TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƢỢC CƠ<br />
SAU MỔ CẮT TUYẾN ỨC QUA ĐƢỜNG CỔ CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ<br />
Nguyễn Hồng Hiên*; Mai Văn Viện**<br />
Ngô Văn Hoàng Linh**; Nguyễn Văn Nam**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị bệnh nhược cơ (NC) bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức<br />
qua đường cổ có nội soi hỗ trợ.<br />
Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân (BN) NC được điều trị ngoại khoa bằng phẫu<br />
thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ từ 6 - 2009 đến 11 - 2012 tại Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
Kết quả: nam: 14 (33,3%), nữ: 28 (66,7%), tỷ lệ nữ/nam = 2/1. Tuổi trung bình: 36,4 ± 13,6.<br />
Thời gian theo dõi sau mổ trung bình: 35,9 ± 13,4 tháng. Kết quả sau mổ cụ thể như sau:<br />
- Theo dõi ≤ 1 năm: tốt 81,0%, không tốt: 19,0%. Sau 3 năm: tốt 83,3%, không tốt: 16,7%.<br />
- Giới: tỷ lệ nữ có kết quả tốt 85,7% so với nam 78,6%,<br />
- Nhóm tuổi: < 50 tuổi có kết quả tốt 85,7% so với 71,4% ở nhóm > 50 tuổi.<br />
- Thời gian mắc bệnh: ≤ 12 tháng có kết quả tốt 87,5% cao hơn 80,8% nhóm > 12 tháng.<br />
- Mô bệnh học: nhóm tăng sản tuyến ức và u tuyến ức có kết quả tốt 87,5% (21/24 BN) cao<br />
hơn 77,8% (14/18 BN) nhóm tồn tại tuyến ức.<br />
Kết luận: phẫu thuật nội soi (PTNS) hỗ trợ cắt tuyến ức qua đường cổ điều trị bệnh NC là<br />
một kỹ thuật mới được ứng dụng đầu tiên ở Việt Nam, phẫu thuật không phức tạp, thời gian<br />
phẫu thuật ngắn, gây xâm hại lồng ngực ở mức độ tối thiểu, nhưng có tỷ lệ khỏi bệnh và bệnh<br />
cải thiện tương đương với kỹ thuật mổ cắt tuyến ức qua đường mở xương ức hoặc cắt tuyến<br />
ức bằng PTNS lồng ngực.<br />
* Từ khoá: Bệnh nhược cơ; Phẫu thuật cắt tuyến ức; Cắt tuyến ức qua đường cổ.<br />
<br />
EVALUATION OF RESULTS AFTER VIDEO-ASSISTED<br />
TRANSCERVICAL THYMECTOMY FOR TREATMENT<br />
OF MYASTHENIA GRAVIS<br />
SUMMARY<br />
Objective: evaluate the results of treatment for myasthenia gravis after video -assisted<br />
transcervical thymectomy.<br />
Methods: study 42 patients with myasthenia gravis who had been performed video-assisted<br />
transcervical thymectomy at 103 Hospital from June, 2009 to November, 2012.<br />
* Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội<br />
** Bệnh viện Quõn y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hiên (nguyenhonghiencdyhd(@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 26/05/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/07/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 31/07/2014<br />
<br />
162<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
Results: male: 14 (33.3%), female: 28 (66.7%), the ratio of female/male = 2/1. Mean age:<br />
36.4 ± 13.6 years old. Average duration of follow-up postoperative: 35.9 ± 13.4 months.<br />
Good results:<br />
- Follow-up ≤ 1 year: good: 81.0%, 1 - 3 years: good: 83.3%.<br />
- Sex: female: 85.7%, male: 78.6%.<br />
- Age: under 50 years are better than group over 50 years.<br />
- Disease duration 12 months or less (87.5%), upper 12 months (80.8%).<br />
- Histopathology: thymic hyperplasia and thymoma are higher than persistance of thymus.<br />
Conclusion: video-assisted transcervical thymectomy is a new technique applied for the first<br />
time in Vietnam, not complicated surgery, shorter surgical time, minimum invasion, but the rate<br />
of good result (recover and remission) was comparable equivalent effectiveness to the method<br />
of transsternal thymectomy or thoracoscopic thymectomy.<br />
* Key words: Myasthenia gravis; Thymectomy; Video-assisted transcervical thymectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh NC liên quan đến sự biến đổi bất<br />
thường của tuyến ức (u hay tăng sản<br />
tuyến ức) đã được nhiều công trình nghiên<br />
cứu trong lĩnh vực y học trên thế giới<br />
khẳng định từ những năm đầu thế kỷ 20.<br />
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức đã áp dụng<br />
rộng rãi và được đánh giá là một phương<br />
pháp điều trị có hiệu quả, có nhiều ưu việt<br />
trong số các biện pháp điều trị bệnh NC.<br />
Cho tới nay, đã có nhiều đường mổ<br />
tiếp cận vào trung thất để cắt bỏ tuyến<br />
ức, mỗi phương pháp đều có những ưu<br />
điểm và hạn chế của nó. Mặc dù đã có<br />
nhiều công trình nghiên cứu về điều trị<br />
ngoại khoa bệnh NC, song những yếu tố<br />
liên quan đến kết quả sau phẫu thuật vẫn<br />
luôn được các tác giả trong và ngoài<br />
nước quan tâm nghiên cứu.<br />
Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt tuyến ức<br />
qua đường cổ là một kỹ thuật mới, được<br />
ứng dụng đầu tiên ở Việt Nam, kết quả<br />
bước đầu cho thấy đây là một phương<br />
pháp có nhiều ưu điểm và đang trong giai<br />
đoạn tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, mục đích<br />
<br />
163<br />
<br />
của nghiên cứu nhằm: Đánh giá kết quả<br />
sau phẫu thuật và xác định một số yếu tố<br />
liên quan tới kết quả điều trị bệnh NC sau<br />
mổ cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi<br />
hỗ trợ.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
42 BN NC được PTNS hỗ trợ cắt bỏ<br />
tuyến ức qua đường cổ tại Khoa Phẫu<br />
thuật Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ 6 - 2009 đến 11 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả có phân tích.<br />
- Quy trình phẫu thuật: tất cả BN phẫu<br />
thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội<br />
soi hỗ trợ điều trị bệnh NC theo một quy<br />
trình thống nhất đã được thông qua Hội<br />
đồng Khoa học, Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Gửi xét nghiệm mô bệnh học các<br />
mẫu bệnh phẩm tuyến ức tại Bộ môn Giải<br />
phẫu bệnh, Học viện Quân y.<br />
- Đánh giá kết quả BN sau mổ vào các<br />
thời điểm: ≤ 1 năm, từ 1 đến 3 năm và<br />
> 3 năm.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
- Phân loại kết quả BN sau phẫu thuật<br />
thành các mức độ: khỏi bệnh, cải thiện và<br />
không có kết quả.<br />
+ Khỏi bệnh: sau mổ BN khỏi bệnh<br />
hoàn toàn, không phải dùng thuốc, lao<br />
động hợp lý, sinh hoạt bình thường, cuộc<br />
sống ổn định.<br />
+ Cải thiện: sau mổ giảm các triệu<br />
chứng lâm sàng của bệnh (giảm từ 1 đến<br />
2 cấp theo phân loại của P Osserman)<br />
hoặc giảm kéo dài liều thuốc điều trị bệnh<br />
NC so với trước mổ. Sau mổ, BN vẫn<br />
phải uống thuốc nhưng với liều giảm hơn<br />
so với trước mổ, uống thuốc ngắt quãng<br />
bổ sung, lao động nhẹ nhàng, sinh hoạt<br />
gần như bình thường, cuộc sống ổn định.<br />
+ Không kết quả: sau mổ các dấu hiệu<br />
NC không thay đổi, thậm chí còn nặng<br />
hơn trước mổ, tái phát sau mổ hoặc tử<br />
vong sau khi ra viện do bệnh NC.<br />
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu,<br />
đánh giá kết quả sau mổ với các yếu tố<br />
liên quan, chúng tôi phân loại kết quả<br />
điều trị thành 2 nhóm:<br />
+ Tốt: gồm những BN khỏi bệnh và<br />
bệnh được cải thiện.<br />
<br />
+ Không tốt: sau mổ bệnh không giảm,<br />
nặng lên, tái phát, tử vong sau ra viện.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả chung.<br />
- Tuổi trung bình: 36,4 ± 13,6 (từ<br />
15 - 65 tuổi).<br />
- Giới: nam: 14 (33,3%), nữ: 28 (66,7%).<br />
Tỷ lệ nữ/nam: 2/1.<br />
- Tình trạng NC trước mổ: nhóm I:<br />
7 BN (16,7%), nhóm IIA: 27 BN (64,3%);<br />
nhóm IIB: 8 BN (19,0%).<br />
- Thời gian mắc bệnh trung bình:<br />
35,1 ± 36,9 tháng.<br />
- Giải phẫu bệnh tuyến ức: 54,8% tăng<br />
sản, 42,8% tồn tại và 2,4% u tuyến ức.<br />
- Thời gian mổ: 56,7 ± 8,9 phút (từ<br />
40 - 80 phút).<br />
- Thời gian theo dõi sau mổ trung bình<br />
35,9 ± 13,4 tháng.<br />
- Kết quả theo dõi BN sau mổ 3 năm:<br />
38,1% khỏi bệnh, 45,2% cải thiện và<br />
16,7% không kết quả. Như vậy, kết quả<br />
tốt: 83,3% và không tốt 16,7%.<br />
<br />
2. Một số yếu tố liên quan với kết quả phẫu thuật.<br />
Bảng 1: Liên quan giữa tuổi và kết quả sau mổ.<br />
<br />
< 20<br />
<br />
20 - 50<br />
<br />
> 50<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
5<br />
<br />
100%<br />
<br />
25<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
5<br />
<br />
71,4%<br />
<br />
35<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
Không tốt<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
2<br />
<br />
28,6%<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
5<br />
<br />
100%<br />
<br />
30<br />
<br />
100%<br />
<br />
7<br />
<br />
100%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
Kết quả tốt sau phẫu thuật ở nhóm ≤ 50 tuổi (85,7%) cao hơn so với nhóm > 50 tuổi (71,4%).<br />
<br />
164<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Bảng 2: Liên quan giữa giới tính và kết quả sau mổ.<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
11<br />
<br />
78,6%<br />
<br />
24<br />
<br />
85,7%<br />
<br />
35<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
Không tốt<br />
<br />
3<br />
<br />
21,4%<br />
<br />
4<br />
<br />
14,3%<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
14<br />
<br />
100%<br />
<br />
28<br />
<br />
100%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
BN nữ có tỷ lệ kết quả điều trị tốt (85,7%) cao hơn so với BN nam (78,6%).<br />
Bảng 3: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả sau mổ.<br />
Không tốt<br />
<br />
Tốt<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
≤ 12 tháng<br />
<br />
14<br />
<br />
87,5%<br />
<br />
2<br />
<br />
12,5%<br />
<br />
16<br />
<br />
38,1%<br />
<br />
> 12 tháng<br />
<br />
21<br />
<br />
80,8%<br />
<br />
5<br />
<br />
19,2%<br />
<br />
26<br />
<br />
61,9%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
35<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
7<br />
<br />
Ở nhóm BN có thời gian mắc bệnh ≤ 12 tháng có kết quả tốt (87,5%) cao hơn nhóm<br />
có thời gian mắc bệnh ≥ 12 tháng (80,8%).<br />
Bảng 4: Liên quan giữa tình trạng NC trước mổ và kết quả sau mổ.<br />
Nhóm I<br />
<br />
Nhóm IIA<br />
<br />
Nhóm IIB<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
7<br />
<br />
100%<br />
<br />
24<br />
<br />
88,9%<br />
<br />
4<br />
<br />
50,0%<br />
<br />
35<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
Không tốt<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
3<br />
<br />
11,1%<br />
<br />
4<br />
<br />
50,0%<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
7<br />
<br />
100%<br />
<br />
27<br />
<br />
100%<br />
<br />
8<br />
<br />
100%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
BN NC nhóm I và IIA có tỷ lệ điều trị tốt (91,2%) cao hơn so với nhóm IIB (50%).<br />
Bảng 5: Liên quan giữa tổn thương mô bệnh học và kết quả sau mổ.<br />
U tuyến ức<br />
<br />
Tăng sản tuyến ức<br />
<br />
Tuyến ức tồn tại<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
1<br />
<br />
100%<br />
<br />
20<br />
<br />
87,0%<br />
<br />
14<br />
<br />
77,8%<br />
<br />
35<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
Không tốt<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
3<br />
<br />
13,0%<br />
<br />
4<br />
<br />
22,2%<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
<br />
100%<br />
<br />
23<br />
<br />
100%<br />
<br />
18<br />
<br />
100%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
Kết quả tốt sau mổ của nhóm u và tăng sản tuyến ức là 87,5% (21/24) cao hơn so<br />
với tồn tại tuyến ức là 77,8% (14/18).<br />
<br />
165<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Bảng 6: Thời gian theo dõi sau mổ và kết quả phẫu thuật.<br />
Khỏi bệnh<br />
<br />
Cải thiện<br />
<br />
Không kết quả<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
≤ 1 năm<br />
<br />
6<br />
<br />
14,3%<br />
<br />
28<br />
<br />
66,7%<br />
<br />
8<br />
<br />
19,0%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
> 1 - 3 năm<br />
<br />
16<br />
<br />
38,1%<br />
<br />
19<br />
<br />
45,2%<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
> 3 năm<br />
<br />
10<br />
<br />
47,6%<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3%<br />
<br />
4<br />
<br />
19,1%<br />
<br />
21<br />
<br />
100%<br />
<br />
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật càng dài, tỷ lệ khỏi bệnh càng cao, sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
BÀN LUẬN<br />
Vai trò của phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức<br />
điều trị bệnh NC được chấp nhận rộng rãi<br />
trên thế giới từ năm 1939 sau khi Alfred<br />
Blalock mô tả cụ thể kỹ thuật cắt tuyến ức<br />
qua đường mở xương ức [8, 10], sau đó<br />
đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu<br />
quả sau mổ cắt bỏ tuyến ức đã cải thiện<br />
hoàn toàn bệnh lý bệnh NC. Hầu hết các<br />
nghiên cứu đều nhận thấy kết quả sau<br />
mổ cắt tuyến ức điều trị bệnh NC còn phụ<br />
thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới, mô<br />
bệnh học, khả năng can thiệp phẫu thuật,<br />
thời gian theo dõi sau mổ... Tuy nhiên, mối<br />
liên quan của các yếu tố này có ảnh hưởng<br />
thế nào tới kết quả điều trị ngoại khoa<br />
bệnh NC vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận,<br />
cần được tiếp tục nghiên cứu đánh giá.<br />
Kết quả tốt ở BN NC sau phẫu thuật<br />
cắt bỏ tuyến ức tuỳ thuộc bệnh cảnh cụ<br />
thể, đặc điểm riêng của từng người bệnh,<br />
có liên quan với phương pháp phẫu<br />
thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN<br />
sau mổ 3 năm có tỷ lệ khỏi bệnh 38,1%,<br />
bệnh cải thiện 45,2% (tức là kết quả tốt<br />
83,3%) tương đương với kết quả đánh<br />
giá sau phẫu thuật cắt tuyến ức qua<br />
đường mở xương ức hoặc PTNS lồng<br />
<br />
166<br />
<br />
ngực của một số tác giả như: Jaretzki<br />
(1988), Calhoun (1999), Klein (1999) [3],<br />
Mai Văn Viện (2010) [5], Nguyễn Công<br />
Minh (2011) [2]. Lê Việt Anh và CS (2012)<br />
[1]..., nhưng<br />
tỷ lệ khỏi bệnh thấp<br />
hơn nghiên cứu của một số tác giả khác<br />
như: Nguyễn Văn Thành (1988) 60% sau<br />
5 năm [4], Stern (2001) 50% sau 6,9 năm,<br />
Bril (1999) 44% sau 8,4 năm [3]... Tuy<br />
vậy, đây cũng là kết quả phù hợp, do<br />
đánh giá kết quả ở nhiều thời điểm khác<br />
nhau sẽ cho kết quả khỏi bệnh tăng dần<br />
theo thời gian theo dõi (kết quả trong<br />
bảng 6 cho thấy: ở thời điểm đánh giá ≤<br />
1 năm, tỷ lệ khỏi bệnh<br />
là 14,3%, ><br />
1 - 3 năm là 38,1%, > 3 năm 47,6%, sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <<br />
0,01). Kết quả này cho thấy thời gian sau<br />
mổ có liên quan đến kết quả điều trị: thời<br />
gian sau mổ càng dài, tỷ lệ khỏi bệnh hay<br />
tỷ lệ kết quả tốt nói chung càng cao. Do<br />
vậy, để đánh giá kết quả sau cắt tuyến ức<br />
qua đường cổ có video trợ giúp, cũng<br />
như đánh giá kết quả sau phẫu thuật cắt<br />
bỏ tuyến ức của những phương pháp<br />
phẫu thuật khác (mổ mở hay PTNS lồng<br />
ngực) cần phải có thời gian.<br />
Tuổi cũng là một yếu tố tiên lượng cho<br />
kết quả sau mổ. Tuy nhiên, giới hạn tuổi<br />
<br />