TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOẠN ĐỘNG MUỘN<br />
TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT SỬ DỤNG<br />
AN THẦN KINH CỔ ĐIỂN BẰNG CLOZAPINE VÀ VITAMIN E<br />
Đoàn Hồng Quang*; Nguyễn Văn Ngân**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị loạn động muộn (LĐM) trên bệnh nhân (BN) tâm thần<br />
phân liệt (TTPL) sử dụng an thần kinh cổ điển bằng clozapine và vitamin E. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mù đôi LĐM trên BN TTPL tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng từ<br />
tháng 7 - 2012 đến 3 - 2014, chia BN làm 2 nhóm: nhóm 1: 30 BN điều trị bằng clozapine kết<br />
hợp với vitamin E; nhóm 2: 33 BN điều trị đơn thuần bằng clozapine. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán bệnh TTPL theo ICD-10 (1992): từ F20 - F29 và tiêu chuẩn chẩn đoán LĐM theo DSM-IV<br />
(1994) (mục 333.82). Theo dõi kết quả điều trị LĐM bằng thang AIMS và DISCUS. Kết quả và<br />
kết luận: nhóm 1: liều lượng clozapine cố định 100 mg/ngày kết hợp với liều vitamin E trung<br />
bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày. Nhóm 2: liều lượng clozapine đơn thuần trung bình 115,15 ±<br />
36,41 mg/ngày, trong đó 84,85% sử dụng liều clozapine 100 mg/ngày.<br />
+ Điểm số trung bình của thang DISCUS và thang AIMS đều thuyên giảm rõ rệt từ T 0 đến T4<br />
ở hai nhóm:<br />
+ Thang DISCUS: nhóm 1: tại thời điểm T0 là 21,57 điểm, đến T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2 tại<br />
thời điểm T0 là 12,9 điểm, đến T4 là 8,48 điểm.<br />
+ Thang AIMS: nhóm 1: tại thời điểm T 0 là 21,57 điểm, đến T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2: tại<br />
thời điểm T0 là 12,9 điểm, đến T4 là 8,48 điểm.<br />
* Từ khoá: Loạn động muộn; Tâm thần phân liệt; An thần kinh cổ điển.<br />
<br />
Assessing Treatment Outcomes of Tardive Dyskinesia in Patients<br />
with Schizophrenia Using Classical Neuroleptics by clozapine and<br />
vitamins E<br />
Summary<br />
Objectives: To assess treatment outcomes of tardive dyskinesia in schizophrenia patients<br />
using classical neuroleptics by clozapine and vitamin E. Subjects and methods: A double-blind<br />
study of tardive dyskinesia in schizophrenic patients in Haiphong Psychiatric Hospital from July,<br />
2012 to March, 2014, including 2 groups: group 1: 30 patients were treated with clozapine and<br />
vitamin E; group 2: 33 patients were treated with clozapine only. Using the diagnostic criteria for<br />
schizophrenia according to ICD-10 (1992): F20-F29 and the diagnostic criteria for tardive<br />
dyskinesia according to DSM-IV (1994): Section 333.82. The treatment outcome of tardive<br />
dyskinesia was monitored by AIMS and DISCUS.<br />
* Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Hồng Quang (quanghonghp@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/01/2016<br />
<br />
112<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
Results and conclusions:<br />
- Group 1: Clozapine fixed dose of 100 mg/day combined with vitamin E average dose of<br />
973.33 ± 326.88 UI/day. Group 2: clozapine average single dose was 115.15 ± 36.41 mg/day; of<br />
which 84.85% using clozapine dose 100 mg/day.<br />
- The average score of the DISCUS and AIMS were decreased from T 0 to T4 markedly in two<br />
groups: With DISCUS: group 1 was 21.57 points at T0 and 11.13 points at T4; group 2: from T0<br />
to T4 was 12.9 points and 8.48 points. With AIMS: group 1 was 21.57 points at T 0 and 11.13<br />
points at T4, group 2: from T0 to T4 was 12.9 points and 8.48 points.<br />
* Key words: Tardive dyskinesia; Schizophrenia; Classical neuroleptics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loạn động muộn rất hay gặp ở BN tâm<br />
thần nói chung, TTPL nói riêng sử dụng<br />
an thần kinh cổ điển kéo dài. LĐM được<br />
mô tả có những vận động, động tác bất<br />
thường, không tự chủ có xu hướng lặp đi<br />
lặp lại các cơ vùng mặt, mắt, lưỡi, thân<br />
mình, các chi... xảy ra khi dùng thuốc an<br />
thần kinh cổ điển kéo dài (≥ 3 tháng). Tất<br />
cả an thần kinh cổ điển đều có thể gây ra<br />
LĐM [3, 4].<br />
Thuốc an thần kinh mới có thể kiểm<br />
soát được rối loạn tâm thần và làm giảm<br />
nguy cơ LĐM. Đặc biệt, clozapine được<br />
khuyến cáo là thuốc điều trị cho BN có<br />
triệu chứng LĐM, đồng thời đáp ứng<br />
được yêu cầu của thuốc chống loạn thần.<br />
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy<br />
vitamin E có tác dụng tốt với LĐM trên<br />
thực nghiệm và lâm sàng [1, 2].<br />
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về<br />
LĐM, nhưng chưa có nghiên cứu nào<br />
thực sự tỉ mỉ, có hệ thống, đi sâu xem xét,<br />
đánh giá hiệu quả điều trị LĐM. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br />
Đánh giá hiệu quả điều trị LĐM trên BN<br />
TTPL sử dụng an thần kinh cổ điển bằng<br />
clozapine và vitamin E.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
63 BN TTPL được chẩn đoán xác định<br />
LĐM, điều trị bằng thuốc an thần kinh cổ<br />
điển kéo dài theo tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
của DSM-IV (1994) tại Bệnh viện Tâm thần<br />
Thành phố Hải Phòng từ tháng 7 - 2012<br />
đến 3 - 2014.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN nghiên cứu:<br />
BN nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán bệnh TTPL theo ICD-10 (1992): từ<br />
F20 - F29 và tiêu chuẩn chẩn đoán LĐM<br />
theo DSM-IV (1994): mục 333.82.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Sử dụng phương pháp mù đôi, BN<br />
LĐM được chia làm 2 nhóm: nhóm 1:<br />
30 BN điều trị bằng clozapine 100 mg kết<br />
hợp với vitamin E trong hai tháng, nhóm 2:<br />
33 BN điều trị đơn thuần bằng clozapine<br />
trong hai tháng.<br />
- Sử dụng thang đánh giá DISCUS và<br />
AIMS để theo dõi thuyên giảm triệu<br />
chứng LĐM trên lâm sàng: thời gian bắt<br />
đầu nghiên cứu (T0); 2 tuần (T1); 4 tuần<br />
(T2); 6 tuần (T3) và 8 tuần (T4).<br />
* Phương pháp xử lý số liệu và đánh<br />
giá kết quả:<br />
Số liệu được xử lý và phân tích bằng<br />
chương trình SPSS 15.0, Epi. Info 6.0 và<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
sử dụng thuật toán thống kê ứng dụng<br />
trong y học như cỡ mẫu nghiên cứu,<br />
Fisher’s exact test, test 2 .<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Liều lƣợng clozapine và vitamin E<br />
sử dụng điều trị LĐM ở BN TTPL.<br />
Bảng 1: Liều lượng clozapine đơn<br />
thuần sử dụng trong nhóm 2.<br />
Chỉ số thống kê<br />
<br />
Nhóm 2<br />
(n = 33)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
<br />
100 mg/ngày<br />
<br />
28<br />
<br />
84,85<br />
<br />
200 mg/ngày<br />
<br />
5<br />
<br />
15,15<br />
<br />
Liều lƣợng<br />
<br />
Liều trung bình<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Bảng 2: Liều lượng vitamin E kết hợp<br />
với liều cố định clozapine 100 mg/ngày<br />
điều trị LĐM ở BN TTPL.<br />
Nhóm 1<br />
(n = 30)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
800 UI/ngày<br />
<br />
23<br />
<br />
76,67<br />
<br />
p1-2 < 0,001<br />
<br />
1.200 UI/ngày<br />
<br />
1<br />
<br />
3,33<br />
<br />
p2-3 < 0,05<br />
<br />
6<br />
<br />
20,00<br />
<br />
p1-3 < 0,001<br />
<br />
Liều lƣợng<br />
<br />
1.600 UI/ngày<br />
Liều trung bình<br />
<br />
114<br />
<br />
2. Kết quả điều trị LĐM trên BN<br />
TTPL theo điểm số trung bình thang<br />
DISCUS.<br />
<br />
115,15 ± 36,41<br />
mg/ngày<br />
<br />
Liều lượng clozapine đơn thuần trong<br />
điều trị LĐM với liều 100 mg/ngày là<br />
84,85%, liều 200 mg/ngày là 15,15%.<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p <<br />
0,001) (2 = 32,06 và p = 0,000). Bassitt<br />
DP, Louza-Neto MR (2005) nghiên cứu<br />
đánh giá hiệu quả của clozapine trong 6<br />
tháng với liều trung bình 392,86 mg/ngày<br />
ở 7 BN TTPL có LĐM nghiêm trọng. Mức<br />
giảm điểm trung bình thang AIMS là 52%<br />
cho LĐM, thang ESRS: 50% cho loạn<br />
trương lực và thang PANSS: 27% cho<br />
các triệu chứng loạn thần [2].<br />
<br />
Chỉ số<br />
thống kê<br />
<br />
Liều lượng clozapine cố định 100<br />
mg/ngày kết hợp với liều vitamin E trung<br />
bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày (vitamin E<br />
800 UI/ngày: 76,67%; vitamin E 1.200<br />
UI/ngày: 20% và vitamin E 1.600 UI/ngày:<br />
3,33%). So sánh thấy khác biệt rõ rệt<br />
(p < 0,001) (Fisher’s exact = 0,000). Barak<br />
Y và CS (2004) nghiên cứu mù đôi 223<br />
BN TTPL có LĐM điều trị bằng vitamin E<br />
(400 - 1.600 IU/ngày) thấy 28,3% được<br />
cải thiện LĐM [1].<br />
<br />
973,33 ± 326,88<br />
UI/ngày<br />
<br />
Biểu đồ 1: Kết quả điều trị LĐM của<br />
2 nhóm BN theo điểm trung bình thang<br />
DISCUS.<br />
Điểm số thang DISCUS ở cả 2 nhóm<br />
đều giảm dần theo thời gian từ T0 đến T4.<br />
Khác biệt giữa 2 nhóm ở những thời điểm<br />
khác nhau đều có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,001) (F = 24,61 - 92,88 và<br />
p = 0,0000). So sánh 2 nhóm đối tượng<br />
tại từng thời điểm T0, T1, T2, T3 và T4 theo<br />
điểm số thang DISCUS thấy có khác biệt<br />
rõ rệt với p < 0,001 (F = 113,15 và<br />
p = 0,0000).<br />
Strange P và CS (2001) nhận thấy BN<br />
LĐM có điểm số trung bình theo thang<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
DISCUS thuyên giảm là 4,1 3,5 điểm sau<br />
điều trị an thần kinh mới và vitamin E [6].<br />
<br />
điều trị LĐM trong 6 tháng thấy mức giảm<br />
điểm trung bình thang AIMS là 52% [2].<br />
<br />
3. Kết quả điều trị LĐM trên BN TTPL<br />
theo điểm số trung bình thang AIMS.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Biểu đồ 2: Kết quả điều trị LĐM của 2 nhóm<br />
BN theo điểm trung bình thang AIMS.<br />
Điểm số thang AIMS ở cả 2 nhóm đều<br />
giảm dần theo thời gian từ T0 đến T4.<br />
Khác biệt giữa 2 nhóm ở thời điểm khác<br />
nhau đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)<br />
(F = 13,96 - 164,75 và p = 0,0000). So<br />
sánh 2 nhóm đối tượng tại từng thời điểm<br />
T0, T1, T2, T3 và T4 theo điểm số thang<br />
DISCUS thấy có khác biệt rõ rệt với<br />
p < 0,001 (F = 156,61 và p = 0,0000).<br />
Kết quả của chúng tôi khá đa dạng với<br />
kết quả của các tác giả khác: Lenard A<br />
(1999) nghiên cứu mù đôi trên 158 BN<br />
LĐM: nhóm 1 gồm 73 BN điều trị kết hợp<br />
với vitamin E, nhóm 2 (nhóm chứng) 85 BN,<br />
đánh giá theo thang AIMS ở thời điểm T0<br />
của nhóm 1 là 10,08 ± 4,2 điểm, nhóm 2<br />
là 29,8 ± 3,2 điểm. Sau 36 tuần điều trị,<br />
điểm số theo thang AIMS ở nhóm 1 là<br />
9,5 4,6 điểm, nhóm 2 là 9,8 3,2 điểm [6].<br />
Bassitt DP, Louza-Neto MR (2005)<br />
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của clozapine<br />
<br />
Qua nghiên cứu 63 BN TTPL có LĐM<br />
do thuốc an thần kinh cổ điển được điều<br />
trị bằng clozapine và vitamin E, chúng tôi<br />
rút ra kết luận:<br />
- Nhóm 1: liều lượng clozapine cố định<br />
100 mg/ngày kết hợp với liều vitamin E<br />
trung bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày, trong<br />
đó vitamin E 800 UI/ngày (76,67%);<br />
vitamin E 1.200 UI/ngày (20%) và vitamin<br />
E 1.600 UI/ngày (3,33%).<br />
- Nhóm 2: liều lượng clozapine đơn<br />
thuần trung bình 115,15 ± 36,41 mg/ngày,<br />
trong đó 84,85% sử dụng liều clozapine<br />
100 mg/ngày và 15,15% sử dụng liều<br />
clozapine 200 mg/ngày.<br />
- Điểm số trung bình của thang<br />
DISCUS và thang AIMS đều thuyên giảm<br />
rõ rệt từ T0 đến T4 ở hai nhóm:<br />
+ Thang DISCUS: nhóm 1 tại thời<br />
điểm T0 là 21,57 điểm, T4 còn 11,13 điểm;<br />
nhóm 2 tại thời điểm T0 là 12,9 điểm, T4 là<br />
8,48 điểm.<br />
+ Thang AIMS: nhóm 1 tại thời điểm T0<br />
là 21,57 điểm, T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2<br />
tại thời điểm T0 là 12,9 điểm, T4 là 8,48 điểm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Barak Y, Swartz M, Shamir E et al.<br />
Vitamin E (alpha-tocopherol) in the treatment<br />
of tardive dyskinesia: a statistical metaanalysis. Ann Clin Psychiatry. 2004, Sep, 10<br />
(3), pp.101-105.<br />
<br />
115<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
2. Bassitt DP, Louza-Neto MR. Clozapine<br />
efficacy in tardive dyskinesia in schizophrenic<br />
patients..Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci. 2005,<br />
248 (4), pp.209-211.<br />
<br />
Neurology. Movement and Neurodegenerative<br />
Diseases. 2008, selection 1-12.<br />
5. Lenard AA, Rotrosen J. Vitamin E<br />
<br />
3. Egan MF, Apud J, Wyatt RJ. Treatment<br />
<br />
treatment for tardive diskinsesia. Arch Gen<br />
Pyschiatry. 1999, Vol 56, pp.836-841.<br />
<br />
of tardive dyskinesia. Schizophr Bull. 1998, 23<br />
<br />
6. Strange P. Antipsychotic drugs: Importance<br />
<br />
(4), pp.583-609.<br />
<br />
of dopamine receptors for mechanisms of<br />
<br />
4. James Robert Brasic, Brian Bronson.<br />
Tardive dyskinesia. Medicine Specialties.<br />
<br />
therapeutic actions and side effects.<br />
Pharmacological Review. 2001, 53, pp.119-134.<br />
<br />
116<br />
<br />