intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi

Chia sẻ: ViIno2711 ViIno2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 82 bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi nguyên phát, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện K3 - cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội từ tháng 1 - 2013 đến 10 - 2018 bằng hệ thống máy nội soi OLYMPUS BF-UC180F.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM TRONG<br /> CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN NGHI NGỜ UNG THƯ PHỔI<br /> Trần Tấn Cường1; Mai Xuân Khẩn1; Đỗ Quyết2<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi<br /> ngờ ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 82 bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi<br /> nguyên phát, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện K3 - cơ sở Tân Triều, Thanh Trì,<br /> Hà Nội từ tháng 1 - 2013 đến 10 - 2018 bằng hệ thống máy nội soi OLYMPUS BF-UC180F. Kết<br /> quả: hiệu quả phát hiện khối u của nội soi phế quản siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy<br /> 72,97%, độ đặc hiệu 50,0%. Hiệu quả sinh thiết qua nội soi phế quản siêu âm so với kết quả<br /> giải phẫu bệnh khối u sau phẫu thuật có độ nhạy 89,4%, độ đặc hiệu 100%. Hiệu quả xác định<br /> hạch trung thất của nội soi phế quản siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy 82,85%, độ đặc<br /> hiệu 77,78%. So với kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, kết quả chọc sinh thiết hạch qua<br /> nội soi phế quản siêu âm có độ nhạy 50,0%, độ đặc hiệu 100%. Kết luận: kỹ thuật nội soi phế<br /> quản siêu âm có hiệu quả cao hơn so với nội soi về độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán<br /> ung thư phổi nguyên phát.<br /> * Từ khóa: Ung thư phổi nguyên phát; Nội soi phế quản siêu âm; Hiệu quả.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ quản siêu âm (NSPQSA) (Endobronchial<br /> Ung thư phổi (UTP) nguyên phát là ultrasound - EBUS) và các kỹ thuật sinh<br /> loại ung thư gặp phổ biến và có tỷ lệ tử thiết dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi<br /> vong cao nhất trên thế giới. Theo Tổ chức như sinh thiết hút xuyên thành phế quản<br /> Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có (Transbronchial fine needle aspiration -<br /> 886.000 nam và 330.000 nữ tử vong do TBNA) và sinh thiết bằng kim nhỏ (Fine<br /> UTP trên toàn cầu. Tại Việt Nam, UTP needle aspiration - FNA) có vai trò quan<br /> nguyên phát đứng hàng đầu trong các trọng trong chẩn đoán UTP nguyên phát,<br /> bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba chẩn đoán giai đoạn và đánh giá kết quả<br /> ở nữ [1, 8]. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ điều trị. NSPQSA có ưu điểm hơn so với<br /> trong chẩn đoán và chẩn đoán sớm UTP nội soi thông thường, nội soi dưới hướng<br /> nguyên phát như kỹ thuật hình ảnh dẫn của màn huỳnh quang, nội soi huỳnh<br /> (chụp cắt lớp vi tính [CLVT], cộng hưởng quang và nội soi trung thất, đây là kỹ<br /> từ, nội soi ảo, chụp cắt lớp kết hợp với tia thuật xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn cho<br /> positron); các kỹ thuật nội soi và sinh thiết phép khảo sát tổn thương trong lòng phế<br /> (nội soi siêu âm, nội soi huỳnh quang, quản, thành phế quản, các tổn thương<br /> nội soi có định vị từ...) [2]. Nội soi phế cạnh phế quản, tổn thương phổi ở ngoại vi<br /> <br /> 1. Bệnh viện Quân y 103<br /> 2. Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding author): Trần Tấn Cường (trancuongqy1@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 18/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/01/2020<br /> Ngày bài báo được đăng: 12/01/2020<br /> <br /> 68<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> và đặc biệt xác định được tổn thương ở “viêm phổi”, tràn dịch màng phổi. Có thể<br /> trung thất. Các kỹ thuật sinh thiết hút và có hạch rốn phổi, trung thất.<br /> sinh thiết xuyên thành phế quản dưới - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> hướng dẫn của siêu âm nội soi có hiệu<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> quả cao hơn so với nội soi thông thường:<br /> độ nhạy và độ đặc hiệu chung cho chẩn - Có chống chỉ định với nội soi phế quản.<br /> đoán UTP nguyên phát là 73% và 100%. - Đã được chẩn đoán mắc ung thư<br /> Trong chẩn đoán hạch di căn trung thất có ngoài UTP, nhiễm HIV.<br /> độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 100%, độ chính - Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> xác 92% [9].<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Ở Việt Nam, NSPQSA lần đầu được<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> áp dụng tại Khoa Lao và Bệnh phổi,<br /> Bệnh viện Quân y 103 năm 2011, hiện Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu, mô tả<br /> nay mới phát triển ứng dụng thêm tại một cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.<br /> số bệnh viện khác, tuy nhiên rất ít báo * Phương pháp nghiên cứu:<br /> cáo về hiệu quả ứng dụng trên người Việt - Tất cả BN nghiên cứu được<br /> Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên NSPQSA, đánh giá tổn thương, tiến hành<br /> cứu này nhằm: Đánh giá hiệu quả của sinh thiết hút dưới hướng dẫn của<br /> NSPQSA trong chẩn đoán bệnh nhân NSPQSA hoặc sinh thiết xuyên thành phế<br /> nghi ngờ UTP. quản khi có chỉ định tại phòng nội soi phế<br /> quản - Bộ môn Trung tâm Nội Hô hấp,<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Bệnh viện Quân y 103 và Khoa Nội soi,<br /> NGHIÊN CỨU Bệnh viện K3.<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. - Thiết bị và dụng cụ: hệ thống máy nội<br /> 82 bệnh nhân (BN) nghi ngờ UTP soi OLYMPUS BF-UC180F.<br /> nguyên phát, điều trị tại Bệnh viện Quân y * Xử lý số liệu:<br /> 103 và Bệnh viện K3 - cơ sở Tân Triều, Nhập số liệu, quản lý và xử lý bằng<br /> Thanh Trì, Hà Nội. Thời gian từ tháng phần mềm STATA 14.2. Mô tả các biến<br /> 1 - 2013 đến 10 - 2018. định tính bằng tần suất, tỷ lệ (%). Các<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN: biến định lượng qua các tham số: số<br /> trung bình (X) và độ lệch chuẩn (SD).<br /> - Có triệu chứng lâm sàng hoặc không.<br /> So sánh khác biệt số trung bình và khác<br /> - Ho kéo dài hoặc ho máu màu mận chín.<br /> biệt về tỷ lệ phân bố bằng các kiểm định:<br /> - X quang ngực thường quy và/hoặc test χ2, Fisher test… Tính độ nhạy (Se),<br /> CLVT lồng ngực: bóng mờ tròn đơn độc, độ đặc hiệu (Sp) theo công thức của<br /> đa cung, có tua. Hình ảnh kèm theo: xẹp phổi, Goldman L (1998).<br /> <br /> 69<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. So sánh kết quả xác định u và hạch của NSPQSA với CLVT.<br /> Bảng 1: Vị trí xác định u qua NSPQSA và CLVT (n = 82).<br /> <br /> NSPQSA CLVT<br /> *<br /> Vị trí p<br /> n % n %<br /> <br /> Khí quản 2 2,44 0 -<br /> <br /> Phế quản gốc phải 3 3,66 0 -<br /> <br /> Phế quản thùy trên phải 13 15,85 15 18,29<br /> <br /> Phế quản thùy giữa phải 5 6,1 8 9,76<br /> <br /> Phế quản thùy dưới phải 5 6,1 17 20,73<br /> 0,000<br /> Cả thùy trên và giữa phải 2 2,44 0 -<br /> <br /> Phế quản gốc trái 2 2,44 0 -<br /> <br /> Phế quản thùy trên trái 8 9,76 20 24,39<br /> <br /> Phế quản thùy dưới trái 9 10,98 13 15,85<br /> <br /> Không có u 33 40,24 9 10,98<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> Tổng số u phát hiện trên CLVT nhiều hơn trên NSPQSA (73 so với 49). Trong đó,<br /> CLVT phát hiện nhiều nhất ở thùy trên phổi trái (20 BN = 24,39%) và thùy dưới phổi<br /> phải (17 BN = 20,73%). NSPQSA phát hiện nhiều nhất ở thùy trên phổi phải (13 BN =<br /> 15,85%) và thùy dưới phổi trái (9 BN = 10,98%). Tuy nhiên, trên CLVT không chẩn<br /> đoán được u ở vị trí khí quản, phế quản gốc như trên NSPQSA. Sự khác biệt giữa<br /> vị trí phát hiện u của CLVT và NSPQSA có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Bảng 2: So sánh kết quả xác định u phổi của NSPQSA với CLVT (n = 82).<br /> <br /> CLVT<br /> *<br /> NSPQSA KAPPA (p) p<br /> Có u Không có u<br /> <br /> Có u 47 (64,38%) 2 (22,22%)<br /> 0,194 (0,008) 0,027<br /> Không u 26 (35,62%) 7 (77,78%)<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> So sánh kết quả chẩn đoán u phổi của NSPQSA với kết quả chẩn đoán của CLVT,<br /> có u trùng khớp 64,38%, không có u trùng khớp 77,78%, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> với p < 0,05.<br /> <br /> 70<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Bảng 3: So sánh kết quả chẩn đoán vị trí hạch trung thất qua NSPQSA và CLVT<br /> (n = 82).<br /> <br /> NSPQSA CLVT<br /> *<br /> Vị trí p<br /> n % n %<br /> <br /> Nhóm 2R 4 4,88 7 8,54 0,305<br /> <br /> Nhóm 4R 11 13,41 6 7,32 0,029<br /> <br /> Nhóm 4L 2 2,44 5 6,1 1,00<br /> <br /> Nhóm 7 13 15,85 11 13,41 0,068<br /> <br /> Nhóm 10R 15 18,29 5 6,1 0,040<br /> <br /> Nhóm 10L 10 12,20 6 7,32 0,002<br /> <br /> Nhóm 11R 13 16,67 2 2,56 1,00<br /> <br /> Nhóm 11L 8 9,76 1 1,22 0,098<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> NSPQSA chẩn đoán được hạch nhóm 4R, 7, 10R, 10L, 11R và 11L đều cao hơn<br /> nhiều so với CLVT, nhưng phát hiện nhóm hạch 2R và 4L thấp hơn CLVT. Tuy nhiên,<br /> khác biệt ở nhóm hạch 2R, 4L, 7, 11R, 11L chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Bảng 4: So sánh kết quả xác định hạch của NSPQSA với CLVT (n = 82).<br /> <br /> NSPQSA *<br /> Kỹ thuật Tổng p<br /> Có hạch Không có hạch<br /> <br /> 27 9 36<br /> Có hạch<br /> (32,93%) (10,97%) (43,9%)<br /> CLVT<br /> 18 28 46 0,001<br /> Không có hạch<br /> (21,95%) (34,15%) (56,1%)<br /> <br /> 45 37 82<br /> Tổng<br /> (54,88%) (45,12%) (100,0%)<br /> <br /> Hệ số KAPPA 0,349 (p = 0,0006)<br /> <br /> (*: Pearson Chi2 test = 10,493)<br /> Trong chẩn đoán hạch, phương pháp NSPQSA chẩn đoán có hạch to ở 45 BN<br /> (54,88%), trong khi phương pháp CLVT chẩn đoán được 36 BN (43,9%), khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ phù hợp chẩn đoán của hai phương pháp là 0,349<br /> (p < 0,05).<br /> <br /> 71<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> 2. So sánh kết quả chẩn đoán của NSPQSA sinh thiết so với phẫu thuật.<br /> Bảng 5: Hiệu quả phát hiện u và hạch của NSPQSA so với phẫu thuật.<br /> Phẫu thuật Độ nhạy, *<br /> NSPQSA p<br /> Có u Không có u độ đặc hiệu<br /> <br /> Có u 10 (90,91%) 3 (60,0%) Se = 90,91%<br /> U trung tâm (n = 16) 0,214<br /> Không u 1 (0,09%) 2 (40,0%) Sp = 40%<br /> <br /> Có u 17 (65,38%) 0 Se = 65,38%<br /> U ngoại vi (n = 27) 0,370<br /> Không u 9 (34,62%) 1 (100,0%) Sp = 100%<br /> <br /> Có u 27 (72,97%) 3 (50,0%) Se = 72,97%<br /> Chung (n = 43) 0,345<br /> Không u 10 (27,03%) 3 (50,0%) Sp = 50,0%<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> Trong tổng số 43 BN được xác định u sau phẫu thuật, NSPQSA phát hiện 27 khối u<br /> (72,97%). Đối với u trung tâm, tỷ lệ NSPQSA phát hiện chính xác 90,91% và 65,38%<br /> đối với khối u ngoại vi. Độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện u của NSPQSA 72,97%<br /> và 50,0%.<br /> Bảng 6: Hiệu quả phát hiện hạch của NSPQSA so với phẫu thuật.<br /> <br /> Kết quả phẫu thuật Độ nhạy, độ<br /> Phương pháp chẩn đoán Tổng *<br /> đặc hiệu, p<br /> Có hạch Không có hạch<br /> <br /> 28 2 30<br /> Có hạch<br /> (82,35%) (22,22%) (69,77%)<br /> NSPQSA Se = 82,35<br /> 6 7 13<br /> Không có hạch Sp = 77,78<br /> (17,65%) (77,78%) (30,23%)<br /> p = 0,001<br /> 34 9 43<br /> Tổng<br /> (100,0%) (100,0%) (100,0%)<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> So sánh chẩn đoán hạch với kết quả phẫu thuật cho độ nhạy 82,35% và độ đặc<br /> hiệu 77,78% (p < 0,05).<br /> Bảng 7: Kết quả chẩn đoán vị trí hạch của NSPQSA so với phẫu thuật (n = 43).<br /> <br /> NSPQSA Chẩn đoán sau phẫu thuật<br /> Vị trí p<br /> n % n %<br /> <br /> 2R 3 6,98 2 4,65 0,136<br /> 2L 0 - 0 - -<br /> 4R 9 20,93 6 13,95 0,000<br /> <br /> <br /> 72<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> 4L 1 2,33 2 4,65 0,047<br /> 7 8 18,6 8 18,6 0,000<br /> 10R 11 25,58 11 25,58 0,000<br /> 10L 7 16,28 8 18,60 0,001<br /> 11R 12 27,91 14 32,56 0,000<br /> 11L 5 11,63 7 16,28 0,001<br /> 5 0 - 6 13,95 -<br /> 6 0 - 1 2,33 -<br /> 8 0 - 1 2,33 -<br /> 9 0 - 10 23,26 -<br /> 12R 0 - 2 4,65 -<br /> 12L 0 - 3 6,98 -<br /> <br /> (*: Fisher’s exact)<br /> So với chẩn đoán sau phẫu thuật, phương pháp nội soi siêu âm chủ yếu phát hiện<br /> được các nhóm hạch 2R, 4R, 7, 10, 11; không phát hiện hạch ở các nhóm khác như 5,<br /> 6, 8, 9, 12. Tỷ lệ phát hiện các nhóm hạch 4L thấp hơn, tuy nhiên với nhóm 2R, 4R, nội soi<br /> siêu âm cao hơn phẫu thuật, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br /> 3. Kết quả khác của kỹ thuật NSPQSA.<br /> Bảng 8: Số lần lấy mẫu bệnh phẩm của NSPQSA sinh thiết (n = 82).<br /> Đầu dò lồi Đầu dò tỏa tia<br /> Số lần lấy mẫu/1 vị trí tổn Chung (n = 82)<br /> (n = 50) (n = 32)<br /> thương u/hạch<br /> n % n % n %<br /> <br /> 2 6 19,35 0 0 6 18,18<br /> <br /> Số lần lấy mẫu 3 3 9,68 0 0 3 9,09<br /> bệnh phẩm hạch 4 22 70,97 2 100,0 24 72,73<br /> <br /> Tổng 31 100,0 2 100,0 33 100,0<br /> <br /> 2 2 8,33 0 0 2 3,13<br /> <br /> Số lần lấy mẫu 3 2 8,33 1 10,0 3 6,25<br /> bệnh phẩm u 4 20 83,33 9 90,0 29 90,63<br /> <br /> Tổng 24 100,0 10 100,0 34 100,0<br /> <br /> Đối với mỗi vị trí tổn thương u/hạch, cần lấy từ 2 - 4 lần ra kim sinh thiết để đủ số<br /> lượng mẫu bệnh phẩm. Với hạch, tiến hành 4 lần ra kim chiếm 72,73%, 2 lần là<br /> 18,18% và 3 lần là 9,09%. Sinh thiết u, tiến hành 4 lần để lấy đủ mẫu bệnh phẩm<br /> chiếm 90,63%, chỉ 2 lần 3,13%.<br /> <br /> 73<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> * Tai biến và biến chứng của NSPQSA dưới hướng dẫn của siêu âm, tổn thương<br /> sinh thiết (n = 82): khối ung thư được định vị và sinh thiết<br /> Sau thực hiện nội soi siêu âm sinh thiết, chính xác hơn. Kết quả này tương đương<br /> các tai biến, biến chứng ít gặp, chảy máu với phương pháp nội soi phế quản ống<br /> tại vị trí sinh thiết gặp 8 BN (9,76%). Ho ra mềm của Hoàng Hồng Thái và CS (2009)<br /> máu sau sinh thiết 2 BN (2,44%), sau nội [5].<br /> soi có triệu chứng sốt gặp 4 BN (4,88%). Đối với bệnh phẩm hạch, kết quả sinh<br /> thiết dưới hướng dẫn của NSPQSA đã<br /> BÀN LUẬN xác định 5 BN (19,23%) UTP đã di căn<br /> Nội soi phế quản siêu âm là một trong hạch, 21 BN hạch chỉ có tổn thương<br /> những bước tiến mới của nội soi hô hấp. viêm. Theo Hazem El-Osta (2017), tỷ lệ<br /> Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này phát hiện hạch di căn 12,8% tương ứng<br /> an toàn vượt trội và hiệu quả về chi phí. với độ đặc hiệu 93,0% [13]. Việc xác định<br /> Trong những năm gần đây, NSPQSA còn được di căn hạch trong UTP là một trong<br /> mở rộng phạm vi ứng dụng nhờ các công những yếu tố có ý nghĩa để xác định BN<br /> cụ hỗ trợ mới như kim 19G và loại kẹp còn chỉ định phẫu thuật hay không. Theo<br /> siêu nhỏ. Cùng với những thành tựu đột Nguyễn Huy Lực và CS (2013), tỷ lệ phát<br /> phá trong điều trị UTP những năm qua, hiện hạch trung thất và hạch quanh khí<br /> NSPQSA được xem như một công cụ phế quản của kỹ thuật NSPQSA thấp hơn<br /> chẩn đoán an toàn và hiệu quả [7, 11, 12]. so với chụp CLVT. Tuy nhiên, qua<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lấy NSPQSA lại có thể chọc hút xuyên thành<br /> được mẫu cao hơn so với một số nghiên phế quản để lấy mẫu và xác định rõ bản<br /> cứu trong nước sử dụng kỹ thuật nội soi chất hạch [6].<br /> phế quản khác. Cụ thể, nghiên cứu của Đối với bệnh phẩm u và hạch lấy từ<br /> Đồng Đức Hưng (2014), 25/125 BN nội soi siêu âm, tỷ lệ phát hiện tế bào ung<br /> (20%) khối u ở phổi lấy được mẫu khối u thư thấp hơn so với bệnh phẩm lấy từ<br /> bằng kỹ thuật nội soi sinh thiết xuyên phẫu thuật. Điều này lý giải: do sau khi<br /> thành phế quản [3]. Bằng kỹ thuật nội soi phẫu thuật cắt thùy phổi và vét hạch, khối<br /> phế quản ống cứng, Hoàng Hồng Thái u và hạch được bóc tách và lấy bệnh<br /> (2009) cũng chỉ lấy được mẫu ở 76/142 phẩm làm sinh thiết độc lập nên mức độ<br /> BN (53,52%). Lý do không lấy được mẫu: chính xác cao hơn. Đối với bệnh phẩm<br /> tổn thương ở niêm mạc trơn trượt khó lấy hạch, trong quá trình tiến hành kỹ thuật<br /> mẫu, một số khối u ở ngoài khí phế quản chúng tôi nhận thấy, nhiều hạch nằm xa<br /> nên sinh thiết không thể tiến hành được vị trí đầu dò siêu âm, một số hạch nằm ở<br /> [4]. Đánh giá chung, tỷ lệ lấy được mẫu vị trí khó chọc sinh thiết nên khi chọc sinh<br /> sinh thiết khối u qua kỹ thuật nội soi phế thiết hạch có độ nhạy thấp hơn. Kết quả<br /> quản đơn thuần không cao. của Tian và CS (2013) có độ nhạy, độ<br /> Kết quả xét nghiệm tế bào học từ bệnh đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm và độ chính<br /> phẩm lấy từ NSPQSA cho thấy, tỷ lệ phát xác trong chẩn đoán khối ác tính ở phổi<br /> hiện có tế bào ung thư đối với bệnh phẩm và trung thất của kỹ thuật sinh thiết xuyên<br /> u khá cao (79,41%). Điều này cho thấy thành phế quản dưới hướng dẫn NSPQSA<br /> <br /> 74<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> lần lượt 96%, 100%, 33% và 96% [14]. định. Bằng chứng là phương pháp này<br /> Một vài nghiên cứu khác cho rằng, kỹ thuật không có khả năng khảo sát toàn bộ trung<br /> sinh thiết xuyên thành phế quản dưới thất, nhất là các khối ung thư di căn tới<br /> hướng dẫn NSPQSA có hiệu quả cao đối vùng rìa khu vực trung thất trước trên.<br /> với u phổi thể trung tâm và u trung thất, Ngoài ra, kỹ thuật này cũng gặp khó khăn<br /> ít có hiệu quả với u phổi ngoại vi [15]. trong khảo sát các khối u phổi ở một số<br /> So sánh kết quả của NSPQSA với khu vực như thùy trên hoặc những nơi<br /> hình ảnh chụp CLVT cho thấy, siêu âm phế quản gấp góc. Việc sinh thiết xuyên<br /> chỉ phát hiện được 49 trường hợp có thành phế quản dưới hướng dẫn của<br /> khối u, trong khi chụp CLVT phát hiện được NSPQSA gặp khó khăn ở những người<br /> 73 trường hợp. Mặc dù số lượng BN cao tuổi, vì khoảng gian sụn hẹp và tình<br /> được phát hiện u ít hơn so với chụp trạng vôi hóa sụn khí phế quản. Ngoài ra,<br /> CLVT, nhưng NSPQSA lại xác định được phản ứng ho trong quá trình thực hiện có<br /> u ở các vị trí mà chụp CLVT không xác thể ảnh hướng tới thành công của kỹ<br /> định được như khí quản, phế quản gốc thuật [17]. Hiện nay, kỹ thuật này thường<br /> phải, phế quản gốc trái. Sự tương đồng áp dụng đối với tổn thương ở trung tâm<br /> của 2 phương pháp trong xác định của phổi, gần phế quản và tổn thương<br /> nhóm hạch không cao. Cụ thể, trong số dạng khối u ở trung thất sau, phía dưới.<br /> 82 BN NSPQSA phát hiện 75 hạch bất<br /> thường, trong khi chụp CLVT chỉ phát KẾT LUẬN<br /> hiện được 43 hạch. NSPQSA phát hiện Qua nghiên cứu NSPQSA ở 82 BN<br /> được hạch nhóm 4R, 7, 10R, 10L, 11R và nghi ngờ UTP nguyên phát từ tháng 01 -<br /> 11L, đều cao hơn nhiều so với CLVT, 2013 đến 10 - 2018, kết quả cho thấy:<br /> nhưng phát hiện nhóm hạch 2R và 4L lại<br /> - Kỹ thuật NSPQSA sinh thiết được<br /> thấp hơn CLVT. Một số tài liệu cho rằng,<br /> mẫu bệnh phẩm từ u và hạch với tỷ lệ<br /> sử dụng NSPQSA để định hướng sinh<br /> cao, trong đó lấy được 4 mẫu từ sinh thiết<br /> thiết xuyên thành phế quản, tỷ lệ phát<br /> hiện chính xác hạch trung thất có thể tới u chiếm 90,63%, từ hạch 72,73%; tỷ lệ<br /> 92%, cao hơn so với sinh thiết mù xuyên bệnh phẩm có tế bào ác tính trong u 74,41%,<br /> thành phế quản (86%) [7]. Nghiên cứu trong hạch 19,23%.<br /> của Yasufuku T và CS (2006): đối với - Hiệu quả phát hiện khối u của<br /> chẩn đoán hạch trung thất và hạch rốn NSPQSA so với phẫu thuật có độ nhạy<br /> phổi, kỹ thuật NSPQSA có độ nhạy và độ 72,97%, độ đặc hiệu 50,0%. Hiệu quả<br /> đặc hiệu cao hơn kỹ thuật PET và CT [16]. sinh thiết qua NSPQSA so với giải phẫu<br /> Trần Văn Ngọc (2014) nhận định, bệnh khối u sau phẫu thuật có độ nhạy<br /> NSPQSA có khả năng phát hiện 25% di 89,4%, độ đặc hiệu 100%. Kết quả của 2<br /> căn hạch trung thất, ngăn được 12% phẫu kỹ thuật NSPQSA và chụp CLVT phù hợp<br /> thuật không cần thiết do bệnh đã ở giai ở mức thấp (K = 0,19, trong đó u trung<br /> đoạn N2/N3 [7]. tâm K = 0,885; u ngoại vi K = 0,036).<br /> Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, - Hiệu quả xác định hạch trung thất<br /> NSPQSA cũng có những hạn chế nhất của NSPQSA so với phẫu thuật có độ<br /> <br /> 75<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> nhạy 82,85%, độ đặc hiệu 77,78%. So với based clinical practice guidelines. Chest Journal.<br /> kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, 2007, 132 (3 suppl), pp.29S-55S.<br /> kết quả chọc sinh thiết hạch qua 9. T.B, H.F.J. Endobronchial ultrasound: A<br /> NSPQSA có độ nhạy 50,0%, độ đặc new innovation in bronchoscopy. Lung India:<br /> hiệu 100%. Kết quả của 2 kỹ thuật Official organ of Indian Chest Society. 2009,<br /> NSPQSA và chụp CLVT trong phát hiện 26 (1), pp.17-21.<br /> hạch phù hợp ở mức trung bình (K = 0,49). 10. He T, A.C Mehta. Linear endobronchial<br /> - Tai biến biến chứng ít gặp: chảy máu ultrasound: What's new? Semin Respir Crit<br /> Care Med. 2018, 39 (6), pp.649-660.<br /> tại vị trí sinh thiết 9,76%; ho ra máu sau<br /> sinh thiết 2,44%; sốt 4,88%. 11. Canadian Agency for D and H.<br /> Technologies in endobronchial ultrasound for<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO lung cancer diagnosis and staging: A review<br /> of the clinical and cost-effectiveness. CADTH<br /> 1. Nguyễn Bá Đức và CS. Ghi nhận tình Technology Overviews. 2010, 1 (2), pp.e0115-<br /> hình ung thư giai đoạn 2001 - 2004 tại 5 tỉnh e0115.<br /> và thành phố Việt Nam. Tạp chí Y học Thực<br /> 12. Sampsonas F, L Kakoullis. EBUS:<br /> hành. 2006, tr.9-17.<br /> Faster, cheaper and most effective in lung<br /> 2. Ngô Quý Châu. Ung thư phổi. Nhà xuất<br /> cancer staging. 2018, 72 (2).<br /> bản Y học. Hà Nội. 2008, tr.15.<br /> 13. El-Osta H, Jani P, Mansour A, Rascoe<br /> 3. Đồng Đức Hưng. Nghiên cứu phương<br /> P, Jafri S. Endobronchial ultrasound for nodal<br /> pháp xuyên thành ngực trong chẩn đoán<br /> staging of patients with non-small-cell lung<br /> tổn thương phổi. Trường Đại học Y Dược<br /> cancer with radiologically normal mediastinum.<br /> TP. Hồ Chí Minh. 2014, tr.155.<br /> A meta-analysis. Ann Am Thorac Soc. 2018, Jul,<br /> 4. Hoàng Hồng Thái. Nội soi phế quản ống 15 (7), pp.864-874. doi: 10.1513/AnnalsATS.<br /> cứng chẩn đoán ung thư phế quản tại Khoa 201711-863OC.<br /> Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học<br /> 14. Tian Q et al. The reasons of false<br /> Thực hành. 2009, 667, tr.61-64.<br /> negative results of endobronchial ultrasound-<br /> 5. Hoàng Hồng Thái. Nghiên cứu hiệu quả<br /> guided transbronchial needle aspiration in the<br /> của phương pháp chọc hút bằng kim Wang<br /> diagnosis of intrapulmonary and mediastinal<br /> 319 trong nội soi phế quản chẩn đoán ung thư<br /> malignancy. Thoracic Cancer. 2013, 4 (2),<br /> phế quản tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch<br /> pp.186-190.<br /> Mai. Tạp chí Y học Lâm sàng. 2009, 42 (7),<br /> tr.41-44. 15. Sanz-Santos J et al. The role of<br /> endobronchial ultrasound in central early lung<br /> 6. Nguyễn Huy Lực và CS. Hiệu quả bước<br /> đầu của nội soi siêu âm phế quản - sinh thiết cancer. Thoracic Cancer. 2012, 3 (2), pp.139-144.<br /> trong chẩn đoán ung thư phế quản. Tạp chí Y - 16. Yasufuku K et al. Comparison of<br /> Dược học Quân sự. 2013, số 3, tr.1-4. endobronchial ultrasound, positron emission<br /> 7. Ngọc T.V. Chẩn đoán sớm và điều trị tomography, and CT for lymph node staging of<br /> ung thư phổi qua nội soi phế quản. Tạp chí lung cancer. Chest. 2006, 130 (3), pp.710-718.<br /> Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014, 18 17. Jalil B.A, K Yasufuku, A.M Khan. Uses,<br /> (Phụ bản số 1), tr.1-4. limitations, and complications of endobronchial<br /> 8. Alberg A.J, J.G Ford, J.M Samet. ultrasound. Proceedings (Baylor University.<br /> Epidemiology of lung cancer: ACCP evidence- Medical Center). 2015, 28 (3), pp.325-330.<br /> <br /> 76<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1