Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
CỦA NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG TRONG AO, EO NGÁCH VÙNG BÁN NGẬP<br />
Ở LÒNG HỒ TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI<br />
TECHNICAL ACTUALITY ACCESS AND ECONOMIC - SOCIETY EFFICIENCY<br />
FOR COMMERCIAL ANABAS (ANABAS TESTUDIEUS) AQUACULTURE FARMS<br />
IN THE CHANNEL AND POND IN THE SEMI - SUBMERGED REGION<br />
TRI AN LAKE, DONG NAI PROVINCE, VIETNAM<br />
Phan Thị Hoa1, Phạm Xuân Thủy2, Quách Thị Khánh Ngọc3<br />
Ngày nhận bài: 04/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 08/11/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, sau đó tìm và xác định các nhân<br />
tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá Rô đồng trong ao của các hộ nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An. Dựa trên số liệu điều<br />
tra của 100 hộ nuôi tại vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới<br />
năng suất cá Rô đồng của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sản<br />
lượng nuôi cá Rô đồng của các hộ ngư dân ở đây, đó là mật độ thả cá giống, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ<br />
nuôi, diện tích ao nuôi, vốn đầu tư ao nuôi, trong đó quan trọng nhất là nhân tố vốn đầu tư.<br />
Từ khóa: cá Rô đồng, lòng hồ Trị An, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This research investigates situation of technology, the economic - society efficiency, after that this paper also find and<br />
identify the factors affect to outputs of anabas testudieus in the semi - submerged Tri An lake, Dong Nai province. Based<br />
on the survey data of 100 fish farmers in the study, researchers used multivariate regression models in SPSS software to<br />
analyze the factors affecting tilapia yield of anabas testudieus production of the households in the study recgions. Results<br />
showed that there are five significantly factors affect to outputs of fishes, they are fish stocking density, density, experience<br />
of households, pond area, investable capital in pond, in which the most important factor is that investable capital in pond.<br />
Keywords: Anabas testudieus, Tri An lake, technical actuality, economic - society efficiency<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hồ Trị An hiện là một trong những hồ chứa có<br />
diện tích ngập nước lớn nhất Việt Nam (32.400ha<br />
vào tháng 9 - 12) nhưng có độ sâu trung bình khá<br />
thấp (11m). Đặc điểm này hình thành nên những<br />
vùng bán ngập đặc trưng rộng lớn trên hồ vào mùa<br />
nước cạn với diện tích lên đến hàng chục ngàn ha.<br />
Vùng bán ngập trên lòng hồ Trị An lại có nhiều ao,<br />
eo ngách hình thành nên những vùng sinh thái ao,<br />
eo ngách đặc trưng với hàng trăm eo có diện tích<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
trung bình mỗi eo từ vài ha đến hàng trăm ha (Theo<br />
báo cáo Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ<br />
Trị An, Trạm thủy sản Trị An, 2010) [1]. Các hộ nuôi<br />
cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An bắt đầu từ<br />
năm 2004 và bước đầu đã đạt được một số kết quả<br />
nhất định: diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tăng<br />
nhanh, nghề nuôi cá đã góp phần giải quyết được<br />
công ăn việc làm và nâng cao đời sống sống cho<br />
nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội của<br />
nghề nuôi cá Rô đồng mang lại cho hộ nuôi trong<br />
<br />
Phan Thị Hoa: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Phạm Xuân Thủy, 3TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
những năm gần đây đang giảm xuống. Do vậy vấn<br />
đề đặt ra là phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm,<br />
nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi. Tác giả<br />
chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng kỹ<br />
thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá<br />
Rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng<br />
hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai” nhằm điều tra hiện trạng kỹ<br />
thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề<br />
nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An trên cơ<br />
sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền<br />
vững nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ<br />
Trị An. Đồng thời nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu<br />
giúp người nuôi và các cơ quan chức năng lựa chọn<br />
các giải pháp thích hợp giúp nghề nuôi cá Rô đồng<br />
phát triển bền vững.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Dữ liệu phân tích<br />
Số liệu thứ cấp thu thập từ Sở NN và PTNT<br />
Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Nai, Trung tâm<br />
Thủy sản Đồng Nai, Trạm Thủy sản Hồ Trị An. Số<br />
liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát 100 hộ nuôi cá rô<br />
đồng trong ao eo ngách vùng bán ngập hồ Trị An tại<br />
xã Phú Ngọc (75 hộ điều tra chiếm 68,81%), La Ngà<br />
(22 hộ điều tra chiếm 75,86% tổng số), Mã Đà (có 3<br />
hộ nuôi điều tra 100%).<br />
2. Mô hình nghiên cứu<br />
Mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là<br />
năng suất và các biến độc lập là số năm kinh nghiệm<br />
(SN_nuoi), kích thước giống thả (KT_giong), mật độ<br />
nuôi (MD_nuoi), diện tích ao nuôi (DT_aonuoi), quy<br />
mô vốn đầu tư (Qm_von), độ sâu ao nuôi (DS_aonuoi)<br />
và thời gian nuôi (Tg_nuoi).<br />
Nang_suat = β0 + β1* SN_nuoi + β2* KT_giong<br />
+ β3* MD_nuoi + β4*DT_aonuoi + β5*Qm_von +<br />
β6* DS_aonuoi + β7*Tg_nuoi + є<br />
Số năm kinh nghiệm nuôi là một trong những<br />
nhân tố quan trọng. Do đó mô hình kỳ vọng nhân<br />
tố kinh nghiệm của hộ nuôi sẽ đồng biến với năng<br />
suất nuôi.<br />
Nhân tố quy mô vốn là yếu tố được trực tiếp sử<br />
dụng vào quá trình sản xuất. Đối với nhân tố này mô<br />
hình kỳ vọng có phản ứng (+) với năng suất nuôi.<br />
Mật độ nuôi quá thấp hoặc quá cao trên một<br />
đơn vị diện tích sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy<br />
với nhân tố mật độ nuôi mô hình kỳ vọng sẽ có quan<br />
hệ đồng biến với năng suất.<br />
Nhân tố độ sâu của ao nuôi: Nếu độ sâu quá<br />
cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh<br />
sống của cá Rô đồng. Do vậy mô hình kỳ vọng nhân<br />
tố này có quan hệ đồng biến với biến năng suất.<br />
<br />
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Nhân tố quy mô diện tích nuôi của hộ (m 2)<br />
ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, diện tích nuôi<br />
quá lớn sẽ làm ảnh hưởng năng suất. Do vậy<br />
mô hình kỳ vọng nhân tố này sẽ quan hệ (–) với<br />
năng suất.<br />
Nhân tố kích thước giống: kích thước con giống<br />
thả thích hợp sẽ cho năng suất cao theo đó mô<br />
hình kỳ vọng kích thước giống có quan hệ (+) với<br />
năng suất.<br />
Nhân tố thời gian nuôi, tác giả kỳ vọng rằng với<br />
các yếu tố khác không đổi, khi tăng thời gian nuôi/vụ<br />
sẽ làm tăng năng suất cá Rô đồng nuôi trên đơn vị<br />
diện tích đó.<br />
3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phần mềm<br />
Microsoft Excel để nhập số liệu và xử lý. Kết quả<br />
phân tích sẽ cho những kết quả kinh tế về doanh<br />
thu, chi phí, lợi nhuận. Sau đó dữ liệu được chuyển<br />
sang phần mềm SPSS 16.0 để xử lý phân tích hồi<br />
quy các nhân tố tác động đến năng suất cá Rô đồng<br />
nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An.<br />
Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt<br />
p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay loại trừ<br />
biến ra khỏi mô hình:<br />
- P-value (sig.) < a = 0,05 (mức ý nghĩa): biến<br />
độc lập sẽ ở lại phương trình hồi quy [3].<br />
- P-value (sig.) > a = 0,05 (mức ý nghĩa): biến<br />
độc lập sẽ bị loại trừ khỏi phương trình hồi quy [3].<br />
+ Kiểm tra đa cộng tuyến: Thực hiện hồi quy với<br />
phần mềm SPSS, giá trị VIF của các biến < 10 thì<br />
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến [3], [4].<br />
+ Kiểm định phương sai thay đổi: Thực hiện<br />
kiểm định White trong phần mềm Eview, tức là kiểm<br />
tra giá trị Pro của F phải lớn hơn giá trị Pro của Chi<br />
bình phương và lớn hơn 0,05 [3].<br />
+ Kiểm định tự tương quan trong phần dư:<br />
Thực hiện kiểm định d của Durbin - Watson trên<br />
phần mềm SPSS. Mô hình hồi quy không xảy ra<br />
hiện tượng tự tương quan khi 1 < d < 3 [3].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hiện trạng kỹ thuật<br />
1.1. Thông số ao nuôi<br />
Theo số liệu điều tra trong 100 hộ với tổng<br />
diện tích điều tra là 182,74 ha có tới 60 hộ có 1 - 2<br />
ao nuôi, 19 hộ có 3 - 4 ao nuôi và diện tích các<br />
ao eo ngách đa số dưới 1ha. Đa số hộ nuôi có độ<br />
sâu mực nước ao từ 2 - 3m, trong đó các hộ ở<br />
vùng Mã Đà (100%) có mực nước ao từ 2 - 3m.<br />
Lý giải điều này, các hộ nuôi ở Mã Đà cho rằng<br />
do ao đào đắp trước đó đã lâu để nuôi cá tạp và<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
lấy nước tưới vườn, có 3 hộ ở Phú Ngọc - La Ngà<br />
có ao sâu > 4m, do địa thế ao dựa vào vách cao<br />
để giữ nước.<br />
1.2. Mùa vụ nuôi<br />
Có 70 hộ nuôi cá rô đồng thả 2 vụ nuôi trong<br />
năm, 42 hộ thả nuôi vào tháng 1 - tháng 6 và tháng 6<br />
- tháng 11, tránh tháng 12 có nhiệt độ lạnh khó chăm<br />
sóc cá. Một số hộ khác (28 hộ) chọn mùa vụ thả<br />
nghịch để thu hoạch cá với giá cao vào tháng 2 và<br />
tháng 8 hàng năm. Có 30 hộ ở vùng Phú Ngọc - La<br />
Ngà chỉ nuôi 1 vụ trong năm do đặc điểm trữ nước<br />
của ao eo ngách, trong đó có 2 hộ bị ngập nước ao<br />
vào tháng 7 và 1 hộ bị thiếu nước ao vào mùa khô.<br />
1.3. Mật độ thả, mật độ nuôi và tỷ lệ sống<br />
Tuỳ theo diện tích ao và nguồn vốn, mật độ thả<br />
cá bột dao động từ 500 - 1.000 con/m2. Một số hộ<br />
nuôi trong quá trình thả giống lần 1 không đạt nên<br />
phải thả lần 2, có khi phải thả lần 3. Mật độ nuôi<br />
trung bình từ 28 - 54 con/m2 , mật độ nuôi là căn cứ<br />
<br />
để tính sản lượng cá thu hoạch và tỉ lệ sống của cá,<br />
chủ động kiểm soát mật độ cá thả nuôi thông qua<br />
bước lọc cỡ cá giống.<br />
1.4. Dịch bệnh<br />
Các bệnh phổ biến nhất là đen mình, nấm nhớt,<br />
cháy đuôi và xuất huyết, xuất hiện ở 100% hộ nuôi<br />
vùng Phú Ngọc - La Ngà với nhiều mức độ từ nhẹ<br />
đến nặng, trong khi vùng Mã Đà chỉ phổ biến bệnh<br />
nấm nhớt (75% hộ nuôi), riêng bệnh đen mình ít xảy<br />
ra do môi trường nuôi còn tốt.<br />
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 1 ha ao nuôi cá<br />
Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An<br />
Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư đối<br />
với từng mô hình nuôi cá Rô đồng thâm canh tác<br />
giả đã so sánh giữa chi phí sản xuất và kết quả thu<br />
được đối với từng xã nuôi cá Rô đồng tại vùng bán<br />
ngập hồ Trị An qua hai năm 2009 - 2010 và kết quả<br />
điều tra được thể hiện trong bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế 1 ha ao nuôi cá Rô đồng vùng bán ngập hồ Trị An 2009 - 2010<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm 2009<br />
<br />
Năm 2010<br />
<br />
Phú Ngọc<br />
<br />
La Ngà<br />
<br />
Mã Đà<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Phú Ngọc<br />
<br />
La Ngà<br />
<br />
Mã Đà<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
1.193,75<br />
<br />
1.338,01<br />
<br />
1.205,17<br />
<br />
1.226,29<br />
<br />
1.066,04<br />
<br />
1.297,19<br />
<br />
776,63<br />
<br />
1.046,62<br />
<br />
2. Chi phí sản xuất<br />
(TC)/ha<br />
<br />
934,58<br />
<br />
1.075,86<br />
<br />
907,35<br />
<br />
961,76<br />
<br />
941,86<br />
<br />
1.184,81<br />
<br />
733,66<br />
<br />
953,44<br />
<br />
3. Lợi nhuận<br />
(Pr)/ha<br />
<br />
259,17<br />
<br />
262,15<br />
<br />
297,82<br />
<br />
264,52<br />
<br />
124,19<br />
<br />
112,38<br />
<br />
42,97<br />
<br />
93,18<br />
<br />
0,278<br />
<br />
0,244<br />
<br />
0,328<br />
<br />
0,283<br />
<br />
0,132<br />
<br />
0,095<br />
<br />
0,059<br />
<br />
0,095<br />
<br />
104,843<br />
<br />
97,040<br />
<br />
177,275<br />
<br />
126,386<br />
<br />
46,966<br />
<br />
38,908<br />
<br />
23,900<br />
<br />
20,936<br />
<br />
1. Doanh thu/ha<br />
<br />
4. Pr/ TC<br />
5. Pr/LĐ<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)<br />
<br />
Năm 2009 doanh thu trung bình của nuôi cá Rô<br />
đồng trên 1 ha là 1.226,29 triệu đồng và năm 2010<br />
doanh thu trung bình của nuôi cá Rô đồng trên 1 ha<br />
giảm xuống còn 1.046,62 triệu đồng, nguyên nhân<br />
là do năng suất nuôi cá Rô đồng giảm từ 40,08 tấn/<br />
ha/năm vào năm 2009 xuống còn 36,32 tấn/ha/năm<br />
vào năm 2010. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá Rô<br />
đồng năm 2009 là 264,52 triệu đồng/ha và năm<br />
2010 giảm xuống còn 93,18 triệu đồng/ha. Năm<br />
2009 các hộ nuôi tại xã Mã Đà có kết quả kinh tế<br />
cao hơn so với hai xã La Ngà và Phú Ngọc với lợi<br />
nhuận là 297,82 triệu đồng/ha nhưng tới năm 2010<br />
giảm xuống chỉ còn 42,97 triệu đồng/ha, nguyên<br />
nhân chủ yếu là năm 2010 các hộ nuôi tại xã Mã Đà<br />
không gặp thuận lợi về nguồn nước, thất thoát cá<br />
trong quá trình gần thu hoạch, nhiều hộ nuôi không<br />
nắm bắt các thông tin về giá cá kịp thời nên không<br />
bán được với giá cao.<br />
Do giá bán giảm vào năm 2010, hơn nữa từ đầu<br />
<br />
năm 2011, thức ăn cho thủy sản được điều chỉnh<br />
tăng 2 - 4 lần/tháng, mỗi lần khoảng 200 đồng/kg<br />
[5]. Năm 2009, một lao động nuôi cá Rô đồng xã<br />
Phú Ngọc tạo ra 104,843 triệu đồng lợi nhuận, xã La<br />
Ngà là 97,040 triệu đồng, xã Mã Đà là 177,275 triệu<br />
đồng. Đến năm 2010 mức lợi nhuận giảm, một lao<br />
động nuôi cá Rô đồng trong năm tạo ra 46,966 triệu<br />
đồng lợi nhuận đối với xã Phú Ngọc, xã La Ngà là<br />
38,908 triệu đồng, xã Mã Đà là 23,900 triệu đồng.<br />
3. Hiệu quả về mặt xã hội<br />
Nghề nuôi cá Rô đồng còn kéo theo sự phát<br />
triển của hàng loạt các ngành khác, góp phần giải<br />
quyết công ăn việc làm cho người lao động như: lao<br />
động ương cá Rô đồng bột và hàng ngàn lao động<br />
làm nương rẫy, sản xuất thức ăn cho cá Rô đồng và<br />
các hoạt động dịch vụ khác và số lao động tham gia<br />
vào nuôi cá Rô đồng. Theo số liệu điều tra tác giả<br />
tính được trung bình 4 lao động/1 ha ao nuôi cá Rô<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
đồng, do vậy trong tổng số 1.068 hộ ngư dân với<br />
3.329 lao động thì có tới 1.399 lao động tham gia<br />
nuôi cá Rô đồng [2], có thể thấy nghề nuôi cá Rô<br />
đồng đang giải quyết được số lượng lao động lớn<br />
cho người dân tại vùng bán ngập hồ Trị An. Theo<br />
thống kê của trạm Thủy sản Trị An thì nghề nuôi cá<br />
Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An năm 2010 đạt<br />
sản lượng là 12.701 tấn đóng góp gần 380.000 triệu<br />
đồng vào giá trị sản xuất chung của tỉnh, cứ 1 lao<br />
động trong năm tạo ra 266,641 triệu đồng thu nhập<br />
và 1 lao động nuôi cá Rô đồng trong năm tạo ra<br />
28,315 triệu đồng lợi nhuận.<br />
4. Mô hình hồi quy<br />
4.1. Kết quả hồi quy<br />
Qua số liệu khảo sát có thể thấy đối với nghề<br />
nuôi cá Rô đồng diện tích dao động từ 1.200m2 đến<br />
10.700m2, kích thước giống từ 0,2cm đến 0,3cm,<br />
thời gian nuôi từ 5 tháng đến 6 tháng, kinh nghiệm<br />
nuôi của chủ hộ nuôi từ 2 năm đến 6 năm, quy mô<br />
vốn đầu tư trung bình là 1.770,72 triệu đồng/ha, độ<br />
sâu ao nuôi trung bình là 291cm và mật độ nuôi trung<br />
bình là 38,62 con/m2. Nhìn chung độ lệch chuẩn của<br />
các chỉ tiêu như năng suất, độ sâu ao nuôi và mật<br />
độ nuôi có độ biến thiên lớn. Có sự phân tán này là<br />
do giá trị của các chỉ tiêu này có sự chênh lệch lớn<br />
từ giá trị nhỏ nhất và lớn nhất. Phương trình hồi quy<br />
của mô hình có dạng như sau:<br />
Nang_suat = 0,876 + 0,246* MD_nuoi + 1,992*<br />
SN_nuoi + 0,017*Qm_von<br />
– 0,001*DT_aonuoi + 0.066*DS_aonuoi<br />
Với 7 biến ban đầu sau khi tiến hành hồi quy<br />
và loại dần biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả<br />
còn 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.<br />
Kết quả hồi quy chỉ ra giữa biến phụ thuộc và các<br />
biến độc lập có mối tương quan bội chặt chẽ, vì các<br />
hệ số tương quan bội cũng rất gần với 1. Mức ý<br />
nghĩa 0.000 (rất nhỏ) của tiêu chuẩn F trong bảng<br />
ANOVA khẳng định mô hình thu được là rất tốt.<br />
Với R2 điều chỉnh có giá trị là 0,798 có nghĩa là<br />
79,8% sự thay đổi của nang_suat được giải thích<br />
bằng MD_nuoi, SN_nuoi, Qm_von, DT_aonuoi,<br />
DS_aonuoi. 20,2% còn lại không giải thích được do<br />
thiếu một số nhân tố ảnh hưởng khác và tính đại<br />
diện của mẫu khảo sát.<br />
Kết quả hồi quy cho thấy khi các yếu tố khác<br />
không đổi, thì chủ hộ nuôi có thêm 1 năm kinh<br />
nghiệm thì năng suất tăng thêm 1,992 tấn/ha/năm;<br />
quy mô vốn đầu tư thêm 1 triệu đồng thì năng suất<br />
tăng thêm 0,017 tấn/ha/năm. Mật độ nuôi tăng thêm<br />
1 con/m2 thì năng suất tăng 0,246 tấn/ha/năm, tuy<br />
nhiên đối với khi nuôi cá Rô đồng thì phải kiểm soát<br />
<br />
138 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
mật độ, không nên để mật độ cá nuôi quá cao hoặc<br />
quá thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch, qua<br />
số liệu khảo sát thì mật độ nuôi nằm trong giới hạn<br />
(15 < mật độ nuôi thích hợp < 110 con/m2). Nhân tố<br />
diện tích ao nuôi có quan hệ nghịch biến với năng<br />
suất, diện tích ao nuôi tăng lên 1m2 thì năng suất<br />
cá thu được giảm 0,001 tấn/ha/năm. Độ sâu của ao<br />
nuôi cá Rô đồng quá sâu cũng ảnh hưởng tới năng<br />
suất thu hoạch của hộ nuôi, nếu độ sâu quá lớn có<br />
thể năng suất không tăng, theo các số liệu điều tra<br />
dùng trong mô hình hồi quy thì đối với độ sâu mực<br />
nước ao nuôi tăng thêm 100cm thì năng suất nuôi<br />
cá Rô đồng tăng 0,066 tấn/ha/năm, qua số liệu khảo<br />
sát thì độ sâu ao nuôi nằm trong giới hạn (210 < độ<br />
sâu thích hợp < 510 cm).<br />
4.2. Kiểm định mô hình<br />
Kiểm định tự tương quan trong phần dư với<br />
công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 16.0, tác giả tiến<br />
hành kiểm định của Durbin - Watson. Kết quả cho<br />
thấy giá trị d của Durbin - Watson bằng 2,335. Do vậy<br />
mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương<br />
quan trong phần dư. Kiểm định đa cộng tuyến: kết<br />
quả cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có<br />
các giá trị VIF từ 1,275 đến 2,268. Điều này cho thấy<br />
mô hình không xuất hiện đa cộng tuyến.<br />
Kiểm định phương sai thay đổi: để kiểm định<br />
phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phần mềm<br />
Eview để tiến hành kiểm định của White. Kết quả<br />
cho thấy: Prob. F = 0.559712 > Prob. Chi-Square =<br />
0.534308 > 0,05. Mô hình không xảy ra hiện tượng<br />
phương sai thay đổi ở độ tin cậy 95%.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị<br />
An là một ngành sản xuất có hiệu quả cả về kinh<br />
tế - xã hội. Tuy nhiên, theo thăm dò ý kiến của các<br />
hộ nuôi cho biết đến năm 2010 đã dần mất đi hiệu<br />
quả so với các năm trước. Do đó, cần có những giải<br />
pháp mới cho ngư dân để nghề nuôi cá Rô đồng<br />
được quan tâm và phát triển. Nhưng đáng chú ý ở<br />
đây là hầu hết các hộ nuôi cho biết họ nuôi cá Rô<br />
đồng chủ yếu là theo những kinh nghiệm của bản<br />
thân. Do đó, để phát triển bền vững nghề nuôi cá<br />
Rô đồng, ngư dân cần nắm bắt hơn nữa về kỹ thuật,<br />
các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cần được<br />
thực hiện một cách đồng bộ nhằm đảm bảo phát<br />
triển nghề nuôi cá Rô đồng với quy mô phù hợp.<br />
2. Kiến nghị<br />
Diện tích nuôi hợp lý để đảm bảo hiệu quả<br />
nuôi và quản lý, không nên nuôi diện tích quá lớn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
(>10.000m2) vì quản lý không hiệu quả gây ảnh<br />
hưởng tới quá trình chăm sóc và thu hoạch.<br />
Chủ động kiểm soát mật độ cá nuôi, chỉ nên<br />
nuôi mật độ vừa phải, mật độ nuôi cá quá lớn sẽ ảnh<br />
hưởng tới tỷ lệ sống của cá và môi trường nước.<br />
Quản lý cấp, thoát nước: nên chú ý việc tăng<br />
cường trao đổi nước ra vào tự nhiên giữa ao eo<br />
ngách và hồ chứa, kiểm tra chất lượng nguồn nước<br />
cấp trước khi cho qua ao nuôi.<br />
Quản lý thức ăn: Cho ăn vừa đủ căn cứ theo<br />
tính toán mật độ thả và sức ăn của cá, với lượng<br />
thức ăn vừa phải cho mỗi lần, không để thức ăn<br />
thừa phân huỷ gây ô nhiễm môi trường ao.<br />
Để tham gia nuôi cá Rô đồng, trước hết bản<br />
thân các hộ nuôi cần có những định hướng riêng<br />
để giải quyết vấn đề về vốn của mình, cần có các<br />
tổ chức, hiệp hội đứng ra can thiệp nhằm cải tiến<br />
<br />
Số 3/2013<br />
quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và chủ<br />
hộ nuôi, để cho các hộ nuôi có thể tiếp cận được<br />
nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà<br />
không cần thế chấp tài sản.<br />
Tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi cá Rô đồng<br />
và chỉ có những vùng thuận lợi về nguồn nước, điều<br />
kiện tự nhiên thích hợp, hộ nuôi có kinh nghiệm thì<br />
mới khuyến cáo nuôi. Trong quá trình nuôi phải gắn<br />
chặt với nhu cầu thị trường, để không lâm vào cảnh<br />
“cung vượt cầu” gây ra tình trạng thua lỗ.<br />
Chính quyền địa phương nên tìm hiểu các<br />
thông tin để mở rộng thị trường tiêu thụ cho<br />
cá Rô đồng, trong tình trạng trong nước cung<br />
vượt mức cầu như hiện nay thì chúng ta nên mở<br />
rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ dừng lại ở thị<br />
trường trong nước mà nên xuất khẩu ra thị trường<br />
nước ngoài.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Công Đức, 2009. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ Trị An. Trạm Thủy sản Trị An, Đồng Nai.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Công Đức, 2009. Biểu thống kê số hộ nuôi cá Rô đồng huyện Định Quán, Vĩnh Cửu. Trạm Thủy sản Trị An,<br />
Đồng Nai.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh, 2001. Kinh tế lượng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, chương 5.<br />
<br />
5.<br />
<br />
http://www.thuyhaisan.net/dong-nai-nong-dan-nuoi-ca-ro-dong-lo-nang.html<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 139<br />
<br />