Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT LÁCH NỘI SOI SỬ DỤNG LIGASURE <br />
Ở TRẺ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU <br />
Hồng Quý Quân*, Trần Ngọc Bích*, Nguyễn Việt Hoa* <br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội cắt lách có sử dụng LigaSure ở trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu. <br />
Phương pháp nghiên cứu: 26 bệnh nhi xuất huyết giảm tiểu cầu được mổ cắt lách nội soi bằng LigaSure tại <br />
khoa phẫu thuật Nhi bệnh viện Việt Đức (1/2011‐1/2013). Ghi lại dữ liệu về tiểu cầu trước mổ, thời gian mổ, lượng <br />
máu mất, các biến chứng, thời gian nằm viện. <br />
Kết quả: Cắt lách nội soi có thể tiến hành ở bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp. Sử dụng LigaSure làm giảm thời <br />
gian mổ, thời gian nằm viện, lượng máu mất và các biến chứng. <br />
Kết luận: LigaSure là dụng cụ an toàn cho kiểm soát mạch máu trong cắt lách nội soi đặc biệt ở những trường <br />
hợp xuất huyết giảm tiểu cầu. <br />
Từ khóa: Cắt lách nội soi, xuất huyết giảm tiểu cầu, LigaSure. <br />
ABSTRACT <br />
LAPAROSCOPIC SPLENECTOMY USING LIGASURE IN CHILDREN WITH IMMUNE <br />
THROMBOCYTOPENIC PURPURA <br />
Hong Quy Quan, Tran Ngoc Bich, Nguyen Viet Hoa <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 102 ‐ 104 <br />
Objective: Assess the results of surgical splenectomy used LigaSure in young thrombocytopenia <br />
Method: We records of all pediatric patients with ITP undergoing LS using LigaSure at Viet Duc Hospital. <br />
Results: Twenty six pediatric patients with IPT were operated. The mean blood loss was 68 ml (range 20 to <br />
280), operating time was 92 minutes (range 65 to 190). Two minor postoperative complication occurred. No open <br />
conversion. <br />
Conclusion: We believe that LigSure is safe for vascular control in LS and can provide less blood loss, reduces <br />
operating time. <br />
Key words: Laparoscopic splenectomy, thrombocytopenia, LigaSure.<br />
<br />
102<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Cắt lách nội soi lần đầu được thực hiện năm <br />
1991(2), đến nay đã được áp dụng phổ biến cho <br />
các bệnh lý về máu của lách. Các nghiên cứu <br />
đều chỉ ra các ưu điểm của cắt lách nội soi(1,2,3,8) <br />
tuy vậy chảy máu và chuyển mổ mở vẫn xảy ra <br />
vì vậy việc áp dụng các phương tiện xử lý mạch <br />
máu cuống lách là cần thiết. Đặc biệt trong <br />
những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu, khi <br />
số lượng tiểu cầu thấp nguy cơ chảy máu càng <br />
cao hơn nữa. Từ năm 1993 phẫu thuật nội soi đã <br />
được áp dụng tại bệnh viện Việt Đức, và vài <br />
năm trở lại đây chúng tôi bắt đầu sử dụng hệ <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bệnh nhân. Trocar thứ nhất (cho ống soi) được <br />
đặt ở rốn có đường kính 10 mm, trocar thứ hai <br />
5mm đặt ở đường nách giữa, giữa bờ sườn và <br />
mào chậu. Trocar thứ ba 5 mm đặt ở thượng vị <br />
ngay dưới mũi ức. Sau khi bơm hơi ổ bụng với <br />
áp lực từ 8 đến 12 mmHg tùy theo tuổi bệnh <br />
nhân, thăm dò ổ bụng và gỡ dính nếu có để tiếp <br />
cận cực dưới của lách. Dùng LigaSure cắt các <br />
dây chằng lách đại tràng, hoành đại tràng, mở <br />
túi cùng hậu cung mạc nối bằng việc cắt mạch vị <br />
mạc nối. Cắt dây chằng vị lách cùng các động <br />
mạch vị ngắn từ dưới lên trên để bộc lộ rõ cuống <br />
lách và đuôi tụy. Cắt dây chằng lách ‐ thận và <br />
hoành ‐ lách, lúc này lách được giải phóng khỏi <br />
<br />
* Bệnh viện Việt Đức <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Hồng Quý Quân, ĐT: 0902125283 Email: Dr.hongquyquan@gmail.com. <br />
<br />
thống cắt đốt mạch máu LigaSure của hãng <br />
Valleylab trong cắt lách nội soi với ưu điểm có <br />
thể đốt cắt các mạch máu có đường kính đến 7 <br />
mm (1,3,8). <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá kết quả cắt lách nội soi sử dụng <br />
LigaSure ở trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Những bệnh nhi xuất huyết giảm tiểu cầu đã <br />
được mổ cắt lách nội soi sử dụng LigaSure tại <br />
khoa phẫu thuật Nhi bệnh viện Việt Đức thời <br />
gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/3013. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả <br />
Phương tiện mổ: Hệ thống phẫu thuật nội <br />
soi của hãng Kaln Storz và hệ thống cắt đốt <br />
mạch máu LigaSure của hãng Valleylab. <br />
Kỹ thuật mổ: Bệnh nhân được gây mê toàn <br />
thân, tư thế nằm nghiêng sang phải 60‐ 900, có <br />
gối độn ở ngang mức hố lách nhằm thuận tiện <br />
cho việc bộc lộ lách. Phẫu thuật viên đứng bên <br />
phải bệnh nhân, phụ mổ đứng cùng bên phẫu <br />
thuật viên và ở phía trên. Dụng cụ viên đứng <br />
bên trái bệnh nhân, bàn dụng cụ để ở phía chân <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
các dây chằng, chỉ còn liên quan đến đuôi tụy. <br />
Phẫu tích đuôi tụy khỏi cuống lách, cắt cuống <br />
lách bằng LigaSure. Hút sạch máu đọng hố lách, <br />
dẫn lưu hố lách. Lấy bệnh phẩm. Sau mổ bệnh <br />
nhân đánh hơi được thì sẽ cho ăn. <br />
Xử lý số liệu <br />
Số liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS 16. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng <br />
1/2013 có 26 bệnh nhi xuất huyết giảm tiểu cầu <br />
được mổ cắt lách nội soi sử dụng LigaSure tại <br />
khoa phẫu thuật Nhi bệnh viện Việt Đức. Tuổi <br />
trung bình là 9,4 thấp nhất là 5 tuổi, lớn nhất là <br />
15 tuổi. Trẻ trai là 18 (69,2%). <br />
Tiểu cầu trước mổ trung bình là 18 x 109/L, <br />
thấp nhất là 1 x 109/L cao nhất là 87 x 109/L. <br />
Thời gian mổ trung bình là 92 phút, ngắn <br />
nhất là 65 phút và lâu nhất là 190 phút. <br />
Lượng máu mất trong mổ trung bình là 68 <br />
ml, ít nhất là 20 ml và nhiều nhất là 280 ml. <br />
Không có bệnh nhân nào phải chuyển mổ <br />
mở. <br />
Thời gian phục hồi lưu thông ruột trung <br />
bình là 1,3 ngày, sớm nhất là 1 ngày và muộn <br />
nhất là 3 ngày. <br />
Thời gian nằm viện trung bình là 5,7 ngày, <br />
ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 9 ngày. <br />
<br />
103<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Không có trường hợp nào tử vong. Không có <br />
biến chứng nặng sau mổ chỉ có 2 trường hợp có <br />
nhiễm trùng lỗ trocar. <br />
Bảng 1. So sánh thời gian mổ cắt lách nội soi sử <br />
dụng LigaSure và không sử dụng LigaSure. <br />
HQ Quân 2013 Faisal G (4) 2005<br />
Thời gian mổ<br />
<br />
92 ± 20,5<br />
<br />
231 ± 9,8<br />
<br />
p<br />
0,001<br />
<br />
*Nhận xét: Hệ thống cắt đốt mạch máu <br />
LigaSure sử dụng năng lượng lưỡng cực và áp <br />
lực để cắt đốt mạch máu lên đến 7 mm và mô <br />
mềm mà không cần bóc tách riêng rẽ ra. Ngoài <br />
ra do việc phẫu tích, cặp, đốt, cắt mạch máu trên <br />
cùng một dụng cụ nên giảm thiểu thời gian mất <br />
do việc thay đổi dụng cụ phẫu thuật(1,3,8). Thời <br />
gian mổ khi sử dụng LigaSure giảm có ý nghĩa <br />
thống kê so với việc không sử dụng (Bảng 1). <br />
<br />
Bảng 2. So sánh kết quả các nghiên cứu cắt lách nôi soi sử dụng LigaSure. <br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
HQ Quân 2013<br />
Machado NO(3) 2010<br />
Aydin C(1) 2008<br />
Wang GY(5) 2008<br />
Yuney E(8) 2005<br />
<br />
26<br />
12<br />
19<br />
32<br />
10<br />
<br />
Thời gian<br />
phẫu thuật<br />
92 (65-190)<br />
126 (110–240)<br />
107 (45–230)<br />
70 (55-130)<br />
93 (60-155)<br />
<br />
*Nhận xét: Mặc dù phẫu thuật nội soi cắt <br />
lách có nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ mở, <br />
nhưng thời gian mổ nội soi kéo dài là nhược <br />
điểm quan trọng nhất. Winson và Brunt(6) đã <br />
thống kê 2940 bệnh nhân ở 51 nghiên cứu <br />
(trong đó 2119 mổ nội soi và 821 mổ mở) thấy <br />
rằng thời gian mổ nôi soi cắt lách kéo dài hơn <br />
khoảng 60 phút so với mổ mở (114 phút so với <br />
180 phút). Tuy nhiên việc sử dụng LigaSure đã <br />
làm giảm đáng kể thời gian mổ, các báo cáo <br />
cho thấy thời gian mổ trung bình thường 30 x 109/L. <br />
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 <br />
bệnh nhân số lượng tiểu cầu trước mổ chỉ là <br />
1x109/L mặc dù đã được điều trị tích cực trước <br />
mổ bằng gamaglobulin và truyền tiểu cầu. Và <br />
bệnh nhân đã được mổ và kết quả tốt. Nghiên <br />
cứu của Wu (7), và cộng sự cắt lách nội soi vẫn <br />
có thể tiến hành ở những trường hợp tiểu cầu <br />
thấp dưới 1 x 109/L. <br />
<br />
104<br />
<br />
Lượng máu mất<br />
68 (20-280)<br />
70 (50–460)<br />
88 (20–400)<br />
200 (50-600)<br />
60 (20-100)<br />
<br />
Chuyển mổ<br />
mỡ<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
Biến<br />
chứng<br />
2<br />
2<br />
3<br />
0<br />
0<br />
<br />
Thời gian<br />
nằm viện<br />
5,7 (5-9)<br />
4 (3-6)<br />
4 (3-10)<br />
6<br />
4,3 (3-7)<br />
<br />
Cắt lách nội soi có nhiều ưu điểm đã được <br />
thừa nhận tuy nhiên chảy máu và chuyển mổ <br />
mở vẫn xảy ra nên việc áp dụng các phương tiện <br />
cầm máu là cần thiết, trước kia sử dụng clip cặp <br />
các mạch máu. Các mạch máu của lách phải <br />
phẫu tích riêng ra từng mạch và được cặp bằng <br />
một loạt clip. Các clip kim loại này là các dị <br />
nguyên về lâu dài có thể gây hại tiềm tàng. Còn <br />
với dụng cụ Endo GIA stapler thì đòi hỏi phải <br />
phẫu tích trơ mạch máu rốn lách và khi cặp phải <br />
càng gần rốn lách càng tốt. Tuy nhiên nguy cơ <br />
chảy máu cao từ đường kim bấm do tích mạch <br />
lách to, xung quanh nhiều mô mỡ. Viêm tụy và <br />
rò tụy cũng đã được các tài liệu mô tả do đuôi <br />
tụy bị kẹp. <br />
KẾT LUẬN <br />
Với những kết quả trên chúng tôi thấy rằng <br />
LigaSure là dụng cụ an toàn cho kiểm soát mạch <br />
máu trong cắt lách nội soi đặc biệt ở những <br />
trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu làm giảm <br />
tối đa lượng máu mất trong mổ, giảm thời gian <br />
mổ và giảm việc phải chuyển mổ mở giúp bệnh <br />
nhân nhanh chóng hồi phục. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Aydin C, Kayaalp C, Olmez A, Tatli F, Kirimlioglu V (2008). <br />
Laparoscopicsplenectomy with a vessel sealing device, Minim <br />
InvasiveTher Allied Technol, 17(5): pp 308 –312. <br />
Delaitre B, Champault G, Barrat C (2000). Laparoscopic <br />
splenectomyfor haematologic disease: study of 275 cases, <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
FrenchSociety of Laparoscopic Surgery, Ann Chir, 125 (6): pp <br />
522–529. <br />
Machado NO, Al Kindy N, Chopra PJ. (2010). <br />
LaparoscopicSplenectomy Using LigaSure, Journal of the <br />
Society of Laparoendoscopic Surgeons, 14(4): pp 547‐52. <br />
Qureshi FG, Ergun O, Sandulache VC, Nadler EP, Ford HR, <br />
Hackam DJ, Kane TD (2005). Laparoscopicsplenectomy in <br />
children, Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons,9 <br />
(4): pp 389‐92. <br />
Wang GY, Liu YH, Lu GY, Liu K, Zhang W, Li N, Tan YQ <br />
(2008). The value of spleen subpedicle two steps, severance <br />
with LigaSure in laparoscopic splenectomy, Zhonghua Wai Ke <br />
ZaZhi, 46(19): pp 1457–1459. <br />
Winslow ER, Brunt LM (2003). Perioperative outcome of <br />
laparoscopicversus open splenectomy: a meta‐analysis with an <br />
emphasison complication, Surger,. 134 (4): pp 647– 653. <br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Wu Z, Zhou J, Pankaj P, Peng B. (2011). <br />
Laparoscopicsplenectomy for immune thrombocytopenia (ITP) <br />
patients with platelet counts lower than 1 × 109/L. Int J Hematol <br />
94 (6): pp 533‐8. <br />
Yuney E, Hobek A, Keskin M, Yilmaz O, Kamali S, Oktay C <br />
(2005). Laparoscopic splenectomy and LigaSure, Surg Laparosc <br />
EndoscPercutan Tech, 15: pp 212–215. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
01/07/2013. <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
<br />
20/07/2013. <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
15–09‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
105<br />
<br />