Đánh giá hiệu quả chống tái phát và tính an toàn phác đồ điều trị Primaquin liều 0,5 mg/kg ngày x 7 ngày trên bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax tại Bình Phước và Gia Lai năm 2019-2020
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả chống tái phát và tính an toàn phác đồ điều trị Primaquin liều 0,5 mg/kg ngày x 7 ngày trên bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax tại Bình Phước và Gia Lai năm 2019-2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả chống tái phát và tính an toàn phác đồ điều trị Primaquin liều 0,5 mg/kg ngày x 7 ngày trên bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax tại Bình Phước và Gia Lai năm 2019-2020
- 50 Số 1 (121)/2021 - TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHỐNG TÁI PHÁT VÀ TÍNH AN TOÀN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PRIMAQUIN LIỀU 0,5 MG/KG/NGÀY X 7 NGÀY TRÊN BỆNH NHÂN SỐT RÉT DO Plasmodium vivax TẠI BÌNH PHƯỚC VÀ GIA LAI NĂM 2019 - 2020 Đặng Thị Tuyết Mai, Bùi Quang Phúc, Vũ Thị Sang, Nguyễn Đức Long Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương. Tóm tắt Thử nghiệm in vivo 120 ngày để so sánh hiệu lực điều trị chống tái phát và tính an toàn của thuốc Primaquin trong điều trị bệnh nhân P.vivax phác đồ 7 ngày liều 0,5mg/kg/ngày với phác đồ 14 ngày liều 0,25mg/kg/ngày đã được tiến hành tại Gia Lai và Bình Phước từ năm 2019 đến năm 2020. Số liệu thu thập được từ 38 bệnh nhân cho thấy: Tỷ lệ xuất hiện lại P. vivax là 15% ở phác đồ 7 ngày (n=20 vào ngày D51, D65, D100), và 22% ở phác đồ 14 ngày (n=18 vào ngày D42, D57, D60, D99). Hai phác đồ Primaquin liều 7 ngày và 14 ngày không ghi nhận trường hợp nào đái huyết cầu tố cũng như các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc. Nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả chống tái phát cũng như tính an toàn giữa phác đồ 7 ngày Primaquin liều 0.5mg/kg/ngày và phác đồ 14 ngày liều 0.25mg/kg.ngày. Từ khóa: Sốt rét P. vivax, hiệu lực, tính an toàn, primaquin 0,5mg/kg/ngày x 7 ngày. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt rét (SR) do P. vivax gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, đe dọa sức khỏe của ít nhất 40% dân số thế giới chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ và Tây Thái Bình Dương [1]. Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ SR vào năm 2030. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp loại trừ sốt rét do P. vivax gặp nhiều khó khăn do chủng ký sinh trùng (KST) P. vivax thường có mật độ thấp nên thường xuyên bị bỏ sót khi xét nghiệm bằng kính hiển vi; điều trị tiệt căn thể ngủ ở trong gan đòi hỏi thời gian điều trị phải kéo dài (14 ngày) nên việc tuân thủ điều trị không cao. Hơn nữa, P.vivax có thể phát triển và tồn tại trong điều kiện khí hậu lạnh, hình thành giao bào sớm hơn P. falciparum do vậy khả năng lây truyền trong cộng đồng cũng sớm hơn ngay cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng trên lâm sàng [2], [3]. Primaquin (PQ) là dẫn chất tổng hợp thuộc nhóm 8-aminoquinoline, là thuốc chống SR duy nhất hiện nay được WHO khuyến cáo đề điều trị tiệt căn SR do P. vivax và P. ovale. PQ ngăn ngừa tái phát SR do P. vivax bằng cách nhắm mục tiêu vào các hypnozoites tiềm ẩn và phát triển trong gan, tuy nhiên thuốc có thể gây tán huyết ở người thiếu men G6PD [4]. Hiện nay, liều PQ được WHO khuyến nghị là 0,25mg – 0,5 mg/kg trong 14 ngày được cho là có tỷ lệ tái phát P. vivax thấp nhất, tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài nên đã gặp những trường hợp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc điều trị khi hết sôt [5], [6]. Một nghiên cứu của Hyon-Ok Kim và cộng sự tại Triều Tiên công bố năm 2017 chỉ ra rằng liều PQ 0,5mg/kg/ngày x7 ngày có hiệu quả phòng ngừa cao tương đương liều 0,25mg/kg/ngày x14 ngày và không có sự khác biệt giữa hai nhóm điều trị [7]. Mong muốn của nghiên cứu là đưa ra bằng chứng về hiệu quả và tính an toàn của phác đồ PQ 7 ngày so với phác đồ 14 ngày, từ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị PQ và nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị PQ trên bệnh nhân sốt rét, tiến tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số 1 (121)/2021- TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 51 Tiêu chuẩn tuyển chọn như sau: Người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 70 tuổi; Nhiễm đơn thuần P. vivax hoặc phối hợp có P. vivax; Có thể uống được thuốc sốt rét; Chấp thuận tham gia và tự nguyện tuân theo quy trình nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Thiếu G6PD; Bị suy dinh dưỡng nặng; Có bệnh cấp tính và mãn tính khác. Đã dùng thuốc sốt rét PQ trong vòng hai tuần; Có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc được thử hoặc sử dụng để thay thế; Có kết quả thử thai (+) hoặc đang cho con bú. 2.2 Địa điểm nghiên cứu: Xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và xã Ia Mlah, xã Chư RCăm huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. BN có đủ tiêu chuẩn được phân chia vào 2 nhóm: Chẵn (nhóm 2), lẻ (nhóm 1). - Nhóm 1: Bệnh nhân được điều trị chloroquin 3 ngày + primaquin 0,5mg/kg/ngày x 7 ngày. - Nhóm 2: Bệnh nhân được điều trị chloroquin 3 ngày + primaquin 0,25mg/kg/ngày x14 ngày Cỡ mẫu: Tỷ lệ bệnh nhân dự kiến xuất hiện lại KSTSR (p)< 20% (theo nghiên cứu của Bùi Trí Cường) [8]. Theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu của WHO cho một thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu hiệu lực điều trị: p = 0,1 và nghiên cứu mong muốn: độ tin cậy: 95% , độ chính xác (d): 0,1 thì cỡ mẫu cho 1 nhóm nghiên cứu là 35 bệnh nhân, như vậy cỡ mẫu cần thiết cho 2 nhóm nghiên cứu là: 35 x 2 = 70 bệnh nhân. Quy trình nghiên cứu: Bệnh nhân sau khi xét nghiệm không thiếu G6PD được uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu BN bị nôn sau khi uống thuốc < 30 phút, sẽ được uống lại liều thứ 2. Theo dõi lâm sàng và KST vào các ngày D0, D1, D2, D3… cho đến khi sạch KST thể vô tính trong máu, và tiếp tục vào các ngày D10, D14, D28, D60, D90 và D120 hoặc bất kỳ thời gian nào khi mà bệnh nhân có sốt trở lại. 2.4.Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: Thăm khám lâm sàng thường quy. Kỹ thuật nhuộm Giemsa soi kính, đếm mật độ KST thường quy. (NIMPE.HD 07.PP/02). - Kỹ thuật in vivo thường quy của WHO. Kỹ thuật định lượng G6PD theo hướng dẫn nhà sản xuất (SD Biosenser) 2.5.Phân tích số liệu: Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Excel của WHO để đánh giá hiệu lực điều trị của thuốc và phân tích các biến số khác trên phần mềm Stata 10.0. 3. KẾT QUẢ 3.1. Hiệu quả chống tái phát của primaquin với bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng P. vivax Từ năm 2019 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đã thu thập được 38 bệnh nhân nhiễm KSTSR P. vivax đưa vào nghiên cứu. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu như sau:
- 52 Số 1 (121)/2021 - TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tại hai điểm nghiên cứu Gia Lai và Bình Phước TT Đặc điểm nhóm nghiên cứu Thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu D0 Gia Lai (n=27) Bình Phước (n=11) 1 Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 20 74% 9 82% Nữ 7 26% 2 18% 2 Nhóm tuổi 81%, người đi rừng, ngủ rẫy chiếm >80%. Bảng 2. Đặc điểm về lâm sàng và ký sinh trùng P. vivax trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm nhóm nghiên cứu Thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu D0 Gia Lai (n=27) Bình Phước (n=11) Thân nhiệt và cân nặng Thân nhiệt trung bình (0C) 38,3 ± 1,3 38,1 ± 0,2 (36,3 - 40,8) (38,0 – 38,5) Cân nặng trung bình (kg) 41,5 ± 16,4 57,5 ± 6,3 (14-64) (48-65) Số ca sốt Nhiệt độ ở nách lúc D0 ≥ 37,50C 22(81,5%) 11 (100%) Mật độ KSTSR trung bình - MĐKST thể vô tính/ml 5.715 8.491 (1.040 – 6.000) (168 – 44.731) - Số bệnh nhân có giao bào 24 (89%) 11(100%) - Mật độ giao bào TB 137 275 (4-357) (47-615) Nhận xét: 81,5% bệnh nhân ở (Gia Lai) và 100% (Bình Phước) đều có sốt trước khi đến khám tại cơ sở y tế. Số bệnh nhân có giao bào tại Gia Lai là 24 bệnh nhân (89%), tại Bình Phước là 11 bệnh nhân (100%).
- Số 1 (121)/2021- TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 53 Bảng 3. Sự tái xuất hiện KST P. vivax trong suốt quá trình theo dõi tại Bình Phước và Gia Lai Gia Lai Bình Phước Tổng hai điểm NC Thông số phân tích Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng số ca đưa vào 14 13 6 5 20 18 nghiên cứu Tái xuất hiện KSTSR 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) trước ngày D28 Tái xuất hiện KSTSR sau 2 2 1 2 3 4 ngày D28 (14,3%) (15,3%) (17,0%) (40%) (15%) (22%) Giá trị p p=0,93 p=0,38 p=0,56 Nhận xét: Tất cả các ca xuất hiện lại KST đều sau ngày 28, có 3 ca xuất hiện lại KSTSR P. vivax trong nhóm 1 vào các ngày D51, D65 và D100 chiếm 15%, có 4 ca xuất hiện lại KSTSR P. vivax trong nhóm 2 vào ngày D42, D57, D60, D99 chiếm 22%. 3.2. Xác định tính an toàn của phác đồ primaquin trên bệnh nhân nhiễm P. vivax Trong 38 bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình uống PQ, không có trường hợp nào đái huyết cầu tố và không tìm thấy biến cố bất lợi nào khác sau dùng thuốc. 4. BÀN LUẬN 4.1. Hiệu quả chống tái phát của primaquin với bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng P. vivax Trong số 38 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu theo dõi 120 ngày, phân tích số liệu hiện tại cho thấy trong nhóm điều trị PQ 7 ngày (nhóm 1) gồm 20 bệnh nhân ở cả 2 tỉnh Bình Phước và Gia Lai thì có 3 bệnh nhân (15%) xuất hiện lại KST P. vivax vào ngày D51, D65 và D100, nhóm điều trị PQ 14 ngày (nhóm 2) gồm 18 bệnh nhân thì có 4 bệnh nhân (22%) xuất hiện lại KST P. vivax vào các ngày D42, D57, D60 và D99. Các trường hợp xuất hiện lại KST trong nghiên cứu của chúng tôi chưa xác định được là tái phát hay tái nhiễm. Tỷ lệ xuất hiện lại KST ở nhóm 7 ngày trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Trí Cường với phác đồ PQ liều 45 mg x 7 ngày, có 3/15 (20%) bệnh nhân xuất hiện P. vivax trở lại, tuy nhiên thời gian xuất hiện lại KST là tương tự nhau (từ D42 đến D70) [8]. Khi so sánh hiệu quả chống tái phát của phác đồ điều trị PQ 7 ngày và PQ 14 ngày chúng tôi thấy phác đồ điều trị 7 ngày có tỷ lệ xuất hiện lại KST (15%) thấp hơn so với phác đồ điều trị 14 ngày (22%), tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của Srivicha Krudsood và cộng sự, đã tiến hành tại Thái Lan trên 399 bệnh nhân nhiễm P. vivax cũng cho thấy: liều cao PQ 60 mg/ngày x 7 ngày có hiệu quả tương tự phác đồ dài ngày 14 ngày. Bệnh nhân dung nạp tốt, không gặp các biến cố bất lợi. Trong khi phác đồ chuẩn 14 ngày PQ trên thực tế ít được chấp nhận vì sự tuân thủ điều trị kém do thời gian điều trị kéo dài [9]. Nghiên cứu của J. Kevin Baird cũng đưa ra kết quả tương tự: liều PQ 60 mg/ngày x 7 ngày có hiệu quả chống tái phát tương tự liều PQ 30 mg/ngày x 14 ngày hoặc liều PQ 45 mg/tuần x 8 tuần và có hiệu quả rõ rệt hơn liều 15 mg/ngày x 14 ngày [10]. Nghiên cứu của Salomon Durand tại Peru năm 2006 – 2008 so sánh 3 phác đồ PQ: 0,5 mg/kg mỗi ngày trong 5 ngày (tổng liều 150 mg), 0,5 mg/kg mỗi ngày trong 7 ngày (tổng 210 mg), hoặc 0,25 mg/kg mỗi ngày trong 14 ngày (tổng 210 mg) có kết quả: phác đồ 7 ngày và 14 ngày có tỷ lệ tái phát tương tự nhau (16/156 = 10,3% và 22/162 = 13,6%, p = 0,361) nhưng thấp hơn ở nhóm 5 ngày (48/169 = 28,4%, p
- 54 Số 1 (121)/2021 - TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG = 0,001, tương ứng). Nghiên cứu đưa ra kết luận là: phác đồ PQ 7 ngày sử dụng tại Peru hiệu quả tương tự như phác đồ 14 ngày và vượt trội hơn phác đồ 5 ngày [11]. Như vậy, so sánh với một số nghiên cứu trước đây, kết quả của chúng tôi đưa ra kết luận giống với các nghiên cứu trước đó: chưa tìm thấy sự khác biệt về hiệu quả chống tái phát của PQ giữa hai phác đồ điều trị liều 7 ngày và liều 14 ngày. 4.2. Xác định tính an toàn của phác đồ primaquin trên bệnh nhân nhiễm P. vivax Nghiên cứu không ghi nhận bất cứ trường hợp nào đái huyết cầu tố cũng như biến cố bất lợi của thuốc ở cả 2 phác đồ. 4.3. Hạn chế của nghiên cứu Do tình hình bệnh sốt rét tại Việt Nam giảm nhiều trong những năm gần đây, do vậy nghiên cứu chưa thu thập được đủ cỡ mẫu cần thiết, chưa xác định được các bệnh nhân xuất hiện lại KST là tái phát hay tái nhiễm, do vậy trên đây chỉ là các thông tin bước đầu, cần có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung số liệu để có thể đưa ra các khuyến cáo có ý nghĩa cho chương trình quốc gia phòng chống sốt rét. 5. KẾT LUẬN - Phác đồ điều trị PQ 0,5mg/kg/ngày x7 ngày có hiệu quả chống tái phát tương đương với phác đồ PQ 0,25mg/kg/ngày x 14 với tỷ lệ xuất hiện lại ký sinh trùng sau điều trị tương ứng là 15% (3/20) và 22% (4/18) ( p>0,05). - Hai phác đồ điều trị primaquin 7 ngày 0,5mg/kg/ngày và 14 ngày 0,25mg/kg/ngày không ghi nhận trường hợp nào đái huyết cầu tố cũng như bất cứ biến cố bất lợi nào liên quan đến thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Price RN, Tjitra E, Guerra CA et al, 2007, Vivax malaria: negleted and not benign. Am J Trop Med Hyg, 2007; 77(6 suppl):79 - 87. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18165478. 2. Howes RE, Piel FB, Patil AP, Nyangiri OA, Gething PW, Dewi M, et al. G6PD deficiency prevalence and estimates of affected populations in malaria endemic countries: a geostatistical model‐based map. PLOS Medicine 2012;9(11):e1001339. 3. WHO, 2014, Safety of 8-aminoquinoline antimalarial medicines. 4. Baird JK, Hoffman SL (2004). Primaquine therapy for malaria. Clinical Infectious Diseases 2004;39(9):1336–45. 5. World Health Organization. Guidelines for the Treatment of Malaria. 3rd Edition. Geneva: World Health Organization, 2015. 6. Galappaththy GNL, Tharyan P, Kirubakaran R. Primaquine for preventing relapse in people with Plasmodium vivax malaria treated with chloroquine. Cochrane Database of Systematic Reviews 2013, Issue 10. [DOI: 10.1002/14651858.CD004389.pub3]. 7. Kim H.-O., Ko T.-C., Kim S.-S. và cộng sự. (2018). Control of Plasmodium vivax malaria by mass chemoprevention with primaquine. Parasitology Open, 4. 8. Bùi Trí Cường (2006). Nghiên cứu khả năng dung nạp, hiệu quả điều trị của primaquin liều cao trên người tình nguyện và bệnh nhân sốt rét do P.vivax. Luận án tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. Tr.146 – 150. 9. Srivicha Krudsood at al (2008). “High-dose Primaquine Regimens against Relapse of
- Số 1 (121)/2021- TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG 55 Plasmodium vivax Malaria”. Am. J. Trop. Med. Hyg., 78(5), 2008, pp. 736–740. 10. Baird JK, Rieckmann KH(2003). Can primaquine therapy for vivax malaria be improved? Trends in Parasitology. 2003;19 (3):115–20. 11. Salomon Durand at al (2008), “Efficacy of Three Different Regimens of Primaquine for the Prevention of Relapses Of Plasmodium vivax Malaria in the Amazon Basin of Peru”, Am. J. Trop. Med. Hyg., 91(1), 2014, pp. 18–26. Abstract EFFICACY AND SAFETY OF PRIMAQUINE 0,5MG/KG/DAY X 7 DAYS FOR RADICAL CURE OF PLASMODIUM VIVAX MALARIA IN BINH PHUOC AND GIA LAI PROVINCES IN 2019 - 2020 Dang Thi Tuyet Mai, Bui Quang Phuc, Vu Thi Sang, Nguyen Duc Long National Institute of Malariology, Parasitology and Entomology A 120-day in vivo trial was conducted in Gia Lai and Binh Phuoc from 2019 to 2020 to compare the efficacy and safety of the 7-day primaquine regimen of 0.5 mg/kg/day with the 14-day regimen of 0.25 mg/kg/day for radical cure of P. vivax malaria. Data collected from 38 P. vivax patients showed that the recurrence rate was 15% on the 7-day regimen (n=20 on D51, D65, D100), and 22% on the 14-day regimen (n=18 on D42, D57, D60, D99). No adverse events and no episodes of anaemia were reported. The study showed no difference in recurrence and safety between the 7-day regimen of 0.5mg/kg/day and the standard 14-day regimen of 0.25mg/kg/day primaquine. Keywords: P. vivax malaria, efficacy, safety, 7-day regimen of 0.5mg/kg/day primaquine. Cán bộ phản biện TS. Nguyễn Vân Hồng Ngày nhận bài: 18/02/2021 Ngày gửi phản biện: 22/02/2021 Ngày đăng bài: 05/03/2021
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ Y học: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh
156 p | 125 | 19
-
Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của học sinh và đánh giá hiệu quả sau khi triển khai truyền thông tại 2 trường trung học cơ sở tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2012
4 p | 104 | 5
-
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảm đau trên nữ sinh viên bị đau bụng kinh tại một số trường cao đẳng và đại học y tại Hà Nội
6 p | 26 | 5
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của hai phác đồ TDF/3TC/LPV/R và TDF/3TC/DTG trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh 2020-2022
6 p | 11 | 4
-
Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tay chân miệng cho nhân viên y tế tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
4 p | 21 | 4
-
Đánh giá hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng và chất lượng sống của Vinorelbine uống đơn trị liệu trên bệnh nhân UTP-KTBN giai đoạn tái phát, di căn
7 p | 31 | 3
-
Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày
9 p | 40 | 3
-
Đánh giá hiệu quả tránh thai và tính an toàn của viên thuốc tránh thai Yasmin tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Phụ sản Trung ương
6 p | 44 | 3
-
Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình năm 2009-2010
7 p | 46 | 3
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sumilarv 0,5g ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết Dengue, Zika và Chikungunya
7 p | 45 | 3
-
Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc LISONORM® phối hợp cố định chứa 10mg lisinopril và 5mg amlodipine trên bệnh nhân tăng huyết áp tại An Giang
10 p | 32 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của Lercanidipine ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ
10 p | 32 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau sau zona bằng miếng dán lidocain 5% kết hợp uống Pregabalin tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 p | 25 | 2
-
Đánh giá tác dụng chống xơ vữa mạch của viên nang “Hạ mỡ NK” trên bệnh nhân rối loạn lipid máu
8 p | 6 | 2
-
Đánh giá hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng đào tạo phòng, chống HIV/AIDS tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
6 p | 60 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với Bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa
7 p | 28 | 1
-
Đánh giá kết quả chuyển phôi giai đoạn phân chia và phôi nang tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An năm 2019-2020
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn