Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN NANG CỨNG “RUVINTAT”<br />
TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID<br />
Dương Thị Mộng Ngọc*, Hà Thị Hồng Linh**, Lý Bá Tước**, Nguyễn Thị Thư***, Bùi Thị Kim Hoa***,<br />
Phan Thị Hòa****, Trần Viết Hoàng****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch, mà điển hình là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, bệnh tim mạch gây ra cho hơn 17,5 triệu<br />
cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người tử vong do bị bệnh tim mạch vào năm 2020. Theo thống kê của<br />
Bộ y tế Việt Nam, một nghiên cứu mới nhất ở giai đoạn 2003-2008, cho thấy 25% người trưởng thành Việt Nam<br />
mắc bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Ngày nay, theo xu hướng chung của việc sử dụng thuốc cổ<br />
truyền để điều trị bệnh tim mạch, một chế phẩm mang tên RUVINTAT đã được điều chế từ cao chiết các dược<br />
liệu Việt Nam. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chế phẩm RUVINTAT trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa<br />
lipid đã được khảo sát trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được thực hiện để đánh<br />
giá tính ổn định, an toàn và hiệu quả điều trị của chế phẩm RUVINTAT trên bệnh nhân rối loạn chuyển hoá<br />
lipid.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Viên nang cứng RUVINTAT.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III: Với một thiết kế nghiên cứu lâm sàng ngẫu<br />
nhiên, có đối chứng và mù đôi.<br />
Kết quả: Các kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đã chứng minh: Chế phẩm không có độc tính. Chế<br />
phẩm không có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn. Chế phẩm có tác dụng hạ cholesterol toàn phần<br />
(12,62%), hạ LDL cholesterol (18,31%) và hạ triglycerid (18,18%), trên các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid<br />
sau 6 tuần điều trị với liều 6 viên/ngày. Như vậy, chế phẩm có tác dụng ổn định hàm lượng cholesterol trên các<br />
bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid. Chế phẩm có tác dụng làm hạ huyết áp trên các bệnh nhân tăng huyết áp độ<br />
I sau 2 tuần điều trị với liều 6 viên/ngày.<br />
Kết luận: Dựa vào những bài thuốc cổ truyền và những thành tựu nghiên cứu khoa học gần đây về các thảo<br />
dược, một chế phẩm mang tên RUVINTAT, đã được điều chế từ các dược liệu Việt Nam. Chế phẩm này có tác<br />
dụng ổn định lipid máu trên các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid và có tác dụng hạ huyết áp trên các bệnh<br />
nhân tăng huyết áp độ I. Hơn nữa, chế phẩm này không có tác dụng phụ. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng trên<br />
các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid đã chứng tỏ chế phẩm “RUVINTAT” an toàn và có hiệu quả điều trị.<br />
Từ khóa: RUVINTAT, bệnh nhân rối loạn chuyển hoá lipid.<br />
<br />
* Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP. HCM - Viện Dược Liệu<br />
** Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. HCM<br />
*** Viện Y Dược học Dân tộc<br />
**** Bệnh viện 175<br />
Tác giả liên lạc: DS. Dương Thị Mộng Ngọc, ĐT: 0987400043, Email: duong_mong_ngoc@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
7<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF "RUVINTAT" HARD GELATIN CAPSULES<br />
ON THE DYSLIPIDEMIC PATIENTS<br />
Duong Thi Mong Ngoc, Ha Thi Hong Linh, Ly Ba Tuoc, Nguyen Thi Thu, Bui Kim Hoa, Phan Thi<br />
Hoa, Tran Viet Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 7 – 13<br />
Backgrounds: A report from WHO stated that 17 million fatalities are caused per year by cardiovascular<br />
diseases, and the number is likely to increase to nearly 25 million by 2020. According to the Ministry of Health's<br />
report in 2008, 25 per cent of adults in Viet Nam have hypertension and atherosclerosis. Following a general<br />
tendency of using traditional medicines for the treatment of those diseases, a preparation called "RUVINTAT"<br />
was prepared from extracts of Vietnamese medicinal plants. The results of clinical phase I and II trials proved the<br />
preparation causes hypocholesterolemia on dyslipidemic patients.<br />
Objects: In this study, phase III trial was performed to assess the stability, safety and efficacy of<br />
"RUVINTAT" hard gelatin capsules on dyslipidemic patients.<br />
Materials: “RUVINTAT” hard gelatin capsules.<br />
Methods: Phase III drug trials are designed as randomized, double blind, and placebo-controlled.<br />
Results: The results of clinical trials proved: The preparation is discovered not to have toxic effects. The<br />
preparation doesn’t exhibit any adverse side effects.The preparation lower total cholesterol (12.62%), LDL<br />
cholesterol (18.31%) and triglycerid (18.18%) on dyslipidemic patients after 6 weeks of treatment at the dose 6<br />
hard capsules/day. It means that the preparation causes hypocholesterolemia on dyslipidemic patients. The<br />
preparation has a marked hypotensive effect especially in cases of mild hypertensive after 6 weeks of treatment at<br />
the dose 6 hard capsules/day.<br />
Conclusion: Based on folk remedies and recently scientific achievements in traditional medicine,<br />
RUVINTAT” is made from extracts of some Vietnamese medicinal plants. The preparation causes<br />
hypocholesterolemia on dyslipidemic patients and has a marked hypotensive effect especially in cases of mild<br />
hypertensive. In addition, the preparation doesn’t exhibit any adverse side effects. The results of these clinical<br />
trials on dyslipidemic patients were clearly proved that the preparation is safe and effective.<br />
Key words: RUVINTAT, dyslipidemic patients.<br />
Acknowledgments: The authors gratefully thank Department of Science and Technology of Ho Chi Minh<br />
city, Research Center of Ginseng and Materia Medica in Ho Chi Minh city, HCM city Traditional Medicine<br />
Hospital, Traditional Medicine Institute Ho Chi Minh city and 175 Hospital for their encouragements.<br />
(liều uống 10 g/kg) và độc tính bán trường diễn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
(0,6g/kg); Hạ huyết áp (27 – 30%) trên mèo; Ổn<br />
Theo thông báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới,<br />
định cholesterol trên mô hình tăng cholesterol<br />
ở các nước phát triển, tỷ lệ các trường hợp tử<br />
ngoại sinh và nội sinh ở liều uống 0,3 g/kg; Tăng<br />
vong do bệnh tim mạch là khoảng 32%, đặc biệt<br />
thể tích nước tiểu chuột nhẳt ở liều uống 0,1<br />
là bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.<br />
g/kg (4). Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chế<br />
Ngày nay, theo xu hướng chung của việc sử<br />
phẩm RUVINTAT trên bệnh nhân rối loạn<br />
dụng thuốc cổ truyền để điều trị bệnh tim mạch,<br />
chuyển hóa lipid đã được khảo sát trong các thử<br />
một chế phẩm mang tên RUVINTAT đã được<br />
nghiệm lâm sàng giai đoạn I và giai đoạn II như<br />
điều chế từ cao chiết các dược liệu Việt Nam.<br />
sau: Chế phẩm không có độc tính. -Chế phẩm<br />
Kết quả nghiên cứu trên súc vật thử nghiệm của<br />
không có bất kỳ tác dụng phụ không mong<br />
Ruvintat cho thấy: Không thể hiện độc tính cấp<br />
muốn; Chế phẩm có tác dụng làm hạ huyết áp<br />
<br />
8<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
trên các bệnh nhân tăng huyết áp độ I sau 2 tuần<br />
điều trị với liều 6 viên/ngày; Chế phẩm có tác<br />
dụng hạ cholesterol toàn phần (16,34%), hạ LDL<br />
cholesterol (21,98%) và hạ triglycerid (22,46%)<br />
trên các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid sau<br />
6 tuần điều trị với liều 6 viên/ngày (3).<br />
Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III,<br />
mục tiêu là đánh giá tính ổn định, an toàn và<br />
hiệu quả điều trị của chế phẩm RUVINTAT trên<br />
bệnh nhân rối loạn chuyển hoá lipid ở mức tổng<br />
thể. Để thực hiện được mục tiêu này, các mục<br />
tiêu chuyên biệt cần phải thực hiện là:<br />
Xác định sự khác biệt về nồng độ lipid<br />
máu so với ban đầu giữa nhóm điều trị và<br />
nhóm chứng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cỡ mẫu(5)<br />
Công thức tính cỡ mẫu:<br />
<br />
n<br />
<br />
{z1 1 (11 ) 2 (1 2 ) z1 / 2 2 (1 )}2<br />
(1 2 )2<br />
<br />
Trong đó: 1, 2 là tỷ lệ tương ứng ở 2 nhóm.<br />
<br />
= (1+2)/ 2, = 0,05, = 0,1<br />
1 = 20 % là tỷ lệ giảm LDL sau khi dùng<br />
Ruvintat trong nghiên cứu giai đoạn 2.<br />
2 = 10 % là tỷ lệ giảm LDL khi chỉ điều trị<br />
bằng tiết chế ăn uống.<br />
Khi đó ta có n = 178.<br />
<br />
Xác định tỉ lệ bệnh nhân sau nghiên cứu có<br />
lipid máu trở về mức bình thường giữa nhóm<br />
điều trị và nhóm chứng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Chọn đối tượng rối loạn lipid máu nguyên<br />
phát theo phân loại và mục tiêu điều trị của ATP<br />
III **: Bệnh nhân rối loạn lipid ở giới hạn cao và<br />
cao, có 1 hoặc nhiều các chỉ số như sau:<br />
<br />
Xác định tỉ lệ bệnh nhân có tác dụng không<br />
mong muốn giữa nhóm điều trị và nhóm chứng.<br />
<br />
200mg (5,2mmol/L) < Cholesterol TP <<br />
300mg/dL (7,8 mmol/L) và HDL < 1 mmol/L.<br />
<br />
Theo dõi ảnh hưởng của RUVINTAT trên<br />
chức năng gan, thận.<br />
<br />
100mg/dl (> 2,6mmol/l) < LDL < 189mg/dl<br />
(4,9mmol/l).<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thuốc nghiên cứu<br />
Viên nang cứng RUVINTAT.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu(1, 2)<br />
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.<br />
<br />
Mục đích<br />
Đánh giá tính ổn định, an toàn và hiệu quả<br />
điều trị của chế phẩm RUVINTAT trên bệnh<br />
nhân rối loạn chuyển hoá lipid ở mức tổng thể.<br />
<br />
HDL < 40mg/dl (1mmol/l).<br />
150 mg/ dl (1,7 mmol/l) < Triglycerid <<br />
500mg/dl (5,7mmol/l).<br />
Kỹ thuật sử dụng trong xét nghiệm bilan<br />
lipid: Sử dụng phản ứng COH-PAD của hãng<br />
Bio Labo Pháp, trong đó LDL được tính bằng<br />
công thức Friedewald.<br />
Nếu TG < 400mg/dL (< 4,5 mmol/L):<br />
LDL = CT – (HDL + TG/ 5)(mg/dL)<br />
Hoặc LDL = CT – (HDL + TG/ 2,2) (mmol/L).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có đối<br />
chứng và mù đôi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại bệnh<br />
Những bệnh nhân tăng lipid trong hội<br />
chứng thận hư, bệnh lý tuyến giáp.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Gồm 425 bệnh nhân từ 18 – 80 tuổi, điều trị<br />
nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viên Y Học Cổ<br />
Truyền TP.HCM (170), Viện Y Dược Học Dân<br />
Tộc TP. HCM (150) và bệnh viện 175 (80), tình<br />
nguyện tham gia nghiên cứu và theo đúng chế<br />
độ nghiên cứu.<br />
<br />
Những bệnh nhân sử dụng lâu dài các thuốc<br />
có khả năng gây tăng lipid máu như liệu pháp<br />
hormon thay thế, corticoid, thuốc lợi tiểu<br />
thiazide, nhóm ức chế bêta hạ áp, thuốc uống hạ<br />
đường huyết nhóm Benfluorex (Mediator) hoặc<br />
nhóm Bigunamid.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Những bệnh nhân tăng lipid máu có<br />
những bệnh lý nặng đi kèm theo như suy tim,<br />
đái tháo đường đa biến chứng hoặc đường<br />
huyết chưa ổn định, suy thận thực thể, rối<br />
loạn tiêu hóa nặng, những bệnh nhân không<br />
tự đi lại được, Bệnh lý gan với các giá trị<br />
SGOT, SGPT > 1,5 lần giới hạn cao.<br />
Phụ nữ có thai, đang cho con bú, dùng<br />
thuốc ngừa thai.<br />
<br />
Tiêu chuẩn ngưng điều trị<br />
Trong quá trình điều trị nếu có những BN<br />
không kiểm tra xét nghiệm đúng thời gian<br />
quy định.<br />
Hoặc có những biểu hiện lâm sàng không<br />
thể dung nạp thuốc như các tác dụng ngoại ý<br />
trở nên trầm trọng, hoặc xét nghiệm thấy<br />
transaminase huyết thanh tăng trên 1,5 lần giới<br />
hạn cao được xác định qua 2 lần thử liên tiếp<br />
cách nhau 1 tuần.<br />
Tất cả các trường hợp nêu trên đều được<br />
ngưng thử nghiệm và coi như thất bại.<br />
<br />
Tiêu chuẩn phân nhóm<br />
Các phân nhóm theo chỉ số lipid máu<br />
Cholesterol chia làm 2 nhóm:<br />
Nhóm có cholesterol 240 (6,2mmol/L).<br />
Nhóm có cholesterol từ 200-239 (5,2 –<br />
6,2mmol/L).<br />
LDL-C chia 2 nhóm<br />
Nhóm có LDL từ 160 – 189 (4,2 - 4,9mmol/l).<br />
Nhóm có LDL từ 130 -159 (3,4 – 4,1mmol/l).<br />
HDL chia 3 nhóm<br />
Nhóm có HDL 60 (1,6mmol/L).<br />
Nhóm có HDL từ 40 – 59 (1 – 1,6mmol/L).<br />
Nhóm có HDL < 40 (1,0mmol/L).<br />
Triglycerid chia 2 nhóm<br />
Nhóm có triglycerid từ 150 – 199 (1,7 –<br />
2,3mmol/l).<br />
Nhóm có triglycerid từ 200 - 499 (2,4 5,7mmol/l).<br />
<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
<br />
10<br />
<br />
Làm bệnh án, khám lâm sàng, lập phiếu theo<br />
dõi.<br />
Xét nghiệm cận lâm sàng<br />
Xét nghiệm vào: TPTTB máu 18 thông số,<br />
glucose, ure, creatinin, bilan lipid, ion đồ, SGOT,<br />
SGPT, TPTNT, XQ tim phổi thẳng, ECG, siêu âm<br />
bụng.<br />
Sau 3 tuần: Glucose, ure, creatinin, bilan<br />
lipid, ion đồ, SGOT, SGPT.<br />
Sau 6 tuần: Glucose, ure, creatinin, bilan<br />
lipid, ion đồ, SGOT, SGPT, TPTTB máu 18 thông<br />
số, ECG, TPTNT.<br />
Các chỉ số khác<br />
Theo dõi sinh hiệu, cân nặng, vòng eo, chiều<br />
cao sau 3, 6 tuần.<br />
Các tác dụng không mong muốn<br />
Ghi nhận sự xuất hiện của các triệu chứng<br />
không mong muốn và theo dõi điễn biến của các<br />
triệu chứng đó.<br />
Tiêu chuẩn đạt kết quả tốt, khá<br />
Khi các chỉ số lipid máu trở về mức tối ưu,<br />
gần tối ưu theo tiêu chuẩn của ATP III.<br />
<br />
Chế độ điều trị<br />
Cả 2 nhóm đều có chế độ điều trị như nhau.<br />
Ngưng tất cả các loại thuốc hạ lipid máu<br />
trước khi tiến hành điều trị nghiên cứu 2 tuần<br />
đối với những bệnh nhân đã và đang dùng<br />
thuốc hạ lipid máu. Trong thời gian này có sự<br />
theo dõi BN và xử lý kịp thời.<br />
Chế độ ăn: Kiêng mỡ động vật, tăng lượng<br />
rau xanh, giảm muối, hạn chế rượu (Không quá<br />
30ml rượu các loại/ ngày).<br />
Chế độ tập: đi bộ nhanh mỗi ngày 30 phút.<br />
Uống thuốc<br />
Nhóm nghiên cứu dùng RUVINTAT: 2 viên<br />
x 3 lần/ ngày.<br />
Nhóm chứng dùng giả dược: 2 viên x 3<br />
lần/ ngày.<br />
Thời gian dùng thuốc: thuốc uống trước bữa<br />
ăn, dùng thuốc liên tục 6 tuần.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Không dùng thuốc hay phương pháp hạ<br />
lipid nào khác.<br />
Nếu có diễn biến bất thường không phức<br />
tạp, vẫn tiếp tục dùng thuốc nghiên cứu và theo<br />
dõi thận trọng.<br />
Nếu có diễn biến phức tạp, tiên lượng không<br />
tốt chuyển phương pháp điều trị khác. Trường<br />
hợp này coi như thất bại.<br />
Ghi nhận toàn bộ các diễn biến bất thường<br />
và thuốc dùng kèm.<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 18.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu: 425<br />
bệnh nhân tuổi từ 30 - 80. Trong đó có 384 bệnh<br />
nhân có Cholesterol tăng, 288 bệnh nhân có LDL<br />
tăng, 364 bệnh nhân có Triglycerid tăng, 105<br />
bệnh nhân có HDL giảm.<br />
<br />
Về đặc điểm nhóm nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Trong nghiên cứu này, Bệnh nhân bị rối loạn<br />
chuyển hoá lipid có độ tuổi từ 45-60 tuổi chiếm<br />
tỉ lệ cao nhất (53,88%).<br />
Bệnh đi kèm thường gặp<br />
Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá lipid có<br />
kèm theo tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
(54,12%).<br />
Typ rối loạn chuyển hoá lipid<br />
Nhóm tăng Lipid máu hỗn hợp chiếm tỉ<br />
lệ cao nhất ở cả nhóm thử và nhóm<br />
chứng (53,41%).<br />
Theo chỉ số lipid máu<br />
Phân nhóm Cholesterol máu cao (≥ 6,2<br />
mmol/L) chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm thử và nhóm<br />
chứng (51,76%).<br />
Phân nhóm LDL cao (≥ 4,1-4,9 mmol/L)<br />
chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm thử và nhóm chứng<br />
(39,29%).<br />
Bệnh nhân có HDL bình thường chiếm tỷ lệ<br />
cao ở cả nhóm thử và nhóm chứng (65,88%).<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phân nhóm Triglycerid cao (≥ 2,3-5,7<br />
mmol/L) chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm thử và nhóm<br />
chứng (57,41%).<br />
Có sự tương đối đồng nhất (khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê p > 0,05) giữa hai nhóm<br />
thuốc thử và nhóm thuốc chứng về các đặc điểm<br />
phân bố theo: tuổi, nhóm tuổi, giới, chỉ số lipid<br />
máu. Sự tương đối đồng nhất về các đặc điểm<br />
của bệnh nhân tham gia nghiên cứu giữa hai<br />
nhóm là cơ sở tốt để đánh giá kết quả giữa hai<br />
nhóm và cho phép tin tưởng rằng kết quả<br />
nghiên cứu sẽ khách quan và tin cậy được.<br />
<br />
Về kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân<br />
rối loạn chuyển hoá lipid<br />
Trên chỉ số cholesterol toàn phần<br />
Diễn biến hạ cholesterol toàn phần<br />
Tuần 3: Cholesterol hạ được 6,23% có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Tuần 6: Cholesterol tiếp tục hạ thêm và hạ so<br />
với ban đầu là 12,62%, trong khi đó nhóm chứng<br />
Cholesterol hạ so với ban đầu là 6,56%. Nhóm<br />
thử hạ tốt hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
Sau 6 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số<br />
Cholesterol đạt kết quả tốt và khá ở nhóm thử<br />
đạt 66,32 %, nhóm chứng đạt 39,27 %. Khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức Cholesterol TP trở<br />
về bình thường sau 6 tuần điều trị là 33,68%.<br />
Xét về phân nhóm theo chỉ số cholesterol TP<br />
RUVINTAT có tác dụng lên cả 2 phân nhóm<br />
CT 5,2 – 6,2 và ≥ 6,2 mmol/l với p < 0,05. Sau 6<br />
tuần điều trị chỉ số Cholesterol toàn phần giảm<br />
từ 7,8 – 16,69 %. Kết quả tốt hơn so với nhóm<br />
chứng có ý nghĩa thống kê.<br />
Tác dụng với phân nhóm ≥ 6,2 mmol/l tốt<br />
hơn.<br />
<br />
Trên chỉ số LDL<br />
Diễn biến hạ LDL<br />
Tuần 3: LDL hạ được 7,75% có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
11<br />
<br />