Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH <br />
BẰNG DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNGTÂM Y HỌC HẠT NHÂN <br />
VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI <br />
Mai Trọng Khoa*, Kiều Đình Hùng*, Nguyễn Quang Hùng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị AVM bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK) tại Trung <br />
tâm Y học hạt nhân và Ung bướu ‐ Bệnh viện Bạch Mai. <br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: mô tả tiến cứu và theo dõi lâm sàng trên 201 người bệnh được <br />
chẩn đoán xác định AVM có chỉ định xạ phẫu bằng RGK. <br />
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình: 32,4 tuổi, tuổi thấp nhất là 8 tuổi, cao nhất là 72 tuổi. Nam chiếm <br />
62,9%, nữ chiếm 37,1%. Triệu chứng hay gặp đau đầu 81,6%, động kinh 16%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít <br />
hơn. Kích thước khối u trung bình 27,1 mm. Liều xạ phẫu trung bình 18 ± 2Gy. <br />
Kết luận: Triệu chứng cơ năng cải thiện dần theo thời gian. Kích thước khối u sau 12 tháng giảm còn là <br />
19,6 mm, sau 24 còn 11,7mm và sau 36 tháng còn 8,9mm. Biến chứng gặp phải sau xạ phẫu: mất ngủ chiếm <br />
17,9%, đau đầu sau xạ phẫu 7,7%. Các dấu hiệu này hết dần sau khi can thiệp thuốc nội khoa. Không có trường <br />
hợp nào tử vong sau điều trị. Xạ phẫu bằng RGK cho các người bệnh AVM là phương pháp điều trị an toàn và <br />
hiệu quả. <br />
Từ khóa: Dị dạng động tĩnh mạch; Dao Gama quay <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATE THE RESULT OF AVM PATIENTS BY ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) AT THE <br />
NUCLEAR MEDICINE AND ONCOLOGY CENTER,BACH MAI HOSPITAL <br />
Mai Trong Khoa, Kieu Dinh Hung, Nguyen Quang Hung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 423 – 428 <br />
Aims: To evaluate the outcomes of AVM patients treated by Rotating Gamma Knife (RGK) at The Nuclear <br />
Medicine and Oncology Center‐Bach Mai hospital. <br />
Subjects: 201 patients diagnosed with AVM and were sent to RGK radiosurgery. <br />
Method:Prospective research. <br />
Results: Average age: 32.4, range from 8 to 72. Males accounted for 62,9%, females accounted for 37.1%. <br />
The most common symptoms were headache 81.6%, epilepsy 16%, others were less common. Mean of tumor size <br />
was 27.1 mm, Median radiation dose was 18+2Gy. <br />
Conclusions: Clinical symptoms were gradualy decreased over time. After RGK 12, 24, 36 months, mean <br />
tumor size was reduced to 19.6 mm, 11.7mm and 8.9mm, respectively. Adverse events occured after <br />
radiosurgery: insomnia accounted for 17.9%, headache after RGK 7.7%. These adverse effects improved gradually <br />
after treated by internal medicineThere were no death due to RGK radiosurgery. RGK radiosurgery is a safe and <br />
effective option for AVM. <br />
Keywords: Arteriovenous malformations (AVM); Rotating Gamma Knife (RGK) <br />
* Bệnh viện Bạch Mai <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng; ĐT: 0909572686; Email:nguyenquanghungbvbm2013@gmail.com<br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
423<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Dị dạng động tĩnh mạch (AVM: <br />
arteriovenous malformations) là bệnh lý mạch <br />
máu ở não gây đột quỵ ở người trẻ tuổi, nguy <br />
hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu xử <br />
lý đúng có thể cứu chữa được trên 90% số <br />
trường hợp. Có ba biện pháp chính để điều trị dị <br />
dạng động tĩnh mạch là: phẫu thuật tiệt căn, gây <br />
tắc mạch và tia xạ. <br />
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được biết <br />
rõ nhất đối với AVM.Mặc dù AVM thường được <br />
thừa nhận là sẽ hết sau khi phẫu thuật loại bỏ, <br />
nhưng đôi khi có tái phát. Làm tắc nghẽn khối dị <br />
dạng bằng can thiệp nội mạch để xử lý các khối dị <br />
dạng nằm sâu, phẫu thuật khó tiếp cận động <br />
mạch hay động mạch nuôi nằm ở màng cứng. <br />
AVM có thể được loại bỏ bằng cách can thiệp nội <br />
mạch gây tắc nghẽn đơn thuần. Catheter được <br />
dùng để cho (cung cấp) một loạt các tác nhân gây <br />
tắc mạch như thả bóng, thuốc gây xơ mạch, thả <br />
coil hay để tiêm keo dính sinh học... <br />
Xạ trị dùng dao gamma, chùm tia proton sử <br />
dụng nhiều chùm tia có tiêu cự để gây tổn <br />
thương mạch và sau đó là huyết khối mạch với <br />
tổn thương tối thiểu đối với mô não xung quanh. <br />
Khác với các biện pháp điều trị khác, tia xạ chỉ có <br />
tác động sau nhiều tháng đến nhiều năm. Ưu <br />
điểm của điều trị tia xạ là không gây xâm lấn và <br />
không để lại các tác động có thể nhìn thấy trên <br />
sọ người bệnh. <br />
Hệ thống RGK được sử dụng trong <br />
nghiên cứu là hệ thống xạ phẫu bằng RGK ‐ <br />
ART 6000 của Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm kết hợp <br />
các đặc điểm của cả hệ thống Gamma knife và <br />
LINAC. Hệ thống này có ưu điểm hơn dao <br />
gamma cổ điển là thay cho mũ cố định nặng nề <br />
của dao gamma cổ điển là hệ thống collimator <br />
quay quanh đầu người bệnh, hệ thống định vị tự <br />
động có độ chính xác cao được kết nối với hệ <br />
thống CT, MSCT, MRI mô phỏng giúp cho việc <br />
điều trị thuận tiện, chính xác và an toàn. Trên thế <br />
giới, xạ phẫu bằng dao gamma cho các bệnh lý <br />
mạch máu não ngày càng phát triển. Phương <br />
<br />
424<br />
<br />
pháp điều trị này hiệu quả cho các bệnh lý mạch <br />
máu não, đặc biệt là các trường hợp không thể <br />
can thiệp bằng phẫu thuật, nút mạch…(5). <br />
Tháng 7 năm 2007 hệ thống xạ phẫu bằng <br />
RGK gắn với CT mô phỏng (CT Sim) do Hoa Kỳ <br />
sản xuất (lần đầu) đã được ứng dụng tại Việt <br />
nam. Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu <br />
(YHHN & UB), Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu <br />
tiên trong nước triển khai kỹ thuật này đểđiều trị <br />
cho những người bệnh có bệnh lý sọ não, trong <br />
đó có AVM. Nghiên cứu này được thực hiện <br />
nhằm mục đích: “Đánh giá kết quả điều trị dị <br />
dạng động tĩnh mạch bằng dao gamma quay tại <br />
trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh <br />
viện Bạch Mai” <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 201 người bệnh được chẩn đoán là <br />
AVM bằng chụp mạch DSA, MSCT, MRI sọ não <br />
được điều trị bằng RGK tại Trung tâm YHHN & <br />
UB, Bệnh viện Bạch Mai. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp mô tả tiến cứu, ghi nhận các <br />
yếu tố: <br />
‐ Các đặc điểm lâm sàng: <br />
+ Tuổi, giới <br />
+ Các triệu chứng lâm sàng: đau đầu, động <br />
kinh… <br />
+ Chẩn đoán, đặc điểm tổn thương: vị trí, <br />
kích thước <br />
+ Liều xạ phẫu, thời gian, số trường chiếu <br />
(shots). <br />
‐ Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh sau <br />
12 tháng, 24 tháng, 36 tháng… bằng khám lâm <br />
sàng, chụp mạch DSA, MSCT, MRI sọ não và xạ <br />
hình não trên máy SPECT... <br />
<br />
Thiết bị sử dụng và quy trình xạ phẫu <br />
+ Thiết bị sử dụng: Hệ thống RGK do Hoa <br />
Kỳ sản xuất năm 2007 bao gồm: Hệ thống <br />
Collimator quay, hệ thống tự định vị hoàn toàn <br />
tự động APS (automatic positioning systems). <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Hệ thống CT, CT 64 dãy, MRI 1,5 tesla, chụp <br />
mạch DSA… mô phỏng. <br />
+ Quy trình xạ phẫu: <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Số liệu được thu thập và xử lý theo phần <br />
mềm thống kê SPSS 15.0 <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Tuổi và giới <br />
Bảng 1: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi <br />
Nhóm tuổi<br />