Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP<br />
SỬ DỤNG NIỆU QUẢN LÀM VAN CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU RA DA<br />
Đào Quang Oánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nguyên tắc Mitrofanoff sử dụng nhiều vật liệu trong tạo hình van CLNTRD (CLNTRD),<br />
trong đó có niệu quản.<br />
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng niệu quản làm van CLNTRD có kiểm soát.<br />
Bệnh nhân – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang. Được đưa vào nghiên cứu<br />
tất cả bệnh nhân (bn) đã được phẫu thuật CLNTRD có kiểm soát, sử dụng đoạn niệu quản cuối để tạo van, bao<br />
gồm cả mở rộng bàng quang và thay thế (túi chứa) bằng ruột tại khoa B bệnh viện Bình Dân, với thời gian theo<br />
dõi tối thiêu 12 tháng.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 26 bn gồm 5 trường hợp(TH) bướu bàng quang và 21 TH bàng quang hỗn loạn thần<br />
kinh (9 TH giảm trương lực và 12 TH tăng trương lực). Tuổi trung bình (nhóm bướu bàng quang) là 61,3 tuổi<br />
(47-72 tuổi). Tuổi trung bình (nhóm bàng quang hỗn loạn thần kinh) là 34,5 tuổi (26-41 tuổi). Thời gian theo dõi:<br />
37,5 tháng (31-56 tháng). Bàng quang mới có dung tích trung bình: 485 ml (380-570 ml) và áp suất ở dung tích<br />
tối đa P (Vmax) ≤ 30 cm nước. Chức năng van được đánh giá là: 24/26= 92,3% tốt, 2/26 = 7,7% trung bình..<br />
Kết luận: Niệu quản là vật liệu sẵn sàng, hữu dụng để làm van chuyển lưu trong phẫu thuật chuyển lưu ra<br />
da có kiểm soát với kết quả tốt và bền vững theo thời gian.<br />
Từ khóa: Niệu quản, Van chuyển lưu ra da có kiểm soát.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF USING URETER TO CONSTRUCT CONTINENT VALVE<br />
FOR CUTANEOUS URINARY DIVERSION<br />
Dao Quang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 300 - 304<br />
Introduction: The Mitrofanoff’s principle was applied to create many different types of valve in continent<br />
urinary diversions. The ureter is a material quite suitable. We report the results of using lower ureter, appling<br />
Mitrofanoff’s principle with some modifications, to create a continent cutaneous catheterizable stoma.<br />
Objectives: To assess the effectiveness of using ureter to create continent cutaneous catherizable stoma.<br />
Patients – Methods: Descriptive, cros-sectional study. All cases of continent cutaneous urinary diversions,<br />
using ureter for constructing valve, including augmentation and replacement bladders (pouches) realized at<br />
Urology Department B, Binh Dan Hospital with a minimum follow-up of 12 months were included in this study.<br />
Results: Totally 26 patients, including 5 bladder tumors and 21 neurogenic bladders (9 hypotonic<br />
and 12 hypertonic). Mean age (patients with bladder tumors) = 61.3 years old (47-72 yo). Mean age<br />
(patients with neurogenic bladders) = 34.5 years old (26-41 yo). Follow-up time: 37.5 months (31-56 m).<br />
New bladder mean capacity = 485 ml (380-570 ml) and Pressure at maximum capacity (PVmax) ≤ 30 cm<br />
of water. Functional evaluaton of the valve: 92.3% (24/26) good results, 7.7% (2/26) moderate results.<br />
Conclusions: The lower ureter is available, useful to create continent cutaneous valve with good and<br />
* Khoa niệu B, Bệnh viện Bình Dân TpHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS.Đào Quang Oánh<br />
ĐT: 0902410255<br />
<br />
300<br />
<br />
Email: daoquangoanh53@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sustainable results over time.<br />
Keywords: Ureter, Continent cutaneous diversion.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kỹ thuật tự thông tiểu sạch cách quãng được<br />
tác giả Lapides đề xuất năm 1972 đã giúp bn<br />
được hòa nhập cuộc sống xã hội, bớt lệ thuộc<br />
nhân viên y tế, và chứng minh được tính an<br />
toàn, hiệu quả. Hiện nay kỹ thuật này đã được<br />
phổ biến rộng rãi. Năm 1980, Mitrofanoff đề xuất<br />
nguyên tắc sử dụng một cấu trúc dạng ống nhỏ<br />
để làm van chuyển lưu. Vật liệu được chọn lựa<br />
thường là ruột thừa. Tuy nhiên trong nhiều TH,<br />
không phải luôn dùng được ruột thừa, vì ruột<br />
thừa hoặc đã bị cắt bỏ, hoặc quá ngắn, quá nhỏ,<br />
hoặc ở vị trí đặc biệt như sau manh tràng nên<br />
phải sử dụng những cấu trúc ống nhỏ khác để<br />
thay thế như một đoạn niệu quản, vòi trứng, ống<br />
hồi tràng cắt bớt và khâu hẹp lại... Sau ruột thừa,<br />
niệu quản vẫn là vật liệu ưu tiên được cân nhắc<br />
trong lựa chọn vì lả cấu trúc sẵn có của hệ tiết<br />
niệu và phù hợp với yêu cầu về hình dạng và<br />
kích thước.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử<br />
dụng niệu quản làm van CLNTRD có kiểm soát<br />
thông qua các tiêu chí:<br />
Khả năng kiểm soát nước tiểu: kín, không rò<br />
rỉ.<br />
Tự thông dễ dàng: không nghẹt, có thể tự<br />
làm, không cần người khác giúp đỡ.<br />
<br />
BỆNHNHÂN– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Những bệnh nhân đã cần được phẫu thuật<br />
CLNTRD có kiểm soát bao gồm 2 nhóm:<br />
1/ Bàng quang hỗn loạn thần kinh mà khả<br />
năng tống xuất suy giảm nặng, nhưng lại không<br />
thể thích ứng với việc tự thông qua niệu đạo vì<br />
lý do tâm lý, vì đau hay vì niệu đạo hẹp. Đối với<br />
bàng quang tăng trương lực thì hầu hết đều<br />
đồng thời chức năng chứa đựng cũng suy giảm<br />
<br />
và có chỉ định phẫu thuật tăng dung tích bàng<br />
quang.<br />
2/ Ung thư bàng quang cần phải cắt bỏ bàng<br />
quang nhưng không thể sử dụng niệu đạo được<br />
vì bướu vùng tam giác hay cổ bàng quang, hoặc<br />
niệu đạo hẹp.<br />
3/ Không sử dụng được ruột thừa.<br />
<br />
Kỹ thuật tạo van CLNTRD có kiểm soát<br />
bằng niệu quản<br />
Trên bàng quang hỗn loạn thần kinh<br />
Tất cả các TH đều phải cắm lại niệu quản ít<br />
nhất là 1 bên. Hầu hết (20/21 TH) đều phải làm<br />
rông bàng quang bằng hồi tràng.<br />
- Tùy yêu cầu của dung tích phải tăng, một<br />
đoạn hồi tràng dài khoảng 10 – 15 cm được xẻ ra<br />
ở bờ tự do, mở ra thành một mảng hình chữ nhật<br />
hay gấp lại hình chữ U và khâu áp lên vùng<br />
chóp bàng quang đã được xẻ rộng 2 bên thành<br />
đến sát vùng tam giác.<br />
- Niệu quản bên cần cắm lại được cắt ngang<br />
tại đoạn chậu, để lại phần dưới đủ dài để có thể<br />
đưa ra da. Trong đa số TH, phần niệu quản trên<br />
dãn nở, gập góc và khi làm thẳng lại thì có thể để<br />
lại đoạn dưới đủ dài theo yêu cầu.<br />
- Niệu quản đoạn trên được cắm lại vào<br />
phần ruột đã sử dung để làm rộng bàng quang.<br />
Chỉ trong TH không đồng thời thực hiện phẫu<br />
thuật tăng dung tích thì mới cắm lại vào thành<br />
bàng quang (1 TH).<br />
- Đoạn dưới được sử dụng làm van chuyển<br />
lưu. Tạo đường hầm chéo qua thành bụng xuyên<br />
cân cơ thẳng bụng ra da. Khâu cố định miệng<br />
van chuyển lưu trên bề mặt da.<br />
- Nếu phải cắm lại niệu quản 2 bên và đoạn<br />
niệu quản dưới một bên không đủ dài thì có thể<br />
cắt rơi một bên khỏi bàng quang và khâu nối vào<br />
đoạn dưới bên còn lại để tăng chiều dài của van<br />
chuyển lưu (1TH).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
301<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dài và đủ rộng. Niệu quản đừng dãn nở quá<br />
nhưng cũng đừng nhỏ quá.<br />
- Nếu chiều dài của 1 bên không đủ thì có thể<br />
dùng cả 2 bên và khâu nối lại (1 TH).<br />
<br />
Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị<br />
<br />
Hình 1: Bàng quang tăng trương lực, được tăng<br />
dung tích bằng một đoạn hồi tràng đã được khâu áp<br />
lên vùng chóp (a). Niệu quản bên trái được cắm lại<br />
sau khi đã làm thẳng (b). Đầu dưới được sử dụng để<br />
làm van đưa ra ngoài da (c).<br />
<br />
Tất cả bn đều được lưu thông qua van khi<br />
xuất viện để tránh bị bít miệng van. Có thể lưu<br />
thông qua van bằng thông Foley nhỏ loại thường<br />
sử dụng cho trẻ em (10-12 Fr). Thông qua van sẽ<br />
được rút ở lần tái khám đầu tiên, đồng thời<br />
hướng dẫn bn cách tự thông và săn sóc miệng<br />
van chuyển lưu. Những bn có tạo hình bàng<br />
quang bằng hồi tràng còn mang thêm một thông<br />
bàng quang ra da và hướng dẫn cách bơm rửa<br />
bàng quang mới hàng ngày để rửa chất nhầy do<br />
ruột bài tiết ra. Thông này cũng được rút ở lần<br />
tái khám ở 1 tháng sau.<br />
Các bn khi xuất viện sẽ được hẹn tái khám<br />
sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để theo dõi:<br />
khả năng kiểm soát nước tiểu, khả năng tự thông<br />
tiểu sạch cách quãng qua van và biến chứng của<br />
miệng van chuyển lưu nếu có.<br />
Tiêu chuẩn đánh giá: Áp dụng theo cách<br />
đánh giá của các tác giả Đào Quang Oánh,<br />
Nguyễn Văn Ân(2,3).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Hình 2: Niệu quản 2 bên được cắm lại vào phần ruột<br />
úp lên chóp bàng quang (a). Bên P (b1), bên trái (b2).<br />
Van chuyển lưu được làm bằng 2 đoạn niệu quản<br />
dưới khâu nối với nhau: đoạn dưới niệu quản trái (c2)<br />
và đoạn dưới niệu quản phải (c1).<br />
<br />
Trên túi (bàng quang thay thế chuyển lưu ra<br />
da)<br />
- Trong tất cả 5 TH, túi được tạo bằng hồi<br />
tràng, có để riêng một đoạn ruột nguyên ống<br />
(kiểu Studer) hoặc 2 đoạn ruột nguyên ống (kiểu<br />
Hautmann / Abol-Einen).<br />
- 2 niệu quản được cắt ngang phía trên và<br />
khâu nối tận-bên vào đoạn ruột nguyên ống.<br />
- Phần niệu quản dưới được sử dụng làm<br />
van. Tùy chiều dài và kích thước đoạn dưới mà<br />
chọn bên phải hay bên trái. Thường chọn bên đủ<br />
<br />
302<br />
<br />
Số liệu chung<br />
Tổng cộng có 26 bn gồm 5 TH (TH) bướu<br />
bàng quang và 21 TH bàng quang hỗn loạn thần<br />
kinh (9 TH giảm trương lực và 12 TH tăng<br />
trương lực).<br />
<br />
Tuổi<br />
Nhóm bướu bàng quang<br />
Tuổi trung bình: 61,3 ± 25,6 (47 – 72) tuổi.<br />
Nhóm bàng quang hỗn loạn thần kinh<br />
Tuổi trung bình: 34,5 ± 8.4 (26 – 41) tuổi.<br />
Thời gian theo dõi sau mổ<br />
Trung bình: 37,5 ± 14,7 (31 – 56) tháng<br />
Dung tích bàng quang mới sau phẫu thuật<br />
Dung tích trung bình: 485ml ± 62,5 ml (380-<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
570 ml).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Áp suất ở dung tích tối đa P (Vmax) ≤ 30 cm<br />
nước.<br />
<br />
Lý do chọn niệu quản làm vật liệu tạo van –<br />
Kỹ thuật tạo van<br />
<br />
Chúng tôi thường yêu cầu bn tự đặt thông<br />
qua van lấy nước tiểu 4-6 lần mỗi ngày và 1-2 lần<br />
vào ban đêm nhằm tránh các biến chứng khi<br />
nước tiểu quá nhiều trong túi và thời gian tiếp<br />
xúc của nước tiểu với niêm mạc ruột quá lâu.<br />
<br />
Chức năng van<br />
<br />
Theo nguyên tắc Mitrofanoff, thì ruột thừa là<br />
vật liệu ưu tiên được chọn lựa. Tuy nhiên không<br />
phải luôn luôn có sẵn ruột thừa với những yêu<br />
cầu cần thiết về vị trí giải phẫu học, kích thước<br />
và chiều dài để sử dụng. Để có thể sử dụng được<br />
ruột thừa, đòi hỏi một số điều kiện như:<br />
<br />
Thời gian giữa 2 lần thông<br />
<br />
- Phải đủ dài, tối thiểu trên 6 cm.<br />
<br />
Khoảng cách giữa 2 lần thông cải thiện theo<br />
thời gian. Từ 6 tháng trở đi, bàng quang mới ổn<br />
định dần và dung tích chức năng tăng dần, đồng<br />
thời khoảng thời gian giữa 2 lần thông cũng tăng<br />
theo. Sau 6 tháng, có 24/26 TH được đánh giá là<br />
tốt (92,3%) và 2/26 TH (7,7%) trung bình. Không<br />
có TH nào phải thông dưới 2 giờ/lần.<br />
<br />
- Có mạch máu nuôi tốt và mạc treo đủ dài.<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại dựa vào thời gian giữa 2 lần thông<br />
Th i gian 3 – 6 tháng Trên 6 tháng<br />
gi a 2 l n Túi BQTK Túi BQTK<br />
Phân lo i<br />
thông S TH S TH S TH S TH<br />
>3 gi<br />
3<br />
14<br />
4<br />
20<br />
T t (24/26)<br />
2-3 gi<br />
1<br />
6<br />
1<br />
1<br />
Trung bình (2/26)<br />
< 2 gi<br />
1<br />
1<br />
Kém (0/26)<br />
T ng s<br />
5<br />
21<br />
5<br />
21<br />
<br />
Khả năng kiểm soát<br />
Tương tự như thời gian giữa 2 lần thông, khả<br />
năng kiểm soát cũng cải thiện theo thời gian và<br />
sau 6 tháng có 24/26 TH được đánh giá là tốt<br />
(92,3%) và 2/26 TH (7,7%) trung bình. Không có<br />
TH nào kém.<br />
Bảng 2: Phân loại dựa vào khả năng kiểm soát nước<br />
tiểu (sau 6 tháng)<br />
S<br />
Phân<br />
T l<br />
bn<br />
lo i<br />
Hoàn toàn c ngày và đêm<br />
23 88,5%<br />
T t<br />
Hoàn toàn ban ngày, th nh tho ng không<br />
1 3,8%<br />
đư c ban đêm<br />
Ki m soát đư c ban ngày, không ki m<br />
Trung<br />
2 7,7%<br />
soát đư c ban đêm<br />
bình<br />
Không ki m soát đư c c ngày l n đêm 0<br />
0% Kém<br />
Ki m soát ngày và đêm<br />
<br />
Thao tác khi đặt thông<br />
Tất cả bn đều tự đặt thông được dễ dàng sau<br />
một thời gian tập và được hướng dẫn.<br />
<br />
- Không ở vị trí bất thường.<br />
Bên cạnh đó, những bệnh lý tại bàng<br />
quang thường lại ảnh hưởng trên đường tiết<br />
niệu trên và trong nhiều TH đưa đến yêu cầu<br />
cần thiết phải cắm lại 1 hoặc cả 2 bên niệu<br />
quản. Khi niệu quản dãn nở thì đồng thời có<br />
thể tăng cả chiều dài. Thao tác kỹ thuật để cắm<br />
lại niệu quản thường bỏ lại đoạn dưới, sát<br />
bàng quang. Đặc biệt khi cần tạo hình bàng<br />
quang, đoạn niệu quản trên thường có thể<br />
được cắt ngang ở vi trí khá cao vì nơi được<br />
chọn để cắm lại niệu quản thường là ở vùng<br />
chóp, tại phần ruột đã được mở ra và khâu úp<br />
lên trên bàng quang (trong phẫu thuật tăng<br />
dung tích) hoặc tại một quai ruột còn để<br />
nguyên ống (trong phẫu thuật thay thế).<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy<br />
không cần thiết (ở bên niệu quản được chọn để<br />
tao van) phải nối niệu quản trên với niệu quản<br />
còn lại ở bên đối diện để có được đoạn niệu<br />
quản dưới đủ chiều dài cần thiết để đưa ra khâu<br />
nối với ngoài da. Trong 2 TH, để tăng chiều dài<br />
đoạn niệu quản tạo van, 2 đoạn niệu quản dưới<br />
được khâu nối với nhau. Van này, theo thời gian,<br />
vẫn không bị teo lại hay hoại tử. Có lẽ niệu quản<br />
có khả năng tồn tại tốt bằng tiếp huyết từ mô<br />
chung quanh nếu ghép bên trong cơ thể, tương<br />
tự như trong một số TH niệu quản đứt rời hẳn<br />
trong tán sỏi nội soi, được tái sử dụng đã được<br />
báo cáo(4).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Những báo cáo trong y văn có sử dụng niệu<br />
<br />
303<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
quản và áp dụng nguyên tắc Mitrofanoff cũng<br />
ưu tiên chọn niệu quản nếu ruột thừa không<br />
được sử dụng..Woodhouse (1993)(8) trình bày16<br />
TH (tỷ lệ 44,5%) dùng niệu quản (bên cạnh 29<br />
TH dùng ruột thừa và 1 TH dùng vòi trứng) để<br />
tạo van chuyển lưu. Van Savage (1996)(7) tường<br />
thuật 60 TH tạo van, trong đó 48 TH dùng ruột<br />
thừa, còn lại 12 TH thì dùng niệu quản (tỷ lệ<br />
20%). Sinha (2006)(5) báo cáo 31 TH (23,3%) sử<br />
dụng niệu quản trên 133 TH tạo van chuyển lưu.<br />
<br />
Hiệu quả của van trong nghiên cứu này<br />
Sau thời gian theo dõi trung bình 38 tháng,<br />
với tất cả các TH đều trên 2 năm, chúng tôi nhận<br />
thấy sau 6 tháng là van ổn định. Chức năng van<br />
tùy thuộc:<br />
- Dung tích chứa đựng của bàng quang mới:<br />
nếu bàng quang có dung tích khá và có thể chứa<br />
một thể tích nước tiểu ≥ 400 ml với áp suất thấp<br />
hơn lực T đủ để mở thành van và gây rò rỉ nước<br />
tiểu qua miệng van thì van sẽ kín trong khoảng<br />
thời gian ≥ 3 giờ theo yêu cầu.<br />
- Bn tuân thủ và biết thông tiểu theo hướng<br />
dẫn, đặc biệt là vào ban đêm. Đối với bàng<br />
quang tăng dung tích, bn còn có cảm giác khi<br />
nào đầy để tự đặt thông. Còn trên bàng quang<br />
thay thế (túi), thì bn phải làm quen để nhận biết<br />
khi nào đầy.<br />
- Kết quả chung sau 6 tháng: 24/26 TH được<br />
đánh giá là tốt (92,3%) và 2/26 TH (7,7%) trung<br />
bình. Ngoài công trình của Nguyễn Văn Ân(2) có<br />
cùng tiêu chuẩn đánh giá như công trình này,<br />
các tác giả khác không cho biết rõ tiêu chuẩn cụ<br />
thể, chỉ nêu kín và tự thông dễ. Tuy nhiên, kết<br />
quả của công trình này cho thấy có thể so sánh<br />
được với các tác giả trong và ngoài nước.<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả đánh giá van niệu quản so sánh<br />
với các công trình khác<br />
Tác gi<br />
<br />
S bn<br />
(1)<br />
<br />
Mor (1997)<br />
(6)<br />
Tapre (2005)<br />
(5)<br />
Sinha (2006)<br />
(2)<br />
N V Ân (2008)<br />
Nghiên c u này<br />
<br />
16<br />
22<br />
31<br />
12<br />
26<br />
<br />
Th i gian theo<br />
dõi trung bình<br />
11 tháng<br />
30,5 tháng<br />
2,6 năm<br />
14 tháng<br />
38 tháng<br />
<br />
T l %<br />
t t<br />
91<br />
72<br />
82<br />
92<br />
92<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sau ruột thừa, niệu quản là vật liệu sẵn sàng,<br />
hữu dụng để làm van chuyển lưu trong phẫu<br />
thuật chuyển lưu ra da có kiểm soát với kết quả<br />
tốt và bền vững theo thời gian.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Mor Y, Kajbafzadeh AM, German K, Mouriquand PD, Duffy<br />
PG, Ransley PG (1997). The role of ureter in the creation of<br />
Mitrofanoff channels in children. J Urol 157: 635-637.<br />
Nguyễn Văn Ân, Lê Văn Hiếu Nhân, Phạm Hữu Đoàn (2008).<br />
Chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế theo nguyên tắc<br />
Mitrofanoff dùng niệu quản tại bệnh viện Bình Dân. Y Học<br />
TP. Hồ Chí Minh 12 (1): 232 -235.<br />
Đào Quang Oánh (2008). Bàng quang chuyển lưu ra da: kết<br />
quả trên những TH theo dỏi trên 3 năm tại BV Bình Dân. Y<br />
Học TP Hồ Chí Minh 12 (1): 251-256.<br />
Đào Quang Oánh, Ngô Đại Hải (2011). Sử dụng đoạn niệu<br />
quản đứt rời để tái tạo niệu quản trong phẫu thuật nội soi tán<br />
sỏi.. Y Học TP Hồ Chí Minh 15 (3): 557-568.<br />
Sinha S, Sen S, Chacko J, Karl S, Mathai J (2006). Use of the<br />
Mitrofanoff principle in urinary tract reconstruction:<br />
Experience with 122 children. J Ind Assoc Pediatr Surg 11 (4):<br />
218-222.<br />
Tapre P, Sen S, Chacko J, Karl S (2005). The use of refluxing<br />
ureter in the creation of a Mitrofanoff channel in children<br />
undergoing bladder augmentation: Is a formal reimplantation<br />
necessary? Pediatr Surg Int 22: 250-254.<br />
Van Savage JG, Khoury AE, McLorie GA, Churchill BM<br />
(1996). Outcome analysis of Mitrofanoff principle applications<br />
using appendix and ureter to umbilical and lower quadrant<br />
stomal sites. J Urol 156 (5): 1794-1797.<br />
Woodhouse CRJ (1993). The Mitrofanoff principle for<br />
continent urinary diversion, in “Reconstruction Urology”,<br />
edited by G.Webster, R. Kirby, L. King & B. Goldwasser,<br />
Blackwell Scientific publication, vol 2, chap 40: 538-548.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
02/12/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
304<br />
<br />
28/10/2013<br />
20/02/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />