Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THÍCH NGHI VỚI<br />
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN TRUNG<br />
VIỆT NAM<br />
Phạm Ngọc Nhàn1, Huỳnh Quang Tín2, Lê Trần Thanh Liêm3<br />
Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ<br />
Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ<br />
3<br />
Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 21/05/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
16/07/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 09/2016<br />
Title:<br />
An evaluation on the effeciency<br />
of rice production project<br />
adapting to the climate change<br />
in the Mekong Delta and the<br />
Central Area of Vietnam<br />
Từ khóa:<br />
Sản xuất lúa giống, hiệu quả<br />
Keywords:<br />
Rice production, efficiency<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The project “Strengthening the cooperation of farmers in agricultural research<br />
and extension (Fare) – in Vietnam with the period from 2011 to 2013” was<br />
applied from 2011 to 2014. The project’s aim is to improve the abilities of<br />
farmers in seed production which is based on the advanced technologies in<br />
Mekong Delta. In this study, the author focused on analyzing the economic<br />
efficiency of the seed production model before and after the farmer participated<br />
the project. The study shows that after applying the model, the proportion of<br />
poor household was decreased to 5.4% whereas the percentage of middle and<br />
rich households was increased at 37.5% and 3.9%. It also reveals that the<br />
production profit of farmers who participated in the projects is higher than who<br />
did not with the comparison at 20.4 million VND/ha/crop to 18.9 million<br />
VND/ha/crop. Besides, the results of the study reflects the roles of gender in<br />
agricultural production in Mekong Delta and the central area of Vietnam.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dự án “Tăng cường hợp tác nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến<br />
nông (Fares) - Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013” đã được áp dụng từ năm 2011<br />
đến năm 2014. Dự án nhằm mục đích nâng cao năng lực của nông dân trong<br />
sản xuất lúa giống ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhờ vào sự tiến bộ của<br />
khoa học kỹ thuật. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích hiệu quả<br />
kinh tế trong mô hình sản xuất lúa giống của nông dân trước và sau khi tham<br />
gia dự án. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi áp dụng mô hình sản xuất lúa<br />
giống, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,4%, hộ gia đình khá và giàu tăng lần lượt là<br />
37,5% và 3,9%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lợi nhuận đối với nông dân tham<br />
gia mô hình (20,4 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn đối với nông dân không tham gia<br />
mô hình (18,9 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phản ánh<br />
vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long<br />
và Miền Trung Việt Nam.<br />
<br />
1<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
dân được phỏng vấn đều là những người tham gia<br />
sản xuất lúa trong gia đình với mục đích thu thập<br />
các thông tin có liên quan đến chi phí đầu tư từ dự<br />
án. Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu<br />
điều tra chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, phương pháp<br />
phỏng vấn chuyên sâu được áp dụng đối với lãnh<br />
đạo cấp xã, lãnh đạo Hội Nông dân với mục đích<br />
thu thập các thông tin liên quan đến sự nhận định<br />
hiệu quả kinh tế từ dự án. Dựa vào các thông tin<br />
từ kết quả điều tra cơ bản trên, tác giả đưa vào<br />
phân tích hiệu quả kinh tế của dự án sản xuất lúa<br />
giống góp phần phát triển kinh tế hộ trên địa bàn<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Việt Nam là một đất nước sản xuất nông nghiệp,<br />
khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn<br />
và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong<br />
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông<br />
nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và<br />
tiêu thụ trong cả nước cũng như giữ vai trò quan<br />
trọng trong tăng trưởng nền kinh tế. Đồng bằng<br />
sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất trong cả nước,<br />
đây là khu vực có tiềm năng phát triển nông<br />
nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Trong những<br />
năm gần đây, một bộ phận nhỏ nông dân đã biết<br />
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản<br />
xuất, tạo ra các giống lúa mới thích nghi với sự<br />
thay đổi của điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, vấn đề<br />
cần quan tâm đó là hiệu quả kinh tế từ dự án sản<br />
xuất lúa giống so với các dự án sản xuất giống lúa<br />
lương thực. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân<br />
tích hiệu quả kinh tế từ dự án sản xuất lúa giống<br />
để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
kinh tế và ứng dụng rộng rãi dự án sản xuất này<br />
vào cộng đồng.<br />
<br />
2.2 Phương pháp phân tích số liệu<br />
Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel,<br />
SPSS 16.0 và tổng hợp phân tích dựa trên phương<br />
pháp thống kê mô tả, so sánh sự khác biệt về chi<br />
phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân tham gia và<br />
không tham gia mô hình sản xuất lúa giống.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
Tình trạng kinh tế hộ<br />
Dự án sản xuất lúa giống được nghiên cứu trên 09<br />
tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với<br />
mục đích nâng cao năng lực của cộng đồng trong<br />
công tác chọn tạo giống lúa, cải thiện kinh tế hộ<br />
gia đình. Kết quả về tình trạng kinh tế nông hộ<br />
sản xuất trước và sau khi áp dụng dự án sản xuất<br />
lúa giống được thể hiện trên Hình 1 cho thấy,<br />
trước khi tham gia dự án, tình trạng kinh tế hộ ở<br />
mức nghèo chiếm tỉ lệ khá cao (19,9%), ở mức<br />
khá chiếm tỷ lệ 21,2%, mức giàu chỉ chiếm 0,5%<br />
và cao nhất là hộ gia đình có tình trạng kinh tế<br />
mức trung bình chiếm tỉ lệ 58,4%. Sau khi tham<br />
gia dự án, sự cải thiện về tình trạng kinh tế rõ rệt,<br />
tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,4%, hộ trung bình giảm<br />
còn 53,2% và hộ gia đình khá, giàu tăng lần lượt<br />
là 37,5% và 3,9%.<br />
<br />
Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ<br />
các nguồn báo cáo tổng kết qua các năm 2000,<br />
2006 và 2014 của các cơ quan ban ngành tại địa<br />
phương. Số liệu sơ cấp điều tra thông qua phỏng<br />
vấn 540 nông dân đại diện cho các nông hộ sản<br />
xuất lúa trên 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và<br />
3 tỉnh thuộc Miền Trung Việt Nam. Trong đó các<br />
tỉnh được nghiên cứu ở vùng Đồng bằng sông<br />
Cửu Long bao gồm An Giang, Hậu Giang, Sóc<br />
Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền<br />
Giang, Vĩnh Long và Bạc Liêu. Các tỉnh ở vùng<br />
Miền Trung bao gồm Khánh Hòa, Bình Thuận và<br />
Quảng Ngãi. Trong 540 mẫu phỏng vấn gồm có<br />
270 mẫu phỏng vấn nông dân có tham gia mô<br />
hình sản xuất lúa giống và 270 nông dân không có<br />
tham gia mô hình sản xuất lúa giống. Tất cả nông<br />
<br />
2<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Hình 1. Tình trạng kinh tế hộ nông dân trước và sau khi tham gia dự án<br />
<br />
Số liệu khảo sát về tình trạng kinh tế nông hộ<br />
trong thực tế tại các tỉnh được tổng hợp trên Bảng<br />
1 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa nhóm nông<br />
dân có tham gia dự án sản xuất lúa giống và nhóm<br />
nông dân không tham gia dự án sản xuất này. Cụ<br />
thể, nhóm nông dân ngoài dự án có tỷ lệ nghèo<br />
cao nhất 4,7% vào năm 2014, trong khi nhóm<br />
nông dân tham gia dự án tỷ lệ hộ nghèo giảm còn<br />
3,1%. Tương tự như vậy, hộ gia đình có tình trạng<br />
kinh tế trung bình đối với nhóm nông dân có tham<br />
gia dự án giảm qua các năm và thấp hơn so với<br />
nhóm nông dân không tham gia dự án. Đối với<br />
nhóm hộ gia đình khá, giàu, nhóm nông dân tham<br />
gia dự án chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm nông<br />
<br />
dân ngoài dự án lần lượt là 51,2%; 7,9% so với<br />
42,9% và 7,2%. Mặc dù sự cách biệt về tình trạng<br />
kinh tế hộ gia đình giữa nhóm nông dân ngoài dự<br />
án và nhóm nông dân trong dự án không quá lớn,<br />
nhưng thực tế cho thấy, dự án đã mang lại hiệu<br />
quả cải thiện được tình trạng kinh tế hộ gia đình<br />
cho các nhóm nông dân. Như vậy, kết quả đánh<br />
giá khẳng định, nhóm nông dân tham gia dự án<br />
sản xuất lúa giống đã cải thiện về điều kiện kinh<br />
tế hộ gia đình tốt hơn so với nhóm nông dân<br />
không tham gia dự án này. Kết quả trên được giải<br />
thích là do nông dân sản xuất lúa giống bán cao<br />
giá và có áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất<br />
nên giảm được các khoản chi phí đầu tư.<br />
<br />
Bảng 1. Tình trạng kinh tế hộ nông dân trong và ngoài dự án<br />
<br />
Nông dân ngoài dự án<br />
<br />
Nông dân trong dự án<br />
<br />
(tỷ trọng %)<br />
<br />
(tỷ trọng %)<br />
<br />
Tình trạng kinh tế hộ<br />
Năm 2000<br />
<br />
Năm 2006<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
Năm 2000<br />
<br />
Năm 2006<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
Nghèo<br />
<br />
41,3<br />
<br />
12,1<br />
<br />
4,7<br />
<br />
22,4<br />
<br />
63<br />
<br />
3,1<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
49,4<br />
<br />
59,2<br />
<br />
45,2<br />
<br />
65,4<br />
<br />
57,1<br />
<br />
37,8<br />
<br />
Khá<br />
<br />
8,8<br />
<br />
27,4<br />
<br />
42,9<br />
<br />
10,6<br />
<br />
35,4<br />
<br />
51,2<br />
<br />
Giàu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,3<br />
<br />
7,2<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1,2<br />
<br />
7,9<br />
<br />
3<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Hiệu quả đầu tư<br />
<br />
giải thích của các nhóm nông dân: chi phí phân<br />
bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và các<br />
chi phí đầu tư khác tăng theo thời giá. Lợi nhuận<br />
trong sản xuất lúa của nhóm nông dân sau khi<br />
tham gia dự án là 20,4 triệu đồng/ha/vụ vào năm<br />
2014.<br />
<br />
Chi phí đầu tư và lợi nhuận của sản xuất lúa được<br />
phân tích (Hình 2) cho thấy, trước khi tham gia dự<br />
án sản xuất lúa giống, chi phí đầu tư vào sản xuất<br />
lúa là 12,1 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận là 11,8<br />
triệu đồng/ha/vụ. Sau khi tham gia dự án, chi phí<br />
đầu tư vào đồng ruộng có cao hơn, điều này được<br />
<br />
Hình 2. Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) trong sản xuất lúa của nông dân trước<br />
và sau khi tham gia dự án<br />
<br />
Đối với nhóm nông dân ngoài dự án, kết quả khảo<br />
sát cho thấy, chi phí đầu tư vào sản xuất trên đồng<br />
ruộng có thấp hơn (19,1 triệu đồng/ha/vụ) so với<br />
nhóm nông dân trong dự án là 20,5 triệu<br />
đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, việc đầu tư chi phí tương<br />
đối cao trên đồng ruộng đối với nhóm nông dân<br />
ngoài dự án cũng chưa mang lại lợi nhuận tối ưu<br />
cho họ. Kết quả (Hình 3) cho thấy, mặc dù chi phí<br />
<br />
đầu tư sản xuất cao nhưng lợi nhuận mang lại cho<br />
họ vẫn thấp hơn 18,9 triệu đồng/ha/vụ so với lợi<br />
nhuận của nhóm nông dân tham gia dự án là 20,4<br />
triệu đồng/ha/vụ. Từ kết quả trên, nhóm nghiên<br />
cứu đã phân tích T-test (Paired-Samples T test)<br />
cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở<br />
mức 5% đối với chi phí đầu tư và lợi nhuận của<br />
nông dân trước và sau khi tham gia dự án.<br />
<br />
4<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 1 – 12<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Hình 3. Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) trong sản xuất lúa của nông dân trong và ngoài dự án<br />
<br />
(Hệ số Sig. của chi phí đầu tư là 0,019 < 0,05, hệ số Sig của lợi nhuận là 0,045 < 0,05)<br />
Bảng 2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác biệt chi phí đầu tư và lợi nhuận của nông dân trong và ngoài dự án<br />
<br />
F<br />
<br />
Hệ số Sig.<br />
<br />
Đầu tư<br />
<br />
3,000<br />
<br />
0,084<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
7,010<br />
<br />
0,008<br />
<br />
Kết quả kiểm định T-test cho nhóm nông dân<br />
trong và ngoài dự án cho thấy, có sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận sản xuất lúa<br />
của nông dân tham gia và không tham gia dự án.<br />
Tuy nhiên, kết quả kiểm định cũng cho thấy đối<br />
với chi phí đầu tư của nông dân trong và ngoài dự<br />
án không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ<br />
thể, giá trị kiểm định cho thấy hệ số Sig. của chi<br />
phí đầu tư là 0,084 > 0,05 và hệ số Sig. của lợi<br />
nhuận là 0,008 < 0,05.<br />
<br />
cạnh đó, lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa khu<br />
vực Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn (20,8<br />
triệu đồng/ha/vụ) so với lợi nhuận của nông dân<br />
làm lúa khu vực Miền Trung (17,9 triệu<br />
đồng/ha/vụ) (Kết quả kiểm định T-test<br />
(Independent Samples T test) cho thấy có sự khác<br />
biệt (α=5%) về chi phí đầu tư và lợi nhuận của<br />
nông dân sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu<br />
Long và Miền Trung, giá trị Sig. của chi phí đầu<br />
tư là 0,010 < 0,05 và Sig. của lợi nhuận là 0,011 <<br />
0,05). Trong sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng<br />
miền khác nhau, đối với khu vực Đồng bằng sông<br />
Cửu Long sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn,<br />
tập trung, dễ dàng áp dụng cơ giới hóa và các tiến<br />
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.<br />
<br />
Phân tích theo 2 vùng khảo sát đánh giá hiệu quả<br />
đầu tư trong sản xuất lúa của nông hộ, nông dân<br />
sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có<br />
chi phí đầu tư cao hơn 20,8 triệu đồng/ha/vụ so<br />
với vùng Miền Trung là 18,0 triệu đồng/ha. Bên<br />
<br />
Bảng 3. Chi phí đầu tư, lợi nhuận trong sản xuất lúa theo 3 vùng sinh thái<br />
<br />
Vùng 1<br />
<br />
Vùng 2<br />
<br />
Vùng 3<br />
<br />
Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/vụ)<br />
<br />
18,5<br />
<br />
23,5<br />
<br />
18,1<br />
<br />
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)<br />
<br />
18,4<br />
<br />
23,5<br />
<br />
18,1<br />
<br />
(Hệ số Sig. của chi phí đầu tư và của lợi nhuận bằng = 0,000, mức ý nghĩa 5%)<br />
<br />
5<br />
<br />