ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA<br />
BƯỚU GIÁP THÒNG TRUNG THẤT<br />
Trần Minh Bảo Luân*, Nguyễn Hoài Nam**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỷ lệ nhỏ (3 – 20%) trong các trường hợp bướu giáp. Đa<br />
phần bướu giáp thòng trung thất cắt được dễ dàng qua đường cổ. Tuy nhiên, một số trường hợp bướu dính<br />
chặt và thòng xuống trung thất sau đòi hỏi phải mở ngực kết hợp hoặc chẽ xương ức. Phẫu thuật bướu giáp<br />
thòng trung thất vẫn còn nhiều khó khăn và tai biến, biến chứng so với phẫu thuật cắt bỏ bướu tuyến giáp<br />
thông thường.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bướu giáp thòng trung thất.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả<br />
Kết quả nghiên cứu: 16 trường hợp bướu giáp thòng trung thất được phẫu thuật, tuổi trung bình 65,5 ±<br />
7,6 (42 – 78), nam/ nữ: 7/ 9; không triệu chứng lâm sàng 5 trường hợp (31,25%), 90% triệu chứng kéo dài trên<br />
10 năm; 3 trường hợp (18,75%) chèn ép khí quản gây khó thở theo tư thế. Kích thước bướu 8,15 ± 2,6 cm (6 –<br />
11); bướu thòng trung thất trước 14 trường hợp, trung thất sau 2 trường hợp; chỉ có 1 trường hợp (6,25%) phải<br />
mở xương ức. Thời gian phẫu thuật: 75 ± 18 phút (60 – 135). Tai biến và biến chứng: 1 trường hợp suy cận giáp<br />
thoáng qua và 1 trường hợp khàn tiếng thoáng qua; 1 trường hợp phải mở khí quản sau mổ. Giải phẫu bệnh: 15<br />
trường hợp phình giáp, 1 trường hợp carcinoma dạng nhú. Thời gian nằm viện 2,5 ± 0,5 ngày (2 – 7). Kết quả<br />
tốt: 13 trường hợp (81,25%), trung bình 3 trường hợp (18,75%).<br />
Kết luận: Đa phần buớu giáp thòng trung thất thì đường mổ ngang cổ là đủ để bóc tách và cắt được bướu<br />
dễ dàng. Phẫu thuật sớm ở những bệnh nhân với bướu kích thước nhỏ, chưa có triệu chứng lâm sàng, cho kết quả<br />
tốt hơn, ít tai biến và biến chứng hơn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF SURGICAL MANAGEMENT OF SUBSTERNAL GOITER<br />
Tran Minh Bao Luan, Nguyen Hoai Nam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 95 - 98<br />
Objectives: comment on the results of surgical management of substernal goiter at University Medical<br />
Hospital from 2004 – 2007.<br />
Method of reseach: Retrospective description.<br />
Results: 16 patients with substernal goiter have been managed with surgery from 2004 – 2007. Mean age<br />
65.5 ± 7,6 (42 – 78); 9 male, 7 female; asymtoms: 5 case (31,25%), 90% patients have symtoms for 10 years; 3<br />
case have symtoms of airway compression. Mean size of tumors 8,15 ± 2,6 cm (6 – 11); posterior mediastinal<br />
substernal goiter 2 case; only 1 case (6.25%) required splitting sternal approach because of malignant lesion.<br />
Mean duration of surgery: 75 ± 18 phút (60 – 135). 1 case transient hypoparathyroidism, 1 case transient<br />
recurrent laryngeal nerve injury, 1 case required to open tracheal postoperation. Anapathology: 1 case papillary<br />
carcinoma. Mean postoperative hospital stay: 2,5 ± 0,5 (2 – 7). Good results: 13 case (81.25%), moderately good<br />
results: 3 case (18.75%).<br />
<br />
* Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM ** Phân môn Ngoại LN – TM, Đại Học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Conclusion: Most patients with substernal goiters underwent thyroid resection via a cervical approach.<br />
Patients with small tumor, asymtom should be early resection, which proved good results and lesser<br />
complications.<br />
N4, các trường hợp bướu tuyến giáp lạc chỗ<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trong trung thất.<br />
Bướu giáp thòng trong ngực được mô tả đầu<br />
Đánh giá kết quả<br />
tiên bởi Haller(4), năm 1749, là dạng bướu phát<br />
triển ở bất cứ phần nào của tuyến giáp và chiếm<br />
Bệnh nhân được ghi nhận về tuổi, giới, triệu<br />
từ 3 – 20% các trường hợp bướu giáp. 98% là từ<br />
chứng lâm sàng, T3, T4, TSH, và CT scan cổ<br />
cổ thòng xuống trung thất, 75-95% các BGT<br />
ngực có cản quang. Đường mổ ngang cổ kinh<br />
(2,3,5,6)<br />
chiếm vị trí trung thất trước<br />
. Một phần nhỏ<br />
điển, chẻ xương ức hay mở ngực kết hợp. Các<br />
còn lại chui xuống trung thất sau: nằm sau “khí<br />
biến chứng và thời gian nằm viện sau mổ. Tất cả<br />
bệnh nhân đều được theo dõi qua tái khám mỗi<br />
quản, bao cảnh và dây TK quặc ngược”.<br />
tháng trong 3 tháng đầu và thăm hỏi qua điện<br />
Khi bướu to dần, sẽ đè ép các cơ quan quan<br />
thoại sau đó.<br />
trọng trong lồng ngực gây nên hội chứng chèn<br />
ép. Có đến 10-20% các trường hợp bướu giáp<br />
chìm sau xương ức nhưng không có triệu chứng.<br />
Thông thường chỉ cần mở cổ kinh điển là có thể<br />
cắt bướu dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi cần phải<br />
chẻ xương ức hoặc mở ngực tuỳ thuộc vào kích<br />
thước, vị trí và mức độ bướu thòng sâu vào<br />
trong lồng ngực, nhất là khi thòng xuống trung<br />
thất sau. Các biến chứng nặng trong và sau phẫu<br />
thuật thường xảy ra chủ yếu các trường hợp có<br />
biểu hiện lâm sàng.<br />
Tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ 2004 – 2007<br />
chúng tôi đã phẫu thuật được 16 trường hợp<br />
bướu giáp thòng trung thất. Qua đo, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị<br />
ngoại khoa bướu giáp thòng trung thất.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các trường hợp bướu giáp thòng trung<br />
thất hơn 50% thể tích bướu chìm sau xương ức<br />
hoặc cực dưới của bướu đến ngang đốt sống N4<br />
được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
từ năm 2004 – 2007.<br />
Đối tượng loại trừ<br />
Các trường hợp bướu thòng trung thất<br />
dưới 50% hoặc cực dưới chưa đến ngang mức<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
Kết quả tốt: không tai biến, biến chứng.<br />
Kết quả trung bình: tai biến, biến chứng nhẹ<br />
như suy cận giáp, khàn tiếng thoáng qua, tụ<br />
dịch, nhiễm trùng vết mổ.<br />
Kết quả xấu: tai biến và biến chứng nặng:<br />
chảy máu phải mổ lại, khàn tiếng, suy giáp, suy<br />
cận giáp, liệt dây thanh 2 bên phải mở khí<br />
quản…<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi<br />
65,5 ± 7,6 (42 – 78)<br />
<br />
Giới<br />
Nam/ nữ = 7 / 9<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Không triệu chứng<br />
<br />
5 (31,25%)<br />
<br />
Sờ thấy bướu vùng cổ<br />
<br />
8 (50%)<br />
<br />
Chèn ép khí quản gây khó thở<br />
<br />
3 (18,75%)<br />
<br />
Nuốt vướng<br />
<br />
5 (31,25%)<br />
<br />
Thời gian phát hiện bướu 90% hơn 10 năm.<br />
<br />
Xạ hình tuyến giáp<br />
2 trường hợp (CT scan chưa phân biệt được<br />
bướu giáp thòng hay u trung thất).<br />
<br />
CT scan cổ – ngực<br />
Kích thước bướu<br />
<br />
8,15 ± 2,6 cm (6 – 11)<br />
<br />
Kích thước phần thòng xuống trung thất 4,5<br />
± 1,3cm<br />
<br />
Vị trí bướu thòng trung thất<br />
Trung thất trước<br />
<br />
14<br />
<br />
Trung thất sau<br />
<br />
2<br />
<br />
Đẩy lệch khí quản<br />
<br />
5<br />
<br />
Chèn ép gây hẹp khí quản 3<br />
<br />
FNA<br />
Phình giáp<br />
<br />
15<br />
<br />
Carcinoma<br />
<br />
1<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
Đường ngang cổ kinh điển<br />
Mở xương ức<br />
<br />
15<br />
<br />
1 (6,25%)<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
phút<br />
<br />
75 ± 18 phút; 60 – 135<br />
<br />
Lượng máu mất trong mổ ≤ 50ml: 100%<br />
<br />
Tai biến và biến chứng<br />
Chảy máu trong và sau mổ<br />
<br />
0<br />
<br />
Suy cận giáp thoáng qua 1 (tự hồi phục sau<br />
1 tháng)<br />
Khàn tiếng thoáng qua<br />
1 tháng)<br />
Suy giáp sau mổ<br />
<br />
1 (tự hồi phục sau<br />
0<br />
<br />
Liệt thần kinh quặt ngược 0<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
<br />
0<br />
<br />
Viêm phổi hậu phẫu<br />
<br />
0<br />
<br />
Mở khí quản<br />
<br />
1<br />
<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Phình giáp<br />
Carcinoma dạng nhú<br />
<br />
15<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình sau mổ<br />
2,5 ± 0,5 ngày<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Tốt<br />
<br />
13 (81,25%)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
3 (18,75)<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
bình 65 ± 7,6 và thời gian phát hiện bướu 90%<br />
trên 10 năm, kích thước bướu trung bình 8,15 ±<br />
2,6 cm; 87,5% bướu giáp thòng xuống trung<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
thất trước. Điều này cho thấy rằng bướu giáp<br />
thòng xuống trung thất đa số có bệnh sử diển<br />
tiến đã lâu và bướu phát triển lớn dần trở nên<br />
to và nặng hơn, thêm vào đó tuổi bệnh nhân<br />
càng cao thì cơ vùng cổ mất trương lực dần<br />
nên bướu giáp chìm từ từ xuống sau xương<br />
ức. Vì vậy, đa phần với đường mổ ngang cổ là<br />
đủ để kéo cực dưới của bướu giáp lên khỏi<br />
xương ức. Tuy nhiên, chúng tôi có 1 trường<br />
hợp (6,25%) phải mở xương ức vì bướu dính<br />
chặt không thể bóc tách qua đường cổ được,<br />
hơn nữa FNA trước mổ là ung thư tuyến giáp<br />
cần phải nạo hạch trung thất nên mở xương ức<br />
ở trường hợp này là cần thiết. So với các tác<br />
giả khác thì tỷ lệ này là 2 – 11,7%(7,8)<br />
Ngoài ra, đa số các tác giả đều cho rằng(6,7,8):<br />
lựa chọn đường mổ chủ yếu dựa vào CT scan cổ<br />
ngực có cản quang. CT scan giúp chúng ta đánh<br />
giá mức độ chìm sâu của bướu và phân biệt<br />
bướu giáp chìm sau xương ức hay bướu tuyến<br />
giáp lạc chỗ trong lồng ngực được nuôi dưỡng<br />
bởi những nhánh mạch máu trong trung thất<br />
thay vì động mạch giáp dưới như bướu giáp<br />
thòng trung thất. Đối với những trường hợp<br />
bướu giáp trong lồng ngực thì chẻ xương ức hay<br />
mở ngực được lựa chọn. CT scan còn giúp đánh<br />
giá mức độ xâm lấn, chèn ép hay đẩy lệch khí<br />
quản, giúp bác sĩ gây mê tiên lượng mức độ khó<br />
khi đặt nội khí quản cũng như giúp phẫu thuật<br />
viên tiên lượng khả năng mở khí quản sau mổ.<br />
Về tai biến và biến chứng, chúng tôi có 1<br />
trường hợp suy cận giáp thoáng qua, 1 trường<br />
hợp khàn tiếng tự hồi phục sau 1 tháng và 1<br />
trường hợp phải mở khí quản sau mổ; cả 3<br />
trường hợp này đều có triệu chứng khó thở do<br />
chèn ép gây hẹp khí quản trước mổ. Nghiên<br />
cứu của tác giả Joan J. Sancho(7): 35 trường hợp<br />
bướu giáp có kích thước lớn & thòng sâu trong<br />
trung thất, đến chỗ chia đôi khí phế quản gây<br />
chèn ép xung quanh; sau phẫu thuật có 13<br />
trường hợp suy cận giáp thoáng qua, 4 trường<br />
hợp khàn tiếng thoáng qua và 1 trường hợp<br />
liệt dây thanh. Qua đó, chúng tôi nhận thấy tai<br />
biến, biến chứng chủ yếu xảy ra trên những<br />
<br />
3<br />
<br />
trường hợp có bướu kích thước lớn gây chèn<br />
ép xung quanh. Vì vậy, chúng ta nên phẫu<br />
thuật sớm khi chưa biểu hiện lâm sàng. Điều<br />
này cũng được nhiều tác giả ủng hộ(1,7,8).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, FNA trước mổ và<br />
giải phẫu bệnh sau mổ đều phù hợp với nhau:<br />
15 trường hợp phình giáp; 1 trường hợp<br />
carcinoma (6,25%). Điều này, một lần nũa khẳng<br />
định vai trò của FNA trước mổ giúp chúng ta<br />
định hướng chọn phương pháp phẫu thuật và<br />
đường mổ phù hợp mà không cần phải tiến<br />
hành sinh thiết lạnh. So với các tác giả khác thì tỷ<br />
lệ ung thư tuyến giáp (3 – 12%)(1,7,8) của chúng tôi<br />
tương đương (6,25%).<br />
Về kết quả phẫu thuật, nghiên cứu của<br />
chúng tôi kết quả tốt 81,25%; trung bình 18,75%,<br />
không có trường hợp nào tữ vong. Theo dõi cho<br />
đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào<br />
tái phát phải mổ lại. Tác giả TL Chow (1) thực<br />
hiện phẫu thuật 24 trường hợp bướu giáp thòng<br />
trung thất cho kết quả tốt 75%, trung bình 16,7%<br />
và xấu 8,3%. Nhìn chung, kết quả phẫu thuật<br />
của chúng tôi tương đương với các tác giả khác.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bướu giáp thòng trung thất đa phần gặp ở<br />
bệnh nhân lớn tuổi, 90% phát hiện bướu hơn 10<br />
năm nhưng không điều trị nên bướu to và chìm<br />
dần xuống trung thất, chủ yếu trung thất trước.<br />
Đối với những trường hợp này thì đường mổ<br />
ngang cổ là đủ để bóc tách và cắt được bướu dễ<br />
dàng. Phẫu thuật sớm ở những bệnh nhân có<br />
bướu kích thước nhỏ, chưa có triệu chứng lâm<br />
sàng, cho kết quả tốt hơn, ít tai biến và biến<br />
chứng hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chow TL et al: “Surgical management of substernal goitre:<br />
local experience”. Hong Kong Med J 2005;11:360-5.<br />
Duane DR., Newland OH. and Sabiston D.C., (1995):<br />
“Endocrine Tumors-The Mediastinum”. Surg. of the chest,<br />
Sabiston-Spencer, 6 Ed. W.B. Saunder Co. Philadelphia: 603.<br />
Hanks JB. (2001): “Substernal Goiter-Thyroid”. T. of surg.16<br />
Ed., Bauchamp Evers Mattox, W.B. Saunder Co., Philadelphia:<br />
613.<br />
Houck WV., Kaplan A J., Reed C.E. David J. (2004):<br />
“Intrathoracic Aberrant thyroid: Identification Critical for<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Appropriate operative Approach”. J. American Surgeon. Vol<br />
64: 360-363.<br />
Leight GS. (1997): “Substernal Goiter-Nodular Goiter and<br />
Benign and Malignant Neoplasm of The Thyroid”. T.of Surg.<br />
15 Ed. David C. Sabiston, W.B. Saunders Co. Philadelphia:<br />
626-637.<br />
Nguyễn Công Minh (2004): “Bướu giáp chìm trong lồng<br />
ngực-Lâm sàng và phương thức phẫu thuật”. Y học TP Hồ Chí<br />
Minh. Tập 8. Phụ bản số 1: 55-61.<br />
Sancho JJ et al: “Increased Mortality and Morbidity<br />
Associated With Thyroidectomy for Intrathoracic Goiters<br />
Reaching the Carina Tracheae”. Arch Surg. 2006;141:82-85.<br />
Shen WT: “Predictors of Airway Complications After<br />
Thyroidectomy for Substernal Goiter”. Arch Surg.<br />
2004;138:656-660.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />