51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP CỨU BỆNH NHÂN NẶNG TRONG 24 GIỜ<br />
NHẬP VIỆN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Nga - Nguyễn Anh Chi - Nguyễn Thị Xuân Hương (Trường ĐH Y – Dược – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Cấp cứu trong y tế là một hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời để cứu sống bệnh<br />
nhân (BN), hồi phục chức năng sống, hoặc làm giảm bớt đau đớn quá mức. Mục đích của cấp<br />
cứu là làm ổn định và thoát ra khỏi tình trạng bệnh đe dọa tính mạng hay thương tích có nguy cơ<br />
để lại di chứng lâu dài.<br />
Cấp cứu trong nhi khoa lại càng cần thiết và khẩn trương bởi tình trạng bệnh lí trẻ em<br />
thường cấp tính, diễn biến nhanh, cơ thể kém chịu đựng với tình trạng bệnh nặng. Theo nghiên<br />
cứu của ngành Nhi, khoảng 20% - 30% trẻ em đến khám tại các bệnh viện thường trong tình<br />
trạng cấp cứu và tử vong trước 24 giờ chiếm 51,7% - 78,9% so với tử vong chung [3]. Cấp cứu<br />
BN nặng có liên quan chặt chẽ đến tử vong, đặc biệt là tử vong trước 24 giờ.<br />
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này ở các địa phương khác. Nhưng các<br />
nghiên cứu về tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh nặng ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên chưa có<br />
nhiều. Chúng tôi đã tiến hành đề tài này với mục tiêu:<br />
- Nhận xét đặc điểm của BN nặng tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br />
Nguyên (BVĐKTWTN).<br />
- Bước đầu đánh giá hiệu quả xử trí cấp cứu trên BN nặng trong 24 giờ đầu nhập viện.<br />
2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả BN điều trị tại khoa Nhi BVĐKTWTN trong thời gian từ 10/2006 - 5/2007 được<br />
xác định trong tình trạng nặng, cần phải can thiệp cấp cứu theo tiêu chuẩn của WHO 1 và Viện<br />
Nhi Trung ương 2 .<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.<br />
- Chọn mẫu: Theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: Qua bệnh án điều trị. BN nặng vào viện được làm bệnh<br />
án, xử trí cấp cứu, làm các xét nghiệm và theo dõi trong 24 giờ.<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Tuổi: dưới 1 tháng, từ 1 đến dưới 12 tháng, 1 - 5 tuổi, 5 - 10 tuổi, 10 - 15 tuổi.<br />
- Giới: Nam, nữ.<br />
- Tình trạng bệnh nặng: viêm phổi (VP), viêm màng não mủ, sơ sinh (SS) non tháng, bệnh<br />
nặng khác.<br />
- Các xét nghiệm: nồng độ đường máu (thấp: < 2,2 mmol/l, bình thường: 2,2 - 10,0<br />
mmol/l, tăng > 10mmol/l), độ bão hòa oxi qua mạch đập (SpO2) ( 95%: tình trạng bệnh ổn định,<br />
94 - 90%: giảm nhẹ, 90 - 85%: giảm nặng, tính mạng BN bị đe dọa, < 85%: giảm rất nặng, nguy<br />
cơ tử vong), huyết sắc tố (Hb).<br />
- Hiệu quả can thiệp cấp cứu sau 24 giờ vào viện: Tốt, không thay đổi và xấu đi, tử vong.<br />
2.3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm EPI- INFO 6.04.<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Đặc điểm BN nặng khi vào cấp cứu<br />
* Đặc điểm lâm sàng:<br />
Bảng 1. Tuổi và giới của BN nặng<br />
Tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 1 tháng<br />
<br />
32<br />
<br />
15,24<br />
<br />
16<br />
<br />
7,62<br />
<br />
48<br />
<br />
22,85<br />
<br />
1 – 12 tháng<br />
<br />
75<br />
<br />
35,72<br />
<br />
43<br />
<br />
20,48<br />
<br />
118<br />
<br />
56,19<br />
<br />
1 – 5 tuổi<br />
<br />
30<br />
<br />
14,29<br />
<br />
8<br />
<br />
3,81<br />
<br />
38<br />
<br />
18,10<br />
<br />
5 – 10 tuổi<br />
<br />
1<br />
<br />
0,47<br />
<br />
2<br />
<br />
0,95<br />
<br />
3<br />
<br />
1,43<br />
<br />
10 – 15 tuổi<br />
<br />
1<br />
<br />
0,47<br />
<br />
2<br />
<br />
0,95<br />
<br />
3<br />
<br />
1,43<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
139<br />
<br />
66,19<br />
<br />
71<br />
<br />
33,81<br />
<br />
210<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Theo dõi 210 BN nặng gồm 139 BN nam và 71 BN nữ. Tỉ lệ BN nặng giảm<br />
dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi 1 – 12 tháng (56,19%), nam (66,19%), nữ (33,81%).<br />
Bảng 2. Chẩn đoán của các bệnh nặng khi vào viện<br />
Chẩn đoán<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
104<br />
<br />
49,5<br />
<br />
Viêm màng não mủ<br />
<br />
10<br />
<br />
4,76<br />
<br />
Sơ sinh non tháng<br />
<br />
64<br />
<br />
30,5<br />
<br />
Các bệnh khác<br />
<br />
34<br />
<br />
15,71<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
210<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: 49,5% trường hợp BN nặng vào viện bị VP, 30,5% là SS non tháng.<br />
Bảng 3. Chỉ số SpO2 của BN khi vào viện<br />
SpO2(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 85%<br />
<br />
31<br />
<br />
40,80<br />
<br />
85 - 90%<br />
<br />
18<br />
<br />
23,70<br />
<br />
90 - 95%<br />
<br />
11<br />
<br />
14,40<br />
<br />
> 95%<br />
<br />
16<br />
<br />
21,10<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
76<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Nhận xét: 79% BN có chỉ số SpO2 giảm, trong đó giảm rất nặng chiếm 40,8%.<br />
Bảng 4. Nồng độ đường máu và huyết sắc tố của BN nặng<br />
Chỉ số<br />
n<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Nồng độ đƣờng máu<br />
<br />
Nồng độ Hb<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
bình thường<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
bình thường<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
46<br />
33,3<br />
<br />
59<br />
42,8<br />
<br />
33<br />
23,9<br />
<br />
136<br />
64,8<br />
<br />
63<br />
30,0<br />
<br />
11<br />
5,2<br />
<br />
Nhận xét: 33,3% giảm đường máu, 64,8% BN giảm Hb, 5,2% BN bị cô đặc máu.<br />
3.2. Kết quả điều trị cấp cứu sau 24 giờ đầu vào viện<br />
2<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả chung về tình trạng BN sau can thiệp cấp cứu<br />
Tình trạng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
127<br />
<br />
60,5<br />
<br />
Không thay đổi và xấu đi<br />
<br />
39<br />
<br />
18,5<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
44<br />
<br />
21,0<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
210<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: 60,5% BN tốt lên, 18,5% BN tình trạng bệnh không thay đổi hoặc xấu đi. Đặc<br />
biệt, có 21% BN tử vong.<br />
Bảng 6. Hiệu quả của các biện pháp cấp cứu tới sự thay đổi SpO2<br />
Sau cấp cứu<br />
<br />
Khi vào<br />
<br />
SpO2 (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 85%<br />
<br />
31<br />
<br />
40,8<br />
<br />
2<br />
<br />
3,6<br />
<br />
85 - 95%<br />
<br />
29<br />
<br />
38,1<br />
<br />
12<br />
<br />
21,9<br />
<br />
> 95%<br />
<br />
16<br />
<br />
21,1<br />
<br />
41<br />
<br />
74,5<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
76<br />
<br />
100,0<br />
<br />
55*<br />
<br />
100,0<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
* Trong 76 BN được đo SpO2 khi vào, có 21BN tử vong.<br />
<br />
Nhận xét: 74,5% BN có SpO2 trong giới hạn bình thường, 21,9% còn giảm, 21 trẻ tử vong.<br />
Bảng 7. Tử vong trước 24 giờ so với tuổi<br />
Tỉ lệ tử vong < 24 giờ<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 1 tháng<br />
<br />
29<br />
<br />
66,0<br />
<br />
1 – 12 tháng<br />
<br />
13<br />
<br />
29,5<br />
<br />
1 – 5 tuổi<br />
<br />
2<br />
<br />
4,5<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
44<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi dưới 1 tháng (66%), lứa tuổi1 - 12 tháng<br />
chiếm 29,5%.<br />
Bảng 8. Tử vong trước 24 giờ so với bệnh<br />
Tên bệnh<br />
<br />
Số BN tử vong<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong (%)<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
11<br />
<br />
25,00<br />
<br />
Sơ sinh non tháng<br />
<br />
19<br />
<br />
43,2<br />
<br />
Viêm màng não mủ<br />
<br />
4<br />
<br />
9,09<br />
<br />
Các bệnh khác<br />
<br />
10<br />
<br />
20,44<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
44<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Nhận xét: SS non tháng có tỉ lệ tử vong cao nhất (43,2%), VP chiếm (25%).<br />
4. Bàn luận<br />
Tỉ lệ trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng chủ yếu là lứa tuổi dưới 12 tháng (79,04%),<br />
BN dưới 1 tháng (22,85%) và trẻ trai (66,2%), trẻ gái (33,8%). Nghiên cứu tại bệnh viện Saint Paul - Hà Nội, tuổi càng nhỏ càng có tỉ lệ mắc bệnh nặng cao, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi (55%) và 1<br />
- 7 tuổi (33%) 5 . Nghiên cứu tỉ lệ trẻ nhập viện trong tình trạng cấp cứu tại Thái Bình, lứa tuổi<br />
dưới 12 tháng chiếm 78,1%, đặc biệt trẻ SS (22,9%) 6 . Tỉ lệ nam/nữ ≈ 2/1 3 , phù hợp với<br />
3<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Nghệ An, trong số trẻ đến viện trong tình trạng cấp cứu thì tỉ lệ trẻ<br />
trai là 62,2%, trẻ gái 37,8% 4 .<br />
Tuổi dưới 12 tháng vào viện trong tình trạng nặng rất cao (90%), phần lớn ở lứa tuổi<br />
SS (42%), cao hơn so với một số nghiên cứu ở bệnh viện Nhi Đồng I và bệnh viện Saint -Paul<br />
[5,8]. Có thể do ở gần các khu vực này có các bệnh viện cũng có khoa Nhi như : bệnh viện<br />
Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương. Tại tỉnh Thái Nguyên, BVĐKTWTN là tuyến cấp cứu<br />
cao nhất và khoa Nhi - BVĐKTWTN là nơi tiếp nhận và điều trị hầu hết BN SS của tất cả<br />
các huyện trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Vì vậy, số trẻ SS và trẻ dưới 12 tháng mắc các<br />
bệnh nặng vào viện nhiều hơn.<br />
BN nặng vào viện do VP chiếm tỉ lệ cao nhất (49,5%), tiếp đến là SS non tháng<br />
(30,5%). Kết quả này tương tự như ở khoa nhi bệnh viện Đa khoa Thái Bình, tỉ lệ BN nặng<br />
nhập viện vì VP là 63,8% 6 , phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Thắng và cộng sự<br />
(2004): Trong nhóm bệnh về hô hấp thì VP chiếm tới 69.4%, hen phế quản 7,6% và ngạt SS<br />
5,4% 7 .<br />
Trong 210 BN vào viện, có 138 BN được định lượng đường máu, trong đó: 33,3% BN<br />
đường máu giảm, 23,9% BN đường máu tăng. Nồng độ đường máu là chỉ số xét nghiệm của<br />
BN nặng mà nhiều các bác sĩ chưa thật quan tâm. Theo nhiều tác giả nhận thấy, ở BN nặng<br />
hay có giảm nồng độ đường máu, tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng, tình trạng này dễ xảy ra ở<br />
BN có nguy cơ suy dinh dưỡng và trẻ SS non tháng 8 . Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ<br />
trẻ SS nhập viện rất cao (42%). Những BN nặng vào viện được làm xét nghiệm Hb thì 64,8%<br />
BN có Hb giảm nghĩa là trong tình trạng thiếu máu, 5,2% trẻ có Hb tăng, chỉ có 30% trong<br />
giới hạn bình thường.<br />
SpO2 giảm chứng tỏ tình trạng nặng của bệnh: có 76/210 BN được kiểm tra SpO2, thì<br />
78,9% BN có giảm SpO2, giảm ở mức nặng là 23,7%, giảm ở mức nguy hiểm là 40,8% và SpO 2<br />
giảm đa số gặp ở BN cấp cứu về hô hấp.<br />
Ở khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Thái Bình: có 81 BN vào viện được định lượng đường<br />
máu thì có 6,2% nồng độ đường máu giảm, tăng là 19,7%. Có 60,2% BN giảm Hb, trong đó<br />
8,4% thiếu máu nặng. Kiểm tra SpO2 của BN nặng khi vào viện, có 75,2% BN có SpO2 giảm<br />
trong đó giảm ở mức nặng là 21% và mức rất nặng 43,8% và đa số trường hợp giảm gặp trong<br />
bệnh lý cấp cứu về hô hấp 6 .<br />
Sau khi trẻ vào viện được điều trị bằng các biện pháp cấp cứu và theo dõi trong 24 giờ:<br />
60,5% BN tốt lên, 18,5% không thay đổi hoặc xấu đi, 21% trẻ tử vong và 60 BN có SpO 2 giảm ở<br />
các mức độ thì 21 BN tử vong, 74,5% BN SpO2 trở về giới hạn bình thường, 35,5% vẫn giảm.<br />
Sau can thiệp trong 24 giờ có 64,8% BN tốt lên, 12,4% bệnh không thay đổi hoặc xấu đi và có<br />
22,9% BN tử vong. Và sau can thiệp cấp cứu, 53,2% BN có SpO2 được cải thiện 6 .<br />
Đo SpO2 là một việc làm cần thiết để theo dõi, xử trí, tiên lượng một BN nặng, bởi đó là<br />
một chỉ số đáng tin cậy, biến đổi song song với tình trạng nặng của BN. Làm thông thoáng<br />
đường thở bằng hút đờm rãi, đặt trẻ ở tư thế đúng, cải thiện sự thở bằng bóp bóng, thở ôxi, thở<br />
CPAP, thở máy là những biện pháp hữu hiệu cải thiện SpO2.<br />
Trong 210 BN vào cấp cứu, có 44 BN tử vong trước 24 giờ, chủ yếu là trẻ dưới 1 tháng<br />
tuổi (66%) và trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi (29,5%). Như vậy, tập trung can thiệp làm giảm tỉ lệ tử<br />
vong trước 24 giờ ở trẻ SS có ý nghĩa rất lớn, giúp giảm tỉ lệ trẻ em tử vong trong 24 giờ đầu<br />
4<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
nhập viện. Tử vong chủ yếu là do SHH, hay gặp ở trẻ SS non tháng 43,2%, VP 25%.Theo Phạm<br />
Văn Thắng và cộng sự, tỉ lệ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện ở bệnh viện Nhi là 49,5% 7 .<br />
5. Kết luận<br />
Tỉ lệ bệnh nặng trong nhóm tuổi SS chiếm 22,85%, dưới 1 tuổi chiếm 79,04% và tỉ lệ trẻ<br />
trai gặp nhiều hơn gái: BN nặng vì suy hô hấp (86,6%) và BN bị VP (49,5%); BN có SpO 2 giảm<br />
(79%), trong đó: 23,7% giảm nặng và 40,8% giảm rất nặng; BN có đường máu thay đổi (57,2%),<br />
trong đó: 33,3% giảm và 23,9% tăng; BN nặng có tình trạng thiếu máu (64,8%) và trong tình<br />
trạng cô đặc máu (5,2%). Tỉ lệ BN tốt lên là 60,5% và 18,5% bệnh không thay đổi hoặc xấu đi,<br />
đặc biệt có 21% BN tử vong. Sau cấp cứu, 74,5% BN có SpO2 trong giới hạn bình thường,<br />
35,5% vẫn giảm. Tỉ lệ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện là 21%, trong đó BN dưới 1 tuổi<br />
chiếm 95,5%. 44 BN tử vong chỉ có 21 BN được đo SpO2 khi vào viện và đều ở mức giảm, hầu<br />
hết giảm ở mức nguy kịch <br />
Tóm tắt<br />
Nghiên cứu tiến cứu 210 BN nặng điều trị tại khoa Nhi - BVĐKTWTN từ 10/2006 5/2007 thấy: 41,87% trẻ dưới 1 tháng tuổi, 80,91% trẻ dưới 1 tuổi và tỉ lệ nam/ nữ = 2/1. 80,0%<br />
BN nặng vì suy hô hấp và 49,5% BN bị VP. SpO2 của 78,9% BN bị giảm, trong đó 23,7% giảm<br />
nặng và 40,8% giảm rất nặng. Có 57,2% BN có nồng độ đường máu bị thay đổi, trong đó 33,3%<br />
giảm và 23,9% tăng. 64,8% BN thiếu máu. Trong 24 giờ cấp cứu: 60,5% BN tốt lên, 18,5% bệnh<br />
không thay đổi và 21% BN tử vong. 74,5% trẻ bệnh có SpO 2 tăng lên sau khi xử trí cấp cứu. Tỉ<br />
lệ tử vong trong 24 giờ đầu vào viện là 21%, trong đó BN dưới 1 tuổi là 95,5%. SpO2 càng thấp,<br />
tỉ lệ tử vong càng cao.<br />
Summary<br />
Assessement of resuscitation within first 24 hours of hospitalisation<br />
at the department of pediatrics of Thai nguyen centre general hospital<br />
This retrospective study was carried out on 210 children patients rescuscitated at the<br />
Department of pediatrics of Thainguyen centre general hospital prom 10/2006 - 5/2007. The<br />
proportions of severe neonatal and under 1 year old patients were 22,85% and 79,04%,<br />
respectively. Almost patients has respiratory failure, mainly caused by pneumonia. The arterial<br />
oxygen saturation was decreased in most of patients 57,2% patients has abnormal blood glucose<br />
levels: decreased in 33,3% and increased in 23,9%.<br />
Result of resuscitation within the first 24 hours of hospitalisation showwed that 60,5% of<br />
patients became better 18,5% patients unchanged or worse and 21% patients died among them<br />
children under 1 year old was 95,5%. The more arterial oxygen saturation decreased, the longer<br />
resuscitation was and the higher death rate had seen. Acute encephalitic syndrome, septicemia,<br />
shock and pneumonia, especially pneumonia in patients with congenital malformation or<br />
premature, caused high death rates.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Bộ Y tế - WHO (2006). Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em.<br />
[2]. Bệnh viên Nhi trung ương – Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne- Australia (2005). “Cấp<br />
cứu Nhi khoa”, Tài liệu tập huấn cấp cứu Nhi khoa nâng cao. Hà Nội 9/2005.<br />
<br />
5<br />
<br />