Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN<br />
TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2010 ĐẾN 2012<br />
Trần Hữu Vinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề & mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ<br />
2010 đến 2012.<br />
Đối tượng & phương pháp: mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân chấn thương thận, được điều trị tại Khoa<br />
Ngoại – Bệnh viện Bạch Mai.<br />
Kết quả: tổng số 67 bệnh nhân trong đó nam 48, nữ 19. Độ tuổi mắc cao 20-40 chiếm 63,8%. Nguyên nhân<br />
do tai nạn giao thông 64,2%. Thận phải 31TH, thận trái 36. Tỷ lệ shock 31,3%, đái máu 74,6%. CTT độ I,II<br />
10,4%, III 35,8%, IV 41,8%, V 12,0%. Điều trị bảo tồn 59,7%.<br />
Kết luận: điều trị bảo tồn những trường hợp chấn thương thận cần được theo dõi chặt chẽ tại khoa ngoại.<br />
Khi không có kết quả phải chỉ định can thiệp sớm để giảm bớt tỷ lệ cắt thận.<br />
Từ khóa: điều trị bảo tồn chấn thương thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT RESULTS KIDNEY INJURY AT DEPARTMENT SURGERY OF BACH MAI HOSPITAL<br />
Tran Huu Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 253 - 258<br />
Introduction & objectives: evaluation of renalinjury treatment at Bach Mai Hospital, Faculty of Surgery<br />
in period 2010 to 2012.<br />
Patients& methods:All 67cases of kidneyinjury was diagnosed and treatedin the Department Surgery in<br />
the hospital BM from 2009to 2012.<br />
Results: total of 67 patients including 48 male, 19 female, 20-40 year-old who accounted for 63.8% higher.<br />
The cause of traffic accidents by 64.2%, right kidney 31, left kidney 36. Shock rate 31.9%, 74.5% hematuria.<br />
Grade I & II 10.4%, III 35.8%, IV 41,8%, V 12.0%, conservation treatment 65.9%.<br />
Conclusion: conservation treatment cases should beclosely monitored in surgery. When no results have<br />
indicatedearly intervention to reducethe rate of nephrectomy.<br />
Keywords: conservation treatment of renal injury.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Số lượng bệnh nhân (BN) bị chấn thương nói<br />
chung và chấn thương thận (CTT) nói riêng ngày<br />
càng gia tăng tại các trung tâm cấp cứu Ngoại<br />
khoa do sự gia tăng phát triển của giao thông,<br />
xây dựng và sinh hoạt. Tỷ lệ CTT chiếm 50%<br />
trong chấn thương hệ tiết niệu và chiếm 8-10%<br />
trong chấn thường bụng kín. Trước đây những<br />
trường hợp (TH) chấn thương thận thường phải<br />
* Khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai<br />
Tác giả liên hệ: TS.Bs Trần Hữu Vinh<br />
<br />
phẫu thuật và tỷ lệ cắt thận khá cao. Ngày nay<br />
nhờ sự tiến bộ của khoa học, trong y học đã có<br />
nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: cắt<br />
lớp vi tính, cộng hưởng từ và nhiều phương tiện<br />
chẩn đoán, điều trị, hồi sức hiện đại khác nên<br />
việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị đã đạt được<br />
những tiến bộ vượt bậc. Trong lĩnh vực chấn<br />
thương thận tỷ lệ phải mổ cấp cứu cắt thận giảm.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
<br />
ĐT: 04.8686988 – 2301<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Email: tranvinhknbm@gmail.com<br />
<br />
253<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mục tiêu đánh giá kết quả của việc điều trị chấn<br />
thương thận tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai<br />
trong giai đoạn từ 2010 đến 2012.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả 67 trường hợp chấn thương thận được<br />
chẩn đoán và điều trị tai khoa Ngoại Bệnh viện<br />
Bạch Mai từ 2010 đến 2012. Không đưa vào<br />
nhóm nghiên cứu những trường hợp vết thương<br />
thận, những trường hợp đã được xử lý phẫu<br />
thuật ở tuyến dưới gửi lên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả cắt ngang gồm 67 TH chấn<br />
thương thận được chẩn đoán và điều trị tại Khoa<br />
ngoại Bệnh viện BM từ 1/ 2010 đến 12/2012. Tất<br />
cả các BN được ghi chép các biến số nghiên cứu<br />
theo một mẫu bệnh án thống nhất (đặc điểm lâm<br />
sàng, cận lâm sàng, các biện pháp điều trị và<br />
theo dõi, kết quả điều trị cũng như các biến<br />
chứng).<br />
Phân độ chấn thương chủ yếu dựa trên hình<br />
ảnh của cắt lớp vi tính, theo phân độ của Hội<br />
phẫu thuật Hoa Kỳ (Moore 1989)<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian từ 1/2010 đến 12/2012 có 67<br />
(TH) được chẩn đoán xác định và điều trị tại<br />
Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi ghi<br />
nhận được những kết quả sau:<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Tỷ lệ nam/ nữ<br />
Tỷ lệ nam: nữ là 2,5 (48/19); nam 71,64%, nữ<br />
28,4%.<br />
Độ tuổi<br />
Bảng 1: Độ tuổi của bệnh nhân<br />
Đ tu i<br />
< 20<br />
20 - 40<br />
41- 60<br />
61-70<br />
T ng<br />
<br />
S BN<br />
13<br />
42<br />
7<br />
5<br />
67<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
Tỷ lệ tai nạn giao thông 43TH chiếm 64,2%,<br />
tai nạn do lao động 13TH chiếm 19,4%, tai nạn<br />
do sịnh hoạt 11TH chiếm 16,4%.<br />
Thận bị chấn thương<br />
Không có trường hợp nào 2 bên, bên phải:<br />
31TH (46,26%), bên trái: 36TH (53,74%). Chấn<br />
thương thận đơn thuần 46TH (68,65%).<br />
Các thương tổn phối hợp<br />
Gồm có 21TH (31,35%):<br />
- Chấn thương sọ não (CTSN): 4TH không<br />
phải can thiệp phẫu thuật sọ não (trong nhóm<br />
CTT độ III).<br />
- Gãy xương: 2 TH trong đó 1 gãy xương đòn<br />
bên phải + CTT độ II, được mổ nẹp vis xương<br />
đòn sau 1 tuần. TH thứ 2 CTT độ III + gãy xương<br />
cẳng tay trái không di lệch được bó bột cánh<br />
cẳng bàn tay.<br />
- Chấn thương ngực: 4 TH trong đó 3 TH<br />
gãy xương sườn không phải can thiệp phẫu<br />
thuật, 1 TH phải nội soi màng phổi hút máu cục<br />
và đốt điện cầm máu động mạch khoang liên<br />
sườn VI.(CTT độ III).<br />
- Chấn thương bụng: 9 TH trong đó có 2 TH<br />
phải mổ cắt lách (1TH cắt lách + cắt thận, 1 TH<br />
cắt lách + khâu thận bảo tồn. 3 TH thủng ruột<br />
non, không mở phúc mạc sau vì CTT độ III. 4 TH<br />
nội soi ổ bụng chỉ có bầm dập mạc nối lớn (đốt<br />
điện cầm máu), không mở phúc mạc sau vì CTT<br />
độ II.<br />
- Chấn thương ngực + CTSN: 2TH không can<br />
thiệp phẫu thuật, trên BN CTT độ III.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
T l %<br />
19,4<br />
62,7<br />
10,4<br />
7,5<br />
100<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Nhận xét: độ tuổi trung bình: 36,12±12,31,<br />
<br />
254<br />
<br />
trong đó độ tuổi 20-40 chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
63,8%.<br />
<br />
Tri u ch ng<br />
Shock<br />
Đái máu<br />
Sưng n vùng h th n<br />
HA t t<br />
Thi u máu<br />
<br />
S BN<br />
21<br />
50<br />
59<br />
21<br />
25<br />
<br />
T l %<br />
31,3<br />
74,6<br />
88,05<br />
31,3<br />
37,3<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
Nhận xét: Tỷ lệ sưng nề vùng hố thận chiếm<br />
88,05%. Tỷ lệ đái máu chiếm 74,6%. Các triệu<br />
chứng này đan xen nhau, không cùng có trên<br />
cùng một BN tất cả bốn triệu chứng. Tỷ lệ shock<br />
chiếm 31,3%.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Siêu âm<br />
100% BN được siêu âm 2-3 lần (lần đầu,<br />
trong điều trị và trước khi ra viện để kiểm tra).<br />
Chụp cắt lớp vi tính (CT)<br />
100% BN được chụp cắt lớp vi tính lần đầu<br />
để phân loại chấn thương thận và các thương tổn<br />
phối hợp khác 31TH (46,26%) được chụp lần 2<br />
kiểm tra trong và sau điều trị để đánh giá kết<br />
quả.<br />
Các chẩn đoán hình ảnh khác<br />
- Cộng hưởng từ (IRM) 6 TH, có nghi ngờ<br />
thương tổn mạch thận. Chụp động mạch thận<br />
chọn lọc 3TH kết hợp nút mạch, kết quả tốt, 3TH<br />
không chụp được động mạch thận vì có các tổn<br />
thương khác phối hợp, nhưng sau đó BN ổn<br />
định được siêu âm Doppler mạch thận kết quả<br />
thận tưới máu tốt.<br />
- Chụp UIV: 4 TH rò nước tiểu qua dẫn lưu,<br />
sau 2 tuần điều trị thể trạng ổn định chúng tôi<br />
chụp UIV để xác định chẩn đoán (1 bên trái & 3<br />
bên phải) và 1TH (bên trái) có sỏi bên chấn<br />
thương đã được mổ lấy sỏi bể thận niệu quản,<br />
đặt JJ, khâu nhu mô thận<br />
- Chụp UPR: Chỉ định chụp cho 4 TH rò<br />
nước tiểu, qua đó đặt JJ<br />
<br />
Thái độ xử trí<br />
Bảng 2: Thái độ xử trí<br />
Đ CT Đ I &II Đ III Đ IV<br />
<br />
Đ V<br />
<br />
X trí<br />
Đi u tr b o t n<br />
Khâu<br />
<br />
7<br />
<br />
11<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
C t c c th n<br />
<br />
19<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
C t th n c p c u<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
C t th n trì hoãn<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
28<br />
<br />
8<br />
<br />
T ng<br />
<br />
7<br />
<br />
24<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ điều trị bảo tồn ở nhóm CTT<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
độ I&II là 100%, độ III là 79,1%, độ IV là 39,2%,<br />
độ V là 37,5%. Trong đó 3/28 độ IV và 2/8 độ V<br />
phải cắt thận do bảo tồn thất bại.<br />
<br />
Thời gian nằm viện<br />
Trung bình: 19,7± 5,86 (7-25 ngày)<br />
<br />
Biến chứng sớm<br />
Rò nước tiểu qua dẫn lưu sau mổ khâu bảo<br />
tồn 4TH (trong đó độ III 2TH, độ IV là 2TH),<br />
nhiễm trùng khối máu tụ 5/14 TH phải mổ cắt<br />
thận (2TH độ V & 3TH độ IV). Đái máu kéo dài<br />
phải chụp mạch thận chọn lọc và nút 3 TH (1TH<br />
độ V & 2TH độ IV). Nang niệu không gặp<br />
trường hợp nào.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi, giới<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam 72,3,<br />
nữ 27,7% có độ tuổi trung bình là 36,12±12,31. Độ<br />
tuổi 20 đến 40 chiếm 63,8%, điều này cho thấy<br />
rằng tai nạn thường gặp trong đối tượng lao<br />
động và hoạt động nhiều trong xã hội, đi lại trên<br />
đường, lao động nặng (xây dựng, trèo cao), có<br />
hơi men khi tham gia giao thông, va chạm nhau<br />
trong sinh hoạt, gặp nhiều thương tổn trong tại<br />
nạn nói chung trong đó có chấn thương thận. Tỷ<br />
lệ này của chúng tôi không khác biệt với các<br />
thông báo của các tác giả: Lê Hồng Thịnh có độ<br />
tuổi trung bình là 36,27, trong đó độ tuổi từ 15<br />
đến 45 chiếm 70,7%, tỷ lệ nam/nữ là 4:1. Trần<br />
Thanh Phong có tuổi trung bình là 32,16±13,12,<br />
độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 16 đến 4573,9%,<br />
tỷ lệ nam nữ là 1,5. Hoàng Long: tỷ lệ Nữ/Nam=<br />
1/3, tuổi trung bình 31,95± 14,59, độ tuổi 16-35<br />
chiếm 42,2%(3,4,8).<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Nguyên nhân chấn thương thận thường do:<br />
tai nạn giao thông; chúng tôi gặp 43/67 chiếm<br />
64,2% chiếm tỷ lệ cao nhất. Tai nạn lao động<br />
13/67 chiếm 19,4%. Tai nạn sinh hoạt: 11/67<br />
chiếm 16,4% thường là chấn thương độ I,II<br />
chiếm tỷ lệ cao. Chúng tôi không gặp trường<br />
hợp nào chấn thương trên thận bệnh lý như lao,<br />
ung thư. Có 2 trường hợp chấn thương thận độ<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
255<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
II trên thận có sỏi bể thận niệu quản, hai tuần sau<br />
theo dõi chúng tôi mổ lấy sỏi, kết quả tốt. Tỷ lệ<br />
này so với các tác giả không có sự khác biệt: ghi<br />
nhận của các tác giả: Hoàng Long: tai nạn giao<br />
thông 74,1%, lao động: 18,1%, sinh hoạt 7,8%.<br />
Trần Thanh Phong: tỷ lệ tai nạn giao thông là<br />
60,9%, lao động là 20,3%, sinh hoạt là 7,2%, tai<br />
nạn thể thao là 4,4%. Lê Hồng Thịnh: tỷ lệ tai<br />
nạn giao thông là 74,67%(3,4,6).<br />
<br />
Các thương tổn phối hợp<br />
Tỷ lệ CTT kèm theo các thương tổn phối hợp<br />
các cơ quan khác của chúng tôi là 21TH (31,35%).<br />
Những thương tổn này làm gia tăng thêm độ<br />
trầm trọng của BN trong quá trình xử lý CTT. Tỷ<br />
lệ này so với kết quả của các tác giả có khác biệt:<br />
theo MC Aninch và CS là 61%. Vũ Nguyễn Khải<br />
Ca Việt đức là 49,02%, Trần Ngọc Sinh: Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy là 35,5%. Trần Thanh Phong Bệnh<br />
viện Nhân dân 115 ghi nhận là 40,6%(1,8,10). Qua<br />
các tài liệu của các tác giả và thực tế công tác<br />
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tai nạn nặng thường tập<br />
trung có ở các trung tâm Ngoại khoa.<br />
<br />
Thái độ xử trí đối với chấn thương thận<br />
Điều trị bảo tồn<br />
Do cấu trúc giải phẫu của thận: mạch máu<br />
phân chia theo từng phân đoạn, nhu mô thận<br />
giầu yếu tố mô, các phân tử kích hoạt đông máu<br />
nên tự cầm máu trong chấn thương tốt. Thận<br />
nằm trong khoang phúc mạc sau kín nên hạn<br />
chế việc lan tỏa khối máu tụ. Trước kia chỉ định<br />
phẫu thuật rộng rãi, nhưng nhờ sự tiến bộ của<br />
trang thiết bị y tế nên vấn đề điều trị bảo tồn<br />
thận trong chấn thương thận kín đạt kết quả tốt.<br />
Trên thế giớ kết quả điều trị bảo tồn từ 72,788,1%, tại Việt nam khoảng 51%(3). Bất động tại<br />
giường bệnh trung bình là 7-10 ngày sau chấn<br />
thương, đến khi nước tiểu trong (nếu có đái<br />
máu). Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết<br />
áp, nhiệt độ, nhịp thở và tri giác. Chườm lạnh<br />
vùng hố thắt lưng có CTT. Theo dõi các dấu hiệu<br />
lâm sàng khác như: khối máu tụ, mức độ đau,<br />
phản ứng thành bụng, xét nghiệm máu. Đặt<br />
thông tiểu 100% BN để theo dõi nước tiểu, bơm<br />
<br />
256<br />
<br />
rửa bàng quang những trường hợp có máu trong<br />
bàng quang để tránh tắc thông và tránh nhiễm<br />
trùng. Kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm. Thuốc<br />
cầm máu: Transamin, Vitamin K. Các tác giả đều<br />
thống nhất quan điểm trên. Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi ghi nhận điều trị bảo tồn thành<br />
công 40 BN chiếm 59,7%. Trong đó CTT độ I, II là<br />
7 BN, độ III19/24 BN, độ IV là 11/28 BN, độ V là<br />
3/8 BN. So sánh với kết quả của các tác giả khác<br />
có sự khác biệt, Theo tác giả Hoàng Long ghi<br />
nhận tỷ lệ điều trị bảo tồn trong nghiên cứu là<br />
67,7% với tỷ lệ thành công 91,1%. Lê Hồng Thịnh<br />
có tỷ lệ này là 84%(3,4). Bằng kinh nghiệm thực tế<br />
và tham khảo trên tài liệu chúng tôi thấy rằng:<br />
việc thực hiện điều trị bảo tồn trong CTT phụ<br />
thuộc vào kinh nghiệm, điều kiện trang thiết bị<br />
kỹ thuật của từng cơ sở y tế.<br />
<br />
Thái độ xử trí cụ thể từng mức độ của CTT<br />
Chấn thương thận độ I,II,III<br />
Tỷ lệ CTT trong nghiên cứu: độ I & II là 7/67<br />
(10,4%). Độ III là 24/67 (35,8%). Chấn thương<br />
thận ở những mức độ này hiện nay các tác giải<br />
đều thống nhất là điều trị bảo tồn vì đường vỡ<br />
nhu mô từ vỏ thận vào tủy thận nhưng chưa đến<br />
hệ thống đài bể thận, không thoát thuốc cản<br />
quang ra ngoài thận. Chủ yếu là bất động, theo<br />
dõi biến chứng và chỉ can thiệp khi có các biến<br />
chứng xảy ra. Trong nhóm nghiên cứu của<br />
chúng tôi có 19/24 trường hợp CTT độ III được<br />
bảo tồn thành công chiếm 79,1%, BN được xuất<br />
viện sau 2 tuần. Mổ khâu thận bảo tồn 1TH<br />
chiếm 4,1%, cắt cực thận 4 TH chiếm 16,6%.<br />
Không có sự khác biệt lớn so với kết quả của các<br />
tác giả: Hoàng Long: khâu phục hồi ở nhóm CTT<br />
độ II, III là 25,9%. Lê Hồng Thịnh: khâu bảo tồn<br />
là 6,9%(4,6).<br />
Chấn thương thận độ IV<br />
Các tác giả còn có các quan điểm khác nhau<br />
về thái độ xử lý đối với những trường hợp chấn<br />
thương thận độ IV. Ở những nơi có điều kiện hồi<br />
sức, trang thiết bị tốt thì các tác giả có xu hướng<br />
điều trị bảo tồn kết hợp với dẫn lưu qua da và<br />
đặt JJ bể thận niệu quản dưới siêu âm, chỉ can<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
thiệp ngoại khi không có kết quả(6,10). Trong<br />
nhóm nghiên cứu chúng tôi có 28 TH chấn<br />
thương thận độ IV trong đó số được điều trị bảo<br />
tồn là 11TH chiếm 39,2% số phải mổ cấp cứu là<br />
14 THchiếm 50%, trong đó 7TH phải cắt thận,<br />
4TH cắt thận bán phần (cực trên 1 cực dưới 3) và<br />
3TH khâu thận bảo tồn. 3 TH nhiễm trùng khối<br />
máu tụ phải mổ mở cắt thận. So với kết quả của<br />
các nghiên cứu khác có sự khác biệt: Theo Hoàng<br />
Long có tỷ lệ điều trị bảo tồn là 29,9%, khâu phục<br />
hồi là 20,4%, cắt cực thận là 7,4%, cắt thận là<br />
1,8%. Trần Thanh Phong có tỷ lệ điều trị bảo tồn<br />
thành công 18/21TH, Umbreit EC có kết quả điều<br />
trị bảo tồn 72% những trường hợp CTT độ IV(9).<br />
Theo chúng tôi nếu đánh giá đúng mức độ<br />
thương tổn trên CT scaner và điều trị phẫu thuật<br />
sớm thì tỷ lệ cắt thận sẽ được hạn chế. Chúng tôi<br />
có 5 TH cắt thận trì hoãn sau điều trị bảo tồn thất<br />
bại (3 TH độ IV và 3 TH độ III) nếu mổ sớm thì<br />
có thể khâu bảo tồn hoặc cắt cực thận.<br />
Chấn thương thận độ V<br />
CTT độ V trong nhóm nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 8TH chiếm 10,7% . BN nhập viện<br />
trong tình trạng mất máu, thường là do chấn<br />
thương trực tiếp. Trong đó 3TH mổ cắt thận<br />
cấp cứu, trong đó 2TH mổ bán cấp cứu sau<br />
24h hồi sức không có kết quả, số máu phải<br />
truyền lên đến 10 đơn vị, 1TH nút mạch thất<br />
bại. Trong 5 TH điều trị bảo tồn thì có 2TH<br />
phải mổ cắt thận sau 5-7 ngày do nhiễm trùng<br />
khối máu tụ. Theo chúng tôi vấn đề điều trị<br />
bảo tồn CTT độ V chỉ còn đặt ra khi là chấn<br />
thương đơn lẻ của thận, không có thương tổn<br />
khác phối hợp và khi huyết động luôn ổn<br />
định. Nếu có thương tổn khác phối hợp thì<br />
làm cho việc theo dõi gặp rất nhiều khó khăn.<br />
Kết quả của chúng tôi so với kết quả của các<br />
tác giả không có sự khác biệt. Theo tác giả<br />
Hoàng Long có tỷ lệ khâu phục hồi là 3,6%, cắt<br />
cực thận là 1,8%, cắt thận là 20,4%, ghép ĐMT<br />
là 1,8%. Theo Abdelkader ghi nhận trên 5 TH<br />
CTT độ V có tỷ lệ cắt thận là 20%, cắt cực thận<br />
là 60%. Theo Altman AL thông báo 13 trường<br />
hợp CTT độ V được điều trị bảo tồn, tác giả<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chia làm 2 nhóm: nhóm I: hồi sức nội khoa<br />
(6BN), nhóm II thăm dò (7BN)(1,8).<br />
Vì số lượng BN được bảo tồn trong nhóm<br />
này còn ít, thời gian theo dõi ngắn nên chúng tôi<br />
chưa đưa ra được quan điểm về hướng điều trị<br />
này một cách cụ thể. Nhưng trước mắt thấy sự<br />
thành công rất may rủi và tốn kém với người<br />
bệnh, việc theo dõi cũng rất vất vả cùng với thời<br />
gian nằm viện trung bình 21 ngày.<br />
Kết quả về tỷ lệ độ chấn thương thận của<br />
nhóm nghiên cứu so sánh với các tác giả có khác<br />
nhau.Theo chúng vì ở các trung tâm Ngoại khoa<br />
lớn thì thường nhận những BN có mức độ<br />
thương tổn nặng hơn của các tuyến chuyển lên,<br />
những trường hợp nhẹ thì sau sơ cứu lại chuyển<br />
về tuyến dưới. Kết quả của Hoàng Long Bệnh<br />
viện Việt Đức: CTT độ I không có trường hợp<br />
nào, độ II 13,8%, độ III 24,1%, độ IV là 42,2%, độ<br />
V là 19,8%, và tỷ lệ CTT đi kèm tổn thương tạng<br />
là 62,9%. Lê Hồng Thịnh Bệnh viện Cần Thơ: tỷ<br />
lệ độ I là 45,3%, độ II là 38,7%, độ III là: 13,3%, độ<br />
IV là 2,7%. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy: tỷ lệ phẫu<br />
thuật chiếm 73,21% trong đó thương tổn phối<br />
hợp là: 23,21% trong đó trường hợp nhiều nhất<br />
là 4 cơ quan đi kèm(3,4,8).<br />
Thái độ xử lý của các tác giả cũng đồng quan<br />
điểm như chúng tôi là điều trị bảo tồn tối đa, khi<br />
mổ thì vấn đề khâu bảo tồn hoặc cắt cực thận<br />
cũng là một việc cần phải lựa chọn, chỉ cắt thận<br />
hoàn toàn khi không còn cơ hội giữ được 2/3<br />
thận. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Long:<br />
152/116, trong số phẫu thuật: khâu: 58,6%, cắt<br />
một phần 16,4%, tại Bệnh viện Chợ Rẫy số khâu<br />
thận bảo tồn chiếm 53,57%(3,10).<br />
<br />
Biến chứng sớm<br />
Các BN được phẫu thuật của chúng tôi sau<br />
mổ không có biến chứng nào ảnh hưởng đến sự<br />
hồi phục của BN. Biến chứng sớm trong nhóm<br />
được điều trị bảo tồn thường xảy ra không<br />
nhiều.Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có<br />
gặp 3 loại biến chứng: nhiễm trùng khối máu tụ<br />
quanh thận 5 TH (2TH độ V&3TH độ IV), chảy<br />
máu kéo dài 3 TH phải nút mạch (1TH độ V& 2<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
257<br />
<br />