Đánh giá giám sát Tăng trưởng xanh: Thực tiễn trên thế giới và khả<br />
năng áp dụng ở Việt Nam<br />
TS. Võ Thanh Sơn<br />
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Nguồn: Số Chuyên đề Tăng trưởng xanh, Tạp chí Môi trường 2014<br />
TTX được coi là một con đường phù hợp nhất để phát triển bền vững mà nhiều<br />
nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc đo đạc,<br />
đánh giá thực hiện TTX là một tiến trình đa dạng và phức tạp. Bài viết tổng hợp<br />
các vấn đề thực tiễn trên thế giới về nội dung và các Chỉ số đánh giá giám sát TTX<br />
của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và<br />
Phát triển (OECD) theo các nội dung về Hiệu suất TN&MT; Nền tảng tài sản thiên<br />
nhiên; Chất lượng cuộc sống về môi trường; Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách.<br />
Trên cơ sở xem xét mục tiêu và nội dung thực hiện chiến lược TTX của Việt Nam<br />
và những kinh nghiệm trên thế giới, một bộ Chỉ số/chỉ tiêu và một quy trình đánh<br />
giá giám sát thực hiện TTX cho Việt Nam đã được đề xuất.<br />
Thực tiễn công tác đánh giá TTX trên thế giới<br />
Nội hàm của TTX và việc đánh giá, đo đạc TTX<br />
Có nhiều định nghĩa về TTX, nhưng chung quy lại đó là sự tăng trưởng hiệu<br />
quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng sạch, không gây ô nhiễm<br />
môi trường, có sức chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, hay nói cách khác<br />
là sự tăng trưởng nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã<br />
hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên<br />
nhiên, đồng thời đảm bảo tài sản thiên nhiên được sử dụng bền vững và tiếp tục<br />
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi trường phục vụ cho quá trình tăng trưởng đó.<br />
Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới đã xây dựng Khung phân tích TTX và nhấn mạnh<br />
nội dung chính của TTX, bao gồm vốn con người, vốn thiên nhiên và vai trò của<br />
đổi mới công nghệ. Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã khẳng định vai<br />
trò của việc đo đạc những tiến bộ của TTX và đề xuất cách đo đạc kinh tế<br />
xanh/TTX thông qua sử dụng cách tiếp cận mô hình: Động lực - áp lực - hiện trạng<br />
- tác động - đáp ứng (DPSIR) để xây dựng những tiêu chí đánh giá, đặc biệt tập<br />
<br />
trung vào nội dung về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và phát thải khí<br />
nhà kính.<br />
Một số tổ chức quốc tế đã sử dụng Chỉ số TTX/kinh tế xanh trong mô hình phát<br />
triển như sau:<br />
Đầu vào: Nền tảng tài sản nhiên nhiên: Vốn thiên nhiên cung cấp cả hai dịch vụ<br />
(cả dịch vụ của bể chứa ô nhiễm) và tài nguyên thiên nhiên, tạo thành đầu vào quan<br />
trọng trong quá trình sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng đến phúc lợi của con người.<br />
Sản xuất: Cường độ/năng suất: Hợp phần này bao gồm các biện pháp tập trung<br />
vào “năng suất” có mối quan hệ tới môi trường, hoặc ngược lại, đó là “cường độ”.<br />
Chỉ số TTX/kinh tế xanh có thể đo lường sự tiến bộ trong sản xuất và tiêu thụ<br />
nhiều hơn nữa trong khi sử dụng ít dịch vụ môi trường và tài nguyên thiên nhiên<br />
hơn bằng cách liên hệ một số lượng giải pháp của hoạt động kinh tế (GDP, giá trị<br />
gia tăng, hoặc tiêu thụ) với số lượng các dịch vụ môi trường hoặc đầu vào tài<br />
nguyên thiên nhiên.<br />
Sản phẩm đầu ra: Vật chất và phúc lợi phi vật chất: Sản phẩm đầu ra đề cập<br />
đến một khái niệm rộng về phúc lợi, những khía cạnh mà thường không được xem<br />
xét bằng các thước đo kinh tế vĩ mô thông thường thông qua các chỉ số liên quan<br />
tới chất lượng môi trường của cuộc sống.<br />
Xây dựng bộ Chỉ số đánh giá giám sát TTX<br />
Cũng giống như xây dựng các Chỉ số đánh giá phát triển bền vững, Tổ chức<br />
Liên hợp quốc đã đề xuất bộ Chỉ số đo đạc những vốn kinh tế, tự nhiên, xã hội,<br />
vốn con người và vốn sản xuất. Nhiều tổ chức quốc tế đã thảo luận về khả năng và<br />
cách thức đánh giá hay “đo đạc” TTX trong khuôn khổ phát triển bền vững và Tổ<br />
chức OECD đã đề xuất 4 nội dung đánh giá giám sát TTX, bao gồm: Hiệu suất<br />
TN&MT; Nền tảng tài sản thiên nhiên; Chất lượng cuộc sống về môi trường; Cơ<br />
hội kinh tế và phản hồi chính sách, đồng thời cũng đề xuất bộ Chỉ số tương ứng với<br />
các nội dung trên (hình 2.1). Đây là cơ sở và nguyên tắc để các quốc gia xây dựng<br />
bộ chỉ số đánh giá TTX cho quốc gia mình.<br />
<br />
Nguồn: OECD, 2011b.<br />
<br />
Bảng 1. So sánh nội dung đánh giá TTX của Tổ chức OECD với nội dung thực<br />
hiện Chiến lược TTX của Việt Nam<br />
STT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Nội dung đánh giá<br />
Nội dung đề xuất của Việt Nam<br />
của Tổ chức OECD<br />
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc<br />
Hiệu suất TN&MT<br />
đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo<br />
Xanh hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử<br />
Nền tảng tài sản thiêndụng tiết kiệm và hiệu quả và tài nguyên thiên<br />
nhiên<br />
nhiên, khuyến khích sản xuất và công nghệ thân<br />
thiện với môi trường<br />
Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền<br />
Chất lượng cuộc sốngvững, gắn với nâng cao chất lượng sống về môi<br />
về môi trường<br />
trường ở vùng đô thị và nông thôn và nâng cao<br />
nhận thức về môi trường và phát triển bền vững<br />
Cơ hội kinh tế và phản<br />
(Không được đề cập một cách rõ nét)<br />
hồi chính sách<br />
<br />
So sánh Bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững của Việt Nam với những Chỉ<br />
số giám sát sự tiến bộ về TTX do OECD đề xuất, cho thấy: Hiệu suất môi trường<br />
và tài nguyên: 5 chỉ tiêu; Nền tảng tài sản thiên nhiên: 4 chỉ tiêu; Chất lượng cuộc<br />
sống về môi trường: 1 chỉ tiêu. Đây có thể được coi là những chỉ tiêu cốt lõi nhất<br />
có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện TTX ở Việt Nam<br />
(bảng 2). Trong quá trình giám sát thực hiện TTX, những chỉ tiêu cụ thể có thể<br />
được đề xuất từ những chỉ số sẵn có hoặc xây dựng mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn<br />
đặt ra.<br />
Đề xuất quy trình giám sát thực hiện TTX ở Việt Nam<br />
Bảng 2. Đề xuất một số Chỉ số/chỉ tiêu chính nhằm giám sát TTX theo những<br />
chủ đề của Tổ chức OECD<br />
STT<br />
<br />
Nội dung<br />
Chủ đề<br />
chính<br />
<br />
Chỉ số đề xuất chính<br />
1. GDP xanh<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra<br />
+ Hiệu suất các<br />
một đơn vị GDP (%)<br />
bon<br />
và<br />
năng<br />
lượng<br />
3. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng<br />
Hiệu suất<br />
năng lượng (%)<br />
tài<br />
+ Hiệu suất tài<br />
nguyên nguyên: nguyên4. Tỷ lệ các đô thị khu công nghiệp, khu chế<br />
và môivật liệu, dinhxuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước<br />
trường dưỡng, nước<br />
thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật<br />
quốc gia tương ứng (%)<br />
+ Hiệu suất đa<br />
yếu tố<br />
5. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu<br />
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia<br />
tương ứng (%)<br />
+ Nguồn dự trữ1. Tỷ lệ che phủ rừng (%)<br />
<br />
2<br />
<br />
tài nguyên tái tạo:<br />
2. Diện tích đất bị thoái hóa<br />
Nền tảngnước, đất, rừng,<br />
tài<br />
sảnthủy sản<br />
3. Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt<br />
thiên<br />
(m3/người/năm)<br />
+ Nguồn dự trữ<br />
nhiên<br />
tài nguyên không4. Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh<br />
tái tạo: khoánghọc (%)<br />
<br />
sản<br />
+ Đa dạng sinh<br />
học và hệ sinh<br />
thái<br />
<br />
3<br />
<br />
Chất<br />
+ Sức khỏe và rủi<br />
lượng<br />
Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong<br />
ro môi trường<br />
cuộc<br />
không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%)<br />
sống về+ Dịch vụ và tiện<br />
môi<br />
nghi môi trường<br />
trường<br />
<br />
Dựa trên kinh nghiệm các tổ chức quốc gia và các quốc gia thực hiện giám sát<br />
tiến bộ trong TTX và tham khảo Quy trình giám sát/quan trắc đa dạng sinh học,<br />
một quy trình giám sát thực hiện TTX sử dụng Chỉ số được đề xuất như sau:<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu giám sát TTX: Được xác định từ Chiến lược quốc<br />
gia TTX cho cấp độ quốc gia và từ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược TTX<br />
cho các Bộ, ngành và địa phương.<br />
Bước 2: Xác định nội dung giám sát TTX: Xác định từ Chiến lược quốc gia<br />
TTX cho cấp độ quốc gia và từ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược TTX<br />
cho các Bộ, ngành và địa phương.<br />
Bước 3: Xây dựng bộ Chỉ số/chỉ tiêu giám sát TTX: Trước mắt, bộ Chỉ số/chỉ<br />
tiêu giám sát TTX được lựa chọn từ những bộ Chỉ tiêu chính thức của Việt Nam đã<br />
được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành, như Chỉ tiêu giám sát thực hiện phát<br />
triển bền vững giai đoạn 2011-2020 và từ Bộ Chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ Chỉ<br />
tiêu thống kê ngành TN&MT, ngành lâm nghiệp... Sau đó xây dựng một số Chỉ<br />
số/chỉ tiêu giám sát mới hiện nay chưa có trong hệ thống các Chỉ số/chỉ tiêu hiện<br />
hành.<br />
Bước 4: Tính toán theo các bộ Chỉ số/chỉ tiêu giám sát TTX đã được lựa chọn:<br />
Phương pháp tính toán các Chỉ số/chỉ tiêu cần được tuân thủ nhằm đảm bảo tính<br />
chính xác của thông tin.<br />
Bước 5: Đánh giá những kết quả tính toán theo những nội dung và mục tiêu<br />
giám sát được đặt ra: Những kết quả này là cơ sở quan trọng điều chỉnh những<br />
chính sách có liên quan nhằm thực hiện tốt Chiến lược TTX đã được ban hành.<br />
<br />