Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG BẠCH CẦU <br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỚI CHIẾT TÁCH TẾ BÀO VỚI MÁY TỰ ĐỘNG <br />
Hoàng Nguyên Khanh*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Huỳnh Nghĩa**, Phan Thị Xinh**, <br />
Phù Chí Dũng*, Nguyễn Tấn Bỉnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Bạch cầu cao là một biến chứng nguy hiểm của bệnh lý huyết học ác tính. Kiểm soát tình trạng <br />
này đòi hỏi một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả bên cạnh hóa trị liệu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá <br />
hiệu quả của kỹ thuật chiết tách bạch cầu bằng máy tự động trong những trường hợp bạch cầu cao <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca các trường hợp bạch cầu cao được chiết tách <br />
tế bào tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM 1/6/2011 đến 1/6/2012. <br />
Kết quả: Chúng tôi đã tiến hành kỹ thuật này trên 30 bệnh nhân với 48 chu kỳ chiết tách. Tuổi trung bình <br />
trong nghiên cứu là 27,95. Có 2 trường hợp trẻ em được tiến hành kỹ thuật này. Số lượng bạch cầu trung bình <br />
lúc chẩn đoán là 379,46 x 109/L. Chủ yếu là các bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu mạn dòng tủy (chiếm 50%). <br />
Có 43,3% bệnh nhân có biểu hiện lấp mạch, chủ yếu là tổn thương phổi. Số lượng bạch cầu sau chiết tách giảm <br />
rõ rệt. Nhóm bạch cầu cấp có mức độ giảm bạch cầu nhiều hơn so với nhóm bạch cầu mạn dòng tủy. Biến chứng <br />
thường gặp nhất là hạ Canxi máu có triệu chứng. <br />
Kết luận: Phương pháp chiết tách có thể áp dụng rộng rãi trong những trường hợp bạch cầu cao với hiệu <br />
quả tốt và ít biến chứng, <br />
Từ khóa: chiết tách bạch cầu,bạch cầu cao,lấp mạch,hội chứng ly giải. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ASSESSMENT OF THERAPEUTIC LEUKAPHERESIS IN HYPERLEUKOCYTIC PATIENTS <br />
Hoang Nguyen Khanh, Huynh Duc Vinh Phu, Huynh Nghia, Phan Thi Xinh, <br />
Phu Chi Dung, Nguyen Tan Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 259 ‐ 264 <br />
Introduction: Hyperleukocytosis is a severe complication of malignant hematologic diseases which requires <br />
immediate and effective treatment in addition to chemotherapy. In this study, we aimed to access results of <br />
therapeutic leukapheresis in hyperleukocytic patients. <br />
Methods:Prospective case series study from June 1st, 2011 to June 1st, 2012 in Blood Transfusion and <br />
Hematology Hospital, Ho Chi Minh City. <br />
Results: Thirty patients with 48 leukapheresis cycles were analyzed. Patient’s mean age was 27.95 years. <br />
There were 2 children patients receiving this treatment. At diagnosis, the mean absolute WBC count was 379.46 <br />
x 109/L. Most of them (50%) were diagnosed as chronic myeloid leukemia. Leukostasis, mostly involving <br />
respiratory system, occurred in 43.3%. The WBC count significantly reduced after leukapheresis. The acute <br />
leukemia group had better decrease of WBC count than the group of chronic myeloid leukemia. The most <br />
complication of leukapheresis was hypocalcemia which was managed with intravenous calcium supplements. <br />
Conclusion: Therapeutic leukapheresis was applied broadly in hyperleukocytosis patients with good <br />
efficiency and safety. <br />
<br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM. ** Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TPHCM. <br />
Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Nguyên Khanh ĐT: 0908 325 306 Email: bskhanhtmhh@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
259<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Keyword: leukapheresis, Hyperleukocytosis, Leukostasis, tumor lysis syndrome. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bạch cầu cao trong các bệnh lý huyết học ác <br />
tính thường được xác định khi số lượng bạch <br />
cầu trên 100 x 109/L. Tình trạng này thường liên <br />
quan đến tỷ lệ tử vong và biến chứng rất cao(1). <br />
Nguyên nhân chính là do nguy cơ tắc nghẽn <br />
mạch máu, hội chứng ly giải và đông máu nội <br />
mạch lan tỏa. Từ đó làm tổn hại nhiều cơ quan <br />
trong cơ thể như hệ thần kinh trung ương, thận, <br />
hô hấp, tim mạch… Tần suất bạch cầu cao dao <br />
động trong khoảng 5% đến 13% ở bệnh nhân <br />
bạch cầu cấp dòng tủy người lớn, 10% đến 30% <br />
ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho, 12% <br />
bệnh nhân người lớn và 60% ở bệnh nhân trẻ em <br />
mắc bệnh bạch cầu mãn dòng tủy(3,6). <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Bạch cầu cao là một cấp cứu huyết học, tuy <br />
nhiên việc kiểm soát bạch cầu cao không phải <br />
dễ dàng. Phương pháp đầu tiên được sử dụng <br />
là hóa trị liệu giảm bạch cầu tích cực. Thế <br />
nhưng có thể kéo theo những rối loạn chuyển <br />
hóa nặng nề sau đó. Quan trọng nhất là hội <br />
chứng ly giải và rối loạn điện giải. Phương <br />
pháp chiết tách tế bào đã giải quyết phần nào <br />
khó khăn này, giúp đạt được mục tiêu giảm <br />
bạch cầu nhanh nhất và tính an toàn cao. <br />
Chính vì thế, đây là phương pháp được đưa <br />
thành điều trị chuẩn trong những trường hợp <br />
bạch cầu cao ở nhiều nước trên thế giới. <br />
Tại Việt Nam, một số báo cáo ứng dụng kỹ <br />
thuật này trong điều trị những trường hợp <br />
bạch cầu cao trong bệnh lý huyết học ác tính(8). <br />
Từ năm 2008, bệnh viện Truyền Máu Huyết <br />
Học TP.HCM đã bắt đầu áp dụng phương <br />
pháp chiết tách tế bào với máy tự động và đến <br />
năm 2011 được đưa vào chỉ định chuẩn trong <br />
những bệnh nhân biểu hiện bạch cầu cao lúc <br />
chẩn đoán. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu <br />
này nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của <br />
phương pháp này nhằm tạo cơ sở để triển khai <br />
rộng rãi trong tương lai. <br />
<br />
260<br />
<br />
Tiến cứu, mô tả loạt ca. <br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu <br />
Khoa hồi sức cấp cứu – bệnh viện <br />
Truyền Máu Huyết Học TP.HCM. <br />
Thời gian nghiên cứu <br />
Từ 1/6/2011 đến 1/6/2012. <br />
<br />
Dân số nghiên cứu <br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cao <br />
được nhập khoa cấp cứu bệnh viện Truyền Máu <br />
Huyết Học TP.HCM <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán tăng bạch cầu <br />
với: <br />
‐ Bạch cầu cao có triệu chứng của tắc mạch <br />
(như rối loạn tri giác, tắc mạch não, xuất huyết <br />
võng mạc, thuyên tắc phổi, phù gai thị, tắc mạch <br />
dương vật, nhìn mờ do thuyên tắc mạch máu ở <br />
võng mạc). <br />
‐ Bạch cầu cao với nguy cơ tắc mạch cao <br />
(bạch cầu > 100 x109/l đối với bạch cầu cấp dòng <br />
tủy, > 200 x109/l đối với bạch cầu mạn dòng tủy <br />
và bạch cầu cấp dòng lympho). <br />
‐ Bạch cầu cao nhưng có chống chỉ định sử <br />
dụng hóa trị liệu (như bệnh nhân có thai và <br />
muốn duy trì thai kỳ đến lúc sinh). <br />
‐ Bạch cầu không giảm sau 24 – 48 giờ với <br />
phác đồ làm giảm bạch cầu với hydroxyurea <br />
hoặc corticoid. <br />
‐ Bệnh nhân và gia đình đồng ý thực hiện kỹ <br />
thuật. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Khi có một trong những tiêu chuẩn sau <br />
‐ Suy tuần hoàn <br />
‐ Suy hô hấp nặng <br />
‐ Rối loạn đông máu tiến triển <br />
‐ Rối loạn điện giải – chuyển hóa nặng <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
‐ Không hợp tác <br />
‐ Bạch cầu cấp tiền tủy bào. <br />
<br />
Kỹ thuật chiết tách tế bào bằng máy tự <br />
động <br />
Phương pháp này được khởi động ngay sau <br />
khi có chẩn đoán bạch cầu cao và có sự đồng ý <br />
của bệnh nhân cùng gia đình. Dụng cụ chính <br />
được sử dụng là hệ thống máy COBE Spectra <br />
với chất chống đông là ACD (thành phần bao <br />
gồm 2.2g sodium citrate hydrous, 730mg citric <br />
acid anhydrous, và 2.45g dextrose hydrous <br />
trong mỗi 100ml). Chúng tôi xử lý khoảng 2 – 3 <br />
lần tổng thể tích máu của bệnh nhân. Tổng thời <br />
gian của quá trình chiết tách kéo dài từ 2 – 3 giờ. <br />
Những trường hợp thiếu máu nặng trước khi <br />
chiết tách, sẽ được truyền dẫn trước 1 đơn vị <br />
hồng cầu lắng trong quá trình tiến hành kỹ <br />
thuật. <br />
Song song với chiết tách bạch cầu, bệnh <br />
nhân vẫn được sử dụng hóa trị liệu kèm theo <br />
(hydroxyurea hoặc corticoid). Công thức máu, <br />
sinh hóa máu và đông máu sẽ được kiểm tra <br />
trước và sau khi thu thập. Trong quá trình chiết <br />
tách, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát dấu hiệu <br />
sinh tồn cũng như các biểu hiện của dị ứng với <br />
chất chống đông hoặc hạ canxi máu. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: <br />
Từ 1/6/2011 đến 1/6/2012, chúng tôi đã tiến <br />
hành chiết tách bạch cầu bằng máy tự động trên <br />
30 bệnh nhân với 48 chu kỳ chiết tách. Đặc điểm <br />
chung của các bệnh nhân được mô tả trong bảng <br />
1. Khoảng phân bố tuổi của chúng tôi khá rộng, <br />
nhỏ nhất là 7 tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Nam <br />
nhiều hơn so với nữ (tỷ lệ 4,3 nam : 1 nữ). Có 2 <br />
trường hợp cân nặng dưới 30kg. Chẩn đoán phổ <br />
biến nhất trong nghiên cứu là bạch cầu mạn <br />
dòng tủy – giai đoạn mạn (chiếm 50%), tiếp đến <br />
là bạch cầu cấp dòng tủy và bạch cầu cấp dòng <br />
lympho. Biểu hiện lâm sàng nổi trội nhất thiếu <br />
máu (chiếm 90%), khá phù hợp với mức <br />
Hemoglobin trung bình là 8,04 g/dL. Số lượng <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
bạch cầu trung bình là 379,46 x 109/L, với 1 <br />
trường hợp tăng bạch cầu đến 810 x 109/L. <br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu <br />
Số bệnh nhân (n = 30)<br />
27,95 ± 16,00 (7 – 82 tuổi)<br />
4,3 : 1<br />
Dưới<br />
30kg:<br />
2<br />
bệnh nhân (6,7%)<br />
Phân bố cân nặng<br />
lúc chẩn đoán<br />
Trên 30kg: 28 bệnh nhân (93%)<br />
Bạch cầu cấp dòng tủy : 7 bệnh nhân<br />
(23,3%)<br />
Bạch cầu cấp dòng lympho: 6 bệnh<br />
nhân (20%)<br />
Phân loại chẩn<br />
đoán<br />
Bạch cầu mạn dòng tủy-giai đoạn mạn:<br />
15 bệnh nhân (50%)<br />
Bạch cầu mạn dòng tủy chuyển cấp: 2<br />
bệnh nhân (6,7%)<br />
Thiếu máu: 27 bệnh nhân (90%)<br />
Xuất huyết: 5 bệnh nhân (16,7%)<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
Gan to: 15 bệnh nhân (50%)<br />
lúc chẩn đoán<br />
Lách to: 26 bệnh nhân (86,7%)<br />
Hạch to: 6 bệnh nhân (20%)<br />
Hemoglobin: 8,04 ± 2,24 g/dL (3,8 – 13)<br />
Số lượng bạch cầu: 379,46 ± 141,56 x<br />
109/L (160 – 810)<br />
Chỉ số huyết học<br />
lúc chẩn đoán (giá Số lượng tiểu cầu: 430 ± 663,12 x 109/L<br />
trị trung bình)<br />
(34 – 2689)<br />
Tỷ lệ tế bào non: 36,8 ± 36,03 % (2 –<br />
93)<br />
Tuổi trung bình<br />
Tỷ lệ nam:nữ<br />
<br />
Đặc điểm của những trường hợp có biểu <br />
hiện lấp mạch trong nghiên cứu <br />
Với 30 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận đến <br />
13/30 bệnh nhân có triệu chứng của lấp mạch <br />
(chiếm 43,3%) với những cơ quan được phân bố <br />
trong biểu đồ 1. Phổi là nơi dễ bị tổn thương lấp <br />
mạch nhất (chiếm 30,8%). Có 1 trường hợp có <br />
biểu hiện cả lấp mạch não và lách. <br />
não và lách<br />
7.7%<br />
võng mạc<br />
15.4%<br />
<br />
phổi<br />
30.8%<br />
<br />
dương vật<br />
15.4%<br />
<br />
não<br />
15.4%<br />
<br />
lách<br />
15.4%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố các cơ quan bị tổn thương do <br />
lấp mạch <br />
<br />
261<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Chúng tôi xét sự tương quan giữa các chỉ số <br />
huyết học với khả năng xuất hiện lấp mạch. Với <br />
các phép kiểm thống kê thích hợp, chúng tôi <br />
không ghi nhận được sự tương quan này <br />
(p>0,05) (Bảng 2). Đồng thời, tỷ lệ lấp mạch cũng <br />
không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các <br />
nhóm chẩn đoán (tỷ lệ lấp mạch là 4/7 ở nhóm <br />
bạch cầu cấp dòng tủy, 2/6 ở nhóm bạch cầu cấp <br />
dòng lympho, 5/15 ở nhóm bạch cầu mạn dòng <br />
tủy‐giai đoạn mạn, 2/2 ở nhóm bạch cầu mạn <br />
dòng tủy chuyển cấp; p=0,26 >0,05) <br />
Bảng 2: Các chỉ số huyết học trung bình giữa nhóm <br />
có và không có biểu hiện lấp mạch <br />
Chỉ số huyết Nhóm không lấp Nhóm có lấp<br />
p<br />
học<br />
mạch (n = 17)<br />
mạch (n = 13)<br />
Nồng độ<br />
Hemoglobin<br />
7,79 ± 2,31<br />
8,36 ± 2,19<br />
0,49<br />
trung bình (g/dL)<br />
Số lượng bạch<br />
376.16 ± 148,64 383,77±137,62 0,88<br />
cầu (x 109/L)<br />
Số lượng tiểu<br />
588,89 ± 835,56 222,15 ± 221,84 0,10<br />
cầu (x 109/L)<br />
Tỷ lệ tế bào non<br />
32,06 ± 38,06<br />
43,00 ± 36,47<br />
0,42<br />
(%)<br />
<br />
Kết quả chiết tách bạch cầu: <br />
Tổng số chu kỳ chiết tách chúng tôi thực <br />
hiện là 48 chu kỳ. 10/30 bệnh nhân cần đến 2 chu <br />
kỳ và 4/30 bệnh nhân cần đến 3 chu kỳ để giảm <br />
bạch cầu. Có sự thay đổi rõ rệt các chỉ số huyết <br />
học trước và sau khi chiết tách (Bảng 3). <br />
Bảng 3: Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau <br />
chiết tách. <br />
Trước chiết<br />
Chỉ số huyết học<br />
Sau chiết tách<br />
tách<br />
Nồng độ<br />
Hemoglobin trung<br />
7,71±2,02<br />
7.04±1,77<br />
bình (g/dL)<br />
Số lượng bạch<br />
348,30±128,83 230,52±102,68<br />
cầu (x 109/L)<br />
Số lượng tiểu cầu<br />
355,48±541,75 223,35±275,51<br />
(x 109/L)<br />
<br />
p<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
Chúng tôi phân thành 2 nhóm: (1) nhóm <br />
bạch cầu cấp (bao gồm bạch cầu cấp dòng tủy, <br />
bạch cầu cấp dòng lympho và bạch cầu mạn <br />
dòng tủy chuyển cấp), (2) nhóm bạch cầu mạn <br />
dòng tủy. Khi so sánh giữa 2 nhóm, chúng tôi <br />
nhận thấy số lượng bạch cầu giảm trước và sau <br />
chiết tách tương đương nhau giữa 2 nhóm <br />
<br />
262<br />
<br />
(126,97 48,91 ở nhóm bạch cầu cấp so với <br />
110,63 101,42 ở nhóm bạch cầu mạn dòng tủy, <br />
p=0,501), nhưng mức độ (%) giảm bạch cầu thì <br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (39,90 18,15% so <br />
với 30,02 12,25%, p=0,029 1 mmol/L, p=0,008 <br />
100x109/L từ 1992 đến <br />
2002(5), hoặc chỉ có 14 bệnh nhân bạch cầu cao <br />
trong nghiên cứu tại Singapore cần chiết tách từ <br />
năm 1998 đến 2003(9). Nghiên cứu của chúng tôi <br />
chỉ khu trú trên nhóm bệnh nhân bạch cầu cao <br />
được chiết tách bạch cầu. Trong khi đó, số lượng <br />
bệnh nhân chung có bạch cầu cao còn khá nhiều. <br />
Đặc biệt nhóm bạch cầu mạn dòng tủy, vốn là <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
bệnh lý diễn tiến âm thầm với triệu chứng <br />
không rõ ràng, có tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán <br />
bạch cầu cao vượt hơn hẳn, điển hình là trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi có bệnh nhân bạch cầu <br />
tăng ở mức đe dọa tính mạng (810 x 109/L). Điều <br />
này thể hiện một sự chậm trễ trong việc tiếp cận <br />
y tế của những bệnh nhân bị bệnh máu ác tính, <br />
làm tăng thêm nguy cơ tử vong cũng như gánh <br />
nặng trong điều trị cho bệnh nhân. <br />
Hậu quả của tình trạng bạch cầu cao là nguy <br />
cơ lấp mạch. Tỷ lệ có biểu hiện lấp mạch trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi khá cao (chiếm 43,3%). <br />
Tỷ lệ này gần tương đương với một số nghiên <br />
cứu trên thế giới(2,9). Hiện tượng lấp mạch <br />
thường xảy ra ở những bệnh lý huyết học ác <br />
tính với những tế bào non to, biến dạng. Đây là <br />
đặc điểm thường thấy trong những tế bào non <br />
của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Chúng tôi <br />
không ghi nhận sự tương quan nào giữa số <br />
lượng bạch cầu và tỷ lệ tế bào non cũng như <br />
dạng bệnh với hiện tượng lấp mạch. Có lẽ do <br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn cũng <br />
như sự can thiệp sớm ngay từ đầu có thể làm <br />
cho mối tương quan này chưa thể hiện rõ ràng. <br />
Trong nghiên cứu này, phương pháp chiết <br />
tách bạch cầu có thể tạo nên những sự cải thiện <br />
rõ rệt. Cụ thể, số lượng bạch cầu giảm có ý nghĩa <br />
thống kê cũng như cải thiện dần biểu hiện lấp <br />
mạch. Số lượng bạch cầu trung bình giảm được <br />
sau mỗi chu kỳ chiết tách là 117,78 x109/L, tương <br />
ứng với mức độ giảm là 33,8%. Nghiên cứu của <br />
chúng tôi gần tương đương với nghiên cứu tại <br />
Singapore (2 chỉ số này lần lượt là 126 x109/L và <br />
31,9%)(9). Tuy nhiên, khả năng giảm bạch cầu <br />
của phương pháp cũng không phải cố định. <br />
Chúng tôi ghi nhận ở nhóm bạch cầu mạn dòng <br />
tủy có mức độ giảm bạch cầu thấp hơn so với <br />
nhóm bạch cầu cấp dòng tủy. Điều này khá phù <br />
hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới(9,3). Hiện <br />
tượng này thường được ghi nhận là do so với <br />
bạch cầu cấp, bạch cầu mạn dòng tủy có các tế <br />
bào non rất ít, trong khi đó bạch cầu tăng lại <br />
nằm rải đều từ giai đoạn non đến trưởng thành. <br />
Điều này gây khó khăn trong việc tách lớp tế <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
bào sau ly tâm cũng như việc hút những bạch <br />
cầu cũng không thể tiến hành một cách triệt để. <br />
Chúng tôi đã tiến hành 2 trường hợp trẻ em <br />
với bạch cầu cao, với cân nặng lúc chẩn đoán <br />
dưới 30 kg. Mặc dù về kỹ thuật, chiết tách bạch <br />
cầu ở trẻ em tương tự như ở người lớn, nhưng <br />
theo y văn, rất ít trường hợp trẻ em được tiến <br />
hành kỹ thuật này. Trên thế giới, chỉ dừng lại ở <br />
những báo cáo các trường hợp riêng lẽ mà <br />
không đưa vào chỉ định chính ở trẻ em(11,10). <br />
Nguyên nhân chính là khó khăn trong việc tiếp <br />
cận các đường tĩnh mạch, khả năng ngộ độc chất <br />
chống đông và sự mất cân bằng về thể tích dịch <br />
trong và ngoài cơ thể khi tiến hành kỹ thuật. <br />
Tuy nhiên với việc bồi hoàn đủ thể tích dịch cho <br />
cơ thể cũng như đảm bảo liều lượng chất chống <br />
đông, các bệnh nhân nhi trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi vẫn có kết quả khá tốt và không xuất <br />
hiện biến chứng nào. <br />
Một biến chứng đáng lo trong quá trình <br />
chiết tách, đó là khả năng đe dọa thiếu máu <br />
nặng nhất là những bệnh nhân đã có xuất hiện <br />
tình trạng đó lúc chẩn đoán. Đối với những <br />
bệnh nhân bạch cầu cao, việc truyền thêm hồng <br />
cầu hay tiểu cầu có thể làm tăng độ nhớt máu, <br />
thúc đẩy hiện tượng kết dính bạch cầu, từ đó <br />
đẩy nhanh đến tình trạng lấp mạch(4). Để khắc <br />
phục tình trạng đó, chúng tôi đã tiến hành <br />
truyền 1 đơn vị hồng cầu lắng bồi hoàn song <br />
song với quá trình chiết tách. Điều này giúp hạn <br />
chế lượng hồng cầu mất đi, nhưng vẫn đảm bảo <br />
không làm tăng độ nhớt máu. Tác giả Kurnaz đã <br />
so sánh giữa nhóm có truyền dẫn hồng cầu <br />
trước chiết tách với nhóm không có thực hiện kỹ <br />
thuật đó(7). Tác giả nhận thấy nhóm có bồi hoàn <br />
hồng cầu sẽ giảm được bạch cầu nhiều hơn và <br />
có tử suất thấp hơn. Chúng tôi cần những <br />
nghiên cứu rộng hơn trên nhiều đối tượng bệnh <br />
nhân để có thể khẳng định chính xác hiệu quả <br />
này ở người Việt Nam. <br />
Biến chứng phổ biến hàng đầu sau chiết tách <br />
bạch cầu là hạ Canxi máu có triệu chứng. Hạ <br />
Canxi chính là tác dụng phụ nặng nề nhất của <br />
chất chống đông Citrate. Biểu hiện thường là tê <br />
<br />
263<br />
<br />