Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA GÂY TÊ<br />
NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG DƯỚI<br />
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TP.HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Văn Chừng*, Trần Đỗ Anh Vũ**, Nguyễn Thị Thanh Ngọc **, Nguyễn Văn Chinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trong và sau mổ được áp dụng rộng rãi trên<br />
thế giới từ nhiều thập niên qua. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp này làm giảm<br />
những biến chứng trong và sau mổ, giảm tỉ lệ tử vong sau mổ của các phẫu thuật nặng.<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả giảm đau trong và sau mổ của phương pháp GTNMC với sự<br />
phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương cho phẫu thuật lớn vùng bụng dưới.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Từ tháng 10/2012 đến tháng 06/2013 tại Bệnh viện Bình Dân<br />
TPHCM, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 37 trường hợp ASA từ 1 đến 3, phẫu thuật lớn vùng bụng dưới với<br />
gây mê toàn diện kết hợp GTNMC để giảm đau trong và sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu: 56,1 ± 13,6 tuổi (25 – 85). Thời gian gây mê phẫu thuật<br />
217,1 ± 107,7 (80 - 480) phút. Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, rất<br />
ít sử dụng thêm opioids tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê, chỉ có 5 trường hợp cần sử dụng thêm thuốc giảm đau<br />
opioids trong mổ. Thuốc mê hô hấp duy trì trong mổ < 1 MAC. Không có tai biến nặng liên quan catheter NMC<br />
và tử vong chu phẫu trong nghiên cứu.<br />
Kết luận: Kết quả cho thấy phương pháp GTNMC phối hợp gây mê là kỹ thuật an toàn cho phẫu thuật vùng<br />
bụng dưới, với hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ tốt, không có những tai biến và biến chứng nặng.<br />
Từ khóa: gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật vùng bụng dưới.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFICIENCY AND SATISFACTION OF EPIDURAL<br />
IN LOWER ABDOMINAL SURGERY AT BINH DAN HOSPITAL<br />
Nguyen Van Chung, Tran Do Anh Vu, Nguyen Thi Thanh Ngoc, Nguyen Van Chinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 82 - 90<br />
Background: Epidural for intra and postoperative pain relief has been widely used in the world for many<br />
decades. Previous studies have shown that this method may reduce complications, and decrease the mortality in<br />
severe cases.<br />
Objectives: The present study investigates the safety and the efficacy of epidural combined local anaesthetics<br />
and opioids in major lower abdominal surgery.<br />
Methods: descriptive, cross-sectional study. 37 ASA physical status 1 - 3 patients undergoing major surgery<br />
of the lower abdomen with a combined general anaesthesia and epidural postoperative analgesia were studied at<br />
Binh Dan hospital from 2012 October to 2013 March.<br />
Results: Average ages: 56.1 ± 13.6 years (25 – 85). Duration of surgery: 217.1 ± 107.7 (80 - 480) minutes.<br />
In most cases, the patients had no negative responses to the stimulus provided during the surgical procedure.<br />
Anesthesiologists rarely needed to administer intravenous opioids except a conductive dose. There were only five<br />
* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Bình Dân Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0903885497<br />
Email: chinhnghiem2006@yahoo.com<br />
<br />
82<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cases which more opioids were used during on operation. Anesthesia was maintained with less than 1 MAC of<br />
inhalation anesthetics. With regards to epidurals in this study, there were no severe complications or mortality.<br />
Conclusions: The results illustrate that a combined general - epidural anesthesia technique is safe for lower<br />
abdominal surgery with both efficient anesthesia and satisfactory pain relief. There were no serious complications<br />
involved in this process.<br />
Keyword: epidural, lower abdominal surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giảm đau luôn là vấn đề được bệnh nhân<br />
(BN) và thầy thuốc quan tâm, đặc biệt trong lĩnh<br />
vực ngoại khoa. Đau tạo nên nỗi sợ hãi cho bệnh<br />
nhân khi phải đi mổ làm ảnh hưởng đến kết quả<br />
hồi phục sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Như<br />
vậy, việc lựa chọn một phương pháp vô cảm<br />
phù hợp và thực hiện tốt việc giảm đau trong và<br />
sau mổ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân trong<br />
cuộc mổ và phục hồi sức khỏe sau mổ. Đồng<br />
thời, giúp bệnh nhân vận động trở lại sớm, hạn<br />
chế được nhiều biến chứng, góp phần vào sự<br />
thành công của phẫu thuật và có thể rút ngắn<br />
thời gian nằm viện.<br />
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho<br />
thấy Phương pháp giảm đau bằng GTNMC làm<br />
giảm những biến chứng trong và sau mổ, cải<br />
thiện tình trạng phục hồi chức năng sau mổ và<br />
giảm tỉ lệ tử vong sau mổ của các phẫu thuật<br />
nặng. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa thuốc tê<br />
và thuốc giảm đau trung ương dùng trong<br />
GTNMC bằng cách dùng bơm tiêm điện cũng đã<br />
cho thấy những ưu điểm, thuận lợi rõ rệt như cải<br />
thiện chất lượng giảm đau do đó giảm bớt được<br />
liều lượng sử dụng của cả hai nhóm thuốc, giảm<br />
tai biến ngộ độc thuốc, duy trì nồng độ thuốc ổn<br />
định, giảm tải công việc cho người làm công tác<br />
hồi sức sau mổ, tránh được tác dụng ức chế giao<br />
cảm ngắt quãng do chích từng liều.(1, 8, 9)<br />
Đối với các phẫu thuật lớn vùng bụng dưới,<br />
thời gian mổ kéo dài, trên các đối tượng có các<br />
bệnh lý tim mạch, hô hấp kèm theo… với nhiều<br />
nguy cơ trong và sau phẫu thuật, ngoài các vấn<br />
đề về ngoại khoa, đau được ví như một dấu hiệu<br />
sinh tồn cần phải được quan tâm đúng mức.<br />
Những trường hợp như vậy, việc đặt một ống<br />
thông nhỏ (catheter) vào khoang ngoài màng<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
cứng (NMC) vừa là phương pháp vô cảm và<br />
giảm đau trong mổ, vừa giảm đau sau mổ liên<br />
tục rất tiện lợi.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá sự an toàn và hiệu quả giảm đau<br />
trong và sau mổ của phương pháp GTNMC với<br />
sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung<br />
ương cho phẫu thuật lớn vùng bụng dưới.<br />
Xác định tỷ lệ các tai biến, biến chứng và<br />
mức độ hài lòng của bệnh nhân của phương<br />
pháp giảm đau.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng<br />
BN có chỉ định phẫu thuật lớn vùng bụng<br />
dưới tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM.<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, II, III.<br />
Không có chống chỉ định GTNMC: Tiền sử<br />
dị ứng thuốc tê hoặc thuốc họ opioids; Có dị<br />
dạng, bệnh lý cột sống; Rối loạn đông máu;<br />
Nhiễm trùng tại chỗ chọc kim; Có bệnh lý của hệ<br />
thần kinh trung ương, tăng áp lực nội sọ…<br />
Bệnh nhân đồng ý hợp tác với thầy thuốc để<br />
tiến hành gây tê khi mổ và giảm đau bằng<br />
catheter ngoài màng cứng<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các bệnh nhân không thuộc nhóm nghiên<br />
cứu bao gồm:<br />
Bệnh nhân đang nhiễm trùng toàn thân,<br />
đang ở trong tình trạng sốc hay thiếu khối lượng<br />
tuần hoàn<br />
Không thực hiện chọc dò NMC được<br />
Bệnh nhân không giao tiếp được<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Thu thập thiếu số liệu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, tiền<br />
cứu<br />
Phương tiện theo dõi và hồi sức: Nguồn<br />
dưỡng khí, ống nghe tim phổi; Máy đo HA động<br />
mạch, nhiệt độ, kim luồn 20G, 18G…; Bộ dụng<br />
cụ cấp cứu: ống nội khí quản, đèn soi thanh<br />
quản, ambu bag…Dụng cụ theo dõi bệnh nhân:<br />
máy monitor…<br />
Dụng cụ tê NMC<br />
Bộ GTNMC với kim Touhy số 18 có kèm<br />
theo catheter và bộ nối<br />
Hộp đựng dụng cụ gây tê đã vô khuẩn: gồm<br />
ống chích thủy tinh 10ml, 20ml, ống chích nhựa<br />
5ml, 10ml, 20ml, gòn gạc, khăn lỗ<br />
Máy bơm tiêm điện liên tục<br />
Găng tay vô trùng<br />
Thuốc và dịch truyền<br />
<br />
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng tư thế cong<br />
lưng tôm. Mốc chọc dò là khoảng liên đốt sống<br />
L2-L3 hoặc L3-L4.<br />
Người thực hiện rửa tay, mang găng, sát<br />
trùng bằng Betadin, trải khăn lỗ.<br />
Tê tại chỗ TL 3-4 hoặc TL 2-3 với Lidocaine<br />
2% 2ml. Tê NMC TL 3-4 hoặc TL 2-3 với độ sâu<br />
khoang NMC tùy theo BN.<br />
Xác định khoang ngoài màng cứng bằng kỹ<br />
thuật « mất sức cản », luồn catheter vào khoang<br />
NMC với độ sâu 3 – 5 cm. Bơm liều test bằng<br />
hỗn hợp 3ml Lidocain 1,5% và epinephrine<br />
1/200.000.<br />
Sau khi xác định catheter đúng vào khoang<br />
NMC. Tiến hành gây mê toàn diện có đặt ống<br />
nội khí quản (NKQ) cho bệnh nhân.<br />
Truyền liên tục trong mổ hỗn hợp:<br />
Bupivacaine 0,1% + Fantanyl 4 mcg/1ml với vận<br />
tốc 4-8ml/giờ.<br />
<br />
Thuốc tê: Lidocaine 2% 2ml; Bupivacain<br />
(Marcain) 0,5%, 20ml.<br />
<br />
Sau mổ, vẫn tiếp tục truyền liên tục hỗn hợp<br />
Bupivacaine 0,1% + Fantanyl 4 mcg/1ml với vận<br />
tốc 4-8ml/giờ.<br />
<br />
Thuốc khác: Fentanyl 100mcg (2ml),<br />
Ephedrine 1ml, 30mg; Adrenaline 1ml, 1mg;<br />
Atropine 1ml, 0,25mg…và dịch truyền.<br />
<br />
Theo dõi dấu sinh tồn của BN trước, trong và<br />
sau khi thực hiện thủ thuật, xử lý những rối loạn<br />
khi cần, bao gồm :<br />
<br />
Phương thức tiến hành<br />
<br />
Tại phòng mổ: sau khi gây tê, theo dõi: mạch,<br />
HA, nhịp thở, tri giác.<br />
<br />
Thăm khám, giải thích và chuẩn bị BN như<br />
một cuộc gây mê bình thường: thăm khám<br />
tiền mê, đặc biệt vùng lưng, cột sống, các chức<br />
năng vận động…kiểm tra các xét nghiệm<br />
thường qui, các yếu tố đông máu, X quang<br />
phổi, điện tâm đồ…<br />
Đánh giá, phân loại nguy cơ theo ASA, kiểm<br />
tra những chỉ định và chống chỉ định của<br />
GTNMC<br />
Thực hiện phương pháp GTNMC<br />
Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng<br />
kim luồn 20G hay 18G, dung dịch NaCl 0,9% hay<br />
Lactate Ringer.<br />
Kiểm tra mạch (M), huyết áp (HA), nhịp thở,<br />
có thể gắn monitor theo dõi sinh hiệu, cho BN<br />
thở oxy 2-3 lít/phút.<br />
<br />
84<br />
<br />
Trong mổ: theo dõi các chỉ số M, HA, các<br />
đáp ứng về độ mê với các kích thích phẫu<br />
thuật khác nhau.<br />
Sau mổ: tiếp tục duy trì giảm đau qua<br />
catheter NMC bằng bơm điện liên tục. Ghi<br />
nhận và đánh giá các yếu tố cần nghiên cứu:<br />
mức tê, độ liệt… Khi bệnh nhân về trại, thăm<br />
khám BN vào những giờ nhất định trong ngày<br />
theo phác đồ nghiên cứu, và thăm khám ngay<br />
lập tức các vấn đề liên quan đến catheter<br />
NMC để đưa ra hướng xử tríc. Ghi nhận cảm<br />
tưởng của BN và các biến chứng muộn như bí<br />
tiểu, đau lưng, đau đầu…<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Đánh giá kết quả<br />
Ghi nhận những khó khăn, thuận lợi của<br />
phương pháp GTNMC giảm đau trong và sau<br />
mổ.<br />
Đánh giá tỉ lệ % của các yếu tố cần khảo sát<br />
theo mẫu nghiên cứu<br />
Đánh giá tính hiệu quả, tính an toàn của<br />
GTNMC trong và sau mổ<br />
Đánh giá mức độ mất cảm giác, thang điểm<br />
đau (VAS), hiệu quả trong cuộc mổ… theo phiếu<br />
thu thập số liệu<br />
Thang điểm đau (VAS = Visual Analog<br />
Scale): từ 8 đến 10 điểm đau (đau nhiều nhất)<br />
Đánh giá phong bế vận động: đánh giá theo<br />
thang điểm Bromage<br />
Độ IV: cử động các khớp háng, gối và bàn<br />
chân bình thường<br />
Độ III: không thể nhấc cẳng chân lên, cử<br />
động được khớp gối và bàn chân<br />
Độ II: không gấp được khớp gối, chỉ cử động<br />
được bàn chân<br />
Độ I: không thể cử động được các khớp<br />
háng, gối và bàn chân<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điều trị nhưng đáp ứng với điều trị; Nôn và<br />
buồn nôn không đáp ứng điều trị<br />
Rối loạn bàng quang: Tiểu bình thường; Phải<br />
chườm nóng mới tiểu được; Phải đặt thông tiểu<br />
Các tác dụng ngoại ý khác: Dị ứng: ngứa, nổi<br />
mẩn; Đau đầu, đau lưng: thời gian xuất hiện, kéo<br />
dài, kết thúc; Lạnh run…<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Thu thập số liệu: Các BN có đủ tiêu chuẩn,<br />
được chọn vào mẫu nghiên cứu đều được ghi<br />
nhận các dự kiện theo một mẫu nghiên cứu khoa<br />
học thống nhất.<br />
Phương pháp xử lý các số liệu: Căn cứ vào<br />
các dữ liệu, các chi tiết thu thập được từ phiếu<br />
nghiên cứu. Xử lý các dữ liệu: phần mềm thống<br />
kê SPSS 13.0 for Windows.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 10/2012 đến tháng 06/2013 tại Bệnh<br />
Viện Bình Dân TPHCM, chúng tôi đã tiến hành<br />
thực hiện và theo dõi 37 trường hợp phẫu thuật<br />
lớn vùng bụng dưới với gây mê toàn diện kết<br />
hợp GTNMC để giảm đau trong và sau phẫu<br />
thuật. Kết quả thu thập và phân tích như sau:<br />
<br />
Phát hiện và cử trí những rối loạn khi cần<br />
<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Ghi nhận các tác dụng ngoại ý, các tai biến<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân<br />
<br />
Về hô hấp:<br />
Thở bình thường, tấn số thở > 10 lần/phút<br />
Thở ngáy, tần số thở > 10 lần/phút<br />
Thở không đều, nông, tắc nghẽn, co kéo hoặc<br />
tần số thở < 10 lần/phút<br />
Thở ngắt quãng hoặc ngừng thở<br />
Các TH 3 và 4 hoặc tần số thở 1-3<br />
>3-5<br />
>5-8<br />
>8-10<br />
<br />
Giờ 0<br />
(tỉnhtáo)<br />
0<br />
5<br />
27<br />
5<br />
0<br />
<br />
Giờ<br />
4<br />
0<br />
15<br />
21<br />
1<br />
0<br />
<br />
Giờ<br />
8<br />
0<br />
19<br />
17<br />
1<br />
0<br />
<br />
Giờ<br />
16<br />
1<br />
20<br />
15<br />
1<br />
0<br />
<br />
Giờ<br />
24<br />
1<br />
25<br />
10<br />
1<br />
0<br />
<br />
Giờ<br />
36 - 72<br />
1<br />
28<br />
3<br />
0<br />
0<br />
<br />
Có 5 trường hợp rút catheter sớm sau 1 ngày<br />
<br />
Đặc điểm về kỹ thuật<br />
Bảng 4: Các thông số về đặc điểm kỹ thuật<br />
Đặc điểm về kỹ thuật<br />
<br />
mê, có 5 trường hợp cần sử dụng thêm thuốc<br />
duy trì trong mổ < 1 MAC.<br />
<br />
khi gây tê làm mức cơ bản của BN.<br />
<br />
Khoảng cách<br />
từ da đến<br />
khoang NMC<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả giảm đau trong và sau<br />
phẫu thuật<br />
<br />
HA TB<br />
<br />
Chúng tôi lấy các thông số về M và HA trước<br />
<br />
Đường chọc<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
24,3%<br />
13,5%<br />
2,7%<br />
<br />
Mạch<br />
<br />
(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê, P < 0,05.<br />
<br />
Thời gian làm thủ<br />
thuật (phút)<br />
<br />
Số trường hợp<br />
9<br />
5<br />
1<br />
<br />
Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng đủ nhu<br />
<br />
Bảng 3: Thay đổi sinh hiệu của bệnh nhân<br />
Thay đổi sinh hiệu<br />
Trước gây tê (tỉnh táo)<br />
Trước rạch da<br />
Trong mổ<br />
Sau mổ (vừa hồi tỉnh)<br />
<br />
Biến chứng<br />
Buồn nôn - nôn<br />
Đau đầu<br />
Đau lưng<br />
<br />
vì lý do bệnh nhân sốt cao (2 trường hợp), và do<br />
Tỷ lệ (%)<br />
37,8<br />
43,2<br />
18,9<br />
21,6<br />
78,4<br />
13,5<br />
40,5<br />
45,9<br />
<br />
Tai biến - Biến chứng<br />
Không có tai biến nặng ghi nhận trong<br />
nghiên cứu này.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi không ghi<br />
nhận trường hợp nào bị tụt HA trầm trọng cần<br />
phải xử lý, cũng không có trường hợp nào bị suy<br />
<br />
catheter bị sút (1 trường hợp), tắc nghẽn (2<br />
trường hợp).<br />
Phong bế vận động: đánh giá theo thang điểm<br />
Bromage:<br />
Chỉ có 1 trường hợp bị liệt hoàn toàn 2 chi<br />
dưới (Bromage I) vào giờ thứ 4, sau khi giảm liều<br />
thì phục hồi vận động. 5 trường hợp yếu nhẹ ở 1<br />
hoặc 2 chi dưới (Bromage III). Các trường hợp<br />
còn lại đa số chỉ có cảm giác dị cảm nhẹ.<br />
<br />
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân<br />
Bảng 7: Mức độ hài lòng của bệnh nhân<br />
Mức độ hài long<br />
Số trường hợp<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
23<br />
62,2<br />
<br />
Khá<br />
8<br />
21,6<br />
<br />
TB<br />
6<br />
16,2<br />
<br />
Kém<br />
0<br />
0<br />
<br />
hô hấp phải điều trị ở giai đoạn sau mổ.<br />
<br />
86<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />