷ lệ chẩn đoán sai có<br />
thể lên đến 33%(5).. Từ những hạn chế trên,<br />
tính chính xác và khách quan của sinh thiết<br />
gan vẫn còn tranh cãi, vì thế ngày càng xuất<br />
<br />
hiện nhiều các phương pháp chẩn đoán mức<br />
độ xơ hóa gan không xâm lấn, khách quan để<br />
hạn chế sinh thiết gan.<br />
Các phương tiện chẩn đoán mức độ xơ hóa<br />
không xâm lấn hiện đang được áp dụng gồm đo<br />
độ đàn hồi gan thoáng qua bằng FibroScan®<br />
(hãng Echosens, Pháp chế tạo), các dấu ấn sinh<br />
hóa huyết thanh như chỉ số tỷ lệ AST và tiểu cầu<br />
(APRI), FIB-4, chỉ số PGA (trong gan rượu),<br />
FibroIndex, Fibrometer, Fibrotest và Fibrosure,<br />
Hepascore, ActiTest, Proteomics và Glycomics.<br />
Đo độ đàn hồi gan là phương pháp không xâm<br />
lấn đang được quan tâm và có nhiều hứa hẹn.<br />
Các dấu ấn sinh hóa kể trên trong một nghiên<br />
cứu gộp thực hiện 2011 gồm các nghiên cứu từ<br />
2006 cho thấy kết quả tương đối chính xác trong<br />
chẩn đoán xơ hóa, nhưng đòi hỏi nhiều chỉ số<br />
sinh hóa chuyên biệt, cách tính toán phức tạp<br />
ngoại trừ APRI và FIB-4.<br />
APRI và FIB-4 là 2 phương pháp đánh giá<br />
mức độ xơ hóa đã áp dụng từ lâu, đây là những<br />
phương pháp đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng và<br />
bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện. Cho<br />
đến nay, mặc dù đã có nhiều phương tiện hiện<br />
đại hơn, APRI và FIB-4 vẫn có giá trị sử dụng<br />
không những ở những nước có điều kiện kinh tế<br />
khó khăn như nước ta mà cả những nước tiên<br />
tiến có điều kiện kinh tế hơn. Trên thế giới các<br />
nghiên cứu về giá trị của 2 phương tiện này vẫn<br />
tiếp tục tiến hành cho đến nay(2,4,6). Tại Việt Nam<br />
rất hiếm nghiên cứu về APRI và FIB-4, do đó<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá<br />
giá trị của 2 chỉ số này trong dự đoán xơ gan.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định độ nhạy, độ chuyên và các giá trị<br />
tiên đoán dương, tiên đoán âm APRI và FIB 4<br />
trong dự đoán xơ gan.<br />
So sánh độ chính xác của FIB 4 với APRI<br />
trong dự đoán xơ gan.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
13<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Xác định sự tương quan giữa điểm APRI và<br />
FIB 4 với một số biểu hiện cận lâm sàng (INR,<br />
albumin, độ giãn tĩnh mạch thực quản,<br />
Bilirubin...) trên bệnh nhân xơ gan.<br />
<br />
Tính giá trị FIB-4 và APRI theo 2 công thức<br />
sau:<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh<br />
gan mạn dựa vào:<br />
Kết quả xét nghiệm men gan (AST, ALT)<br />
tăng hoặc các dấu ấn nhiễm vi rút viêm gan B, C<br />
(HBsAg hay anti HCV) dương tính từ trên 6<br />
tháng và hoặc siêu âm bụng 2 chiều mới thực<br />
hiện phát hiện có bệnh lý chủ mô gan mạn.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang tiền<br />
cứu.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Dân số đích: bệnh nhân trên 18 tuổi có bệnh<br />
gan mạn ở Việt Nam<br />
Dân số nghiên cứu: bệnh nhân bệnh nhân<br />
trên 18 tuổi có bệnh gan mạn được khám và<br />
điều trị tại khoa nội Tiêu hóa BV Nhân Dân 115.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Các bệnh thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được<br />
đưa vào nghiên cứu.<br />
Các bệnh nhân đều được hỏi kỹ về bệnh sử,<br />
khám lâm sàng và làm các xét nghiệm theo<br />
phiếu ghi nhận thông tin bệnh nhân (phụ lục 1):<br />
Bệnh nhân được điều tra một số yếu tố dịch<br />
tễ học: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý<br />
nội và ngoại khoa, nhiễm vi rút B và C, nghiện<br />
rượu, béo phì…<br />
Đặc điểm lâm sàng: vàng da, vàng mắt, phù,<br />
lòng bàn tay son, sao mạch, lách to, tuần hoàn<br />
bàng hệ…<br />
Đặc điểm cận lâm sàng: công thức máu,<br />
đông máu toàn bộ, BUN, creatinin máu, đường<br />
máu, transaminase, bilirubin, gammaglutamyl<br />
transferase<br />
(GGT),<br />
ALP,<br />
Albumin,<br />
alphafetoprotein (AFP).<br />
<br />
14<br />
<br />
*ULN = Upper Level of Normal (giới hạn<br />
trên bình thường).<br />
Lấy ULN của AST là 30 ở nam và 19 ở nữ(8).<br />
Các dấu ấn huyết thanh của vi rút viêm gan<br />
B, C (nếu chưa được làm trước đó) như HBsAg,<br />
anti HCV, HCV RNA nếu anti HCV dương.<br />
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng phát hiện<br />
dãn tĩnh mạch thực quản-tâm phình vị. Siêu âm<br />
bụng 2 chiều thông thường khảo sát cấu trúc<br />
nhu mô gan, bờ gan và kích thước lách.<br />
Xơ gan được chẩn đoán xác định khi thỏa 2<br />
tiêu chuẩn sau:<br />
Có 1 triệu chứng của tăng áp cửa (giãn tĩnh<br />
mạch thực quản, tuần hoàn bàng hệ, lách to, tiểu<br />
cầu giảm, siêu âm có tăng áp tĩnh mạch cửa) và<br />
1 triệu chứng của hội chứng suy tế bào gan<br />
(vàng da, sao mạch, lòng bàn tay son, nữ hóa<br />
tuyến vú, phù, albumin giảm, INR tăng...) và<br />
siêu âm hay CT scan cho thấy bệnh lý chủ mô<br />
gan mạn.<br />
Fibroscan cho kết quả F4<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Tính độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán<br />
dương và âm theo từng giá trị điểm cắt (cut-off)<br />
của APRI và FIB-4 chọn ra giá trị điểm cắt tốt<br />
nhất.<br />
Xác định độ chính xác của APRI và IFB 4<br />
trong dự đoán xơ gan bằng phân tích đường<br />
cong ROC (Receiver Operating Characteristic)<br />
gồm diện tích dưới đường cong (AUC: Area<br />
Under de ROC Curve), khoảng tin cậy (KTC.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Đánh giá mối tương quan giữa các 2 biến số<br />
bằng tương quan thứ bậc Spearman (Spearman’s<br />
rank correlation), tính hệ số tương quan r và p.<br />
r = 1 - 6 Σ dj2 / (n (n2 - 1))<br />
d: là sự khác biệt về thứ bậc thống kê giữa<br />
các biến số tương ứng.<br />
Kết quả có ý nghĩa khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 2/ 2010- 2/2011,<br />
chúng tôi thu thập được 77 ca đủ tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán.<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
Không xơ gan Xơ gan<br />
(n=39)<br />
(n=38)<br />
44.3 ± 12.2<br />
55.3 ± 11.5<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
p<br />
< 0.01<br />
<br />
Giới (nam/nữ)<br />
<br />
21/18<br />
<br />
23/15<br />
<br />
AST (IU/L)<br />
Gĩan TMTQ độ I<br />
II<br />
III<br />
Tiểu cầu (109/L)<br />
Albumin g/dl<br />
Bilirubin toàn phần<br />
(mg/dl)<br />
INR<br />
<br />
54.6 ± 16.2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
234±98<br />
39 ± 15<br />
<br />
36.4 ± 9.8<br />
13<br />
8<br />
2<br />
127± 65<br />
29 ± 13<br />
<br />
< 0.01<br />
<br />
0.9 ± 0.5<br />
<br />
2.18 ±1.32<br />
<br />
< 0.01<br />
<br />
0.9 ± 0.45<br />
<br />
1.89 ± 1.02<br />
<br />
< 0.01<br />
<br />
< 0.01<br />
< 0.01<br />
<br />
Bảng 2: APRI và FIB-4 trong dự đoán xơ gan<br />
Điểm<br />
95%<br />
Độ<br />
Độ<br />
cắt (cut- AUC<br />
p<br />
PPV NPV<br />
CI<br />
nhạy chuyên<br />
off)<br />
0.79–