TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỌC HÖT MÀO TINH QUA DA VÀ<br />
PHẪU THUẬT TINH HOÀN LẤY TINH TRÙNG TRÊN BỆNH NHÂN<br />
VÔ TINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÕNG<br />
Trịnh Thế Sơn*; Vũ Văn Tâm**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu kết quả thu tinh trùng bằng phƣơng pháp chọc hút mào tinh hoàn (PESA)<br />
và phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng (TESE) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đ i tượng và<br />
phương pháp: tiến hành phƣơng pháp PESA và TESE cho 55 bệnh nhân (BN) vô tinh nguyên phát.<br />
Kết quả: thực hiện phƣơng pháp PESA cho toàn bộ 55 BN, tỷ lệ thu đƣợc tinh trùng 45,5%.<br />
Tiến hành phƣơng pháp TESE cho các BN không thu đƣợc tinh trùng từ phƣơng pháp PESA,<br />
7 BN (23,3%) thu đƣợc tinh trùng. 8 BN có thai sau PESA-ICSI. Kết luận: kết quả của chúng tôi<br />
tƣơng tự nghiên cứu của các tác giả khác. Nồng độ FSH, LH và thể tích tinh hoàn là những yếu<br />
tố tiên lƣợng khả năng thu tinh trùng từ BN vô tinh. Testosteron không phải là yếu tố tiên lƣợng<br />
khả năng thu tinh trùng.<br />
* Từ khoá: Chọc hút mào tinh qua da; Phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng; Vô tinh.<br />
<br />
Initial Outcome of Surgical Sperm Collection on Azoospermia at<br />
Haiphong Gynecology and Obstetrics Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: Study the outcome of surgical sperm collection on azoospermia at Haiphong<br />
Gynecology and Obstetrics Hospital. Subjects and methods: Percutaneous epididymal sperm<br />
aspiration (PESA) and testicular sperm extraction (TESE) were carried out on 55 primary<br />
azoospecmic men. Result: PESA was performed in all 55 patients with a successful sperm<br />
retrieval rate of 45.5%. When PESA failed to retrieve, 7 cases received TESE successfully (23.3%).<br />
There were 8 patients on pregnancy in the 25 PESA-ICSI cycles. Conclusion: The results of this<br />
study were as same as other studies. Plasma FSH, LH levels and testicular volume may be<br />
predictive factors for sperm retrieval in azoospermia, not testosterone.<br />
* Key words: Percutaneous epididymal sperm aspiration; Testicular sperm extraction;<br />
Azoospermia.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Thế Sơn (trinhtheson@vmmu.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 21/04/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/07/2015<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nguyên nhân vô sinh (VS) nam chiếm<br />
khoảng 40 - 50% các cặp vợ chồng VS<br />
do tinh trùng ít, tinh trùng di động kém,<br />
tinh trùng dị dạng, không có tinh trùng.<br />
Tỷ lệ VS do không có tinh trùng chiếm<br />
5 - 7%. Nguyên nhân có thể là do nội tiết,<br />
do tinh hoàn và do tắc nghẽn. Từ khi kỹ<br />
thuật tiêm tinh trùng vào bào tƣơng trứng<br />
(ICSI) ra đời đã mở ra phƣơng pháp hỗ<br />
trợ sinh sản nam giới chỉ với một vài<br />
tinh trùng. Có nhiều phƣơng pháp lấy tinh<br />
trùng để làm ICSI nhƣ PESA, phẫu thuật<br />
mào tinh để lấy tinh trùng (MESA), chọc<br />
hút tinh hoàn (TESA), phẫu thuật tinh<br />
hoàn lấy tinh trùng (TESE hoặc MicroTESE) hoặc phẫu thuật nối ống dẫn tinh<br />
trong trƣờng hợp tắc. Tuy nhiên, phƣơng<br />
pháp đơn giản nhất, ít xâm lấn và đƣợc<br />
lựa chọn đầu tiên để lấy tinh trùng làm<br />
ICSI là PESA. Với những trƣờng hợp,<br />
sau khi PESA nếu không tìm thấy tinh<br />
trùng thì TESE là bƣớc có thể lựa chọn<br />
tiếp theo để thu nhận tinh trùng, đây là cơ<br />
sở giúp phân biệt vô tinh bế tắc và vô tinh<br />
không bế tắc.<br />
PESA và TESE là thủ thuật lấy tinh<br />
trùng để chẩn đoán và điều trị VS nam đã<br />
đƣợc thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hải<br />
Phòng từ năm 2012.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN không có tinh trùng trong tinh dịch<br />
qua ít nhất 02 lần xét nghiệm, đồng ý chọc<br />
dò mào tinh hoàn PESA và đồng ý phẫu<br />
thuật tinh hoàn TESE trong trƣờng hợp<br />
PESA không thấy tinh trùng.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn<br />
2 bên lạc chỗ.<br />
- Không thấy mào tinh khi thăm khám<br />
(trong trƣờng hợp chẩn đoán bất sản<br />
mào tinh).<br />
- BN xuất tinh ngƣợc dòng: xét nghiệm<br />
thấy tinh trùng trong nƣớc tiểu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Tiến hành<br />
PESA và thu tinh trùng bằng phẫu thuật<br />
lấy mô tinh hoàn trên BN vô tinh tại Bệnh<br />
viện Phụ sản Hải Phòng từ 1 - 2012 đến<br />
8 - 2014.<br />
BN đƣợc khám lâm sàng, đánh giá thể<br />
tích tinh hoàn, xét nghiệm nội tiết tố (FSH,<br />
LH, testosteron). Kiểm tra tình trạng có<br />
tinh trùng hay không trong dịch PESA và<br />
mẫu mô tinh hoàn (TESE). Xử lý số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu.<br />
SỐ BN<br />
<br />
TUỔI<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
85<br />
<br />
32 ± 4,7<br />
<br />
NỒNG ĐỘ FSH<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
NỒNG ĐỘ LH<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
6,42 ± 4,1 mmol/l 5,8 ± 3,5 mmol/l<br />
<br />
NỒNG ĐỘ TESTOSTERON<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
THỂ TÍCH<br />
TINH HOÀN<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
4,8 ± 3,2 mmol/l<br />
<br />
13,8 ± 3,9 ml<br />
<br />
Các giá trị trung bình về tuổi, nồng độ FSH, LH, testosteron và thể tích tinh hoàn nằm<br />
trong giới hạn bình thƣờng.<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
Bảng 2: Chỉ số nội tiết và kết quả PESA.<br />
CÓ TINH TRÙNG (n = 25)<br />
<br />
KHÔNG CÓ TINH TRÙNG (n = 30)<br />
<br />
FSH<br />
<br />
4,7 ± 2,75 mmol/l<br />
<br />
7,84 ± 4,52 mmol/l<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
LH<br />
<br />
4,5 ± 1,8 mmol/l<br />
<br />
7 ± 4,1 mmol/l<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
Testosteron<br />
<br />
4,9 ± 2,6 mmol/l<br />
<br />
4,8 ± 3,7 mmol/l<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Nồng độ FSH và LH trung bình ở nhóm BN không có tinh trùng bằng phƣơng pháp<br />
PESA cao hơn nhóm có tinh trùng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 3: Nồng độ FSH trong máu và kết quả PESA.<br />
SỐ LƢỢNG<br />
FSH (mUI/ml)<br />
<br />
Có tinh trùng n (%)<br />
<br />
Không tinh trùng n (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
10 - 15<br />
<br />
1 (4)<br />
<br />
4 (13,3)<br />
<br />
5<br />
<br />
> 15 - 20<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (3,3)<br />
<br />
1<br />
<br />
> 20<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (3,3)<br />
<br />
1<br />
<br />
25 (100)<br />
<br />
30 (100)<br />
<br />
55 (100)<br />
<br />
Kết quả cho thấy khả năng thu đƣợc tinh trùng bằng phƣơng pháp PESA cao nhất<br />
ở BN có nồng độ FSH < 10 mIU/ml.<br />
Bảng 4: Thể tích tinh hoàn và kết quả PESA.<br />
STT<br />
<br />
SỐ LƢỢNG<br />
<br />
THỂ TÍCH TINH HOÀN (ml)<br />
<br />
Có tinh trùng n (%)<br />
<br />
Không tinh trùng n (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
15<br />
<br />
8 (32)<br />
<br />
4 (13,3)<br />
<br />
12<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
25 (100)<br />
<br />
30 (100)<br />
<br />
55<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
15,1 ± 4 ml<br />
<br />
12,7 ± 3,5 ml<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
Không thể thu đƣợc tinh trùng bằng phƣơng pháp PESA khi tinh hoàn có thể tích<br />
< 11 ml.<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
Bảng 5: Thể tích tinh hoàn và kết quả TESE.<br />
THỂ TÍCH<br />
<br />
SỐ LƢỢNG<br />
TỔNG SỐ<br />
<br />
TINH HOÀN (ml)<br />
<br />
Có tinh trùng n (%)<br />
<br />
Không tinh trùng n (%)<br />
<br />
15<br />
<br />
1 (14,3)<br />
<br />
3 (13,1)<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
7 (100)<br />
<br />
23 (100)<br />
<br />
30<br />
<br />
Không thể thu đƣợc tinh trùng bằng phƣơng pháp TESE khi tinh hoàn có thể tích<br />
< 11 ml.<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Mối liên quan giữa các chỉ số nội<br />
tiết và kết quả PESA.<br />
* Nồng độ FSH và kết quả PESA:<br />
Nồng độ FSH trung bình 6,42 ± 4,1 mmol/l.<br />
Trong đó, nhóm có tinh trùng trong dịch<br />
PESA là 4,7 ± 2,75 mmol/l và nhóm<br />
không có tinh trùng trong dịch PESA<br />
7,84 ± 4,52 mmol/l.<br />
Sự khác biệt về nồng độ FSH giữa hai<br />
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Việc đánh giá cho thấy các trƣờng hợp<br />
có nồng độ FSH > 15 mmol/l đều không<br />
tìm thấy tinh trùng trong dịch PESA hay<br />
mẫu mô tinh hoàn (TESE). Theo Turek [1],<br />
khi FSH > 14 mUI/ml khả năng sinh tinh<br />
trùng rất kém, theo Nguyễn Thành Nhƣ<br />
[1], nồng độ FSH ≥ 13,8 mUI/ml sinh thiết<br />
tinh hoàn ghi nhận sự sinh tinh nửa chừng.<br />
* Nồng độ LH và kết quả PESA:<br />
Nồng độ LH trung bình 5,8 ± 3,5 mmol/l.<br />
Trong đó nhóm có tinh trùng trong dịch<br />
PESA 4,5 ± 1,8 mmol/l và nhóm không có<br />
<br />
tinh trùng trong dịch PESA là 7 ± 4,1 mmol/l.<br />
Sự khác biệt về nồng độ LH giữa hai nhóm<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
* Nồng độ testosteron và kết quả PESA:<br />
Nồng độ testosteron trung bình 4,8 ±<br />
3,2 mmol/l, nhóm không có tinh trùng trong<br />
dịch PESA 4,9 ± 2,6 mmol/l, nhóm có tinh<br />
trùng trong dịch PESA 4,8 ± 3,7 mmol/l.<br />
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về<br />
nồng độ testosteron.<br />
2. Mối liên quan giữa thể tích tinh<br />
hoàn và kết quả PESA phẫu thuật tinh<br />
hoàn.<br />
Thể tích tinh hoàn trung bình 13,8 ±<br />
3,9 ml, nhóm có tinh trùng trong PESA có<br />
thể tích trung bình tinh hoàn 15,1 ± 4 ml<br />
và nhóm không có tinh trùng trong dịch<br />
PESA có thể tích trung bình tinh hoàn<br />
12,7 ± 3,5 ml. Sự khác biệt về thể tích<br />
tinh hoàn giữa hai nhóm có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05).<br />
Các trƣờng hợp có thể tích tinh hoàn<br />
< 11 ml đều không tìm thấy tinh trùng<br />
với cả 2 kỹ thuật PESA và TESE. Theo<br />
<br />
43<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015<br />
<br />
Nguyễn Viết Tiến và CS, với thể tích tinh<br />
hoàn < 10 ml, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi<br />
làm PESA là 1,1% [2]. Theo Nguyễn Biên<br />
Thuỳ và CS, với thể tích tinh hoàn < 11 ml,<br />
tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi làm PESA<br />
1,7% [3].<br />
3. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong dịch<br />
chọc hút từ mào tinh PESA.<br />
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong dịch chọc<br />
hút từ mào tinh ở 25/55 BN (45,5%), tỷ lệ<br />
này của chúng tôi thấp hơn không đáng<br />
kể so với kết quả của Nguyễn Viết Tiến<br />
công bố (47,27%) [2].<br />
4. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng sau phẫu<br />
thuật tinh hoàn TESE.<br />
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng sau phẫu thuật<br />
TESE là 7/30 BN (23,3%), tỷ lệ này của<br />
chúng tôi gần tƣơng đƣơng so với kết<br />
quả của Nguyễn Thành Nhƣ (24%) [1].<br />
5. Số trƣờng hợp có thai với tinh<br />
trùng thu đƣợc từ PESA.<br />
Thực tế, chúng tôi đã thực hiện ICSI<br />
với tinh trùng thu đƣợc từ 25 BN PESA.<br />
Kết quả ban đầu 8 ca có thai. Hiện nay,<br />
đang tiến hành nghiên cứu tiếp theo về<br />
kết quả có thai của PESA/ICSI và TESE/ICSI<br />
nhằm xây dựng thành quy trình hoàn<br />
chỉnh trong điều trị VS do nam giới tại<br />
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.<br />
<br />
44<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi thực hiện<br />
PESA, TESE trong nghiên cứu này gần<br />
tƣơng đƣơng với những nghiên cứu khác.<br />
Nồng độ FSH, LH và thể tích tinh hoàn có<br />
mối liên quan với khả năng tìm thấy tinh<br />
trùng, có ý nghĩa tiên lƣợng khi làm thủ<br />
thuật PESA và TESE. Nồng độ testosteron<br />
không có mối liên quan với khả năng tìm<br />
thấy tinh trùng, không có ý nghĩa tiên<br />
lƣợng vÒ kết quả khi làm thủ thuật PESA<br />
và TESE.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thành Như. Giá trị tiên lƣợng<br />
của FSH đối với sự sinh tinh trong vô tinh<br />
không bế tắc. Hội thảo Chuyên đề Vô sinh<br />
nam 2010.<br />
2. Nguyễn Viết Tiến. Đánh giá bƣớc đầu<br />
các trƣờng hợp sinh thiết mào tinh tại Khoa<br />
Hỗ trợ sinh sản. Hội trợ VS và Hỗ trợ sinh sản.<br />
2006.<br />
3. Nguyễn Biên Thuỳ. Đánh giá kết quả<br />
chọc hút mào tinh hoàn trên BN azoospermia<br />
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (01 - 2007 đến<br />
05 - 2011).<br />
4. Tuker PJ. Made infectility. Smith’s General<br />
th<br />
Urology, 16 Ed, Lange Medical Books/Mc<br />
Graw-Hill, New York. 2004.<br />
<br />