intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả chương trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho trẻ có nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả chương trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động tại tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là trẻ sơ sinh điều trị tại NICU được xác định là nguy cơ cao. Thiết kế nghiên cứu tiền cứu can thiệp không có nhóm chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả chương trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho trẻ có nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH RESULTS OF THE EARLY INTERVENTION PROGRAM IN THE FIRST 2 YEARS OF LIFE FOR HIGH-RISK CHILDREN IN KHANH HOA PROVINCE Phan Huu Chinh1, Tran Lan Anh1*, Tran Thi My Tuyet2, Nguyen Hung Rin1, Pham Thi Thu Thuy1, Nguyen Thi Huyen Trang1, Bien Thi Thuy Dung1, Dao Thi Bich Hien1 Khanh Hoa Provincial General Hospital - 19 Yersin, Loc Tho, Nha Trang, Khanh Hoa, Vietnam 1 2 Khanh Hoa Medical College - 84 Quang Trung, Loc Tho, Nha Trang, Khanh Hoa, Vietnam Received 13/03/2023 Revised 05/04/2023; Accepted 04/05/2023 ABSTRACT Objectives: Assessment of the clinical outcomes of the high-risk infant follow-up program until 2 years of age in Khanh Hoa province. Subjects and Methods: Neonates were admitted to NICU, according to the high-risk factor. Methods: Interventional prospective study non-randomized controlled. Results: 124 high-risk infants were follow-up until 2 years of age. The rate of detection and diagnosis of children’s psychomotor disorders were as follows: personal-social 52.4%, fine motor-adaptive 46%, language 61.2%, and gross motor 83.9%. Until 24 months of age, the highest rate of children with developmental delays was language 29.8%, followed by fine motor adaptive 16, 9%, gross motor 16.1%, and personal-social 15.3%. The results of follow-up and intervention until the 2 years of age: normal 67.7%, suspected 12.1%, growth retardation 20.2%. The factors that increased the delay rate and suspected psychomotor retardation at 2 years of age in children are low birth weight for gestational age, delivery room resuscitation with ambu, endotracheal intubation, chest compressions, and brain abnormalities in imaging diagnosis. Conclusion: High-risk infant follow-up programs increase the rates of early detection and reduce the rates of psychomotor development disorders of high-risk infants in the first 2 years of life. Keywords: High risk, infant development, follow-up, Khanh Hoa. *Corressponding author Email address: bstranlananh@gmail.com Phone number: (+84) 982 982 130 https://doi 237
  2. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỚM TRONG 2 NĂM ĐẦU ĐỜI CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ CAO TẠI TỈNH KHÁNH HÒA Phan Hữu Chính1, Trần Lan Anh1*, Trần Thị Mỹ Tuyết2, Nguyễn Hùng Rin1, Phạm Thị Thu Thúy1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Biện Thị Thùy Dung1, Đào Thị Bích Hiền1 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa - 19 Yersin, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam 2 Trường Cao Đẳng Y tế Khánh Hòa - 84 Quang Trung, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam Ngày nhận bài: 13 tháng 03 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 05 tháng 04 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 04 tháng 05 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả chương trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động tại tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là trẻ sơ sinh điều trị tại NICU được xác định là nguy cơ cao. Thiết kế nghiên cứu tiền cứu can thiệp không có nhóm chứng. Kết quả: 124 trẻ nguy cơ cao theo dõi và can thiệp đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ phát hiện chậm phát triển về lĩnh vực cá nhân và xã hội là 52,4%, vận động tinh tế-thích ứng là 46%, ngôn ngữ 61,2%, vận động thô 83,9%. Đến 24 tháng tuổi tỷ lệ trẻ còn chậm phát triển ngôn ngữ 29,8%, vận động tinh tế thích ứng 16,9%, vận động thô 16,1%, và cá nhân xã hội 15,3%. Đến 24 tháng tuổi chỉnh thì trẻ phát triển bình thường 67,7%, nghi ngờ 12,1%, chậm phát triển là 20,2%. Các yếu tố làm tăng rối loạn phát triển tâm vận động ở 2 tuổi của trẻ là nhẹ cân so với tuổi thai, hồi sức phòng sinh có bóp bóng, đặt nội khí quản, ép tim và bất thường não quan chẩn đoán hình ảnh. Kết luận: Chương trình theo dõi trẻ nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm và giảm tỷ lệ trẻ bị rối loạn phát triển tâm thần vận động trong 2 năm đầu đời của trẻ. Từ khóa: Nguy cơ cao, phát triển của trẻ, theo dõi, Khánh Hòa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ khỏe của trẻ, và các mối quan hệ với người chăm sóc, gia đình, và các hệ thống hỗ trợ trong cộng đồng [10]. Nghiên cứu của WHO (2012) trên 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho kết quả tỷ lệ trẻ chậm phát Với sự phát triển của Hồi sức sơ sinh, ngày càng cứu triển ở độ tuổi từ 0-36 tháng là 5-12%. Sự phát triển sống được nhiều hơn các trẻ sơ sinh non với tuổi thai các chức năng nhận thức, cảm xúc xã hội, ngôn ngữ nhỏ và các trẻ có bệnh lý nặng. Bên cạnh mặt tích cực và vận động của trẻ bị ảnh hưởng bởi phát triển và sức đó, các vấn đề biến chứng của trẻ non tháng và bệnh *Tác giả liên hệ Email: bstranlananh@gmail.com Điện thoại: (+84) 982 982 130 https://doi 238
  3. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 nặng cũng nhiều hơn và cần thiết theo dõi các trẻ này thường não qua chẩn đoán hình ảnh; đa dị tật. một cách chặt chẽ [1], [4]. Chẩn đoán sớm, can thiệp Tiêu chuẩn loại trừ: Dị tật não bẩm sinh nặng có dị sớm các vấn đề rối loạn phát triển tâm thần vận động dạng não như tật não nhẵn, não ủng thủy nặng không của trẻ trong 2 năm đầu đời được xem là chìa khóa cho khả năng phẫu thuật; trẻ không tham gia theo dõi đủ can thiệp hiệu quả, vì đây là giai đoạn não đang trải qua trong thời gian 2 năm; gia đình không đồng ý tham gia giai đoạn linh hoạt đáp ứng tốt [6]. nghiên cứu. Chương trình theo dõi trẻ sơ sinh có nguy cơ cao là cần thiết để phát hiện sớm, can thiệp kịp thờicho trẻ sơ sinh 2.3. Phương pháp nghiên cứu dễ bị tổn thương [4]. Hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp chưa có hệ thống giám sát tiếp theo đối với nhóm trẻ đánh giá trước sau không có nhóm chứng. nguy cơ cao sau khi xuất viện [5]. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thời gian thu Từ tháng 7 năm 2014, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh thấp số liệu: 10/2019 - 06/2020. Toàn bộ thời gian Hòa đã hợp tác với tổ chức L’APPEL-Lorient và Bệnh nghiên cứu: 09/2019-10/2023. Địa điểm: Bệnh viện viện Nam Bretagene (Pháp) thực hiện chương trình Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và 7 Bệnh viện và TTYT ở theo dõi trẻ có nguy cơ cao di chứng thần kinh và đã có các huyện bao gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh được đội ngũ chuyên môn để thực hiện công việc này. Hòa, Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh, TTYT Từ những cơ sở trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ huyện Vạn Ninh, TTYT huyện Diên Khánh, TTYT Đánh giá quá trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời huyện Cam Lâm, TTYT huyện Khánh Sơn, TTYT cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn tâm vận động tại tỉnh huyện Khánh Vĩnh. Khánh Hòa”, với các mục tiêu như sau: Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện trong 9 tháng, được 145 - Mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc điểm bệnh lý của nhóm mẫu, loại trừ các trường hợp bỏ theo dõi chúng tôi thu trẻ có nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động. được 124 mẫu. - Đánh giá hiệu quả can thiệp phát triển tâm vận động Phương pháp tiến hành của trẻ nguy cơ cao trong 2 năm đầu đời. - Thời gian bệnh nhân nằm viện: thu thập thông tin ghi - Xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn phát nhận tiền sử, bệnh lý của mẹ và trẻ. triển tâm vận động của trẻ. - Khi bệnh nhân ra viện: Tư vấn gia đình cách chăm sóc và theo dõi trẻ, hẹn tái khám. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tái khám sau ra viện: theo dõi trẻ đến khi trẻ 24 tháng 2.1. Đối tượng nghiên cứu tuổi (tính tuổi điều chỉnh đối với trẻ sinh non), các thời điểm khám là: 40 tuần tuổi chỉnh đối với trẻ sinh non, Dân số mục tiêu: Trẻ sơ sinh điều trị tại đơn vị sơ sinh, 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm tuổi. Công việc khám trẻ gồm: Phỏng vấn cha mẹ hoặc 2019, 2020. người chăm sóc, đánh giá sức khỏe tổng quát, sự tăng Dân số chọn mẫu: Trẻ sơ sinh điều trị tại đơn vị sơ sinh trưởng thể chất, sự phát triển tâm thần, vận động theo thuộc khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa test Denver II và khám thần kinh vận động theo mốc thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian thu thập bệnh tuổi của trẻ. nhân nghiên cứu. Trong 2 tháng đầu: đo thính lực OAE, khám ROP theo Tiêu chuẩn chọn bệnh: chỉ định, siêu âm qua thóp, CT Scan hoặc MRI não (có Trẻ sơ sinh (0-28 ngày tuổi) có ≥ 1 chẩn đoán sau: Sinh chỉ định). non tháng ≤ 33 tuần; cân nặng lúc sinh ≤ 1500 gram; Trẻ sau qua trình khám đánh giá được chia thành 2 sinh ngạt; hạ đường huyết kéo dài > 24 giờ; vàng da nhóm: nặng hoặc bệnh não cấp do tăng bilirubin; viêm màng * Nhóm 1: Trẻ có kết quả khám bình thường: tư vấn não vi trùng; nhiễm trùng bào thai; có triệu chứng thần chăm sóc và theo dõi trẻ, hẹn lịch tái khám. kinh như co giật, tăng hoặc giảm trương lực cơ, liệt mặt trung ương, yếu nửa người; đầu nhỏ hoặc đầu to; bất * Nhóm 2: Trẻ có kết quả khám có vấn đề về sức khỏe 239
  4. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 và rối loạn tâm vận động bao gồm nghi ngờ và chậm Đánh giá lại trẻ sau can thiệp ở lần khám sau, chẩn đoán phát triển sẽ được điều trị và can thiệp chuyên khoa. tình trạng trẻ sau can thiệp. Trẻ có vấn đề về bệnh lý nội/ngoại khoa/giác quan: điều Thống kê và xử lý số liệu trị bệnh lý của trẻ, phối hợp các chuyên ngành khác trong bệnh viện. Dùng phiếu thu thập thông tin nghiên cứu, xử lý số liệu Trẻ có rối loạn về tâm vận động: Về vận động thô, vận thống kê bằng phần mềm SPSS 20. động tinh tế: khám và can thiệp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng trẻ em; về hành vi, tâm lý thì hướng dẫn 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN gia đình các phương pháp vận động trị liệu, hướng sự tập trung, cách tạo các trò chơi và giao tiếp điều chỉnh rối loạn tâm lý cho trẻ; về ngôn ngữ thì can thiệp âm 3.1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ nguy cơ cao rối loạn ngữ trị liệu. phát triển tâm vận động Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của trẻ nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nam 63 50,8 Giới Nữ 61 49,2 - Mẹ không mắc bệnh 106 85,5 Tiền sử bệnh tật khi mang thai - Mẹ có mắc bệnh 18 14,5 - Đơn thai 112 90,3 Số lượng thai Thai đôi 12 9,7 - Sinh thường 79 63,7 Cách sinh - Sinh mổ 45 36,3 - Không 47 37,9 - Can thiệp sau sinh, trong đó 77 62,1 Can thiệp trẻ sau sinh tại phòng sinh/ + Thở Oxy 56 45,2 phòng mổ + Bóp bóng mask 10 8,1 + Đặt nội khí quản, ép tim 11 8,9 - Có 23 18,5 Ngạt sau sinh - Không 101 81,5 - 37-42 tuần 45 36,3 - 34 -< 37 tuần 14 11,3 Phân nhóm tuổi thai - 32 -< 34 tuần 34 27,4 - 28-
  5. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 Tỷ lệ nam/nữ là 1,03, mẹ bị mắc bệnh lý khi mang thai [4]. Trẻ có cân nặng không phù hợp với tuổi thai 24,2%. 14,5%. Tỷ lệ sinh thường gấp 1,5 lần trẻ sinh mổi. Trẻ 3.2. Đánh giá hiệu quả quá trình can thiệp sớm với sau sinh được can thiệp hồi sức 62,1%, hồi sức với bóng phát triển tâm vận động của trẻ nguy cơ cao trong mask, nội khí quản, ép tim là 10%, tỷ lệ trẻ có hỗ trợ 2 năm đầu đời. sau sinh cao do nhóm trẻ trong nghiên cứu là những trẻ non tháng, nhẹ cân và những trẻ bệnh lý. Tỷ lệ trẻ non 3.2.1. Tỷ lệ phát hiện sớm rối loạn tâm vận động trong tháng là 63,7%, khác biệt với nghiên cứu của Kayvan nhóm trẻ nguy cơ cao Bảng 2: Phân bố tỷ lệ trẻ chậm phát triển của từng lĩnh vực được chẩn đoán mới theo mốc tuổi Lĩnh vực Cá nhân-xã hội Vận động tinh tế-thích ứng Ngôn ngữ Vận động thô Tháng n (%) n (%) n (%) n (%) 2 13 10,5 12 9,7 19 15,3 78 62,9 4 8 6,5 10 8,1 9 7,3 12 9,7 6 25 20,2 21 16,9 13 10,5 12 9,7 9 7 5,6 8 6,5 7 5,6 2 1,6 12 4 3,2 2 1,6 8 6,4 0 0 18 8 6,4 0 0 20 16,1 0 0 24 0 0 4 3,2 0 0 0 0 Tổng 65 52,4 57 46,0 76 61,2 104 83,9 Chậm phát triển về cá nhân - xã hội 52,4%, vận động của trẻ khá chậm và khó đánh giá [9]. Khi trẻ 2 tuổi, tinh tế-thích ứng 46%, ngôn ngữ 61,2%, vận động chỉ có 3,2% trẻ được chẩn đoán chậm vận động tinh thô 83,9% tế-thích ứng ở tuổi này, sở dĩ như vậy do nghiên cứu có Trong thời gian theo dõi, rối loạn của trẻ phát hiện được can thiệp ngay cho trẻ sau chẩn đoán. rất sớm là vận động thô, các lĩnh vực khác phát hiện rõ hơn khi trẻ 6 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ phát hiện chậm ngôn 3.2.2. Đánh giá kết quả can thiệp tâm vận động trẻ ngữ cao nhất ở 18 tháng tuổi, do năm đầu đời ngôn ngữ nguy cơ cao trong 2 năm đầu đời Bảng 3: Đặc điểm phát triển tâm vận động trẻ theo các lĩnh vực trước và sau can thiệp Sau can thiệp (24 tháng tuổi chỉnh) Lĩnh vực phát triển tâm vận động Trước can thiệp (n,%) (n,%) Chậm phát triển 65 (52,4) 19 (15,3) Cá nhân-xã hội Bình thường 59 (47,6) 105 (84,7) Chậm phát triển 53 (42,7) 21(16,9) Vận động tinh tế-thích ứng Bình thường 71 (57,3) 103 (83,1) Chậm phát triển 76 (61,3) 37 (29,8) Ngôn ngữ Bình thường 48 (38,7) 87 (70,2) Chậm phát triển 104 (83,9) 20 (16,1) Vận động thô Bình thường 20 (16,1) 104 (83,9) 241
  6. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 Đến 24 tháng tuổi tỷ lệ trẻ còn chậm phát triển nhiều quả của chúng tôi tương đương với của tác giả Nguyễn nhất là ngôn ngữ 29,8%, tiếp đến là vận động tinh tế Thị Tuyết Loan [2]. Can thiệp càng sớm càng tốt khi thích ứng 16,9%, vận động thô 16,1%, và ít nhất là một đứa trẻ đáp ứng các tiêu chí về nguy cơ bại não chậm phát triển lĩnh vực cá nhân xã hội 15,3%. Kết cao [7]. Bảng 4: Đặc điểm phát triển tâm vận động trẻ tại các mốc tuổi hiệu chỉnh Tháng Phát triển bình thường Nghi ngờ chậm phát triển Chậm phát triển tuổi n (%) n (%) n (%) N(%) 2 46 37,1 55 44,4 23 18,5 124 (100) 4 47 37,9 57 46,0 20 16,1 124 (100) 6 38 30,6 43 34,7 43 34,7 124 (100) 9 53 42,7 27 21,8 44 35,5 124(100) 12 47 37.9 38 30,9 39 31,5 124 (100) 18 51 41,1 26 21,0 47 37,9 124 (100) 24 84 67,7 15 12,1 25 20,2 124 (100) Các trẻ sau can thiệp 2 năm còn 20,2% chậm phát triển Điều này phù hợp với mô hình khuyết tật của trẻ trong và 12,1% nghi ngờ chậm phát triển. Kết quả cho thấy nghiên cứu của Phạm Thị Tỉnh [3]. một số rối loạn tâm vận động của trẻ ở thời gian đầu chưa biểu hiện, ngược lại một số trẻ có những rối loạn 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến phát triển từ rất sớm nhưng có thể giảm hoặc trở về bình thường. tâm vận động của trẻ Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến chậm rối loạn phát triển tâm vận động của trẻ ở 24 tháng tuổi Chậm và nghi ngờ Bình thường chậm phát triển OR (95%CI) p Các yếu tố n (%) N (%) Bình thường 68 79 26 21 1 ­­­2,9 Tình trạng cân nặng so Nhẹ cân/tuổi thai 8 47,1 9 52,9 0,039 (1,02-8,44) với tuổi thai 1,63 Dư cân/tuổi thai 8 61,5 5 48,5 0,421 (0,49-5,45) Hồi sức phòng sinh với Có 75 72,8 28 27,2 3,57 0,007 bóp bóng/NKQ/ép tim Không 9 42,9 12 57,1 (1,35-9,39) Bất thường não qua Có 19 54,3 16 45,7 2,28 0,044 chẩn đoán hình ảnh não Không 65 73,0 24 27,0 (1,01-5,14) Trên các trẻ có nguy cơ cao bị rối loạn phát triển tâm không có các yếu tố trên. Có 2 yếu tố phù hợp với tác vận động thì các yếu tố là nhẹ cân so với tuổi thai; hồi giả Nguyễn Thị Tuyết Loan là cân nặng nhỏ so vơi sức phòng sinh có bóp bóng, đặt nội khí quản, ép tim; tuổi thai và bất thường não trên siêu âm [2] và tác giả và bất thường não quan chẩn đoán hình ảnh thì có nguy O’Shea là yếu tố có sang thương não trên siêu âm [8]. cơ bị chậm hoặc nghi ngờ chậm phát triển hơn các trẻ 242
  7. T.L. Anh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 237-243 4. KẾT LUẬN trẻ 0 đến 12 tháng tuổi”, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 2012. Tỷ lệ phát hiện và chẩn đoán các rối loạn tâm vận động [4] Kayvan M, Forouzan A et al., Clinical Outcomes của trẻ: Chậm phát triển về cá nhân và xã hội là 52,4%, of High-Risk Infant Follow-Up Program in a vận động tinh tế-thích ứng là 46%, ngôn ngữ 61,2%, Tertiary Care Centre, Iran J Nurs Midwifery Res. vận động thô 83,9%. 22(6): 476–480, 2017. Tỷ lệ trẻ chậm phát triển sau thời gian can thiệp đến 24 [5] Mohammad H, Behzad J et al., High Risk Infants tháng tuổi là: ngôn ngữ 29,8%, vận động tinh tế- thích Follow-Up: A Case Study in Iran, Int J Pediatr, ứng 16,9%, vận động thô 16,1%, cá nhân-xã hội 15,3%. 2015:817540, 2015. Sau theo dõi và can thiệp đến 24 tháng tuổi chỉnh kết [6] Morgan P, McGinley JG, “Function and decline quả trẻ phát triển bình thường 67,7%, nghi ngờ 12,1%, in adults with cerebral palsy: a systematic chậm phát triển là 20,2%. review”. Disability and Rehabilitation, 2013. Các yếu tố làm tăng nguy cơ chậm phát triển của trẻ [7] Morgan C, Fetters L et al., “ Early intervention là: nhẹ cân so với tuổi thai, hồi sức phòng sinh có bóp for children aged 0 to 2 years with or at high risk bóng, đặt nội khí quản, ép tim, và bất thường não quan of cerebral palsy: international clinical practice chẩn đoán hình ảnh. guideline based on systematic reviews”, JAMA Pediatr, 175, pp.846–58, 2021. TÀI LIỆU THAM KHẢO [8] O’Shea TM, Kuban KC, Allred EN et al., “Neonatal cranial ultrasound lesions and [1] Bộ Y tế, “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp developmental delays at 2 years of age among sớm trẻ em khuyết tật”, (Ban hành kèm theo extremely low gestational age children”, Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 Pediatrics, 122 (3), pp. e662-9, 2008. năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế), 2023. [9] Reimschisel T, “Chapter 8: Global development [2] Nguyễn Thị Tuyết Loan, “Di chứng thần kinh và delay and regression”, in Bradley’s Neurology in tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn Clinical Practice. Elsevier, 7th ed, pp.6-72, 2016. vị hồi sức sơ sinh bệnh viện Đa khoa trung tâm [10] WHO, “Developmental Difficulties in Early Tiền Giang “, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Childhood: prevention, early identification, Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh, tr. 45-49, 2018. assessement and intervention in low- anf middle- [3] Phạm Thị Tỉnh, “Nghiên cứu sàng lọc phát hiện income countries”, Child and Adolescent Health một số dạng khuyết tật và các yếu tố liên quan ở and Development. , pp. 14-17, 2012. 243
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2