ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN DỊCH<br />
DỰA TRÊN CÂN NẶNG THEO BMI 50 Ở BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT<br />
ĐỘ III CÓ DƯ CÂN<br />
Nguyễn Trọng Nghĩa*, Tạ Văn Trầm**, Bùi Quốc Thắng***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị SXH-D độ III ở bệnh nhi có dư cân bằng phương pháp truyền dịch dựa<br />
trên CN–BMI 50 so với phương pháp truyền dịch dựa trên CN–Tuổi.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca ở bệnh nhi SXH-D độ III có dư cân từ 2 tuổi đến 15 tuổi<br />
được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, từ 01/01/2004 đến 31/12/2008.<br />
Kết quả: Lượng dịch trung bình, lượng ĐPT trung bình, thời gian truyền dịch trung bình và tỷ lệ sốc kéo<br />
dài của nhóm CN–BMI 50 thấp hơn so với của nhóm CN–Tuổi có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhi tái sốc và tỷ lệ<br />
bệnh nhi suy hô hấp của nhóm CN–BMI 50 thấp hơn so với của nhóm CN–Tuổi chưa có ý nghĩa thống kê.<br />
Phương pháp truyền dịch dựa theo CN–BMI 50, tỷ lệ tái sốc ở nhóm bệnh nhi có hiệu áp khi vào sốc ≤ 10 mmHg<br />
cao hơn so với ở nhóm bệnh nhi có hiệu áp khi vào sốc > 10 mmHg, p = 0,036.<br />
Kết luận: Phương pháp truyền dịch dựa theo CN–BMI 50 cho kết quả tốt hơn phương pháp truyền dịch<br />
theo CN–Tuổi.<br />
Từ khóa: Sốc sốt xuất huyết Dengue, dư cân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF EFFICACY OF TREATMENT METHOD BASED ON WEIGHT IN BMI 50TH<br />
PERCENTILE IN DENGUE HEMORRHAGIC FEVER GRADES III IN OVERWEIGHT CHILDREN<br />
Nguyen Trong Nghia, Ta Van Tram, Bui Quoc Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 5 - 2009:167 - 173<br />
Objectives: Comparison of results of treatment method based on weight in BMI 50th percentile with<br />
treatment method based on weight-for-age in dengue hemorrhagic fever (DHF) grades III in overweight children.<br />
Material and Method: This is the case series study in DHF grades III in overweight children from 2 to<br />
15 year old treated on the Intensive Care Unit Dong Nai peadiatric hospital from January 1st, 2004 to<br />
December 31th, 2008.<br />
Results: The mean of total volume and colloid solution, the mean of perfusion time and proportion of<br />
prolonged shock in the weight-for-BMI 50th percentile group were smaller than that of in the weight-for-age<br />
group, statistically significant. Proportion of reshock and proportion of respiratory failure in the weight-for-BMI<br />
50th percentile group were smaller than that of in the weight-for-age group, not statistically significant. Treatment<br />
method based on weight-for-BMI 50th percentile, proportion of reshock of patients with a pulse pressure at shock ≤<br />
10 mmHg was higher than patients with a pulse pressure at shock > 10 mmHg, p = 0.036.<br />
Conclusion: Results of treatment method based on weight-for-BMI 50th percentile were better than<br />
treatment method based on weight-for-age.<br />
* Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ** BVĐKTT Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.<br />
*** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Nguyễn Trọng Nghĩa, ĐT: 0913637375<br />
<br />
Email: nnghia6@gmail.com<br />
<br />
168<br />
<br />
Keywords: Dengue shock syndrome, overweight.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, trên Thế giới cũng như ở Việt Nam, nghiên cứu về sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) ở<br />
bệnh nhi có dư cân – béo phì còn ít, chưa có hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị sốc SXH-D ở bệnh nhi<br />
có dư cân – béo phì. Nhiều tác giả đã sử dụng biểu đồ BMI (Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể) của<br />
CDC (Center for Disease Control and Prevention – Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ) năm<br />
2000 để sàng lọc trẻ em dư cân – béo phì(3,13). Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em béo phì có nguy cơ bị<br />
nhiễm virút Dengue cao hơn những trẻ có cân nặng bình thường và hai yếu tố có liên quan đến mức<br />
độ nặng của SXH-D là béo phì và virút Dengue týp 2(6,13). Một số nghiên cứu đã ghi nhận sốc SXH-D ở<br />
bệnh nhi dư cân – béo phì có biểu hiện lâm sàng thường nặng, diễn tiến phức tạp. Điều trị sốc SXH-D<br />
ở bệnh nhi có béo phì rất khó khăn, khả năng bị quá tải dịch cao hơn bệnh nhi có cân nặng bình<br />
thường, tăng nguy cơ sốc kéo dài, tăng nguy cơ suy hô hấp, tăng tỷ lệ sử dụng dung dịch đại phân tử<br />
(ĐPT) và tăng thời gian truyền dịch(2,6). Điều trị sốc SXH-D ở bệnh nhi có dư cân – béo phì dựa theo<br />
tiêu chuẩn nào để tính cân nặng điều trị dịch truyền vẫn còn nhiều thảo luận. Xu hướng tính cân nặng<br />
để truyền dịch trong sốc SXH-D hiện nay là tính theo cân nặng theo tuổi (CN–Tuổi)(16), cân nặng được<br />
tính theo BMI ở mức bách phân vị thứ 50 (CN–BMI 50)(12) và cân nặng được tính theo BMI ở mức bách<br />
phân vị thứ 75(2).<br />
Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chúng tôi áp dụng phương pháp truyền dịch dựa trên CN–<br />
Tuổi từ đầu năm 2004. Sau đó, chúng tôi áp dụng phương pháp truyền dịch dựa trên CN–BMI 50.<br />
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp truyền dịch dựa trên<br />
CN–BMI 50 ở bệnh nhi SXH-D độ III có dư cân.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
So sánh kết quả điều trị SXH-D độ III ở bệnh nhi có dư cân bằng phương pháp truyền dịch dựa<br />
trên CN–BMI 50 so với phương pháp truyền dịch dựa trên CN–Tuổi, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng<br />
Nai.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
So sánh về những đặc điểm cân nặng, lâm sàng và cận lâm sàng chính của hai nhóm bệnh nhi<br />
được điều trị theo hai phương pháp trên.<br />
So sánh về lượng dịch truyền trung bình, thời gian truyền dịch trung bình và tỷ lệ tử vong của hai<br />
phương pháp trên.<br />
So sánh tỷ lệ tái sốc, tỷ lệ sốc kéo dài và tỷ lệ suy hô hấp của hai phương pháp trên.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhi từ 2 tuổi đến 15 tuổi được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng<br />
Đồng Nai từ 01/01/2004 đến 31/12/2008 với chẩn đoán SXH-D độ III có dư cân, có đủ 2 tiêu chuẩn<br />
sau:<br />
<br />
169<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán SXH-D độ III của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997. Bệnh nhi<br />
được xác nhận SXH–D thêm bằng phân lập được virút Dengue trong máu hoặc huyết thanh<br />
chẩn đoán Mac–Elisa dương tính.<br />
- Bệnh nhi có BMI từ bách phân vị thứ 85 đến bách phân vị thứ 95 theo biểu đồ BMI của<br />
CDC năm 2000. Chiều cao của bệnh nhi được đo ở tư thế nằm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhi đã truyền dịch trước khi vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, bệnh nhi đã được<br />
chuyển viện lên tuyến trên.<br />
- Bệnh nhi có bệnh kết hợp.<br />
- Bệnh nhi bị béo phì do dùng thuốc.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả loạt ca (case series).<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn.<br />
Các bệnh nhi được phân thành hai nhóm là nhóm được điều trị theo phương pháp truyền<br />
dịch dựa trên CN–BMI 50 (nhóm CN–BMI 50) và nhóm được điều trị theo phương pháp<br />
truyền dịch dựa trên CN–Tuổi (nhóm CN–Tuổi).<br />
CN–Tuổi (kg): Tính theo công thức (Tuổi + 4) × 2, tuổi tính bằng năm(15).<br />
CN–BMI 50 (kg): Dựa theo biểu đồ BMI theo tuổi và giới tính của CDC năm 2000, ta có<br />
trị số BMI mức bách phân vị thứ 50 theo tuổi và giới tính, lấy trị số BMI mức bách phân vị<br />
thứ 50 đó nhân với bình phương chiều cao (m2) của bệnh nhi tương ứng ta có được CN–<br />
BMI 50.<br />
CN–Thực (kg): Cân nặng thực tế của bệnh nhi.<br />
<br />
Thống kê<br />
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích số liệu với phần mềm Stata<br />
10. Các số trung bình dùng phép kiểm t test, các tỷ lệ dùng phép kiểm Pearson’s chisquared hoặc Fisher's exact.<br />
<br />
Các tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Tiêu chuẩn tái sốc<br />
Sau khi ra sốc, bệnh nhi sốc trở lại với các dấu hiệu sau.<br />
- Bứt rứt, da lạnh ẩm, thời gian hồi phục màu da > 2 giây.<br />
- Mạch nhanh nhẹ khó bắt, hạ huyết áp, huyết áp kẹp (hiệu áp ≤ 20 mmHg).<br />
- Tiểu ít: Nước tiểu < 1 ml/kg/giờ.<br />
Tiêu chuẩn sốc kéo dài<br />
- Sau 6 giờ truyền dịch nhưng bệnh nhi chưa ra sốc, hoặc.<br />
- Bệnh nhi bị tái sốc trong vòng 6 giờ sau lần sốc trước đó.<br />
<br />
170<br />
<br />
Tiêu chuẩn suy hô hấp<br />
Một trong các tiêu chuẩn sau.<br />
Thở nhanh<br />
- 24 tháng – 60 tháng (2–5 tuổi) ≥ 50 lần/phút.<br />
- 60 tháng – 144 tháng (5–12 tuổi): ≥ 40 lần/phút.<br />
- Trên 144 tháng (> 12 tuổi): ≥ 30 lần/phút.<br />
Thở rút lõm lồng ngực.<br />
Tím tái, SpO2 < 92%.<br />
Khí máu động mạch: PaO2 < 60 mmHg hoặc PaCO2 > 45 mmHg.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong nghiên cứu này, điều trị SXH-D độ III theo phác đồ của Bộ Y tế nhưng cân nặng<br />
để tính dịch truyền đã được hiệu chỉnh theo CN–Tuổi hoặc CN–BMI 50, cân nặng này được<br />
sử dụng thống nhất trong cả quá trình điều trị bệnh nhi đó. Nhóm CN–BMI 50 có 46 bệnh<br />
nhi và nhóm CN–Tuổi có 33 bệnh nhi.<br />
<br />
Những đặc điểm về cân nặng, lâm sàng và cận lâm sàng chính<br />
Đặc điểm về cân nặng<br />
Chúng tôi nhận thấy CN–BMI 50 lớn hơn CN–Tuổi và nhỏ hơn CN–Thực của cùng một<br />
bệnh nhi. Để tìm hiểu rõ hơn về CN–Tuổi và CN–BMI 50, chúng tôi lập các tỷ lệ sau.<br />
- CN–Tuổi/CN–Thực: Tỷ lệ giữa CN–Tuổi với CN–Thực.<br />
- CN–BMI 50/CN–Thực: Tỷ lệ giữa CN–BMI 50 với CN–Thực.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ giữa CN–Tuổi, CN–BMI 50 với CN–Thực<br />
CN–BMI 50/CN– CN–Tuổi/CN–<br />
Thực n = 79<br />
Thực n = 79<br />
Tung bình, ĐLC<br />
<br />
0,81 ± 0,04<br />
<br />
0,68 ± 0,07<br />
<br />
Giới hạn<br />
<br />
(0,72 – 0,89)<br />
<br />
(0,49 – 0,84)<br />
<br />
Khoảng tin cậy<br />
95%<br />
<br />
(0,80 – 0,82)<br />
<br />
(0,66 – 0,69)<br />
<br />
P<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
ĐLC: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Những đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng chính<br />
Qua các nghiên cứu về sốc SXH-D, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm lâm sàng và<br />
cận lâm sàng khi bệnh nhi vào sốc có ảnh hưởng đến quá trình điều trị sốc SXH-D như sau:<br />
Bệnh nhi nữ có béo phì và trên 7 tuổi có liên quan đến sốc kéo dài, bệnh nhi có hiệu áp lúc<br />
vào sốc ≤ 10 mmHg có tỷ lệ tái sốc cao hơn bệnh nhi có hiệu áp > 10 mmHg, bệnh nhi vào<br />
sốc trong 3 ngày đầu của bệnh có tỷ lệ tái sốc cao hơn bệnh nhi vào sốc trong những ngày<br />
sau, bệnh nhi có Hct lúc vào sốc ≥ 50% có thể có tỷ lệ tái sốc cao hơn bệnh nhi có Hct < 50%.<br />
Chúng tôi so sánh các triệu chứng trên ở nhóm điều trị theo CN–Tuổi và nhóm điều trị theo<br />
CN–BMI 50.<br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chính lúc vào sốc<br />
CN-BMI 50 CN-Tuổi<br />
n = 46<br />
n = 33<br />
<br />
P<br />
<br />
171<br />
<br />
Giới tính nữ, n, (%)<br />
> 7 tuổi, n, (%)<br />
Hiệu áp ≤ 10 mmHg, n, (%)<br />
Ngày vào sốc ≤ 3 ngày, n,<br />
(%)<br />
Hct ≥ 50%, n, (%)<br />
<br />
18 (39,1)<br />
43 (93,5)<br />
6 (13)<br />
0<br />
18 (39,1)<br />
<br />
9 (27,3) 0,273<br />
32 (97) 0,442<br />
4 (12,1) 0,592<br />
1 (3)<br />
<br />
0,235<br />
<br />
15 (45,4) 0,574<br />
<br />
Lượng dịch truyền, thời gian truyền dịch và tử vong<br />
Chúng tôi tính lượng dịch tuyền trung bình theo cân nặng thực tế điều trị, dung dịch<br />
ĐPT sử dụng trong nghiên cứu này đều là Dextran 70. Chúng tôi mô tả về điều trị của<br />
hai nhóm như sau:<br />
Bảng 3: Đặc điểm về điều trị dịch truyền<br />
CN–BMI<br />
50(n = 46)<br />
Tổng dịch (ml/kg), TB,<br />
ĐLC Giới hạn<br />
<br />
P<br />
<br />
139,1±20,3 170,5±38,2 0,0001<br />
[94–199]<br />
[104–296]<br />
<br />
Dextran (ml/kg), TB, ĐLC 27,7±15,8<br />
Giới hạn<br />
[5–65]<br />
TGTD (giờ),TB, ĐLC<br />
Giới hạn<br />
Tử vong, n, (%)<br />
<br />
CN–Tuổi<br />
(n = 33)<br />
<br />
27±4<br />
[18–40]<br />
0<br />
<br />
51,8±24,8 0,0001<br />
[18–109]<br />
35±8<br />
[23–61]<br />
0<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, TGTD: Thời gian truyền dịch.<br />
<br />
Tỷ lệ tái sốc, tỷ lệ sốc kéo dài và tỷ lệ suy hô hấp<br />
Tỷ lệ tái sốc<br />
Tỷ lệ tái sốc của nhóm CN–BMI 50 là 41,3% (19/46) thấp hơn tỷ lệ tái sốc của nhóm<br />
CN–Tuổi là 57,6% (19/33), chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,153). Chúng tôi chưa ghi nhận<br />
được sự khác biệt về tỷ lệ tái sốc theo nhóm tuổi và giới tính ở cả hai phương pháp<br />
truyền dịch. Ở nhóm CN–BMI 50, tỷ lệ tái sốc ở nhóm hiệu áp lúc vào sốc ≤ 10 mmHg<br />
cao hơn nhóm hiệu áp lúc vào sốc > 10 mmHg, có ý nghĩa thống kê với p = 0,036. Ở<br />
nhóm CN–Tuổi, tỷ lệ tái sốc ở nhóm hiệu áp lúc vào sốc ≤ 10 mmHg cao hơn nhóm hiệu<br />
áp lúc vào sốc > 10 mmHg, chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,095).<br />
Vì bệnh nhi SXH-D độ III có dư cân được truyền dịch theo cân nặng đã hiệu chỉnh,<br />
nên điều chúng tôi quan tâm là truyền dịch theo cân nặng này có đủ dịch để chống sốc<br />
hay không. Tỷ lệ tái sốc trong thời gian đầu truyền dịch phần nào nói lên được điều đó.<br />
Sau 1 giờ truyền Lactate Ringer 20 ml/kg, có 6,1% (2/33) bệnh nhi ở nhóm CN–Tuổi<br />
không ra sốc, tất cả bệnh nhi ở nhóm CN–BMI 50 đều ra sốc. Trong 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ<br />
đầu và cả quá trình điều trị, tỷ lệ tái sốc của nhóm CN–BMI 50 đều thấp hơn tỷ lệ tái sốc<br />
của nhóm CN–Tuổi. Tỷ lệ tái sốc sau khi bắt đầu truyền dịch 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ và<br />
cả quá trình điều trị được mô tả sau đây là tỷ lệ cộng dồn.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ tái sốc theo thời gian truyền dịch<br />
<br />
1 giờ ñầu, %, (n)<br />
<br />
CN–BMI 50<br />
n = 46<br />
<br />
CN–Tuổi<br />
n = 33<br />
<br />
0<br />
<br />
6,1 (2)<br />
<br />
P<br />
<br />
3 giờ ñầu, %, (n)<br />
<br />
8,7 (4)<br />
<br />
12,1 (4)<br />
<br />
0,446<br />
<br />
6 giờ ñầu, %, (n)<br />
<br />
10,8 (5)<br />
<br />
30,3 (10)<br />
<br />
0,030<br />
<br />
172<br />
<br />