intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả cắt amidan bằng coblator so với dao điện

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng Có nhiều phương pháp cắt amidan: Cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điện đơn cực, lưỡng cực, bằng laser, coblator... Coblator là phương pháp điện mới được dùng trong tai mũi họng tại bệnh viện ĐKTT An Giang. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt amidan bằng coblator so với dao điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả cắt amidan bằng coblator so với dao điện

  1. 145 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT AMIDAN BẰNG COBLATOR SO VỚI DAO ĐIỆN Bùi Thị Xuân Nga, Ngô Vương Mỹ Nhân, Nguyễn Xuân Nguyện, Nguyễn Thị Hạnh TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng Có nhiều phương pháp cắt amidan: cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điện đơn cực, lưỡng cực, bằng laser, coblator... Coblator là phương pháp điện mới được dùng trong tai mũi họng tại bệnh viện ĐKTT An Giang. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt amidan bằng coblator so với dao điện. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu ngẫu nhiên đánh giá số liệu trong lúc mổ và kết quả lâm sàng sau mổ giữa 2 phương pháp cắt amidan bằng coblator và dao điện. Mỗi phương pháp có 50 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên. Kết quả: Thời gian phẫu thuật: Coblator trung bình 27 phút (20 - 40phút) và Dao điện trung bình 17 phút (10 - 30 phút); Lượng máu mất trong phẫu thuật: Coblator trung bình 10ml (4 – 23ml) và Dao điện trung bình 13ml (4 – 30ml); Chỉ số đau giảm dần từ ngày 1 – ngày 7 sau phẫu thuật; Chảy máu muộn có 4 bệnh nhân. Kết luận: Cắt amidan bằng Coblator là một phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, ít mất máu và ít đau sau mổ. EVALUATE RESULT OF COBLATION VERSUS ELECTROCAUTERY TONSILLECTOMY ABSTRACT Background: Tonsillectomy is one of the most commonly performed surgical procedures in otolaryngology. There are many surgical techniques and a variety of instruments have evolved: electrocauterization, laser dissection, cryosurgery, bipolar dissection scissors, coblation- assisted tonsillectomy. Coblation, is a new electrosurgical techniques, that has applied to otolaryngological surgical in An Giang general hospital. Objectives: To assess the effectiveness of coblation compared with electrocautery tonsillectomy. Study design and setting: Prospective, randomized study was designed to evaluate the intraoperative records and postoperative clinical outcomes between coblation and electrocautery tonsillectomy procedures. The patients were randomly allocated into coblation II system (n=50) and electrocautery tonsillectomy groups (n=50). Results: Operating time: coblator 27 minute (20-40 minute), electrocautery 17 minute (10-30 minute). Intraoperative blood loss: coblator median 10ml (4-23ml), electrocautery 13ml (4-30ml); Pain scores decrease from first to seventh day postoperation; Delayed postoperative hemorrhage occurred in 4 patient in the electrocautery group and one patient in the coblator group. Conclusion Tonsillectomy by Coblation is a safety and effect method with time of surgery is short, less blood loss and less pain.
  2. 146 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Amidan là tổ chức lympho ở thành bên họng. Amidan viêm có thể điều trị bằng nội khoa hay ngoại khoa. Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng, được áp dụng khi điều trị nội khoa không đáp ứng. Mỗi năm trên thế giới có hàng chục triệu ca cắt amidan. Có nhiều phương pháp cắt amidan: cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điện đơn cực, lưỡng cực, bằng laser, coblator... Một trong những hạn chế thường gặp của các phương pháp trên là vấn đề đau, chảy máu trong và sau phẫu thuật, thời gian lành vết thương. Việt Nam cũng áp dụng nhiều phương pháp cắt amidan khác nhau. Từ năm 1998, trên thế giới đã đưa vào áp dụng phẫu thuật cắt amidan bằng Coblation. Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹ thuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng. Hệ thống Coblation sử dụng đầu đốt lạnh (dòng nước lưu thông trong điện cực để làm mát và làm môi trường đệm truyền dẫn nhiệt) nên nhiệt độ cắt đốt khá thấp (40-700C). Đầu dò vừa cắt vừa tưới nước, hút dịch và đốt cầm máu nên giảm tổn thương mô xung quanh do nhiệt và điện Hiện nay, Bệnh viện sử dụng 2 phương pháp cắt amidan: Dao điện và Coblator. Qua đó, nhận thấy cắt amidan bằng Coblator là một phương pháp phẫu thuật ít đau, an toàn và hiệu quả nên tiến hành nghiên cứu đánh giá cắt amidan bằng Coblator so với Dao điện. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Gồm 100 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amidan bằng 2 phương pháp: 50 bệnh nhân cắt amidan bằng Dao điện, 50 bệnh nhân cắt amidan bằng Coblator. 1. Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2018 - tháng 7/2019 tại Bệnh viện ĐKTT An Giang. 2. Đối tượng nghiên cứu: * Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Chỉ định cắt Amidan theo tiêu chuẩn của hiệp hội tai mũi và phẫu thuật đầu mặt cổ Hoa Kỳ (AAO-HNS). - Bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu vào ngày thứ 1;2, được khám lại vào ngày thứ 7 và 14 sau mổ. - Chỉ chọn bệnh nhân thực hiện 1 phẫu thuật duy nhất là cắt amidan. - Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu. - Đối với bệnh nhân nữ dự đoán không có kinh trước và sau phẫu thuật 1 tuần. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân có chỉ định cắt Amidan nghi ngờ u, u nhú amidan, hoặc dài mỏm trâm. - Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu hoặc không theo dõi đầy đủ. - Bệnh nhân thực hiện nhiều phẫu thuật (như nạo VA tồn lưu…). - Bệnh nhân có bệnh mạn tính: bệnh về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường. 3. Phương pháp nghiên cứu: * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp. * Cỡ mẫu 100 chia 2 nhóm. * Phương tiện nghiên cứu: - Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. - Phiếu điều tra nghiên cứu. - Bảng đánh giá điểm đau. - Dao điện - Máy Coblator II (cài đặt ở chế độ cắt 7 đốt 3). * Phương pháp tiến hành: - Bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ đươc làm hồ sơ bệnh án nhập viện. - Bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm tiền phẫu, xquang phổi, đo điện tim cho kết quả bình thường sẽ được phẫu thuật.
  3. 147 - Trong thời gian phẫu thuật ghi nhận các thông số: thời gian phẫu thuật, lượng máu mất trong phẫu thuật. - Theo dõi bệnh nhân ghi nhận mức độ đau và các biến chứng trong thời kỳ hậu phẫu. - Hẹn bệnh nhân tái khám đánh giá bệnh nhân vào ngày 7 và ngày 14 sau mổ. 4. Các biến số nghiên cứu: * Đánh giá trong phẫu thuật: - Thời gian phẫu thuật (phút): được tính từ lúc đặt banh mở miệng đến khi lấy hết mô amidan hai bên và cầm máu hoàn toàn. - Lượng máu mất trong phẫu thuật (ml): lấy lượng nước và máu trong bình hút có phân vạch sau mổ trừ đi lượng dung dịch NaCL 0,9% đã dùng. * Theo dõi sau mổ: - Chảy máu sau mổ: là chảy máu tính từ sau khi rút ống nội khí quản. Chảy máu sớm là chảy máu trong 24h đầu sau phẫu thuật và chảy máu muộn là chảy máu sau 24h sau phẫu thuật. Tình trạng chảy máu được đánh gồm 2 mức độ. Mức độ chảy máu ít: nước bọt có lẫn dây máu. Mức độ chảy máu nhiều: chảy máu phải can thiệp gây mê cầm máu - Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (visual analog scales) Mức độ đau từ 0 đến 10, giải thích bằng lời cho BN hiểu cách tự đánh giá điểm đau cho bản thân trên thước hiển thị số. Bệnh nhân cũng được đánh giá mức độ đau ở ngày thứ 1; 2 và 7 sau mổ. - Tình trạng bong giả mạc. 5. Xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng SPSS 20.0. Sự khác biệt giữa 2 nhóm được kiểm định bằng phép kiểm T - Test và p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. III. KẾT QUẢ: Từ tháng 6/2018 – 7/2019 có 100 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Qua nghiên cứu 100 trường hợp cắt amidan bằng Coblator so với dao điện tại Bệnh viện ĐKTT An Giang có kết quả như sau: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi trung bình 28,28 ± 8,8, tuổi nhỏ nhất 11 tuổi, tuổi lớn nhất 55 tuổi, giới tính : nam chiếm 41%, nữ chiếm 59%. Thời gian phẫu thuật (phút): (bảng 1) Coblator Dao điện P 20 – 40 (27 ± 4) 10 – 30 (17 ± 5) 0,000 Nhận xét: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05. Lượng máu mất trong phẫu thuật: (bảng 2) Lượng máu mất Coblator (%) Dao điện (%) < 5ml 10 (20) 5 (10) 5 – 10ml 17 (34) 11 (22) > 10ml 23 (46) 34 (68)
  4. 148 Lượng máu mất trong phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator 4 – 23ml (10 ± 6) và Dao điện 4 – 30ml (13 ± 6) với p = 0,016 (P 10ml chiếm 68%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quỳnh lượng máu mất trung bình trong cắt Amidan bằng dao điện là 9ml [2]. Nghiên cứu của Trần Anh Tuấn lượng máu mất trung bình trong cắt Amidan bằng Coblator là 7ml [4]. Như vậy, lượng máu mất của Coblator ít hơn so với Dao điện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Do hệ thống coblator vừa cắt vừa đốt cầm máu nên hạn chế được lượng máu mất trong phẫu thuật. Lượng máu mất này giảm dần theo kỹ thuật và sử dụng quen đầu đốt.
  5. 149 Theo bảng 3, mức độ đau giữa 2 phương pháp giảm dần những ngày sau phẫu thuật. Ngày thứ 7 sau phẫu thuật amidan bằng Coblator có 4 ca hết đau, 46 ca đau nhẹ (92%) và Dao điện có 30 ca đau nhẹ (60%) còn lại là đau vừa. Tương tự nghiên cứu của Lê Thanh Tùng, ngày thứ 7 sau phẫu thuật amidan bằng Coblator có 83% bệnh nhân hết đau hoặc đau ít [1]. Parsons cũng ghi nhận cắt amidan bằng Coblator có chỉ số đau thấp hơn so với Dao điện [6]. Do đó, cắt amidan bằng Coblator hậu phẫu bệnh nhân ít đau hơn so với Dao điện. Có 5 trường hợp chảy máu muộn, không có trường hợp nào chảy máu sớm. Cắt Amidan bằng Dao điện có 4 ca chảy máu muộn (8%), trong đó 3 ca chảy máu ít và 1 ca chảy máu nhiều. Với Coblator chỉ có 1 ca chảy máu muộn (2%) với lượng nhiều. 3 ca chảy máu ít không xử trí gì. 2 ca chảy máu nhiều xử trí gây mê cầm máu. Nghiên cứu của Sung – Moon Hong chỉ có 1 trường hợp chảy máu muộn trong nhóm cắt Amidan bằng Dao điện [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy thì tỷ lệ chảy máu sau cắt Amidan là 2% [5]. Qua nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ chảy máu sau cắt Amidan khá thấp và nhóm cắt Amidan bằng Dao diện có số ca chảy máu nhiều hơn Coblator. Tình trạng bong hết giả mạc đa số vào ngày 14 ( 90%). V. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu phẫu thuật Amidan bằng Coblator và Dao điện có kết quả như sau: - Máy Coblator an toàn cho bệnh nhân và ê kíp phẫu thuật. - Thời gian cắt amidan bằng Coblator dài hơn Dao điện. Nhưng nếu thành thạo có kinh nghiệm thì thời gian này có thể ngắn hơn. - Lượng máu mất trong phẫu thuật của Coblator ít hơn so với Dao điện. - Cắt amidan bằng Coblator hậu phẫu bệnh nhân đau ít hơn. - Tần suất chảy máu sau cắt Amidan bằng Coblator ít hơn. Tóm lại, phương pháp Coblator là phương pháp phẫu thuật an toàn, lượng máu mất ít và hậu phẫu ít đau. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Lê Thanh Tùng, Võ Lâm Phước, Nguyễn Tư Thế, Phạm Ngọc Quang(2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em bằng kỹ thuật coblation tại BV.Trung ương Huế. Nội san TMH 2012,tr 96-101. 2. Nguyễn Hữu Quỳnh, Đặng Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Đức (2003). So sánh hai phương pháp cắt Amidan bằng phẫu tích thòng lọng với cắt amidan bằng phương pháp dao điện kim đơn cực ở trẻ em. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7. Tr 107-110. 3. Phạm Anh Tuấn (2017). Đánh giá kết quả cắt Amidan bằng dao điện, comblator và plasma. Luận văn bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đúc, Nguyễn Hữu Khôi. Đánh giá kết quả cắt amidan bằng kỹ thuật coblator. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 11. Tr 158-162. 5. Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Hòa, Nguyễn Thanh Thủy (2003), “Phẫu thuật cắt amiđan: nhận xét 3962 trường hợp tại viện tai mũi họng”, Nội san TMH 2003, tr.23. 6. Parsons SP, Cordes SR, Comer B (2006). Comparison of posttonsilectomy pain using the ultrasonic scalpel, coblator, and electrocautery. Otolaryngology - Head and Neck Surgery, 134:106–13. 7. Shah UK, Galinkin J, Chiavacci R, Briggs M (2002). Tonsillectomy by means of plasma-mediated ablation: prospective, randomized, blinded comparison with monopolar electrosurgery. Archives of Otolaryngology - Head and Neck Surgery;128(6):672–6. 8. Sung - Moon Hong, Jeong-Soo Woo. Coblation vs. Electrocautery Tonsillectomy: A Prospective Randomized Study Comparing Clinical Outcomes in Adolescents and Adults - Clinical and Experimental Otorhinolaryngology 2013; 6(2): 90-93.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2