Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN U NÃO VÀ BỆNH LÝ SỌ NÃO <br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNG TÂM <br />
Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI <br />
Mai Trọng Khoa*, Trần Đình Hà*, Lê Chính Đại*, Nguyễn Quang Hùng*, Vương Ngọc Dương*, <br />
Vũ Hữu Khiêm*, Phạm Văn Thái*, Phạm Cẩm Phương*, Trần Ngọc Hải*, Ngô Trường Sơn*, <br />
Đoàn Xuân Trường*, Ngô Thùy Trang*, Lê Văn Thính**, Kiều Đình Hùng***, Phạm Minh Thông**, <br />
Lý Ngọc Liên****, Phan Sỹ An** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ phẫu u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay (Rotating <br />
Gamma Knife, RGK) tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu‐Bệnh viện Bạch Mai. <br />
Đối tượng: 2965 người bệnh được chẩn đoán u não và một số bệnh lý sọ não, có chỉ định xạ phẫu bằng <br />
RGK, từ 7/2007 đến 09/2014. <br />
Kết quả: Tuổi trung bình: 46,5 tuổi, tuổi thấp nhất là 4, cao nhất là 91 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ = 1,04/1. Trong <br />
tổng số 2965 người bệnh, u màng não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng mạch não: 15%, ung thư di căn não <br />
13,4%, u tuyến yên 11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu thể hang 6,8%... các loại u và bệnh lý sọ não khác <br />
chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kích thước trung bình của các loại tổn thương là 2,4±1,6cm; nhỏ nhất là 0,2cm; lớn nhất là <br />
6,8cm. Liều xạ phẫu trung bình cho các bệnh u tuyến yên là 14,4±2,1Gy, u màng não: 22,5±2,7Gy, AVM: <br />
20,4±1,8Gy, u dây thần kinh VIII: 14,1±1,9Gy, ung thư di căn não: 20,2±2,4Gy, u sọ hầu: 12,8±1,4Gy, u tuyến <br />
tùng: 16,3±1,8Gy, u máu thể hang: 24,2±2,1Gy, u thần kinh đệm: 16,6±2,5Gy, u nguyên tủy bào: 16,1±2Gy, u <br />
màng não thất: 17,3±2,6Gy, Lymphoma: 15,3±2,7Gy, các loại u khác: 15,1±2,6Gy. Hầu hết các trường hợp đều có <br />
cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt lên rõ rệt. Các triệu chứng này cải thiện ngay ở tháng thứ 1 sau xạ phẫu và cải <br />
thiện tốt ở tháng thứ 6 trở đi, 72% hết triệu chứng ở năm thứ 1; 80,8% hết triệu chứng ở năm thứ 2; 83,4% hết <br />
triệu chứng ở năm thứ 3; 84,1% hết triệu chứng ở năm thứ 4; 90,5% hết triệu chứng ở năm thứ 5. Kích thước <br />
trung bình của khối u giảm dần theo thời gian: sau 1 năm là 2±0,8cm; sau 2 năm 1,9±1,2cm; sau 3 năm <br />
1,4±0,8cm; sau 4 năm 0,8±1,1cm; sau 5 năm 0,4±0,6cm. Trong quá trình xạ phẫu và theo dõi sau điều trị theo <br />
thời gian tỷ lệ tái phát tăng dần: Bắt đầu ở năm thứ 2 là 3%; năm thứ 3 là 4,5%; năm thứ 4 là 7,6%; năm thứ 5 <br />
là 9,65%. Các tác dụng phụ chủ yếu gặp ở tháng thứ 3 như mệt mỏi: 39%, mất ngủ: 38,4%, chán ăn: 34,1%, <br />
đau đầu: 29,2%... các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Từ tháng thứ 6 đến trở đi tỷ lệ các biến chứng này ít <br />
gặp hơn và cải thiện tốt sau điều trị thuốc nội khoa. <br />
Kết luận: Xạ phẫu bằng RGK để điều trị cho các bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não là an toàn, hiệu quả, đặc <br />
biệt là đối với người bệnh nhỏ tuổi và người có tuổi. <br />
Từ khóa: U não, Bệnh lý sọ não, Dao gamma quay <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai <br />
** Bệnh viện Bạch Mai; <br />
*** Đại học Y Hà Nội; <br />
**** Bệnh viện Việt Đức <br />
Tác giả liên lạc: GS.TS. Mai Trọng Khoa<br />
Email: khoa_nuclearmedicine@yahoo.com <br />
<br />
478<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATE THE TREATMENT OUTCOMES OF ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) IN BRAIN <br />
TUMORS AND INTRACRANIAL DISEASES PATIENTS AT THE NUCLEAR MEDICINE AND <br />
ONCOLOGY CENTER BACH MAI HOSPITAL <br />
Mai Trong Khoa, Tran Dinh Ha, Le Chinh Dai, Nguyen Quang Hung, Vuong Ngoc Duong, <br />
Vu Huu Khiem, Pham Van Thai, Pham Cam Phuong, Tran Ngoc Hai, Ngo Truong Son, <br />
Doan Xuan Truong, Ngo Thuy Trang, Le Van Thinh, Kieu Dinh Hung, Pham Minh Thong, <br />
Ly Ngoc Lien, Phan Sy An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 478 ‐ 490 <br />
Aims: To assess the efficacy of Rotating Gamma Knife (RGK) in the treatment of brain tumors and <br />
intracranial diseases, at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital. <br />
Patients: 2965 patients diagnosed with brain tumors and intracranial diseases were prescribed radiosurgery <br />
by RGK, from July 2007 to September 2014. <br />
Results: Average age was 46.5 years old. Ages at the time of radiosurgery ranged from 4 (youngest) to 91 <br />
(oldest). The male/female ratio =1.04/1. In our study, 2965 patients included meningioma (16.5%), arteriovenous <br />
malformations (AVMs, 15%), brain metastases (13.4%), pituitary tumors (11.4%), astrocytoma (10.9 %), <br />
cavernoma (6.8%), etc. Other kinds of tumors and intracranial diseases were less common. The median tumor <br />
size was 2.4±1.6 cm (range 0.2–6.8 cm). The median prescribed doses varied (depending on nature of the tumor): <br />
pituitary tumor (14.4±2.1Gy), meningioma (22.5±2.7Gy), AVM (20.4±1.8Gy), acoustic neuroma (14.1±1.9Gy), <br />
brain metastases (20.2±2.4Gy), craniopharyngeal tumor (12.8±1.4Gy), pineal tumor (16.3±1.8Gy), cavernoma <br />
(24.2±2.1Gy), astocytoma (16.6±2.5Gy), medulloblastoma (16.1±2Gy), ependymoma (17.3±2.6Gy), lymphoma <br />
(15.3±2.7Gy), others (15.1±2.6Gy). In comparison with pretreatment, clinical symptoms have decreased in the <br />
patients after one month. Complete clinical response at 1 year: 72%; 2 years: 80.8%; 3 years: 83.4%; 4 years: <br />
84.1%; 5 years: 90.5%. Average sizes of the tumors reduced gradually: median tumors size at 1 year post <br />
radiosurgery was: 2±0.8cm; and at 2,3,4,5 years was 1.9±1.2cm; 1.4±0.8cm; 0,8±1.1cm; 0.4±0.6cm, respectively. <br />
In the follow‐up period: the progressive rates increased over time: started at 2 year post RGK: 3%, and then at 3, <br />
4, 5 year post RGK was: 4.5%; 7.6%; 9.65%, respectively. The most common adverse events (AEs) obseved after <br />
RGK 3 months were: fatigueness (39%), anorexia (34.1%), headache (29.2%),... while the others were less <br />
common. From the 6th month after RGK, rates of AEs decreased and improved with medicine. <br />
Conclusions: Radiosurgery with Rotating Gamma Knife for treating brain tumors and intracranial <br />
diseases is safe and effective, especially for children and elderly. <br />
Keyword: Brain tumors; Intracranial diseases; Rotating Gamma Knife <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U não và một số bệnh lý sọ não như dị dạng <br />
động tĩnh mạch (arteriovenous malformations, <br />
AVM), u máu thể hang (cavernoma)... là những <br />
bệnh lý nguy hiểm đối với tính mạng người <br />
bệnh. Gần đây, theo tổ chức Y tế Thế giới <br />
(WHO); hàng năm, cứ 10 vạn người thì có từ 3‐5 <br />
người bị mắc u não và con số này ngày càng <br />
tăng. Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, bệnh <br />
thường gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3‐12 tuổi và 40‐70 <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
tuổi. Ở những thập niên trước, điều trị các bệnh <br />
lý nội sọ chủ yếu bằng phẫu thuật mở hộp sọ, <br />
tiếp đến phẫu thuật vi phẫu… Trong những <br />
năm gần đây, sự ra đời của máy xạ trị gia tốc, <br />
máy xạ phẫu bằng Gamma knife, X knife, Cyber <br />
knife… đã giúp giải quyết những trường hợp <br />
khó hoặc không phẫu thuật được, mang lại thời <br />
gian và chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. <br />
Hệ thống dao Gamma có hai loại: Gamma cổ <br />
điển (Gamma knife) và RGK. RGK có nhiều ưu <br />
<br />
479<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
điểm nổi bật hơn so với dao gamma cổ điển, do <br />
có hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác <br />
cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn, <br />
chính xác và hiệu quả. Nhiều bệnh lý nội sọ có <br />
thể điều trị được bằng RGK như: các u nguyên <br />
phát và di căn như u màng não, u tuyến yên, u <br />
sọ hầu, các u lành vùng nền sọ, u tuyến tùng, các <br />
u dây thần kinh sọ, u tế bào hình sao, AVM...(7,8). <br />
Hệ thống RGK‐ART 6000 của Hoa Kỳ đã <br />
được đưa vào sử dụng ở Mỹ lần đầu tiên vào <br />
năm 2000. Ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt <br />
nhân và Ung bướu (YHHN&UB), bệnh viện <br />
Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam và các <br />
nước trong khu vực, đã triển khai và ứng dụng <br />
thành công kỹ thuật này để điều trị có kết quả <br />
tốt cho hàng nghìn lượt người bệnh u não và các <br />
bệnh lý nội sọ khác từ tháng 7‐2007. Chúng tôi <br />
tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: <br />
“Đánh giá kết quả điều trị 2965 người bệnh u não và <br />
bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao <br />
gamma quay tại Trung tâm YHHN&UB, Bệnh viện <br />
Bạch Mai”. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 2965 người bệnh được chẩn đoán u não <br />
và một số bệnh lý sọ não, được điều trị xạ phẫu <br />
bằng RGK tại Trung tâm YHHN & UB, Bệnh <br />
viện Bạch Mai từ tháng 7/2007 đến 9/2014. <br />
Tất cả các người bệnh chưa điều trị hoặc sau <br />
điều trị các tổn thương nội sọ được chẩn đoán <br />
xác định u não và các bệnh lý sọ não, được hội <br />
chẩn và thông qua chỉ định xạ phẫu bằng RGK. <br />
Hội đồng hội chẩn gồm có các bác sỹ chuyên <br />
khoa ngoại thần kinh, nội thần kinh, ung thư, <br />
chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, giải phẫu <br />
bệnh, tai mũi họng tại bệnh viện Bạch Mai và <br />
một số các bệnh viện khác. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Mô tả cắt ngang <br />
‐ Tất cả các người bệnh được làm các xét <br />
nghiệm đánh giá toàn thân và tại chỗ: công thức <br />
máu, sinh hóa máu, xét nghiệm miễn dịch, điện <br />
<br />
480<br />
<br />
não đồ, chụp CT thường quy, CT 64 dãy, MRI, <br />
SPECT não, DSA, MRI phổ, xạ hình tưới máu <br />
não, xạ hình khối u, chụp PET/CT… <br />
‐ Được xạ phẫu theo quy trình thống nhất và <br />
theo dõi theo mẫu nghiên cứu cho từng người <br />
bệnh. Được khám lại định kỳ đánh giá các triệu <br />
chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau xạ phẫu 1 <br />
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 <br />
năm, 5 năm…. <br />
Đánh giá triệu chứng cơ năng và các thay đổi <br />
cận lâm sàng <br />
Đánh giá sự thay đổi hình ảnh của khối u <br />
theo tiêu chuẩn RECIST. <br />
‐ Thiết bị sử dụng : Hệ thống RGK do Hoa <br />
Kỳ sản xuất năm 2007 bao gồm: <br />
Hệ thống collimator quay. <br />
Hệ thống định vị đầu người bệnh tự động <br />
APS (automatic positioning systems). <br />
Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS. <br />
Hệ thống chụp mô phỏng (simulator <br />
system): CT, MRI, DSA, MSCT với định vị laser <br />
ba chiều. <br />
‐ Quy trình xạ phẫu: Người bệnh chỉ cần gây <br />
tê tại chỗ 4 điểm đặt khung định vị trên đầu (trừ <br />
trường hợp trẻ nhỏ cần phải có bác sỹ chuyên <br />
khoa Gây mê hỗ trợ). Sau đó người bệnh được <br />
chụp mô phỏng CT hoặc MRI tùy theo từng loại <br />
bệnh. Bác sỹ lập kế hoạch xạ phẫu sẽ xác định <br />
chính xác vị trí và phạm vi tổn thương, từ đó có <br />
chỉ định liều xạ thích hợp. Người bệnh hoàn <br />
toàn tỉnh táo trước, trong và sau khi xạ phẫu. <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Kết quả nghiên cứu được thu thập và xử lý <br />
theo chương trình SPSS 16.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Bảng 1: Phân bố tuổi của người bệnh <br />
Phân bố tuổi<br />
< 15<br />
15- 30<br />
30- 40<br />
40- 60<br />
>60<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng người bệnh (n)<br />
217<br />
574<br />
668<br />
888<br />
618<br />
2965<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
7,3<br />
19,4<br />
22,5<br />
30<br />
20,8<br />
100<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Nhận xét: + Nhóm tuổi hay gặp từ 15‐ 60 <br />
chiếm tỷ lệ 71,9%. + Tuổi thấp nhất là 4 tuổi, cao <br />
nhất là 91 tuổi, tuổi trung bình là 46,5 tuổi <br />
<br />
6.4<br />
<br />
5.5<br />
<br />
4.4<br />
<br />
1.1<br />
<br />
+ Tỷ lệ nam/ nữ = 1515/1450, chiếm 51,1% và <br />
48,9% <br />
<br />
Chưa điều trị (n=1828)<br />
Đã xạ trị gia tốc (n=151)<br />
<br />
4.2<br />
<br />
Đã Phẫu thuật còn u (n=350)<br />
<br />
11.8<br />
<br />
61.6<br />
<br />
Đã nút mạch (n=124)<br />
Đã PT tái phát (n=189)<br />
<br />
5.1<br />
<br />
Đã xạ phẫu tái phát (n=162)<br />
Xạ phẫu lần 2 (n=129)<br />
Xạ phẫu lần 3 (n=32)<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tình trạng bệnh trước xạ phẫu <br />
Nhận xét: 61,6% người bệnh chưa được điều <br />
<br />
12,5%; động kinh: 24,5% … các dấu hiệu lâm <br />
<br />
trị; 11,8% sau phẫu thuật còn lại u, 6,4% sau <br />
<br />
sàng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. <br />
<br />
phẫu thuật tái phát; 5,5% đã xạ phẫu bằng RGK <br />
<br />
Bảng 3: Tỷ lệ một số loại u và bệnh lý sọ não thường <br />
gặp <br />
<br />
tái phát; 5,1% đã xạ trị gia tốc u thu nhỏ có chỉ <br />
định xạ phẫu bằng RGK; các trường hợp khác <br />
chiếm tỷ lệ ít hơn. <br />
Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trước xạ <br />
phẫu <br />
Triệu chứng<br />
Đau đầu<br />
Buồn nôn, nôn<br />
Động kinh<br />
Bán manh<br />
Giảm thị lực<br />
Nhìn đôi<br />
Mất thị lực<br />
Ù tai<br />
Yếu ½ người<br />
Liệt ½ người<br />
Hội chứng tiểu não<br />
Mất khứu giác<br />
Giảm thính lực<br />
Mất thính lực<br />
Liệt VII<br />
To viễn cực<br />
Tiết sữa<br />
Mất kinh<br />
Giảm tình dục<br />
Giảm trí nhớ<br />
Rối loạn cơ tròn<br />
Sụp mi<br />
Rối loạn ý thức<br />
<br />
Số lượng (n)<br />
2372<br />
1105<br />
728<br />
167<br />
385<br />
113<br />
75<br />
207<br />
369<br />
121<br />
215<br />
84<br />
207<br />
110<br />
97<br />
84<br />
162<br />
124<br />
431<br />
789<br />
57<br />
57<br />
132<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
80<br />
37,3<br />
24,5<br />
4,2<br />
13<br />
3,8<br />
2,5<br />
7<br />
12,5<br />
4,1<br />
7,3<br />
2,8<br />
7<br />
3,7<br />
3,3<br />
2,8<br />
5,5<br />
4,2<br />
14,5<br />
26,6<br />
1,9<br />
1,9<br />
4,5<br />
<br />
Nhận xét: 80% người bệnh có biểu hiện đau <br />
đầu; 13% giảm thị lực; 37,3% có dấu hiệu buồn <br />
nôn, nôn; 26,6% giảm trí nhớ; yếu ½ người: <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
Loại tổn thương<br />
U tuyến yên<br />
U màng não<br />
AVM<br />
U sọ hầu<br />
U tuyến tùng<br />
U máu thể hang<br />
U dây VIII<br />
U nguyên bào tủy<br />
Di căn não<br />
U thần kinh đệm<br />
U màng não thất<br />
Lymphoma<br />
Khác<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng (n)<br />
334<br />
488<br />
445<br />
98<br />
155<br />
203<br />
154<br />
138<br />
398<br />
323<br />
81<br />
23<br />
125<br />
2965<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
11,4<br />
16,5<br />
15<br />
3,3<br />
5,2<br />
6,8<br />
5,2<br />
4,6<br />
13,4<br />
10,9<br />
2,8<br />
0,7<br />
4,2<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Loại u thường gặp nhất là u màng <br />
não chiếm 16,5%, sau đó là dị dạng mạch não <br />
15%, ung thư di căn não 13,4%, u tuyến yên <br />
11,4%, u thần kinh đệm 10,9 %, u máu thể hang <br />
6,8%... các loại u và bệnh lý sọ não khác chiếm tỷ <br />
lệ thấp hơn. <br />
Bảng 4: Phân loại u theo vị trí <br />
Phân loại u theo vị trí<br />
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)<br />
U trên lều<br />
Trán<br />
283<br />
9,5 66,6<br />
Thái dương<br />
632<br />
21,3<br />
Đỉnh<br />
283<br />
9,5<br />
Chẩm<br />
213<br />
7,2<br />
U hệ thống não thất<br />
173<br />
5,9<br />
<br />
481<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Phân loại u theo vị trí<br />
U nền sọ<br />
U xoang hang<br />
U dưới lều<br />
Thân não<br />
U tiểu não<br />
U ngoài trục và u tuyến<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
Kích thước (cm)<br />
(n=2965) Min Max<br />
± SD<br />
U màng não<br />
488<br />
0,8<br />
6,8<br />
3,4±2,2<br />
AVM<br />
445<br />
0,4<br />
6,2<br />
3,6±2,3<br />
U sọ hầu<br />
98<br />
0,4<br />
4,5<br />
2,4±1,2<br />
U tuyến tùng<br />
155<br />
0,8<br />
3,7<br />
2,0±2,1<br />
U máu thể hang<br />
203<br />
0,9<br />
4,0<br />
2,1±0,4<br />
U dây VIII<br />
154<br />
1,1<br />
4,2<br />
2,3±1,6<br />
U nguyên bào tủy<br />
138<br />
1,0<br />
3,5<br />
2,5±1,2<br />
Di căn não<br />
398<br />
1,4<br />
4,1<br />
3,2±1,4<br />
U thần kinh đệm<br />
323<br />
1,3<br />
6,2<br />
3,7±2,9<br />
U màng não thất<br />
81<br />
0,6<br />
4,2<br />
2,8±1,7<br />
Lymphoma<br />
23<br />
1,3<br />
4,6<br />
3,6± 2,3<br />
Các loại tổn thương<br />
125<br />
0,3<br />
4,6<br />
2,6±2,6<br />
khác<br />
Kích thước trung bình<br />
0,2<br />
6,8<br />
2,4±1,6<br />
<br />
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)<br />
135<br />
4,6<br />
256<br />
8,6<br />
117<br />
3,9<br />
9,4<br />
162<br />
5,5<br />
711<br />
24,0 24,0<br />
2965<br />
100<br />
<br />
Loại bệnh<br />
<br />
Nhận xét: Chủ yếu là u trên lều chiếm 66,6%; <br />
u dưới lều chiếm 9,4% trong đó đặc biệt u thân <br />
não chiếm 3,9%; tỷ lệ còn lại thuộc các u ngoài <br />
trục và các u tuyến. <br />
Bảng 5: Kích thước (cm) và thể tích trung bình của <br />
tổn thương (cm3) <br />
<br />
Nhận xét: Kích thước trung bình của các loại <br />
tổn thương là 2,4 ± 1,6cm; nhỏ nhất là 0,2cm; lớn <br />
U tuyến yên<br />
nhất là 6,8cm. <br />
Bảng 6: Liều xạ phẫu cho một số loại u và bệnh lý sọ não (Gy) <br />
Số lượng<br />
Kích thước (cm)<br />
(n=2965) Min Max<br />
± SD<br />
334<br />
0,2<br />
5,8<br />
2,5±1,5<br />
<br />
Loại bệnh<br />
<br />
Liều xạ Số lượng (n=2965) Số lần trung bình RGK<br />
Loại bệnh<br />
U tuyến yên<br />
334<br />
1,12<br />
U màng não<br />
488<br />
1,06<br />
AVM<br />
445<br />
1,04<br />
U sọ hầu<br />
98<br />
1<br />
U tuyến tùng<br />
155<br />
1,08<br />
U máu thể hang<br />
203<br />
1<br />
U dây VIII<br />
154<br />
1,1<br />
U nguyên bào tủy<br />
138<br />
1<br />
Di căn não<br />
398<br />
1,02<br />
U thần kinh đệm<br />
323<br />
1,2<br />
U màng não thất<br />
81<br />
1<br />
Lymphoma<br />
23<br />
1<br />
Các loại tổn thương khác<br />
125<br />
1<br />
<br />
Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình khác nhau <br />
tùy theo loại bệnh, cao nhất là u máu thể hang <br />
<br />
2.5<br />
2<br />
1.5<br />
1<br />
0.5<br />
<br />
Max<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
SD<br />
<br />
8<br />
10<br />
12<br />
10<br />
10<br />
14<br />
12<br />
12<br />
12<br />
10<br />
14<br />
14<br />
10<br />
<br />
26<br />
28<br />
26<br />
16<br />
22<br />
26<br />
16<br />
20<br />
24<br />
22<br />
24<br />
20<br />
20<br />
<br />
14,4<br />
22,5<br />
20,4<br />
12,8<br />
16,3<br />
24,2<br />
14,1<br />
16,1<br />
20,2<br />
16,6<br />
17,3<br />
15,3<br />
15,1<br />
<br />
2,1<br />
2,7<br />
1,8<br />
1,4<br />
1,8<br />
2,1<br />
1,9<br />
2,0<br />
2,4<br />
2,5<br />
2,6<br />
2,7<br />
2,6<br />
<br />
24,2 ± 2,1Gy, thấp nhất là u sọ hầu 12,8±1,4Gy <br />
(isodose 50%). <br />
KTTB (cm)<br />
<br />
3<br />
<br />
Min<br />
<br />
Kích thước u<br />
<br />
2.4<br />
2<br />
<br />
1.9<br />
1.4<br />
0.8<br />
0.4<br />
<br />
0<br />
<br />
Thời gian<br />
Chưa ĐT sau 1 năm sau 2 năm sau 3 năm sau 4 năm sau 5 năm<br />
(n=2965) (n=2560) (n=2002) (n=1326)<br />
(n=782)<br />
(n=442)<br />
<br />
Biểu đồ 2: Thay đổi kích thước tổn thương trung bình theo thời gian sau xạ phẫu <br />
<br />
482<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />