T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA<br />
CÁC PHÂN ĐOẠN CHIẾT XUẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN LẬP<br />
TỪ QUẢ CÂY DỨA DẠI (PANDANUS ODORATISSIMUS L. F.)<br />
Nguyễn Công Thùy Trâm*; Ninh Thế Sơn**; Nguyễn Mạnh Cường**<br />
Nguyễn Thị Cúc***; Đỗ Thị Thảo***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro của một số phân đoạn chiết và hợp chất<br />
phân lập từ quả cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus L. f.). Phương pháp: đánh giá tác dụng<br />
chống oxy hóa theo phương pháp loại gốc tự do (GTD) DPPH và ức chế quá trình peroxy hóa<br />
lipid (MDA) của 4 nhóm phân đoạn chiết, bao gồm n-hexan (PO-A), cloroform (PO-B), ethyl<br />
acetat (PO-C), nước (PO-D) và 4 hợp chất phân lập được từ phân đoạn chiết cloroform, bao<br />
gồm vanillin, (+)-pinoresinol, (+)-syringaresinol, (+)-medioresinol. Kết quả: trong thử nghiệm<br />
DPPH, giá trị SC50 của các phân đoạn chiết n-hexan, cloroform, ethyl acetat, nước lần lượt là<br />
81,24 µg/ml; 15,54 µg/ml; 19,30 µg/ml và 97,63 µg/ml, trong khi giá trị này cho các hợp chất<br />
phân lập là vanillin > 100 µg/ml, (+)-pinoresinol 7,5 µg/ml, (+)-syringaresinol 16,53 µg/ml,<br />
(+)-medioresinol 5,93 µg/ml, so với chất đối chứng dương axít ascorbic 5,93 µg/ml. Trong thử<br />
nghiệm peroxy hóa lipid (MDA), giá trị IC50 của các phân đoạn chiết lần lượt là n-hexan<br />
66,06 µg/ml, cloroform 8,07 µg/ml, ethyl acetat 26,79 µg/ml, nước 106,43 µg/ml so với chất đối<br />
chứng dương trolox 12,01 µg/ml và các hợp chất phân lập vanillin và (+)-syringaresinol > 100 µg/ml,<br />
(+)-pinoresinol 11,04 µg/ml, (+)-medioresinol 5,82 µg/ml so với chất đối chứng dương trolox<br />
11,06 µg/ml. Kết luận: trên mô hình thử nghiệm in vitro chống oxy hóa DPPH và peroxy hóa<br />
lipid, phân đoạn chiết cloroform và hai hợp chất lignan (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol phân<br />
lập từ quả cây Dứa dại có tác dụng tốt nhất.<br />
* Từ khóa: Dứa dại; Peroxy hóa lipid; Hoạt tính chống oxy hóa.<br />
<br />
Antioxidant Activity of Extracts and Components from the Fruits<br />
of the Pandanus Odoratissimus L. f. in Vitro Model<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate in vitro antioxidant activity of extracts and components produced<br />
from the fruits of Pandanus odoratissimus. Methods: Antioxidant activity of extracts, including nhexane (PO-A), chloroform (PO-B), ethyl acetate (PO-C), aqueous (PO-D) and isolated compounds,<br />
comprising vanillin, (+)-pinoresinol, (+)-syringaresinol, (+)-medioresinol, produced from the fruits<br />
of Pandanus odoratissimus were examined by in vitro measurements of DPPH-radical<br />
scavenging and inhibition of lipid peroxydation (MDA). Results: With regards to DPPH experiments,<br />
* Đại học Đà Nẵng<br />
** Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên<br />
*** Viện Công nghệ Sinh học<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thị Thảo (thaodo@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 03/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017<br />
<br />
5<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
SC50 values of n-hexane, chloroform, ethyl acetate, aqueous extracts showed 81.24 µg/mL,<br />
15.54 µg/mL, 19.30 µg/mL and 97.63 µg/mL, respectively, whereas those ones of isolated<br />
compounds was to be vanillin > 100 µg/mL, (+)-pinoresinol 7.5 µg/mL, (+)-syringaresinol 16.53 µg/mL,<br />
(+)-medioresinol 5.93 µg/mL, when compared to positive control ascorbic acid 5.93 µg/mL.<br />
Of lipid peroxidation (MDA) experiments, IC50 levels of extracts revealed the values of n-hexane<br />
66.06 µg/mL, chloroform 8.07 µg/mL, ethyl acetate 26.79 µg/mL, aqueous 106.43 µg/mL in<br />
comparison with the positive control trolox 12.01 µg/mL, whereas purified compounds vanillin<br />
and (+)-syringaresinol > 100 µg/mL, (+)-pinoresinol 11.04 µg/mL, (+)-medioresinol 5.82 µg/mL<br />
were in comparison with positive control trolox 11.06 µg/mL. Conclusion: Based on antioxidant<br />
DPPH-radical scavenging and inhibition of lipid peroxydation for Pandanus odoratissimus fruits,<br />
the chloroform extract and two lignan compounds (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol exhibited the<br />
significant values.<br />
* Keywords: Pandanus odoratissimus; Lipid peroxydation; Antioxidant activity.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gốc tự do là những nguyên tử, nhóm<br />
nguyên tử hoặc phân tử ở lớp ngoài cũng<br />
có electron không ghép đôi, dễ dàng tham<br />
gia vào phản ứng hóa học với các hợp<br />
chất như protein, lipid, carbohydrat, ADN…<br />
trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự rối<br />
loạn, mất cân bằng quá trình sinh hóa và<br />
là nguồn gốc của sự lão hóa, là nguyên<br />
nhân chính gây ra nhiều loại bệnh về gan,<br />
tim mạch, mắt, da, hệ miễn dịch, ung thư<br />
và các bệnh thần kinh. Trong nhiều<br />
nghiên cứu khoa học, phương pháp xác<br />
định hoạt tính chống oxy hóa bằng việc<br />
thử nghiệm các hợp chất, hay dược liệu<br />
có khả năng ức chế DPPH (1,1-diphenyl2-picrylhydrazyl) và ức chế quá trình<br />
peroxy hóa lipid (thử nghiệm MDA) được<br />
coi là phương pháp nhanh chóng, ổn<br />
định, đơn giản và chính xác cao [9, 11].<br />
Hiện nay, việc tìm ra các hợp chất có<br />
khả năng chống oxy hóa có nguồn gốc từ<br />
thiên nhiên thay thế hợp chất được tổng<br />
hợp hóa học nhằm hạn chế nguy cơ ung<br />
thư do các chất tổng hợp gây ra đang trở<br />
thành phương pháp hữu hiệu. Một số loại<br />
quả ăn dễ trồng, sử dụng như những vị<br />
6<br />
<br />
thuốc quý trong chống oxy hóa (kìm hãm<br />
sự phát triển và tiêu diệt GTD) như quả<br />
Nhàu (Morindacitrifolia), Xoài (Mangifera<br />
indica),<br />
Mướp<br />
đắng<br />
(Momordica<br />
charantia) hay Dâu tây (Vaccinium<br />
corymbosum) [7].<br />
Cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus<br />
L. f.) thuộc họ Pandanaceae, là loại cây<br />
tiểu mộc, một lá mầm, cao từ 3 - 5 m,<br />
thân to 15 cm, lá dài rộng và có gai, quả<br />
rộng 19 cm, dài 27 cm, phân bố nhiều ở<br />
ven biển các tỉnh miền Trung [3]. Quả của<br />
loài cây này thường được sử dụng trong<br />
các bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh<br />
như tiểu buốt, trĩ [4]. Về thành phần hóa<br />
học, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy chi<br />
Pandanus có các lớp chất lignan,<br />
monoterpen và sesquiterpen, alkaloid,<br />
các dẫn xuất benzofuran và axít mạch<br />
thẳng [4]. Về hoạt tính sinh học, nghiên<br />
cứu về hoạt tính chống oxy hóa từ cao<br />
chiết rễ và lá cây Dứa dại chỉ ra tác dụng<br />
hữu hiệu của hai bộ phận này [ 6]. Trong<br />
nghiên cứu trước, chúng tôi công bố kết<br />
quả phân lập và xác định cấu trúc hóa<br />
học 4 hợp chất, bao gồm một hợp chất<br />
phenolic vanillin (1) và 3 hợp chất lignan:<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
(+)-pinoresinol (2), (+)-syringaresinol (3)<br />
và (+)-medioresinol (4), được tách từ quả<br />
của cây Dứa dại [2]. Các hợp chất với bộ<br />
khung lignan được coi là tác nhân chống<br />
oxy hóa - bảo vệ tế bào gan [5]. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục đánh<br />
giá và sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa<br />
của phân đoạn chiết và 4 hợp chất phân<br />
lập trên từ quả Dứa dại với mục đích bổ<br />
sung nguồn dữ liệu về tác dụng của loài<br />
này trong hỗ trợ điều trị bệnh.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
* Vật liệu nghiên cứu:<br />
- Mẫu quả cây Dứa dại (P. odoratissimus<br />
L. f.) được thu hái vào 9 - 2013 tại khu<br />
vực ven biển Lăng Cô, Thừa Thiên Huế.<br />
Mẫu nguyên liệu được nhà thực vật Ngô<br />
Văn Trại, nguyên cán bộ Viện Dược liệu,<br />
định tên khoa học. Tiêu bản số C-516<br />
được lưu giữ tại Phòng Hoạt chất sinh<br />
học, Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên.<br />
- Hoá chất và dụng cụ: 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl (DPPH), axít thiobarbituric<br />
(TBA), chất đối chứng tham khảo: axít<br />
ascorbic và trolox, dimethylsulfoside<br />
(DMSO), đệm phosphat hoặc KCl, axít<br />
tricloacetic (TCA, Fisher), FeSO4, H2O2,<br />
đĩa Elisa, pipet, Eppendorf, máy đo OD<br />
Microplate Reader, cân phân tích và các<br />
thiết bị phụ trợ khác.<br />
- Động vật: chuột thuần chủng dòng<br />
BALB/c khoẻ mạnh, không mắc bệnh, do<br />
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm<br />
Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung<br />
cấp, được nuôi trong cùng điều kiện tại<br />
Phòng Thử nghiệm Sinh học, Viện Công<br />
nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học<br />
<br />
và Công nghệ Việt Nam. Chuột được cho<br />
ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống<br />
tự do.<br />
* Tách chiết các hợp chất từ quả cây<br />
Dứa dại:<br />
Mẫu quả cây Dứa dại (3,5 kg) được<br />
loại bỏ phần hỏng, xay nhỏ, ngâm chiết<br />
với metanol (3 x 2,5 lít) ở nhiệt độ phòng.<br />
Cô quay cất loại dung môi thu được cao<br />
tổng methanol (320 g) (PO). Cao tổng này<br />
được thêm nước cất và chiết phân bố lần<br />
lượt với các dung môi n-hexan, CHCl3,<br />
EtOAc, thu được phân đoạn chiết tương<br />
ứng PO-A (56,7 g, n-hexan), PO-B (24,4 g,<br />
clorofom), PO-C (12 g, EtOAc), còn lại là<br />
dịch nước PO-D. Phân đoạn chiết<br />
cloroform PO-B được tiến hành phân tách<br />
trên sắc ký cột silica gel pha thường với<br />
hệ dung môi rửa giải là n-hexan:etyl<br />
axetat gradient (20:1, v/v) thu được<br />
12 nhóm phân đoạn từ PO-1B đến PO-12B.<br />
Tiếp tục phân tách các phân đoạn 5B, 9B<br />
và 11B, 12B trên bằng sắc ký cột silica<br />
gel pha thường với hệ dung môi rửa giải<br />
là n-hexan:axeton, thu được bốn hợp<br />
chất 1 (20 mg), 2 (35 mg), 3 (260 mg) và<br />
4 (15 mg) từ các phân đoạn trên tương<br />
ứng. Các hợp chất thu được đã được xác<br />
định cấu trúc hóa học bằng phổ APCI-MS,<br />
1<br />
H-NMR, 13C-NMR và định tên tương ứng<br />
lần lượt là vanillin (1), (+)-pinoresinol (2),<br />
(+)-syringaresinol (3) và (+)-medioresinol<br />
(4) [2].<br />
2. Mô hình in vitro thử tác dụng<br />
chống oxy hóa.<br />
* Xác định khả năng loại bỏ GTD<br />
DPPH:<br />
Tiến hành thực nghiệm theo phương<br />
pháp của Yuvaraj và CS (2013) [11] có<br />
7<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng<br />
thí nghiệm. Mẫu thử được pha dung dịch<br />
gốc trong DMSO ở nồng độ 2 mg/ml. Sau<br />
đó pha thành dải nồng độ: 200; 100; 50;<br />
25; 12,5 µg/ml với nước cất khử ion.<br />
Tương tự, axít ascorbic (đối chứng<br />
dương) pha với nồng độ 100; 50; 25;<br />
12,5; 6,25 µg/ml. DPPH pha trong<br />
methanol (100%) ở nồng độ 0,25 µM. Hút<br />
1 ml mẫu nghiên cứu đã pha ở các nồng<br />
độ vào ống thủy tinh. Mỗi nồng độ thử<br />
chất lặp lại 2 lần. Thêm 1 ml dung dịch<br />
DPPH đã chuẩn bị ở trên vào các ống đã<br />
có sẵn mẫu nghiên cứu. Ống không có<br />
mẫu thử, chỉ có 1 ml nước và 1 ml DPPH<br />
làm đối chứng âm. Ủ ở nhiệt độ phòng<br />
trong 30 phút. Xác định độ hấp thụ của<br />
dung dịch sau phản ứng tại bước sóng<br />
517 nm trên máy đọc Elisa. Vì mẫu<br />
nghiên cứu và dung dịch DPPH đưa vào<br />
ống theo tỷ lệ 1:1, nên nồng độ mẫu<br />
nghiên cứu trong ống có DPPH sẽ giảm<br />
đi một nửa còn 100; 50; 25; 12,5; 6,25<br />
µg/ml. Nồng độ axít ascorbic (VitC) trong<br />
ống có DPPH sẽ giảm đi một nửa còn 50;<br />
25; 12,5; 6,25; 3,125 µg/ml. Giếng có<br />
dung môi hòa mẫu nghiên cứu và dung<br />
dịch DPPH được xem là giếng đối chứng.<br />
Giếng có sử dụng axít ascorbic là chất đối<br />
chứng tham khảo. Khả năng trung hòa<br />
GTD (Scavenging Activities - SA) sinh ra<br />
từ DPPH của mẫu thử được tính theo<br />
công thức sau:<br />
% SA = (ODđối chứng - ODmẫu thử)*100/ODđối chứng (%).<br />
<br />
Trong đó: ODđối chứng: độ hấp thụ tại<br />
giếng không chứa chất thử.<br />
ODmẫu<br />
chất thử.<br />
8<br />
<br />
thử:<br />
<br />
độ hấp thụ tại giếng chứa<br />
<br />
Kết quả báo cáo bằng giá trị SC50<br />
(Scavenging Concentration ở 50% - nồng<br />
độ trung hòa được 50% GTD của DPPH)<br />
và xác định bằng phần mềm Table Curve<br />
2Dv4.<br />
* Xác định khả năng ức chế quá trình<br />
peroxy hóa lipid:<br />
Tiến hành thực nghiệm theo phương<br />
pháp của Stroev E.A và CS (1998) [9] có<br />
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng<br />
thí nghiệm. Tách não chuột và nghiền<br />
đồng thể trong dung dịch đệm phosphat<br />
(pH = 7,4) theo tỷ lệ 1:10 ở nhiệt độ<br />
0 - 4oC. Lấy 1 ml dịch đồng thể thêm vào<br />
0,1 ml mẫu thử ở các nồng độ và 0,8 ml<br />
đệm phosphat thêm 0,1 ml hệ Penton<br />
(FeSO4 0,1 mM:H2O2 15 mM theo tỷ lệ<br />
1:1). Ủ hỗn hợp ở 37oC trong 15 phút.<br />
Dừng phản ứng bằng 1 ml axít tricloacetic<br />
10%. Ly tâm 12.000 vòng trong 5 phút.<br />
Lấy dịch trong cho phản ứng với 1 ml axít<br />
thiobarbituric 0,8% (tỷ lệ 2:1). Ủ ở nhiệt<br />
độ 100oC trong 15 phút. Làm lạnh và đo ở<br />
bước sóng λ = 532 nm. Trolox được sử<br />
dụng làm chất đối chứng tham khảo.<br />
Công thức tính phần trăm hoạt tính<br />
chống oxy hoá:<br />
HTCO (%) = [(ODC - ODT)/ODC] × 100<br />
Trong đó: ODC: mật độ quang học của<br />
giếng chứng không có mẫu thử; ODT: mật<br />
độ quang học của mẫu thử.<br />
Kết quả báo cáo bởi giá trị IC50 và<br />
được xác định bằng phần mềm Table<br />
Curve 2Dv4. Giá trị này càng thấp, hoạt<br />
tính khử GTD càng mạnh.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả sàng lọc các phân đoạn chiết có hoạt tính chống oxy hóa in vitro<br />
theo mô hình loại bỏ GTD DPPH.<br />
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo mô hình loại bỏ GTD DPPH của<br />
các phân đoạn chiết từ quả Dứa dại:<br />
Bảng 1: Kết quả thử hoạt tính DPPH của các nhóm cao chiết.<br />
Nồng độ (µg/ml)<br />
<br />
PO-A<br />
<br />
PO-B<br />
<br />
PO-C<br />
<br />
PO-D<br />
<br />
100<br />
<br />
58,62 ± 1,08<br />
<br />
81,71 ± 0,10<br />
<br />
83,10 ± 0,10<br />
<br />
51,11 ± 0,30<br />
<br />
50<br />
<br />
34,01 ± 1,28<br />
<br />
79,42 ± 0,00<br />
<br />
82,13 ± 1,08<br />
<br />
25,59 ± 0,79<br />
<br />
25<br />
<br />
22,25 ± 0,79<br />
<br />
69,89 ± 1,48<br />
<br />
58,41 ± 1,97<br />
<br />
10,57 ± 0,98<br />
<br />
12,5<br />
<br />
9,25 ± 0,49<br />
<br />
32,34 ± 1,28<br />
<br />
34,91 ± 0,59<br />
<br />
4,03 ± 1,18<br />
<br />
SC50 (µg/ml)<br />
<br />
81,24<br />
<br />
15,54<br />
<br />
19,30<br />
<br />
97,63<br />
<br />
Hoạt tính loại bỏ GTD có sự khác biệt lớn giữa các phân đoạn chiết ở nồng độ 12,5;<br />
25; 50 và 100 µg/ml. So sánh giá trị SC50 của cao chiết ở các phân đoạn cho thấy ở quả<br />
Dứa dại, cao chiết có tác dụng chống oxy hóa theo thứ tự PO-D < PO-A < PO-C < PO-B.<br />
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo mô hình loại bỏ GTD DPPH của<br />
các hợp chất phân lập từ quả Dứa dại:<br />
Bảng 2: Kết quả thử hoạt tính DPPH của các hợp chất phân lập.<br />
Nồng độ (µg/ml)<br />
<br />
Chất 1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Axít ascorbic<br />
<br />
100<br />
<br />
36,10 ± 1,30<br />
<br />
88,43 ± 0,72<br />
<br />
77,50 ± 1,43<br />
<br />
80,73 ± 1,17<br />
<br />
50<br />
<br />
29,00 ± 0,65<br />
<br />
79,76 ± 1,63<br />
<br />
74,41 ± 1,11<br />
<br />
79,94 ± 1,50<br />
<br />
91,05 ± 0,26<br />
<br />
25<br />
<br />
24,53 ± 0,07<br />
<br />
70,03 ± 0,78<br />
<br />
65,61 ± 0,78<br />
<br />
79,07 ± 1,30<br />
<br />
90,51 ± 0,39<br />
<br />
12.5<br />
<br />
15,17 ± 1,83<br />
<br />
55,92 ± 1,43<br />
<br />
42,05 ± 1,24<br />
<br />
74,64 ± 0,26<br />
<br />
88,27 ± 0,52<br />
<br />
6.25<br />
<br />
4,29 ± 0,13<br />
<br />
47,12 ± 0,33<br />
<br />
29,55 ± 0,65<br />
<br />
50,58 ± 1,04<br />
<br />
51,98 ± 0,13<br />
<br />
SC50 (µg/ml)<br />
<br />
> 100<br />
<br />
7,50<br />
<br />
16,53<br />
<br />
5,93<br />
<br />
5,93<br />
<br />
Giá trị SC50 của hợp chất 1 - 4 lần lượt là > 100; 7,50; 16,53; 5,93 µg/ml. Như vậy,<br />
hợp chất 1 chưa thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, hợp chất 2 - 4 đều có hoạt tính<br />
chống oxy hóa mạnh ở các nồng độ nghiên cứu. Trong đó, chất 4 có hoạt tính chống<br />
oxy hóa tương đương với chất đối chứng.<br />
9<br />
<br />